Căn cứ để phân bổ giá trị công cụ dụng cụ?

  • Thread starter tiendien
  • Ngày gửi
T

tiendien

Sơ cấp
Kính chào các bác đồng nghiệp!
E đã nhận được phản hồi cho câu hỏi hôm trước của em.E xin chân thành cảm ơn sự quan tâm của các bác.
Hôm nay, dù rất ngại làm phiền các bác nhưng vẫn mạo muội xin các bác một chút thời gian để trả lời cho e mấy câu hỏi sau:
Câu 1: Bọn e là 1 cty cphần (doanh nghiệp nhỏ), vậy thì doanh thu hđ tài chính (ví dụ: lãi tiền gửi ngân hàng) thì e nên hạch toán vào tài khoản 515 hay 711? và tương tự với chi phí hđ tài chính là 635 hay 811?
Câu 2:Chi phí trả trước ngắn hạn (ví dụ như tiền thuê nhà trả 6 tháng/1 lần) thì e nên hạch toán vào tài khoản nào:142 hay 242?Sở dĩ e hỏi như vậy bởi vì theo thầy giáo e cho hệ thống tài khoản thì các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì sử dụng mục này là 242 nhưng e lại thấy tên tài khoản là chi phí trả trước dài hạn.
Câu 3: Đối với TSCĐ thì e biết nhưng còn với công cụ dụng cụ thì e không biết căn cứ vào đâu để phân bổ chúng? Những chứng từ nào cần thiết cho việc phân bổ này?Thời gian phân bổ là cuối kỳ hay là bất kỳ thời điểm nào trong tháng?Giá trị mỗi lần phân bổ phụ thuộc vào yếu tố nào?
.....
Các bác hãy trả lời nhanh hộ e với nhé!
E đang cần gấp mà!
E xin chân thành cảm ơn các bác!
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
N

Nguyen Hang

Tôi là người kiên nhẫn...
20/8/04
243
2
0
Pleiku
1. TK 515 và TK 635
2. TK 142
3. Phân bổ ccdc dựa vào giá trị và giá trị sử dụng của chúng. Chứng từ phân bổ thì không cần cũng được. Khi nào xuất dùng ccdc thì tiến hành phân bổ. Giá trị mỗi lần phân bổ thì phụ thuộc vào tiêu chí phân bổ của bạn, chẳng hạn phân bổ đều hoặc giảm dần...
 
N

ngaact

Guest
25/4/04
34
0
0
Mình sửa lại của NguyenHang một chút:

2. TK 242: Hệ thống TK áp dụng cho DN vừa và nhỏ không còn sử dụng TK 142. Mình nên áp dụng TK cho đồng bộ không nên lẫn lộn.
 
R

Roadbrowser

Trung cấp
19/9/04
128
2
18
46
Far from Thanh Hóa City.
Về phân bổ công cụ dụng cụ thì bạn nên tham khảo thêm trong thông tư 89/2002/TT-BTC ngày 9 tháng 10 năm 2002 (mục III.3.3).
CCDC khi xuất dùng có giá trị lớn thì phải phân bổ dần vào chi phí và có thể là phân bổ hai lần hoặc nhiều lần tùy thuộc vào giá trị CCDC, thời gian và mức độ tham gia vào quá trình SXKD. Căn cứ để xác định mức chi phí phân bổ mỗi lần có thể là thời gian hoặc khối lượng sản phẩm CCDC tham gia tạo nên.
Khi xuất dùng phải lập phiếu xuất kho và để tiện cho việc theo dõi bạn nên lập một bảng phân bổ CCDC trên đó thể hiện rõ Giá trị CCDC số lần phân bổ, thời điểm mỗi lần phân bổ và giá trị phân bổ cho mỗi lần.
Đối với CCDC phân bổ hai lần thì khi xuất dùng sẽ tiến hành phân bổ 50% và khi báo hỏng tiến hành phân bổ nốt giá trị còn lại sau khi trừ đi giá trị phế liệu thu hồi và phần bồi thường vật chất nếu có. Đối với CCDC phân bổ nhiều lần bạn phân bổ lần đầu khi xuất dùng, các lần phân bổ sau có thể tiến hành phân bổ vào cuối kỳ khi làm bút toán điều chỉnh và khóa sổ cuối kỳ.
 
