Excel và Kế Toán

  • Thread starter handung107
  • Ngày gửi
Trạng thái
Không mở trả lời sau này.
S

SA_DQ

Thành viên Cố vấn - Webketoan Mentors
29/6/05
568
99
28
66
HCM city
Đặt Mã #h hàng & NCC?!

Theo thiển í thì dùng 3/78 chữ cái hoa trên bàn fím là đũ cho triệu #h hàng & nhà CC # nhau;
Trong trường hợp này bạn có thể gán cho #h hàng đó mã:
* KNH - gọi tên trước họ đệm sau;
* KVF - nếu ông #h này chuyên CC văn fòng fẩm;
* KTB - nếu ông này có tướng to & béo. . .
Vui Nha!
http://www.webketoan.com/forum/showthread.php?t=8424
 
Sửa lần cuối:
Khóa học Quản trị dòng tiền
DucThuan

DucThuan

Tè lè ra rồi !
4/12/04
173
4
18
Đầu đường xó chợ
SA_DQ nói:
Theo thiển í thì dùng 3/78 chữ cái hoa trên bàn fím là đũ cho triệu #h hàng & nhà CC # nhau;
Trong trường hợp này bạn có thể gán cho #h hàng đó mã:
* KNH - gọi tên trước họ đệm sau;
* KVF - nếu ông #h này chuyên CC văn fòng fẩm;
* KTB - nếu ông này có tướng to & béo. . .
Vui Nha!
Làm cách nào để người khác hiểu nhanh và không cần phải nhớ nhiều thứ cơ.
 
H

handung107

Cao cấp
28/8/04
576
15
0
VN
www.giaiphapexcel.com
Xin lưu ý các bạn là việc thiết lập các bảng DM và đặt các mã tuỳ vào các bạn, giống như khi bạn xây nhà, bạn muốn có bao nhiêu phòng và dùng vào việc gì, bài trí ra sao là tuỳ vào nhu cầu sử dụng của các bạn. Chúng tôi chỉ đưa ra một số gợi ý về cách thiết kế và mong các bạn cùng tham gia góp ý thôi
- Về bảng DM TK thông thường kiêm luôn BCDSPS, nhưng đối với các DN nhỏ, nhiều TK dư sẽ làm cồng kềnh và nặng nề bảng này, do đó, ta vẫn nên để riêng bảng DMTK, phần BCDSPS ta chỉ đăng ký những TK nào sử dụng, sau này nếu phát sinh thêm TK nào, ta chỉ cần thêm vào Bảng , không cần sửa chữa các bảng DM. Việc này càng thuận lợi, nếu bạn nào sử dụng File làm KT chung cho nhiều DN khác nhau
- Theo tôi, việc ghép mã TK vào các đối tượng khác nhau xem như TK chi tiết rất hiệu quả. Td : Với đối tượng là NH ACB
Tôi đặt 112ACB, với mã này sẽ là TK chi tiết của 112, theo dõi các nghiệp vụ phát sinh về tiền gửi NH ACB của DN
Nhưng nếu tôi đặt là 311ACB thì mã này sẽ là TK chi tiết của TK 311, theo dõi các nghiệp vụ phát sinh về tiền vay NH ACB của DN
Các mã KH và NCC cũng vậy, nếu cùng là một tên, vừa là KH, vừa là NCC, và có liên quan đến các khoản công nợ phải thu, phải trả, tôi sẽ đặt thêm 131, 331 trước mã tên KH & NCC, còn không liên quan công nợ, sẽ đặt tên bình thường
Các NV có nhận tạm ứng, sẽ có 141 trước tên NV, còn NV khác sẽ chỉ có Mã tên NV thôi
Nếu mặt hàng vừa là HH, vừa là NVL cũng đặt như vậy, nói tóm lại tôi gọi đây là các TK chi tiết. Và tôi sẽ có bảng DM các TK chi tiết cùng các số dư đầu kỳ kèm theo
Các Mã đặt như vậy sẽ làm phong phú thêm cho việc đặt tên các mã đỡ bị trùng lặp và dễ gợi nhớ hơn. Còn ngoài ra, như tsf muốn có cách đặt nào để dễ gợi ra tên thì hơi khó đối với nhiều KH. Với Excel, bạn còn tuỳ biến muốn đặt thế nào cũng được, mã có thể 3 ký tự, có thể vừa số, vừa ký tự, có thể dài ngắn tuỳ thích, còn nếu bạn dùng Access để lập bảng DM, nó sẽ bắt bạn phải tuân thủ nghiêm chỉnh kiểu Mã, dài bao nhiêu ký tự, dạng thức gì...
Nếu bạn đặt Mã cho các KH sau :
ADU : Cty TNHH Anh Duy
ADUO : Cty TNHH Ánh Dương
ADO : Cty TNHH Á Đông
ADUN : Cty TNHH Anh Dũng
ADUONG : Cty TNHH An Dương...
Excel sẽ chấp nhận, nhưng Acess sẽ không cho. Đến một lúc nào đó, chắc chắn bạn sẽ cần đến những đề tài chúng tôi đã đề cập đến rất nhiều : Cách hiện ghi chú khi nhập mã, tạo bảng chọn dữ liệu, cách kiểm tra các Mã bị trùng bằng Validation... Bạn cứ từ từ đọc và nghiền ngẫm lại những gì đã có trong tay, bạn nhé
 
H

handung107

Cao cấp
28/8/04
576
15
0
VN
www.giaiphapexcel.com
Về căn bản, chúng ta đều hiểu cách định khoản các nghiệp vụ KT. Nhưng để thiết kế một File KT, cần cái nhìn bao quát nhiều vấn đề khác nhau để lập CSDL. Do đó, chúng ta nên hệ thống lại một số vấn đề chính như sau :

Tôi sẽ chia đề tài này thành các phần như sau :
- KT tiền mặt & tiền gửi NH
- KT công nợ
- KT doanh thu
- KT chi phí
- KT các khoản ứng trước
- KT lương
- KT hàng hoá
- KT tài sản cố định
- KT tổng hợp

Rất mong được sự cộng tác của các bạn, vì dù sao KT đối với tôi chỉ là nghiệp dư, còn nhiều thiếu sót, các bạn hãy nhiệt tình đóng góp cho diễn đàn nhé

I/ KT tiền mặt - TGNH :

Chúng ta cần các sổ theo dõi : Sổ NKC, Sổ QTM, Sổ theo dõi TGNH, Sổ theo dõi ngoại tệ (nếu có ngoại tệ )

Các nghiệp vụ chính của KT tiền mặt là :

1/ Rút tiền gửi NH về QTM (111- 112)
2/Thu tiền của KH, các khoản phải thu đã được thu về bằng TM (111 - 131, 136, 144, 138)
3/Doanh thu bán hàng và những hoạt động khác thu bằng tiền mặt (111 -511, 711, 515)
4/Nhận TS đi đầu tư về bằng tiền mặt (111 - 121, 128, 221, 228)
5/Nhận góp vốn, NS cấp vốn và nguồn kinh phí được cấp bằng tiền mặt (111 - 411, 441, 461)
6/Các khoản thu bằng tiền mặt khác (111 - TK liên quan)
7/ Mua tài sản, HH bằng tiền mặt (211, 156, 152, 153… - 111)
8/ Dùng tiền mặt để thanh toán với người bán và các khoản phải nộp cho Nhà Nước (331, 333 - 111)
9/Dùng tiền mặt để góp vốn liên doanh (121, 128, 221 - 111)
10/ Chi phí cho sản xuất kinh doanh, chi phí quản lý (627, 641, 642 - 111)
11/Các khoản chi khác bằng tiền mặt (Các TK liên quan - 111)

Các nghiệp vụ chính của KT TGNH là :

1/ Doanh thu các hoạt động thu được bằng tiền gửi NH (112 - 511, 515, 711)
2/ Những khoản phải thu đã thu bằng tiền gửi NH : (112 - 136, 138, 131)
3/ Nhận ký quỹ, ký cược dài hạn bằng tiền gửi NH : (112 – 344)
4/ Thu các khoản đầu tư bằng tiền gửi NH (112 – 121, 128, 221)
5/ Chênh lệch tỷ giá hạch toán lớn hơn tỷ giá thực tế của doanh thu bằng ngoại tệ hoặc tỷ giá thực tế cuối kỳ lớn hơn tỷ giá đã ghi sổ của ngoại tệ tồn cuối kỳ (112 – 413)
6/ Rút tiền gửi NH về quỹ tiền mặt hoặc chuyển tiền (111, 113 – 112)
7/ Mua vật tư tài sản bằng tiền gửi NH (151, 152, 156…, 211 – 112)
8/ Xuất tiền gửi NH ra để thanh toán các khoản nợ phải trả hoặc trả người bán (331, 333, 338 – 112)
9/ Xuất tiền gửi NH dùng cho các đối tượng liên quan khác (Các TK liên quan – 112)
10/ Chênh lệch tỷ giá hạch toán nhỏ hơn tỷ giá thực tế của mua vật tư, tài sản bằng ngoại tệ, hoặc tỷ giá thực tế cuối kỳ nhỏ hơn tỷ giá ngoại tệ đã ghi sổ của ngoại tệ cuối kỳ (413 – 112)

Các nghiệp vụ chính của KT tiền đang chuyển là :

1/ Xuất tiền nộp NH hoặc đã làm thủ tục chuyển tiền (113 – 111, 112)
2/ Khách hàng hoặc KH nợ đã trả tiền, doanh thu bán hàng nộp vào NH mà chưa có giấy báo có (113 – 131, 138, 511)
3/ NH đã báo có về tiền đang chuyển (112 – 113)
4/ Tiền đang chuyển và người bán đã nhận được tiền (331 – 113)

Tạm thời, chúng ta gác lại tất cả các bút toán về lương, thuế, hàng hoá…chỉ nói riêng về tiền mặt để dễ theo dõi, chúng ta sẽ từ từ bàn thêm về các bút toán khác trong các bài sau
 
Thanh Nam

Thanh Nam

Admin
Thành viên BQT
Quản lý cao cấp
24/4/03
3,314
1,123
113
HCM
www.famaconsulting.vn
Hỏi về file KT-Excel của NHP

Khi nhập hàng hóa thì trên sheet phatsinh chỉ định khoản 1 dòng là:
Vd: PC10 N156/C111: 10tr (bao gồm 10 mặt hàng)

Sau đó kế toán phải vào sheet n-x nhập những mặt hàng có trong PC10 trên.

Giữa 2 bảng phatsinh và n-x không có hàm kiểm tra. Do đó nếu trong tháng kế toán phát sinh nhập xuất nhiều sẽ dễ phát sinh chênh lệch.

Đây chắc là một trong những điểm yếu của KT-excel
 
H

handung107

Cao cấp
28/8/04
576
15
0
VN
www.giaiphapexcel.com
Virgin à, tất cả những File KT - Excel trên diễn đàn đều có những hạn chế, nhưng khôn gphải chỉ vì nó làm bằng Excel. Dĩ nhiên, nếu File KT bằng Excel hoàn chỉnh như các File khác, thì việc thiết kế công phu lắm, đòi hỏi nhiều công sức lắm...Nếu các bạn thử vào Google và Search một số File Accounting bằng Excel, chắc chắn bạn sẽ ngỡ ngàng vì không ngờ nó đẹp và tuyệt vời như vậy, và giá cả của nó cũng có hạng như bao File khác...Nói đùa thôi, Excel và KT rất mong sự đóng góp của các bạn để chúng ta sẽ xây dựng 1 File KT của chúng ta đấy
 
Thanh Nam

Thanh Nam

Admin
Thành viên BQT
Quản lý cao cấp
24/4/03
3,314
1,123
113
HCM
www.famaconsulting.vn
handung107 nói:
Virgin à, tất cả những File KT - Excel trên diễn đàn đều có những hạn chế, nhưng không phải chỉ vì nó làm bằng Excel.

OK thôi chị Dung. Em chỉ liệt kê lại điểm yếu của file KT-Excel của Mr NHP để khi các bạn quyết định dùng sẻ biết trước được mặt hạn chế của nó. Không phải là chê Excel đâu nhé :1luvu:
 
T

tinhban6688

Guest
10/9/05
1
0
0
44
khong hieu
này cho mình được hỏi: Nếu có hai cột A và B. Các bạn hộ mình công thức sắp xếp sao cho cột C=cột A - Cột B (là số dương); Còn cột D =cột A-cột B (nếu là số âm). mong các bạn hộ mình gấp.
 
T

Tuanktcdcn

Lão già ham vui
18/6/04
549
52
28
47
Hà Nội
www.bluesofts.net
Tổng quan về thiết kế File Kế toán trên EXCEL

Xin lỗi các bạn vì bận I chưa đọc kỹ tất cả các bài viết trong topic này. I xin đưa ra mô hình tổng quát để hình lên một "Hệ thống kế toán DN" trên EXCEL.

1- Phải xây dựng một hệ thống các danh mục (DM)
Có bao nhiêu nhóm đối tượng cần quản lý thì sẽ phải tạo riêng một Sheet/Table tương ứng để làm danh mục.
Danh mục tạo ra là để ghi tất cả các thông tin (ban đầu) quan trọng cho đối tượng quản lý (I tạm gọi là Mã). Trong các DM này nhất thiết phải có một cột "Mã" để lập các Mã quản lý, những Mã trong cùng một DM không được trùng nhau. Thông tin trên các DM là cơ sở quan trọng để ghi vào các sổ KT, cac báo cáo,...
1-DMTK;2-DMVLSPHH;3-DMKH;4-DMNB;5-DMTSCD;6-DMTHUE;7-DMNV; 8-DMTiente,...
2- Xây dựng một hệ thống sổ sách ghi chép thường nhật
Các sổ là NKC-"Nhật ký chung" và các Nhật ký liên quan khác
Đây là những sổ quan trọng để đưa ra các sổ sách,báo cáo. Như vậy tất cả các sổ sách thống kê sau này bạn đều phải căn cứ từ đây.
Để làm một File kế toán tổng quát thì cần phải nhìn được tổng thể mọi cái sẽ sảy ra điều gì. Trong kế toán với nguyên tắc "thực" phải ghi vào sổ những cái đã phát sinh (I gọi là nghiệp vụ kinh tế phát sinh-NVKTPS), cơ sở để ghi sổ là các Chứng từ.
Tất cả các thông tin quan trọng trên chứng từ được đưa vào lọai sổ sách này. Vì vậy các cột trong các sổ sách này phải phù đủ để ghi các thông tin của các chứng từ, chúng ta thiết kế làm sao mà các loại chứng từ đưa vào sổ này đều được.
Sổ Nhật ký gồm các cột quan trọng :
Mã CT | Ngày CT | Diễn giải | Số tiền | Loại tiền | Tỷ giá | Nợ TK | Có TK | Tiền VND | Mã Thuế | DVKH | Mã NV | ĐTCF | Cho CT |.....
DVKH: dùng để nhập Mã nhà cung cấp, Mã khách hàng
Với cấu trúc trên bạn gần như nhập được tất cả các chừng từ kế toán. Riêng với loại chừng từ mua-bán hàng hay các chứng từ làm biến động về Kho thì cần thiết kế riêng hoặc kết hợp vào trong sổ NKC cột như :
| Mã VLSPHH | Số lg | Đơn giá |
Nếu bạn không quá ngại thì nên tạo một sheet riêng (SoKho) để ghi chi tiết các Mã hàng mua vào, nhập vào,bán đi,xuất đi. Có điều bạn phải ghi song song-Trên NKC ghi số tiền tổng hợp trên TK, còn trong "So Kho" thì vào chi tiết các Mã VLSPHH.
Cấu trúc "Sổ Kho" gồm:
Mã CT | Ngày CT | Diễn giải | Số tiền | Loại tiền | Tỷ giá | Nợ TK | Có TK | |Mã VLSPHH | Số lg | Đơn giá |Tiền VND | ĐTCF |....
"Sổ Kho" mục đích để lập sổ chi tiết biến động về Kho.

Tất cả các thông tin trong chứng từ khi ghi vào NKC,SoKho đều phải ở dạng Mã trừ diễn giải.
NCK là cơ sở để lập các báo cáo kế toán!
Một điều quan trọng, trước khi nhập số liệu vào các sổ sách (cả trong DM) thì các cột để nhập mã đều phải Format về dạng "Text". Vì SumIf thì hiểu được chung chung (VD TK "111"=200000đ và TK 111 = 100000đ , khi dùng SumIf(.111..)=300000đ) hết nhưng {=Sum(IF(,..))} thì phân biệt rõ ràng Number và Text đồng thời với các TK ngoài bảng 001..007.. sẽ hiện đúng.

Với cách thiết kế như trên thì DN bạn hay DN khác kế toán có thể chủ động áp dụng

Việc ghi chép đúng vào các DM, các sổ NKC, SoKho bạn đã có một Database cơ bản để bắt đầu lập các sổ và các BC. Vấn đề còn lại là "kỹ thuật" mà thôi.
3- Kỹ thuật lập sổ
Bạn hãy chuẩn bị:
* Kiến thức "nền tảng"
Các hàm: Vlookup,Hlookup,Match,Index,Choose,If, And, Or, Sum, SumIF, Count, CountIF, SUMPRODUCT
Công cụ: Sort, Validation, Subtotals, Conditional Formating, Auto Filter, Advance Filter,
Bạn hãy tìm hiểu những điều trên trong một số sách dạy "Tin học căn bản", "Tin hoc văn phòn"
Công thức mảng-Đây là kỹ thuật quan trọng trong kế toán, riêng kiến thức này không hpai học đâu xa, EFC là No 1!
* Kiến thức "Chuyên môn"
Việc lập các sổ kế toán là rất quan trong mang nạng tính chuyên môn cao. Ngoài các sổ quản lý riêng của DN thì hầy như tất cả các sổ đều phải làm theo hướng dẫn của BTC. Bạn phải hiểu căn nguyên một chỉ tiêu nào đó trên báo cáo, mối liên hệ từ NKC của mình.
Tôi ví dụ một tư duy trước khi lập sổ TH 131-"Phải thu của khách hàng"
Số dư đầu kỳ được tính bằng cách lấy số tiền bên Nợ/Có của TK131 và Ngày là đầu kỳ/Cuối kỳ trước.
Số phát sinh Nợ được tính bằng cách lấy số tiền bên Nợ của TK131 và Ngày >ngày đầu kỳ/Cuối kỳ trước.
Số phát sinh Cợ được tính bằng cách lấy số tiền bên Cợ của TK131 và Ngày >ngày đầu kỳ/Cuối kỳ trước.
Cột "Tồn cuối" được tính ra sao? Buớc sau bạn sẽ thấy!
* Khả năng tư duy logic và kỹ năng lập công thức trên EXCEL
Đây là phần khó nhất đây! Đôi khi ta mất ăn mất ngủ vì nó nhưng chính nó cũng làm cho ta một mình tự nhảy múa hát nhạc "Rock" trong phong vì sự thành công của chính mình.
Một con người làm được điều này hay khác đều phải có khả năng tư duy, tư duy của con người cho phép điều khiển tư duy của máy tính (máy tính chỉ la công cụ thực hiện). Khả năng này có người có được trí tuệ bẩm sinh, nhưng có người thì không bằng. Nhưng bạn yên tâm rằng tư duy phát triển ở cấp độ cao là từ rèn luyện!
Bạn hãy tạo dựng mối liên hệ từ ít nhất hai loại sổ DM và NCK
Sự liên hệ này cho ta một sổ có các thông tin vừa có trong NCK (tiền chẳng hạn) vừa có trong DM như Tên KH, MS Thuế, Địa chỉ,..Trong EXCEL để làm việc này dễ nhất là dùng hàm Vlookup.
Trước khi lập công thức trong EXCEL bạn hãy dùng kỹ thuật "Đặt tên Vùng dữ liệu"-EFC là No 1! Bạn chú ý là cột đầu tiên của Vùng phải là cột Mã.
Bây giờ I sẽ lập sổ TH 131
|Mã KH | Tên KH | Nợ ĐK | Có ĐK | Nợ PS | Có PS | Nợ CK | Có CK |
|Mã KH | bạn hãy liệt kê toàn bộ có trong "Danh mục khách hàng"
|Tên KH| =Vlookup(MãKH, DNKH, cottentrongDMKH,0)

| Nợ ĐK | ={=Sum(If(NCK.MaKH=MãKH, If(NKC.NgayCT<Ngay đầu kỳ , If(NKC.NợTK="131", NKC.TienVND, 0),0),0))}
| Có ĐK | ={=Sum(If(NCK.MaKH=MãKH, If(NKC.NgayCT<Ngay đầu kỳ , If(NKC.CóTK="131", NKC.TienVND, 0),0),0))}

| Nợ PS | ={=Sum(If(NCK.MaKH=MãKH, If(NKC.NgayCT>=Ngay đầu kỳ , If(NKC.NợTK="131", NKC.TienVND, 0),0),0))}
| Có ĐK | ={=Sum(If(NCK.MaKH=MãKH, If(NKC.NgayCT>=Ngay đầu kỳ , If(NKC.CóTK="131", NKC.TienVND, 0),0),0))}

| Nợ CK | = If(Nợ ĐK-Có ĐK+Nợ PS-Có PS>0,Nợ ĐK-Có ĐK+Nợ PS-Có PS,0)
| Cợ CK | =- If(Nợ ĐK-Có ĐK+Nợ PS-Có PS<0,Nợ ĐK-Có ĐK+Nợ PS-Có PS,0)

Khi áp dụng bạn phải dùng tên vùng và địa chỉ cụ thể trong các công thức nhé.
Ví dụ về TH131 chỉ đơn giản để bạn thấy lập sổ TH là thế. Với các sổ chi tiết thì tính tư duy lại cao hơn.

* Tính đồng nhất giữa các sổ-Đồng hóa trong công thức
Đã có rất nhiều chương trình kế toán làm trên EXCEL của một số bạn I thấy khá "phức tạp", I thấy để lập sổ cái bạn ấy lập 50 Sheet cho 50 TK, ...
Theo VD về sổ TH 131 ta thấy Sổ TH331 có cấu trúc tương tự, vậy bạn hãy lập công thức ao cho khi I thay "131"->"331", "Mã KH"->"Mã NB" thì sẽ được sổ tương ứng. Với Sổ cái TK ta thấy cấu trúc sổ không hề thay đổi khi ta lập cho các TK, vậy chúng ta lập công thức sao cho khi thay "111"->"TK###" ta sẽ được Sổ cái "TK###" dù bạn có vài trăm TK thì cũng chỉ cần một Sheet duy nhất đẻ lập sổ cái!

Còn thiết kế giao diện, quy trình nghiệp vụ cuối kỳ....

Thiết kế File kế toán hoàn chỉnh thực sự là một việc không đơn giản, ta phải đầu tư cho nó rất nhiều mới có thể "mĩ mã" được. Còn rất nhiều điều I muốn chia sẻ nhưng vì không có nhiều thời gian nên mong các bạn khác tiếp tục viết để Topic này đầy đủ hơn.
 
T

the7habitsman

Guest
10/9/05
89
0
0
Hà nội
handung107 nói:
Về căn bản, chúng ta đều hiểu cách định khoản các nghiệp vụ KT. Nhưng để thiết kế một File KT, cần cái nhìn bao quát nhiều vấn đề khác nhau để lập CSDL. Do đó, chúng ta nên hệ thống lại một số vấn đề chính như sau :

Tôi sẽ chia đề tài này thành các phần như sau :
- KT tiền mặt & tiền gửi NH
- KT công nợ
- KT doanh thu
- KT chi phí
- KT các khoản ứng trước
- KT lương
- KT hàng hoá
- KT tài sản cố định
- KT tổng hợp

Rất mong được sự cộng tác của các bạn, vì dù sao KT đối với tôi chỉ là nghiệp dư, còn nhiều thiếu sót, các bạn hãy nhiệt tình đóng góp cho diễn đàn nhé

I/ KT tiền mặt - TGNH :
...

Chị Dung ơi, chị tiếp đi chứ. Rất nhiều người đang theo dõi mà chị.
 
H

haiminhdao03

Guest
6/9/05
4
0
0
44
Ha Noi
Chị Dung cho em hỏi với nhé: Em đang sử dụng file Excel KT của NHP nhưng có một điểm vướng mắc đó là đơn vị em kinh doanh lỗ nên TK lợi nhuận dư bên nợ, nhưng số liệu đó khi sang bang CĐKT thì lại không thể hiện số lỗ (thể hiện là số âm) mà là số dương thế nên tổng nguồn vốn lại cộng vào chứ không trừ đi dẫn đến tổng nguồn vốn sai và không cân với tổng tài sản. Hãy giúp em sửa lại công thức hay thế nào? thanks chị nhiều.
 
F

ForestC

Guest
11/1/05
377
1
0
44
E'rywhere
Bạn tạo một công thức lựa chọ có điều kiện theo từng cặp một (Phát sinh tăng - PS giảm + dư đầu kỳ dương - dư đầu kỳ âm). Nếu công thức cho kết quả âm thì trả về 0 còn dương thì lấy. Như vậy tương tự cho cột dư cuối kỳ bên kia, thành ra công thức mà cho kết quả âm thì nó sẽ chuyển sang cột bên kia. Các kế toán viên ở trên EFC này đều biết làm thế cả.
 
H

haiminhdao03

Guest
6/9/05
4
0
0
44
Ha Noi
Thanks Maika nhé, mình đã làm được rồi nhưng đơn giản hơn nhiều đấy, vì công thức cũ đã thể hiện được số lỗ rồi nhưng mình lại phức tạp quá nên đơn giản là nếu số dư TK 421 bên nợ thì chỉ việc thêm dấu trừ "-" phía trước là ổn.
 
H

handung107

Cao cấp
28/8/04
576
15
0
VN
www.giaiphapexcel.com
Hôm nay, tôi sẽ tiếp tục chủ đề Excel và KT của chúng ta, các bạn nhé. Các bạn có thể hình dung công việc KT tiền mặt - TGNH trên Excel như sau :
- Lập các CTGS hay sổ NKC, NKTT, NKCT
-Lập sổ quỹ TM, sổ theo dõi ngoại tệ, sổ theo dõi TGNH
-Cuối tháng, sẽ tổng hợp từ các sổ để lập bảng CDSPS, và những BC tổng hợp khác
Chúng ta sẽ thực hiện bài tập sau :
DNTN KHT là DN làm đại lý cho các Cty Colgate Palmolive (dầu gội đầu, KDR, BCDR các loại), Cty Technopia (nhang muỗi Jumbo và các mặt hàng khác), Cty LD mỹ phẩm LG Vina (sản phẩm Double Rich các loại), Cty F&N (sữa Daisy các loại), Cty hoá mỹ phẩm Dasco (Bột giặt, Nước rửa chén, nước xịt phòng...) có các nghiệp vụ KT sau :
-Tất cả các Cty trên, khi nhập hàng đều thanh toán sau qua NH trừ Cty Dasco trả bằng tiền mặt
-DN có tài khoản tiền gửi NH tại các NH phát triển nhà, NH ACB
-DN có tiền hoa hồng Cty LG trả bằng tiền mặt. Ngoài ra, Cty LG còn hỗ trợ DN một khoản tiền trả lương cho NV bán hàng các sản phẩm của LG
-Các công ty ngoài khoản HH nhập kho, còn theo dõi HH khuyến mãi cho KH do nhà phân phối cung cấp. Mỗi Cty có khoản gần 50 mặt hàng
-Dn nộp thuế và BHXH cho NV qua NH
Như vậy, việc đầu tiên, chúng ta sẽ xác định các DM tài khoản chi tiết phải mở để theo dõi các khoản mục trên
1/ Tài khoản mẹ : 111, 112, 331, 333, 334, 338, 156, 511, 515, 632, 635, 642, 711...
2/Tài khoản CT :
-1111
-1121PTN : Tiền VN gửi tại NH Phát triển Nhà
-1121ACB : Tiền VN gửi tại NH ACB
-331CP : Phải trả NCC Colgate Palmolive
-331FN : Phải trả NCC F&N
-331TNP : Phải trả NCC Technopia
-331LG :phải trả NCC LG Vina
-5111FN : Doanh thu bán hàng (SP của FN)
-5111TNP : Doanh thu bán hàng (SP của TNP)
-5111CP :Doanh thu bán hàng (SP của CP)
-5111LG :Doanh thu bán hàng (SP của LG)
-5111DAS :Doanh thu bán hàng (SP của DAS)
-5111HH : Hoa hồng trong tháng
Bạn có thể mở các tài khoản nào bạn muốn theo dõi chi tiết tương tực cho 632, 515...
Bây giờ, khi định khoản một nghiệp vụ KT, bạn hãy định khoản cả hai : TK mẹ và TK chi tiết cấp nhỏ nhất
TD :
1/Ngày 02/10/05 rút TGNH tại ACB chi trả NCC LG 30.000.000đ, ta định khoản như sau :
-Nợ 331LG : 30.000.000
-Có 1121ACB : 30.000.000
2/Thu bán hàng bằng TM ngày 03/10/05 hoá đơn các mặt hàng sữa (Cty F&N) 5.500.000đ, trong đó : DT 5.000.000 và thuế VAT 10% : 500.000đ
-Nợ 1111 : 5.500.000
-Có 5111FN : 5.000.000đ
-Có 33311 : 500.000đ
Chúng ta thử bài tập sau các bạn nhé
 
T

tranxuanthien

Guest
27/3/05
99
0
0
Tam Ky
Tim cac dong cua mot chung tu ke toan

Làm thế nào để tìm và hiển thị dòng thứ hai trở đi của cùng một chứng từ trong khi Vlookup chỉ cho kết quả đầu tiên tìm thấy?
Câu hỏi này được đặt ra khi tôi thiết kế mẫu phiếu thu chi: cần hiển thị tất cả các tài khoản đối ứng trên mẫu. Giải pháp của tôi tuy còn chưa hoàn chỉnh (bởi vậy mới nêu ra đây tranh thủ ý kiến của mọi người) nhưng đã giải đáp được.
Tại CSDL chèn thêm một cột đầu tiên để tạo một mã số dòng, giả sử một chứng từ có 3 dòng bắt đầu tại dòng 5 và số chứng từ ở cột B, công thức như sau: =If(And(A5=A4;A4=A3);B5&"-3";If(And(A5=A4;A4<>A3);B5&"-2";B5&"-1"))
Tại nơi cần hiển thị kết quả bạn có thể dùng Vlookup thoải mái rồi đó bởi số chứng từ bây giờ đã đèo thêm một cái đuôi cho biết thứ tự dòng của nó rồi (VD: 12/1-1, 12/1-2,...).
 
C

coccon

Guest
29/7/06
16
0
1
Q8, tp.HCM
Xin chào mọi người.
Mình gửi lần đầu , có sai gì thì la cho mình biết. Xin cảm ơn.

Mình thực hiện KT trên Excel như sau:
mỗi file dữ liệu là một kỳ , chỉ cần kèm BCĐ số phát sinh chi tiết kỳ trước.
File gồm nhật ký+BCĐ số phát sinh + tồn kho+ công nợ+...tùy nhu cầu.
Trong nhật ký trích được tờ khai thuế và xuất nhập tồn...
Các chi tiết được theo dõi liên tục các kỳ nhờ BCĐ số phát sinh chi tiết.
và thêm 1 file chỉ dành cho chức năng in , copy số liệu tử BCĐ số phát sinh và nhật ký, in ra mọi thứ báo cáo.
Và cuối năm copy gộp các kỳ trong năm thành 1 để dễ lập báo cáo.

Mình kém về thuật toán nên file chỉ 2000 dòng đã to = 5MB và không đẹp
Nhưng in ra cũng đủ 200 hóa đơn/ tháng.
Có ai dư giờ không? viết giúp mình cho gọn .
Xin hậu tạ.
 
T

Tran Chau

Guest
23/11/04
149
0
0
65
TP Ho Chi Minh
Lang thang trên mạng, thấy có từ:"Excel accounting ", nên mình post vào topic nầy, kg biết có đúng?
Lang thang trên mạng, thấy có từ:"Excel accounting ", nên mình post vào topic nầy, kg biết có đúng?

http://gl21client.blogspot.com/
Open source Excel accounting client
This blog provides a walk-through in creating an accounting client using Microsoft Excel. The client use GL21, an open source accounting server for Microsoft SQL Express. The blog will cover the two main tasks in accounting, reporting and journalizing. It will also cover how to manage the server using context parameters. Limited support will be given through this blog moderated comments…..

http://code.google.com/p/xldatagrid/
xldatagrid
Excel Datagrid for SQL Server 2005
The Excel Datagrid is a supporting project to GL21 Open Source project. Its objective is to provide a good datagrid in Excel which can edit the Tags table.

Requirements
To run this project you must have access to an instance of SQL Server 2005. The xls file is made in and english version of Excel from Office 2003.

How to run the project:
Download the project files to a directory. From a command line window in the same directory type 'sqlcmd -i setupTesttag.sql'.
Run Excel
Open the testTagDb.xls spreadsheet. If you have the macro security setting to medium, Excel should ask you to use the macros. Click OK or Yes. If you don't get question you may have to adjust Excel Macro settings accordingly.
Open the VBA editor by pressing Alt+F11
Search for and change the 'WSID=YOUR_SERVERNAME' to reflect your machines name.

Please use the discussion group if you have problems or suggestions.
 
M

mysterious_girl

Guest
hoangthienhuong nói:
em la thanh vien noi, muon tim hieu them ve ke toan,cac bieu mau ,cong viec can lam cua mot ke toan ,em tim nhung ma khong thay ,anh chi nao biet thi giup em voi

Bạn nhớ post bài có dấu nhé. Bạn click vào đây để xem các biểu mẫu kế toán nhé. Bạn có thể tìm hiểu thêm nhiều văn bản pháp luật về kế toán khác tại thư viện của wkt. Bằng cách, click chuột vào góc trái bên trên cùng có chữ "thư viện".

Have a nice weekend!
MG
 
Trạng thái
Không mở trả lời sau này.

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA