ketoan4mat nói:
Tất cả các chi tiết trên liên 2 và liên 3 của hóa đơn đều là nét mực copy từ giáy cacbon của liên 1 in xuống (kể cả chữ ký).
To Bathanh: "Tổng cục Thuế vừa ban hành Công văn số 4331 quy định, chữ ký trên chứng từ kế toán phải được ký bằng bút mực". Bằng bút mực ở đây theo 4mat hiểu là ký vào liên 1 thôi, còn liên 2-3 fải là nét mực Cacbon đó.
Theo bathanh hiểu thì vấn đề lại khác
Thực chất, trong thời gian qua, việc sử dụng con dấu chữ ký tràn lan, dẫn tới sự mất kiểm soát không chỉ của CQCN mà ngay của đơn vị. Nhằm tránh điều này, cơ quan quản lý mới ban hành cái CV như vậy.Việc quy định trong CV là
bút mực hàm ý chỉ ký trực tiếp = tay với loại mực không bay hơi mất theo thời gian thôi.
Nhưng khổ nỗi, từ xưa tới nay, bút sa gà chết. Cái khái niệm bút mực lại khác hoàn toàn. Nếu hiểu máy móc, thì đó là bút viết bằng mực nước, ngay bút bi, bút dạ v.v. đều không được, cho dù nét bút đúng là nét chữ ký, và chữ ký đó không bị bay mất.
Việc ký qua giấy carbon không đảm bảo an toàn theo thời gian. Vì sẽ bị bay mất chữ ký. Chứng từ kế toán thông lệ, theo luật định được lưu 5 năm mới được hủy, Khi đó chữ ký bay mất tiêu rồi, cách nào chứng minh tính hợp pháp của chứng từ?
Hy vọng rằng, mỗi chúng ta khi vận dụng luật định, cần hiểu thấu đáo bản chất, ý đồ của người làm luật. Có thể ngôn từ không diễn đạt được điều cần làm.
Chính vì vậy nên chúng ta thường có thuật ngữ:
theo tinh thần ..........
Đây chính là điểm dở nhất của hệ thống văn bản pháp quy và của cả cơ quan hành pháp lẫn các chủ thể chịu sự điều tiết của các quy phạm pháp luật.