Khuatquangthin

Khuatquangthin

0034APC
Tại công ty tôi việc phân bổ CCDC phải căn cứ vào giá trị và thời gian sử dụng
Nếu giá trị lớn nhưng thời gian sử dụng dưới 1 năm thì ph6an bổ 12 tháng
Nếu giá trị nhỏ thì phân bổ 2 lần cũng được
 
T

tiendien

Sơ cấp
Chào các bác đồng nghiệp yêu quý của e!
E đã đọc được những thông tin phản hồi của các bác và e đã thông ra đôi chút.E xin chân thành cảm ơn.Tuy nhiên e vẫn còn một số vướng mắc, mong các bác bớt chút thời gian trả lời dùm e nhé!
1/ Hôm qua e có đọc bài trong diễn đàn và có một bài của 1 bác nói là đối với doanh nghiệp nhỏ thì chi phí và thu nhập hoạt động tài chính hạch toán trên tài khoản 811 và 711. Vậy các bác xông vô giải quyết thắc mắc này giúp e! Nhanh lên nhé!E cần gấp!
2/ ...
Á!e đói quá! E phải đi ăn trưa đã!
 
ToiyeuVN_2004

ToiyeuVN_2004

Guest
15/9/04
108
0
0
Ha noi
1. có một bài của 1 bác nói là đối với doanh nghiệp nhỏ thì chi phí và thu nhập hoạt động tài chính hạch toán trên tài khoản 811 và 711.
- Đã là kế toán thì chế độ hạch toán đương nhiên nên thống nhất. Thường thì không ai hạch toán trên 02 TK 711 & 811 đâu? mà hạch toán trên 515 và 635 cho khoản thu nhập hoạt động tài chính_ Thân
 
X

xungdanhanhhung

Guest
6/2/05
267
1
0
Hanoi
Các bác ơi, kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ khác kế toán doanh nghiệp đại và to như thế nào ấy nhỉ. Em nói thật em chẳng bao giờ nghiên cứu cả, cái gì cũng tương 1141 thôi. Bác nào có quyển kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ ở dạng softcopy thì cho em với. Còn cái vụ CCDC phân bổ thế nào thì nghĩ làm gì nhiều hả các bác, áy náy quá thì 50% thằng nào cũng thế, cứ thế mà phân bổ, khỏi mất công ghi chép, nhớ nhung, kế toán bọn mình có quá nhiều thứ để nhớ rồi. Thằng nào loại cho loại, đáng gì đâu mà, mà cũng chẳng bị loại, tìm lý lẽ bảo vệ ý kiến của mình là được, hihi.
 
T

tiendien

Sơ cấp
Chân thành cảm ơn những ý kiến đóng góp quý báu từ phía các bác!
Nhân dịp đầu Xuân Ất Dậu chúc các bác: MẠNH - HẠNH - THÀNH
Chúc Đại gia đình ta ngày càng lớn mạnh.
 
E

em ngoc

Guest
14/4/04
38
0
0
43
Viet nam
Truy cập trang
ngaact nói:
Mình sửa lại của NguyenHang một chút:

2. TK 242: Hệ thống TK áp dụng cho DN vừa và nhỏ không còn sử dụng TK 142. Mình nên áp dụng TK cho đồng bộ không nên lẫn lộn.

242 dung khi phan bo nhieu thang trong nhieu nien do ktoan
142 dung khi phan bo nhieu thang trong 1nien do ktoan (1nam)

DN vua va nho van dung duoc 142, van de nay dien dan wkt da noi 1lan roi ma.
xin loi vi minh khong danh duoc tieng viet
 
N

Nguyen Hang

Tôi là người kiên nhẫn...
20/8/04
243
2
0
Pleiku
MaiCa nói:
Trong trường hợp thứ nhất: đối với lãi vay Ngân hàng, nếu em không định khoản như bác Nguyên Hằng là: Nợ TK 112; Có TK 515
mà em sẽ định khoản như là một khoản giảm chi phí (chi phí quản lý doanh nghiệp): Nợ TK 112; Có TK 642 có được không ???
Ở đây là lãi tiền gửi ngân hàng chứ không phải lãi vay ngân hàng bạn ạ. Mà dù lãi hay lãi vay thì cũng không định khoản như bạn đâu :D
 
L

lannhu

It's me!
14/10/04
1,372
2
0
43
~S~
Ngaact nói đúng rồi đó, kể từ QĐ 144 thì DNVVN không còn dùng 142 nữa. Nếu CCDC xuất dùng có thời gian phân bổ trên 1 năm thì dùng 242 để phân bổ, còn dưới 1 năm thì đưa thẳng vào chi phí luôn không cần phải phân bổ nữa. Đó là theo quy định nhưng thực tế hiện nay phần lớn các DN vẫn còn dùng 142 để tính chính xác kết quả hàng tháng.
 
W

WhoamI

Cao cấp
lannhu nói:
Ngaact nói đúng rồi đó, kể từ QĐ 144 thì DNVVN không còn dùng 142 nữa.
Mình cũng khẳng định lại thông tin này là chính xác đó, nên không cần bàn cãi về việc có phải sử dụng 142 nữa hay không? mà là có cần sử dụng hay không? và sử dụng như thế nào?,
VD: Cuối tháng 12 mua 1 cái ổ Zip về để sử dụng, thời gian sử dụng tối đa <12 tháng có nghĩa là không phải hạch toán vào 242 mà có thể hạch toán luôn vào chi phí trong kỳ (642,627..).?
Có một vấn đề ở đây là đến cuối năm DN mà thiếu CF thì cứ mua CCDC<12 tháng về rồi hoán toán vào 642 là tăng được chi phí trong kỳ hiện tại à? Các bác Thuế há chẳng biết điều này? (tất nhiên là toàn bộ số CDDC này đều có nhu cầu sử dụng thực sự và có căn cứ để bảo vệ điều đó) . Vậy nên, mình nghĩ chắc phải có văn bản nào đó quy định về việc hạch toán CCDC<12 thangs đối với DN V&N nếu bỏ TK 142?
 
L

lannhu

It's me!
14/10/04
1,372
2
0
43
~S~
Ừ nhỉ, mình đã không nghĩ đến trường hợp này.
 
N

ngocphuongdo

Guest
Xin chào mọi nguời. Em là thành viên mới của diễn đàn này, cũng còn non nớt trong nghiệp vụ nhưng cũng xin đóng góp một vài ý kiến.Đúng là hiện nay còn rất nhiều doanh nghiệp vẫn sử dụng TK 711,811 để hạch toán CFTC,TNTC nhưng em thấy nên sử dụng theo nghị định mới là 635 và 515 thi gọn hơn cả
 
M

MaiVan

Guest
Em hoàn toàn đồng ý với bác xungdanhanhhung thằng nào loại cho loại, đáng gì đâu mà , mà em thấy với các doanh nghiệp vừa và nhỏ họ không phân bổ từng tháng đâu , cuối năm làm 1 lần thôi,các vị lão thành em thấy họ vẫn làm thế
 
F

ForestC

Guest
11/1/05
377
1
0
45
E'rywhere
Nguyen Hang nói:
Ở đây là lãi tiền gửi ngân hàng chứ không phải lãi vay ngân hàng bạn ạ. Mà dù lãi hay lãi vay thì cũng không định khoản như bạn đâu :D

Ồ, chào bạn Hằng nhé.
Trong trường hợp này tôi không hề nhầm lẫn giữa lãi tiền gửi và lãi tiền vay, nhưng thông thường, cái khoản mà bạn định khoản Có 515 ấy, trong thực tế nó chỉ là lãi từ tiền gửi thôi, chứ thực ra doanh nghiệp có thể không hoạt động tài chính, nếu bạn mà định khoản như thế, đến khi phát sinh chi phí lãi vay ngân hàng, bạn sẽ phải định khoản nợ 635, mà để cho Cơ quan thuế công nhận cái Chi phí 635 này của bạn, thì bạn sẽ phải chứng minh rất là dài dòng, cách làm của bạn mình thấy nó chỉ mang tính lý thuyêt thôi (có nghĩa là trong nhà trường sinh viên hay được dạy làm theo cách này). Còn nếu bạn tư duy cái khoản lãi tiền gửi đó như là 1 phần giảm chi phí do doanh nghiệp quản lý tốt thì việc giải trình của bạn sẽ đơn giản hơn rất nhiều, đó chỉ là 1 chút ý kiên của tôi, nếu có gì không đúng xin được mọi người góp ý ...

P/S: mà mình cũng ngạc nhiên, hình như bạn Hằng là sinh viên kiểm toán đã ra trường, thế mà khi nhìn thấy mình định khoản Nợ 112 lại kết luận rằng mình nhầm lãi tiền gửi sang lãi tiền vay, lãi tiền vay làm sao lại có Nợ 112 được, phải không bạn ???
 
Sửa lần cuối:
M

MaiVan

Guest
Em nghĩ định khoản Nợ TK 112; Có TK 642 là nhanh nhất, lúc quyết toán cũng đơn giản hơn, không phải giải trình cũng không ai thắc mắc gì đâu.
 
N

Nguyen Hang

Tôi là người kiên nhẫn...
20/8/04
243
2
0
Pleiku
MaiCa nói:
đối với lãi vay Ngân hàng, nếu em không định khoản như bác Nguyên Hằng là: Nợ TK 112; Có TK 515
Ui, không biết có duyên nợ gì không mà suốt ngày gặp Maica thế nhỉ? Chắc tức mình vụ này nên sang phần mềm kiểm toán đập mình tơi bời đây mà :D
Đấy là tại Maica viết là LÃI VAY NGÂN HÀNG mà, nó phải khác với LÃI TIỀN GỬI NGÂN HÀNG chứ.
Còn cách hạch toán của mình không những là lý thuyết mà nó hoàn toàn là thực tế đấy.
Cách giải thích của Maica cũng khá thuyết phục. Thế Maica đã làm như vậy và bọn thuế không nói gì à? Nếu đúng vậy thì mình xin tiếp thu.
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA