Căn cứ để phân bổ giá trị công cụ dụng cụ?

  • Thread starter tiendien
  • Ngày gửi
Q

QuuK144

Guest
16/7/04
25
0
0
nói chung là tuỳ dn thôi, đâu fải cứ theo qui định nào cụ thể chứ!
ccdc như thế nào là lớn thì lại tuỳ vào dn đó và nguồn vốn của dn, nhiều khi ccdc là lớn đối với dn này nhưng là bt với dn khác
do đó theo em thì ta dừng lại việc pt ccdc thôi.
còn tk 515 và 635 hay 711 và 811 cũng tuỳ vào từng dn, có dn vẫn dùng đc thôi và đâu có thấy thuế họ nói gì đâu, cũng còn tuỳ vào cảm nhận của mỗi người.
còn tk 142 thì theo em là đúng rồi vì đây là khoản trích trong 1 năm thôi.
còn nếu trích trong thời gian dài > 1 năm thì là khoản trích trước rồi
nhân đây có bác nào giải thích rõ jùm em về tk 335 và tk 242 ko? (về bản chất và tính chất của tk nha)
cám ơn các bác
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
W

WhoamI

Cao cấp
QuuK144 nói:
còn tk 515 và 635 hay 711 và 811 cũng tuỳ vào từng dn, có dn vẫn dùng đc thôi và đâu có thấy thuế họ nói gì đâu, cũng còn tuỳ vào cảm nhận của mỗi người.
Hic, trời! không thể nói là tuỳ vào "cảm nhận" của mỗi người được! Có luật quy định đó bạn ơi- tham khảo lại các văn bản ban hành về Chế độ kế toán cho doanh nghiệp vừa và nhỏ! còn xử lý thế nào là tuỳ thuộc vào "sự linh hoạt" của mỗi người! Mình nghĩ là khác với cảm nhận đó bạn à!
 
F

ForestC

Guest
11/1/05
377
1
0
44
E'rywhere
Nguyen Hang nói:
Thế Maica đã làm như vậy và bọn thuế không nói gì à? Nếu đúng vậy thì mình xin tiếp thu.

Vâng, cách làm như của bạn Hằng mình cùng công nhận là hoàn toàn đúng luật, hì, mình cũng đã gặp trường hợp hạch toán như thế, cũng gặp đôi chút phiền phức với thuế, sau đó mình hạch toán giảm chi phí thì cái "đôi chút" ấy cũng không còn nữa, tóm lại là .. hihi, phải ra thực tế mới biết được là cần phải làm thế nào mới là chính xác. Thanks .
 
W

WhoamI

Cao cấp
Cho mình hỏi là có văn bản nào quy định được phép trích không quá 75 % trên tổng phát sinh nợ TK 242 vào chi phí trong kỳ mà không cần phải phân bổ theo tháng !?
Vì mình thấy kế toán năm trước cuả công ty mình (DN Xây dựng) có hạch toán toàn bộ Gtrị CCDC, các chi phí trả trước dài hạn vào TK 242 sau đó cuối năm làm một bút toán trích 60% (<75%) vào chi phí liên quan? Mà năm 2004 mình thì lại làm kiểu phân bổ theo tháng. Chị ấy nói là có văn bản quy định điều này? Nếu đúng, hoặc có văn bản nào quy định chỉ giúp mình vớí! Mình cảm ơn nhiều!
 
Sửa lần cuối:
V

Võ Tấn Hữu

Guest
Theo mình, thu nhập từ tiền lãi ngân hàng , hạch toán N112, C515 là đúng nhất (chắc chắn là không sai ).Không nên (có được hay không thì mình không biết) hạch toán N112, C642 (như thế này là củ chuối).

Còn chi phí trã lãi tiền vay (DN đi vay) thì hạch toán : C112, N635 nhé.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
R

Roadbrowser

Trung cấp
19/9/04
128
2
18
46
Far from Thanh Hóa City.
QuuK144 nói:
nhân đây có bác nào giải thích rõ jùm em về tk 335 và tk 242 ko? (về bản chất và tính chất của tk nha)
cám ơn các bác
Điểm khác biệt cơ bản nhất của TK335 và 242 đó là: TK335 (chi phí phải trả) dùng để phản ánh những khoản đã ghi vào chi phí nhưng thực tế chưa chi và được ghi vào bên Nguồn vốn của BCĐKT, TK242 (chi phí trả trước dài hạn) dùng để phản ánh những khoản đã thực chi nhưng chưa được tính vào chi phí và được ghi nhận bên Tài sản của BCĐKT.
VD cuối năm khi bạn phải đóng sổ mà một số khoản chi phí vẫn chưa nhận được hóa đơn từ nhà cung cấp, để đảm bảo nguyên tắc phù hợp thì bạn phải hạch toán Nợ TK CF và Có TK335. Khi bạn phải trả trước tiền thuê văn phòng trong nhiều năm thì bạn có thể hạch toán khoản chi phí trả trước này vào TK242: Nợ TK242 và Có TK111, 112...
 
H

HyperVN

<b>Phu hót rác</b>
17/3/03
1,833
16
0
47
Hải Phòng
www.webketoan.vn
WhoAmI có nhắc đến việc CCDC có thời gian sử dụng dưới 12 tháng nhưng mua vào những tháng cuối năm (có sử dụng thực tế) nhằm mục đích làm tăng chi phí, việc đó là bình thường và cơ quan thuế cũng sẽ chấp nhận vì hoạt động của doanh nghiệp là hoạt động liên tục, việc phân định năm tài chinh không ảnh hưởng nhiều tới vòng đời của CCDC và chu kỳ sản xuất kinh doanh, năm nay mua cuối năm thì các năm tiếp cũng có thể sẽ xảy ra như vậy, ở đây người ta chấp nhận tính tương đối.
 
W

WhoamI

Cao cấp
HyperVN nói:
WhoAmI có nhắc đến việc CCDC có thời gian sử dụng dưới 12 tháng nhưng mua vào những tháng cuối năm (có sử dụng thực tế) nhằm mục đích làm tăng chi phí, việc đó là bình thường và cơ quan thuế cũng sẽ chấp nhận vì hoạt động của doanh nghiệp là hoạt động liên tục, việc phân định năm tài chinh không ảnh hưởng nhiều tới vòng đời của CCDC và chu kỳ sản xuất kinh doanh, năm nay mua cuối năm thì các năm tiếp cũng có thể sẽ xảy ra như vậy, ở đây người ta chấp nhận tính tương đối.
Cảm ơn anh Hyper nhiều lắm vì đã quan tâm đến thắc mắc của em.
Nhưng theo em hiểu thêm là chỉ đối với DN V&N và trong điều kiện các DN V&N thường có hoạt động sản xuất, kinh doanh quy mô nhỏ, báo cáo tài chính lập theo năm. Vì thế xét tính trọng yếu như anh nói thì việc bỏ tài khoản 142 và được phép hạch toán vào Tk đầu 6 là hợp lý?
Cho mình hỏi là có văn bản nào quy định được phép trích không quá 75 % trên tổng phát sinh nợ TK 242 vào chi phí trong kỳ mà không cần phải phân bổ theo tháng !?
?!
Vậy với cở sở như vậy kế toán có được phép làm như trên ko?
Rất mong nhận được sự quan tâm của các bạn cho thắc mắc của mình! Thanks!
 
Sửa lần cuối:
L

lannhu

It's me!
14/10/04
1,372
2
0
42
~S~
To WhoamI,
Mình nghĩ chắc là không có văn bản nào quy định như vậy đâu. Việc phân bổ này cũng giống như trích khấu hao thôi.
Nếu CCDC này có thời gian phân bổ trong 3 năm mà năm đầu tiên đã đưa vào chi phí hết 75% rồi thì 2 năm còn lại chỉ còn 25% thôi sao? Như vậy có khác gì không phân bổ vì hầu như toàn bộ (75%) giá trị đã đuợc đưa vào chi phí ngay.
 
W

WhoamI

Cao cấp
Mình cũng hiểu thế, nhưng không hiểu sao KT năm trước Công ty mình lại làm như vậy. Có thể là chị ấy chỉ dựa trên kinh nghiệm QTvới CQThuế! Có lẽ tốt nhất là mình sẽ hỏi lại xem sao?!
 
H

hoatrensamac

Guest
6/10/04
47
0
0
46
HCM
+To Roadbrowser: Điểm khác biệt cơ bản nhất của TK335 và 242 đó là: TK335 (chi phí phải trả) dùng để phản ánh những khoản đã ghi vào chi phí nhưng thực tế chưa chi và được ghi vào bên Nguồn vốn của BCĐKT, TK242 (chi phí trả trước dài hạn) dùng để phản ánh những khoản đã thực chi nhưng chưa được tính vào chi phí và được ghi nhận bên Tài sản của BCĐKT. ? Vậy cho mình hỏi đưa số dư của TK 242 và 335 ở mục nào của BCĐKT ( Phần Tài Sản & Nguồn Vốn ) . Pls help me !!!
 
L

lehoangdigital

Guest
12/4/08
5
0
0
TP HCM
Mua máy` photocopy về sử dụng nhưng xuất hóa đơn?

Chào các Anh Chị!!

em mua máy` photocopy về sử dụng nhưng theo thông tư mới 04/2008 thì mọi thứ mua về có sừ dụng cho sản xuất kinh doanh hay không phục vụ điều phải xuất hóa đơn như xuất bán, nên em đã xuất hóa đơn (em xuất hóa đơn có đúng không?)
vậy em đưa vao 156 hay là 153 rồi có phân bổ không vì giá trị hơn 1 triệu đồng. em mới vào làm việc nên có rất nhiều rắc rối rất mong Anh Chị Chỉ dùm
em thành thật cảm ơn nhiều!
 
M

MARIO

Trung cấp
28/7/08
62
0
6
Hồ Chí Minh
Chào các Anh Chị!!

em mua máy` photocopy về sử dụng nhưng theo thông tư mới 04/2008 thì mọi thứ mua về có sừ dụng cho sản xuất kinh doanh hay không phục vụ điều phải xuất hóa đơn như xuất bán, nên em đã xuất hóa đơn (em xuất hóa đơn có đúng không?)
vậy em đưa vao 156 hay là 153 rồi có phân bổ không vì giá trị hơn 1 triệu đồng. em mới vào làm việc nên có rất nhiều rắc rối rất mong Anh Chị Chỉ dùm
em thành thật cảm ơn nhiều!

Câu hỏi của bạn khó hiểu quá ^^

Bạn mua máy Photocopy về sử dụng cho văn phòng.

Định khoản

Nợ Tk 142 : Giá trị nhỏ hơn 10triệu. Dự tính phân bổ trong 12 tháng
Nợ TK 242 : Giá trị nhỏ hơn 10 triệu. Dự tính phân bổ trên 12 tháng
Nợ Tk 211 : Giá trị lớn hơn 10triệu. Tính khấu hao theo QĐ 206 ( Bạn tìm đọc QĐ 206 - Tìm đọc sẽ nhớ lâu và mau tiến bộ ^^)
Nợ Tk 1331 : Thuế VAT
Có TK 331, 111,112 ( Tùy theo )

Hàng tháng phân bổ chi phí :

Nợ TK chi phí
Có TK 142,242,214

* Bạn mua về mang sử dụng, chỉ cần làm phiếu xuất kho. Xuất hóa đơn là sao ???

Thân

Mario
 
F

fihatv

Guest
5/8/08
22
0
0
Ha noi
Các bác ơi, E mới tham gia diễn đàn và đọc bài về CCDC này, tuy nhiên E không hiểu sao các bác lại bảo là theo QĐ48 thì không dùng 142 nữa? E đã phải mua cả quyển QĐ48 và đang ngồi đọc thì vẫn thấy hướng dẫn dùng 142 như bình thường đấy chứ ạ??? Có bác nào có dẫn chứng hay hướng dẫn cụ thể thì gửi cho E đọc nâng tầm hiểu biết thêm với.
 
D

do thuong

Guest
1/10/08
2
0
0
An Duong, hai phong
em dang hoc ke toan ma cu loan het ca len. doc cac kinh nghiem cua cac anh chi, thông ra duoc nhieu nhieu
 
K

ketoan1aHMC

Guest
29/5/08
40
0
0
Hà Nội
Câu hỏi của bạn khó hiểu quá ^^

Bạn mua máy Photocopy về sử dụng cho văn phòng.

Định khoản

Nợ Tk 142 : Giá trị nhỏ hơn 10triệu. Dự tính phân bổ trong 12 tháng
Nợ TK 242 : Giá trị nhỏ hơn 10 triệu. Dự tính phân bổ trên 12 tháng
Nợ Tk 211 : Giá trị lớn hơn 10triệu. Tính khấu hao theo QĐ 206 ( Bạn tìm đọc QĐ 206 - Tìm đọc sẽ nhớ lâu và mau tiến bộ ^^)
Nợ Tk 1331 : Thuế VAT
Có TK 331, 111,112 ( Tùy theo )

Hàng tháng phân bổ chi phí :

Nợ TK chi phí
Có TK 142,242,214

* Bạn mua về mang sử dụng, chỉ cần làm phiếu xuất kho. Xuất hóa đơn là sao ???

Thân

Mario

Gần chuẩn cho nên cần chỉnh 1 chút

Với nghiệp vụ của bạn, có 2 điều cần rõ.
Thứ nhất: Nếu CCDC (TK 153) bạn mua về có nhập kho hay ko, hay là đưa vào sử dụng luôn ko nhập kho nữa.
Thứ 2: Nếu nó đủ tiêu chuẩn là TSCĐ (TK 211) thì luôn đưa vào sử dụng luôn ko đưa nhập kho bao giờ và làm như MARIO là OK (ko cần làm phiếu xuất kho hay HĐ Bán hàng)

Nếu bạn mua CCDC về mà ko nhập kho thì ko cần phải làm phiếu xuất kho hay hóa đơn bán hàng. Và việc hạch toán phân bổ bạn làm các bút toán định khoản y chang như MARIO đã làm cho bạn là chuẩn ko cần chỉnh gì.

Nhưng nếu bạn mua CCDC mà có nhập kho thì bạn chỉ cần làm phiếu xuất kho (ko cần lập hóa đơn bán hàng). Và các việc làm như sau:
Khi mua hàng về nhập kho:
Nợ 153 (Nguyên giá chưa thuế)
Nợ 1331 (Thuế GTGT nếu có)
Có 111, 112, 331 (Tùy theo)
Rồi bạn xuất kho dùng CCDC:
Nợ 142 : Nếu giá trị nhỏ hơn 10triệu. Dự tính phân bổ trong 12 tháng
Nợ 242 : Nếu trị nhỏ hơn 10 triệu. Dự tính phân bổ trên 12 tháng
Có 153
Lập thẻ CCDC, rồi tính phân bổ hàng tháng.
Nợ 642, 627, 623, 1543, 1547 (tùy theo QĐ 15 hay QĐ 48 và định phân bổ vào đâu)
Có 142, 242
Hết. Chuẩn ko cần chỉnh, rất đầy đủ và chi tiết nha, thắc mắc nữa thì chịu lun

Thân ái
Hoàng Minh Châu
0904189512
 
H

havina

Guest
24/3/09
11
0
0
Hanoi
Kính chào các bác đồng nghiệp!
E đã nhận được phản hồi cho câu hỏi hôm trước của em.E xin chân thành cảm ơn sự quan tâm của các bác.
Hôm nay, dù rất ngại làm phiền các bác nhưng vẫn mạo muội xin các bác một chút thời gian để trả lời cho e mấy câu hỏi sau:
Câu 1: Bọn e là 1 cty cphần (doanh nghiệp nhỏ), vậy thì doanh thu hđ tài chính (ví dụ: lãi tiền gửi ngân hàng) thì e nên hạch toán vào tài khoản 515 hay 711? và tương tự với chi phí hđ tài chính là 635 hay 811?
Câu 2:Chi phí trả trước ngắn hạn (ví dụ như tiền thuê nhà trả 6 tháng/1 lần) thì e nên hạch toán vào tài khoản nào:142 hay 242?Sở dĩ e hỏi như vậy bởi vì theo thầy giáo e cho hệ thống tài khoản thì các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì sử dụng mục này là 242 nhưng e lại thấy tên tài khoản là chi phí trả trước dài hạn.
Câu 3: Đối với TSCĐ thì e biết nhưng còn với công cụ dụng cụ thì e không biết căn cứ vào đâu để phân bổ chúng? Những chứng từ nào cần thiết cho việc phân bổ này?Thời gian phân bổ là cuối kỳ hay là bất kỳ thời điểm nào trong tháng?Giá trị mỗi lần phân bổ phụ thuộc vào yếu tố nào?
.....
Các bác hãy trả lời nhanh hộ e với nhé!
E đang cần gấp mà!
E xin chân thành cảm ơn các bác!
Về lãi vay và chi phí đi vay bạn hạch toán vào TK 515 và 635.
Về hạch toán chi phí trả trước, nếu chi phí phân bổ thời gian ngắn dưới 1 năm thì bạn phân bổ vào 142, Còn chi phí nào trên 1 năm bạn hạch toán vào 242. Về TSCD bạn phân bổ vào ngày cuối tháng.
Có gì thắc mắc bạn nên điện thoại về số tổng đài 1900561 506
 
T

thambt

Guest
27/4/09
2
0
0
Hà Nội
Cả nhà ơi cho em hỏi với
Doanh nghiệp em vừa mua dụng cụ để nấu ăn cho cán bộ công nhân viên, dụng cụ này gồm cả bát, đĩa, muôi, thìa, xọt nhựa .... em không biết phân bổ nó như thế nào cho đúng. Các bác giúp em với. Tất cả các dụng cụ viết cùng 1 hóa đơn có bảng kê đi kèm.
Em cảm ơn cả nhà
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA