Chuẩn mực kế toán

  • Thread starter Bathanh
  • Ngày gửi
B

Bathanh

Guest
11/1/05
316
4
0
Hà nội - VN
Các bác làm ơn cho biết về các chuẩn mực kế toán mới được ban hành trong thời gian qua. Và việc vận dụng chúng vào Công tác hạch toán kế tóan ra sao với ạ.
( em là lính mới, xin được các bác chỉ giáo)
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
C

CNN

Cao cấp
14/3/03
506
2
0
ĐH KTQD
Chuẩn mực kế toán hình như vẫn dừng ở 3 đợt.
Còn việc vận dụng như thế nào thì có lẽ câu hỏi này của bạn quá rộng rồi.
 
B

Bathanh

Guest
11/1/05
316
4
0
Hà nội - VN
tranvanhung nói:
Bạn phải nói chi tiết bạn muốn hỏi về vấn đề gì chứ, vì sẽ chẳng có ai nói cho bạn về 16 chuẩn mực đâu khi họ không biết bạn cần gì.

Khi chúng ta học về KT, các thầy dạy: KT là một môn khoa học
nhưng khi tác nghiệp. Chúng ta thấy ko hẳn như vậy
KT còn là một môn nghệ thuật nữa.

Tính nghệ thuật thể hiện ở chính trong các chuẩn mực kế toán này.
Nếu CHUẨN MỰC thực sự chuẩn mực, thì KT đâu còn tính nghệ thuật.
Các bạn có thể phản biện chứng tỏ tính nghệ thuật ở trong các chuẩn mực kế toán hay không vậy?

Mong các cao nhân chỉ giáo.
 
tranvanhung

tranvanhung

Gãi ngứa
20/2/04
2,976
10
38
21
Biên Hoà - Đồng Nai
Các chuẩn mực chỉ mang tính định hướng, hướng dẫn chung thôi chứ không thể bao quát được tất cả các vấn đề. Cùng 1 vấn đề nhưng qua tay 3 người thì có thể sẽ có 3 cách giải quyết khác nhau (Ở đây là giải quyết đúng luật đàng hoàng) và đều đúng cả. Tuy vậy 3 cách này sẽ mang lại 3 vấn đề khác nhau chứ không phải là như nhau. Vậy thì ai là người giải quyết hiệu quả hơn đó chính là người có nghệ thuật nhất trong lĩnh vực kế toán đúng không ? Các bác khác thấy sao nhỉ ?
 
B

Bathanh

Guest
11/1/05
316
4
0
Hà nội - VN
tranvanhung nói:
Các chuẩn mực chỉ mang tính định hướng, hướng dẫn chung thôi chứ không thể bao quát được tất cả các vấn đề. Cùng 1 vấn đề nhưng qua tay 3 người thì có thể sẽ có 3 cách giải quyết khác nhau (Ở đây là giải quyết đúng luật đàng hoàng) và đều đúng cả. Tuy vậy 3 cách này sẽ mang lại 3 vấn đề khác nhau chứ không phải là như nhau. Vậy thì ai là người giải quyết hiệu quả hơn đó chính là người có nghệ thuật nhất trong lĩnh vực kế toán đúng không ? Các bác khác thấy sao nhỉ ?

Chẳng lẽ chuẩn mực lại là cái mang tính định hướng, hướng dẫn chung chung thôi sao?
Thế có thể gọi là CHUẨN MỰC được sao?
Chẳng lẽ việc tôi hiểu: CHUẨN MỰC là cái việc như thế bắt phải làm thế sao?

Ngôn ngữ, ôi ngôn ngữ.
Mong các đại gia chỉ giáo dùm.
 
HaiTam

HaiTam

Nguyễn Hải Tâm
Thành viên BQT
7/11/02
2,177
594
113
TP.HCM
www.webketoan.vn
Mình không là đại gia nhưng mình nghĩ thế này:
Chuẩn mực là cái thước đo chung, là những quy định cơ bản nhất. Chế độ kế toán, nguyên tắc hạch toán kế toán, nguyên tắc đánh giá tài sản, ... của kế toán tài chính đều phải tuân thủ chuẩn mực. Tài liệu kế toán tài chính (VD báo cáo tài chính) phải đáp ứng nhu cầu này thì mới có giá trị phổ biến và mới có cơ sở so sánh được.
 
B

Bathanh

Guest
11/1/05
316
4
0
Hà nội - VN
VNgeek nói:
Mình không là đại gia nhưng mình nghĩ thế này:
Chuẩn mực là cái thước đo chung, là những quy định cơ bản nhất. Chế độ kế toán, nguyên tắc hạch toán kế toán, nguyên tắc đánh giá tài sản, ... của kế toán tài chính đều phải tuân thủ chuẩn mực. Tài liệu kế toán tài chính (VD báo cáo tài chính) phải đáp ứng nhu cầu này thì mới có giá trị phổ biến và mới có cơ sở so sánh được.

Cám ơn ý kiến của VNgeek!
Chính vì chuẩn mực là cái thước đo chung. mà thước đo thì có cái dài cái ngắn, cái thẳng cái cong.
Vậy nên, mới nhờ các tiền bối chỉ ra - về nguyên lý và logic - những điểm không thỏa đáng trong các chuẩn mực kế toán của chúng ta.

Chính vì kế toán còn là một nghệ thuật, nên chúng ta phải phấn đấu trở thành nghệ nhân.
Muốn vậy, đâu chỉ có thể học thuộc lòng những vấn đề kỹ thuật được, mà còn phải chỉ ra được những điểm chưa thực sự thỏa đáng ( nhưng vẫn phải tuân thủ) và những điểm chưa thỏa đáng ( có thể vận dụng).
VD: trong luật giao thông, đến ngã tư gặp đèn đỏ ta phải dừng lại. trong khi đèn đỏ nhằm phân luông giao thông, ko cho các luồng giao thông cắt nhau gây tắc nghẽn. Nếu vận dụng: chúng ta có thể rẽ phải mà ko gây tắc ngẽn giao thông, vì ko vi phạm nguyên tắc phân luồng. khổ nỗi có chỗ cho rẽ phải có chỗ không cho. Có khu vực có biển phụ: đèn đỏ được rẽ phải, có khu vực không có. Có tỉnh coi đó là đương nhiên, và có tỉnh coi đó là phạm luật.

Trong kế toán cũng vậy
Mong được thỉnh giáo.
Đa tạ.
 
K

ketoangiachat

Lão già ham vui
8/10/04
246
3
0
Nơi bình yên Chim hót
Kính gởi: Bathanh
Lão gia nghĩ bạn đã nói đúng, nhưng chưa phù hợp lắm trong điều kiện hiện nay của chúng ta. Vì một số lý do sau:
Nói về kế toán: Người ta nói kế toán là một môn khoa học, một môn kỹ thuật và cũng là một môn nghệ thuật nữa. Tóm lại kế toán là sự kết hợp tinh túy của những kỹ năng và được đúc kết từ khi con người có sự tích lũy và trao đổi cho đến nay.
Tuy nhiên, để Kế toán không thể bay bướm quá, cứng nhắc quá dẫn đến phản ánh sai hay phản ánh không đầy đủ hoạt động kinh tế, người ta mới phải quy định một hành lang cho kế toán: Có thể gọi hành lang đó là chuẩn mực.
Nói về chuẩn mực: nôm na là những quy định chung về hoạt động của kế toán. Ở đây ta nói về IAS được rất nhiều nước chấp thuận vì coi đó là hành lang pháp lý của kế toán trong quốc gia mình.
Chuẩn mực kế toán Việt nam (VAS): Do áp lực về hội nhập và toàn cầu hoá quan hệ kinh tế, Việt Nam cần thiết phải xây dựng một chuẩn mực kế toán cho mình nhưng phấn đấu soa cho phù hợp với những thông lệ quốc tế, và việc kế thừa IAS là con đường ngắn nhất.
Tuy nhiên, Kế toán cũng mang tính lịch sử và chịu ảnh hưởng của quan điểm chính trị-văn hoá - tôn giáo của mỗi dân tộc nên việc vận dụng IAS vào VAS cũng phải có nhiều thay đổi cho phù hợp. Tuy nhiên vẫn tuân thủ những quy định chung nhất của IAS.

Vì Kế toán có mang tính lịch sử, nên sự vận dụng tại mỗi thời điểm cũng có phần khác nhau cho phù hợp với tình hình tại thời điểm đó.
Do vậy đúng như VNGeek nói: "Chuẩn mực là cái thước đo chung, là những quy định cơ bản nhất. Chế độ kế toán, nguyên tắc hạch toán kế toán, nguyên tắc đánh giá tài sản, ... của kế toán tài chính đều phải tuân thủ chuẩn mực. Tài liệu kế toán tài chính (VD báo cáo tài chính) phải đáp ứng nhu cầu này thì mới có giá trị phổ biến và mới có cơ sở so sánh được"
Còn việc quy định những vấn đề cụ thể hơn thì đã có những văn bản hướng dẫn chuẩn mực kèm theo chứ bản thân chuẩn mực thì không cần thiết phải làm chuyện đó. Ví dụ: Chuẩn mực chung có nói đến phương pháp giá gốc, nhưng còn việc cụ thể tính toán cái giá gốc đó như thế nào, khi nào được tính khi nào không thì các văn bản tiếp theo sẽ đề cập tới. Còn nếu trong một chuẩn mực nào đó mà có vấn đề hướng dẫn quá chi tiết thì cũng là do hoàn cảnh lịch sử mà thôi.

Với tư cách là người làm Kế toán, Lão gia không đồng ý với quan điểm là chuẩn mực là cái thước đo chung. mà thước đo thì có cái dài cái ngắn, cái thẳng cái cong của bạn, vì trong cùng một thời điểm, các chuẩn mực đều phải được tuân thủ tuyệt đối và phải áp dụng thống nhất, nếu sau một giao đoạn nào đó thì có thể có sự so le, không đồng bộ (vì kế toán mang tính lịch sử mà) thì phải có sự điều chỉnh thích hợp (IFAC cũng liên tục nâng cấp chuẩn mực mà). Lão gia không đồng ý vì lúc nào cũng vì lý do có cái dài cái ngắn, cái thẳng cái cong mà có ý niệm không tuân thủ.
Còn chuyện đâu chỉ có thể học thuộc lòng những vấn đề kỹ thuật được, mà còn phải chỉ ra được những điểm chưa thực sự thỏa đáng ( nhưng vẫn phải tuân thủ) và những điểm chưa thỏa đáng ( có thể vận dụng) thì cũng cần bàn thêm, vì Kế toán chúng ta cũng có hai dạng riêng biệt. Ví dụ những người thực hiện trực tiếp thì tuân thủ là nguyên tắc đầu tiên dù biết rằng nó có điều chưa hợp lý như Chị MINA, anh Tranvanhung, cothant... và người chuyên nghiên cứu đề xuất cải tiến những vướng mắc bất cập như ketoan@, quickquickslow.... Bảo chi @ hướng dẫn chi tiết là thuế đầu kỳ nhập cột nào, kê khai thuế ra sao thị chắc là @ tiêu ngay, hoặc bảo MINA đánh giá xem chuẩn mực VAS 15 "Hợp đồng xây dựng" có phù hợp với thực tế Việt nam hay không thì MINA chết chắc. Do đó đây chỉ nên xem là một gợi ý thôi chứ không nên cổ xuý thành một phong trào.

Mặt khác, cũng do điều kiện lịch sử nên một số tồn tại trong các chuẩn mực không phải dễ thay đổi, vì có khi nó phù hợp với giai đoạn này nhưng không phù hợp với giai đoạn kia. Ví dụ Lão gia cũng từng đề xuất Vốn hoá phần chênh lệch tỷ giá trong ĐTXDCB của chuẩn mực "TSCĐ" hay là đưa thêm nội dung Chi phí hoa hồng vào mục chi phí; không đưa mục thu bán thanh lý tài sản phế liệu vào mục doanh thu của Chuẩn mực Hợp đồng xây dựng nhưng có được chấp nhận đâu vì không phù hợp trong giai đoạn hiện nay.

Tóm lại, là kế toán ta phải tuyệt đối chấp hành. Việc nghiên cứu phát hiện ra bất hợp lý thì cứ tiếp tục đề xuất. Đây là hai công việc hoàn toàn khác nhau.
Mặc khác, việc tranh luận trên diễn đàn là cần thiết nhưng đừng dẫn đến tình trạng gay gắt quá, dễ dẫn đến bút chiến để MOD cắt mất bài thì uổng phí công tranh luận.
Một số dòng Lão gia viết vội, nếu có chỗ nào sai thì mọi người sửa giùm vì Lão gia có tuổi rồi, mắt kém lắm, nhiều chỗ hay nhầm lẫn.
Chào thân ái và quyết thắng
 
L

longnv

Guest
31/10/03
9
0
0
Xin trao đổi với Bạn BaThanh hỏi việc áp dụng chuẩn mực kế toán đã ban hành như thế nào ?
- Trước khi có chuẩn mực kế toán, công tác kế toán áp dụng theo chế độ kế toán đã ban hành. VD : QĐ167/2000/QĐ-BTC ngày 25-10-2000.
- Khi có chuẩn mực kế toán (hiện tại đợt 3). Bộ TC có thông tư hướng dẫn thực hiện chuẩn mực.
4 CMKT đợt 1 : Thông tư 89/2002/TT-BTC ngày 09-10-2002.
6 CMKT đợt 2 : Thông tư 105/2003/TT-BTC ngày 04-11-2003
6 CMKT đợt 3 : chưa có thông tư hướng dẫn.
Nghe nói có khoảng 38 chuẩn mực. Như vậy CMKT sẽ thay thế dần các chế độ kế toán đã ban hành. Trong giai đoạn hiện nay, những nội dung nào đã nêu trong chuẩn mực và có thông tư hướng dẫn thì chúng ta bắt buộc phải áp dụng. Những vấn đề khác chúng ta áp dụng theo chế độ kế toán đã ban hành còn hiệu lực.
 
B

Bathanh

Guest
11/1/05
316
4
0
Hà nội - VN
longnv nói:
Xin trao đổi với Bạn BaThanh hỏi việc áp dụng chuẩn mực kế toán đã ban hành như thế nào ?
- Trước khi có chuẩn mực kế toán, công tác kế toán áp dụng theo chế độ kế toán đã ban hành. VD : QĐ167/2000/QĐ-BTC ngày 25-10-2000.
- Khi có chuẩn mực kế toán (hiện tại đợt 3). Bộ TC có thông tư hướng dẫn thực hiện chuẩn mực.
4 CMKT đợt 1 : Thông tư 89/2002/TT-BTC ngày 09-10-2002.
6 CMKT đợt 2 : Thông tư 105/2003/TT-BTC ngày 04-11-2003
6 CMKT đợt 3 : chưa có thông tư hướng dẫn.
Nghe nói có khoảng 38 chuẩn mực. Như vậy CMKT sẽ thay thế dần các chế độ kế toán đã ban hành. Trong giai đoạn hiện nay, những nội dung nào đã nêu trong chuẩn mực và có thông tư hướng dẫn thì chúng ta bắt buộc phải áp dụng. Những vấn đề khác chúng ta áp dụng theo chế độ kế toán đã ban hành còn hiệu lực.

Thanks LONGNV đã hệ thống hóa các chuẩn mực đã được ban hành và được hướng dẫn bởi hệ thống văn bản pháp quy.

Trong mớ hệ thống chuẩn mực này, điều gì hiển nhiên, mà chúng ta thấy hợp lý và đơn giản, sẽ ko thảo luận.
Nhưng theo bạn, và theo mọi người, có những chuẩn mực nào mà chúng ta thấy có những điểm chưa thỏa đáng, hoặc có vấn đề khúc mắc ( cả về lý luận hoặc thực tiễn) thì mong được các bạn đưa ra quan điểm và hướng phân tích.
Rất mong nhận được nhiều thảo luận.
 
L

longnv

Guest
31/10/03
9
0
0
Vấn đề Bạn BaThanh nêu, tôi thấy rất hay.
Hiện nay, tôi gặp 2 vấn đề :
1- Trình tự ban hành các chuẩn mực kế toán không ổn : Chuẩn mực 24 "LCTT" ra sớm hơn các chuẩn mực khác rất nhiều, Các doanh nghiệp bắt buộc lập báo cáo LCTT, trong khi các nhiều chỉ tiêu của báo cáo nằm ở các chuẩn mực kế toán ban hành sau.
2- Các báo cáo tài chính thay đổi do chuẩn mực kế toán. Hướng dẫn lập báo cáo của Bộ TC :Căn cứ vào sổ kế toán chi tiết, chi tiết cho các khoản .....
Bộ TC không đưa ra mẫu cụ thể, như vậy rất khó cho doanh nghiệp áp dụng.
 
H

hathu

Trung cấp
30/9/04
74
1
0
43
Ha Noi
Đúng là vấn đề Bathanh đưa ra rất hay. Nhưng nếu có một ví dụ cụ thể và đưa ra các cách xử lý khác nhau, hoặc không biết làm thế nào cho đúng với chuẩn mực thì còn hay hơn và thực tế hơn. Bác nào nhiều kinh nghiệm chỉ giáo cho em với vì chuẩn mực thì em đọc cả rồi nhưng chưa ngấm.
To longvn! Tớ thấy vấn đề của bạn cũng không có gì là vấn đề lắm:
1- Các chỉ tiêu trên BCLCTT bạn thấy có chỉ tiêu nào là khó khăn (cả trực tiếp và gián tiếp)? Tớ thường lập theo gián tiếp và thấy ko có gì lắm, còn trực tiếp thì tớ nghĩ là dễ hơn nhưng cũng dễ nhầm hơn (chỉ do mình chia tách nghiệp vụ không đúng)
2- Bộ báo cáo tài chính thì cứ làm theo 167 trừ BCLCTT thôi. Nhưng nói thật là so sánh BCLCTT cũ và mới tớ thấy cũng rứa.
 
Sửa lần cuối:
B

bsc

Guest
14/5/05
16
0
0
22
na
Bathanh nói:
Khi chúng ta học về KT, các thầy dạy: KT là một môn khoa học
Đây là một sai lầm nghiêm trọng trong accounting education của ta. Kế toán không phải là khoa học mà là nghệ thuật. Môn như vật lý, toán học, hóa học là khoa học. Kế toán không phải là khoa học, cả thế giới dạy như vậy chỉ có VN coi là khoa học chả nhẽ đến bây giờ vẫn chưa thay đổi sao? Để biết thì nên tìm hiểu thêm ở các sách Accounting theory (giành cho bậc cuối cùng của đào tạo về kế toán hoặc Ph.D) chứ không phải nguyên lý hay lý thuyết kế toán của các thầy nhà ta đâu nhé
 
M

MINA

Quảng cáo/Tài Trợ
Thành viên BQT
Quản lý cao cấp
12/11/03
4,030
410
83
46
Ninh Thuận
Nói tóm lại mọi người có đem chuẩn mực ra để bàn luận hay không? Mina nhớ rằng có lần Giachát bảo là anh sẽ đảm nhiệm phần việc này dùm cho WKT nhưng giờ này chưa thấy anh nói năng chi hết. Thông tư chuẩn mực dành cho đợt 3 đã có vậy mọi người đâu rồi.
 
K

ketoangiachat

Lão già ham vui
8/10/04
246
3
0
Nơi bình yên Chim hót
MINA nói:
Nói tóm lại mọi người có đem chuẩn mực ra để bàn luận hay không? Mina nhớ rằng có lần Giachát bảo là anh sẽ đảm nhiệm phần việc này dùm cho WKT nhưng giờ này chưa thấy anh nói năng chi hết. Thông tư chuẩn mực dành cho đợt 3 đã có vậy mọi người đâu rồi.
To mina: Lão gia vẫn ở đây mà, chỉ có điều đang bận quá
Lão gia sẽ xin giới thiệu với mọi người một bài viết nhỏ về vấn đề nhận thức và áp dụng chuẩn mực kế toán ở việt nam
mời các bạn chờ đón xem
 
M

Mac Tu Lam

Guest
Mình đã lên web www.mof.gov.vn để kiếm thông tư hướng dẫn 6 CM kế toán mới, nhưng ko kiếm được. Nhưng mình có thông tư dạng file trong tay đây. Có điều quan trọng là sao mình lại không được quyền gửi kèm file nhỉ???
 
N

Nguyenmisa

Guest
26/4/05
1
0
0
Saigon
Chào các bác. Công ty mình là Đầu tư Bất Động sản Vui lòng cho hỏi 6 chuẩn mực kế tóan mới thì có những mẫu báo cáo mới nào dành cho loại hình họat động trên ko. Về tài khoản thì nó có thêm 1 số tài khỏan liên quan đến đầu tư bất động sản như 217...
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA