Các thủ tục vay tiền, thế chấp, bảo lãnh ở ngân hàng.

  • Thread starter thienkim08
  • Ngày gửi
P

panda984

Guest
21/10/09
2
0
0
46
\tPHCM
a. Thủ tục vay tiền:
1. Thủ tục pháp lý gồm các giấy tờ
- Giấy chứng nhận DKKD
- Mã số thuế
- Quyết định bổ nhiệm Giám đốc (hoặc Chủ tịch HDQT - nếu có)
- quyết định bổ nhiệm kế toán trưởng
- biên bản họp hội đồng cổ đông về việc sáng lập công ty
- biên bản họp hội đồng cổ đông về việc vay vốn ngân hàng
- chứng nhận vốn góp của các thành viên
- điều lệ công ty
2. Hồ sơ tài chính:
- Giấy đề nghị vay vốn
- Phương án vay vốn
- BCTC đến thời điểm vay vốn (tính từ tháng 1/2009 đến thời điểm hiện tại - báo cáo này bạn làm bình thường như BCTC cuối năm, nhưng chỉ cần bảng cân đối kế toán và BC kết quả HDKD thôi)
- phô tô bản kê khai thuế từ đầu năm 2009 đến thời điểm làm vốn vay
- hợp đồng đầu vào - đầu ra sắp thực hiện (cái này để chứng minh nguồn trả nợ)
- một số hợp đồng đầu vào - đầu ra đã thực hiện (chọn những cái có giá trị lớn cho hoành tráng nhé...hiii)
chú ý nhé:
- bạn vay ở ngân hàng nào thì phải mở TK ở ngân hàng đó thì mới được vay đấy
- khi vay vốn thì NH sẽ yêu cầu có TS thế chấp - điều này là bắt buộc (ô tô, nhà cửa...) bạn phải trình những giấy tờ gốc để chứng minh TS đó là thuộc quyền sở hữu của công ty bạn.

b. Về thế chấp vay vốn:
- Thủ tục pháp lý:
- Giấy phép ĐKKD
- Mã số thuế
- QD bổ nhiệm GD và KTT
- Biên bản họp về việc thế chấp vay vốn
- Giấy tờ chứng minh nguồn gốc và quyền sở hữu của cty đối với TS thế chấp

c. Về thủ tục bảo lãnh (có phải là bảo lãnh thực hiện hợp đồng ko?) trong trường hợp này còn liên quan đến bên thứ 3 – bên mua
bạn làm thủ tục bảo lãnh với ngân hàng – cái này sẽ có mẫu của ngân hàng và họ sẽ làm cho bạn.

Cám ơn bạn rất nhiều!
Công Ty mình cũng đang cần các thông tin này!
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
T

trungnguyen129

Guest
2/3/09
1
0
0
42
HA Noi
Về hồ sơ vay vốn ngân hàng

Gửi các anh (chị) kế toán

Hôm nay là ngày thứ 526 tôi tham gia WEBKETOAN. Thực sự đây là một diễn đàn rất bổ ích, thực tế thì tôi đã học hỏi được rất nhiều từ các đóng góp của các bạn. Tuy nhiên cho đến nay tôi chưa có chút đóng góp gì cho diễn đàn (hiện tại đang bị BQT nhắc nhở về việc không có bài ), tôi xin rút kinh nghiệm và khắc phục khuyết điểm của mình.

Về đề tài các bạn nêu trên, tôi thấy rằng đã có câu trả lời đầy đủ rõ ràng, tuy nhiên với mục tiêu nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ của Ngân hàng hiện nay các bạn có thể được tư vấn đầy đủ nhất khi liên hệ trực tiếp cán bộ ngân hàng. Lý do: tùy theo loại hình doanh nghiệp và ngành hàng Công ty bạn đang kinh doanh CBNH sẽ tư vấn cụ thể hơn về chính sách tín dụng, HTLS cũng như hồ sơ vay vốn.

Các bạn có thể liên hệ trực tiếp với tôi

Mr. Trung - Phụ trách PDG Hồ Tây - MaritimeBank
SDT: 01254099099/04.37152942
 
N

NguyetTung

Guest
17/9/09
14
0
0
Hà Nội
a. Thủ tục vay tiền:
1. Thủ tục pháp lý gồm các giấy tờ
- Giấy chứng nhận DKKD
- Mã số thuế
- Quyết định bổ nhiệm Giám đốc (hoặc Chủ tịch HDQT - nếu có)
- quyết định bổ nhiệm kế toán trưởng
- biên bản họp hội đồng cổ đông về việc sáng lập công ty
- biên bản họp hội đồng cổ đông về việc vay vốn ngân hàng
- chứng nhận vốn góp của các thành viên
- điều lệ công ty
2. Hồ sơ tài chính:
- Giấy đề nghị vay vốn
- Phương án vay vốn
- BCTC đến thời điểm vay vốn (tính từ tháng 1/2009 đến thời điểm hiện tại - báo cáo này bạn làm bình thường như BCTC cuối năm, nhưng chỉ cần bảng cân đối kế toán và BC kết quả HDKD thôi)
- phô tô bản kê khai thuế từ đầu năm 2009 đến thời điểm làm vốn vay
- hợp đồng đầu vào - đầu ra sắp thực hiện (cái này để chứng minh nguồn trả nợ)
- một số hợp đồng đầu vào - đầu ra đã thực hiện (chọn những cái có giá trị lớn cho hoành tráng nhé...hiii)
chú ý nhé:
- bạn vay ở ngân hàng nào thì phải mở TK ở ngân hàng đó thì mới được vay đấy
- khi vay vốn thì NH sẽ yêu cầu có TS thế chấp - điều này là bắt buộc (ô tô, nhà cửa...) bạn phải trình những giấy tờ gốc để chứng minh TS đó là thuộc quyền sở hữu của công ty bạn.

b. Về thế chấp vay vốn:
- Thủ tục pháp lý:
- Giấy phép ĐKKD
- Mã số thuế
- QD bổ nhiệm GD và KTT
- Biên bản họp về việc thế chấp vay vốn
- Giấy tờ chứng minh nguồn gốc và quyền sở hữu của cty đối với TS thế chấp

c. Về thủ tục bảo lãnh (có phải là bảo lãnh thực hiện hợp đồng ko?) trong trường hợp này còn liên quan đến bên thứ 3 – bên mua
bạn làm thủ tục bảo lãnh với ngân hàng – cái này sẽ có mẫu của ngân hàng và họ sẽ làm cho bạn.
Em thấy anh(chị)đã trả lời rất nhiệt tình và đầy tinh thần chia sẻ giúp đỡ mọi người trong diễn đàn.Anh có thể cho em hỏi thêm về thủ tục vay tiền trực tiếp, thủ tục chuyển khoản để mua hàng hay thanh toán cho người bán.Em mới làm nên cũng chưa biết gì mong anh và mọi người trong diễn đàn trả lời giúp em với.Em xin cảm ơn cả nhà ạ.
 
H

HXR02

Trung cấp
7/11/08
191
2
18
Hà Nội
Em thấy anh(chị)đã trả lời rất nhiệt tình và đầy tinh thần chia sẻ giúp đỡ mọi người trong diễn đàn.Anh có thể cho em hỏi thêm về thủ tục vay tiền trực tiếp, thủ tục chuyển khoản để mua hàng hay thanh toán cho người bán.Em mới làm nên cũng chưa biết gì mong anh và mọi người trong diễn đàn trả lời giúp em với.Em xin cảm ơn cả nhà ạ.

chào bạn lâu nay bận cv nên hôm nay mới vào diễn đàn. mình không làm bên ngành ngân hàng nhưng mình xin trả lời bạn dựa trên kinh nghiệm của mình nhé
- về thủ tục vay tiền trực tiếp - ko rõ ý bạn hỏi lắm, bạn nói rõ hơn nhé?
- thủ tục chuyển khoản để mua hàng:
+ đối với hàng mua trong nước: bạn chỉ cần làm uỷ nhiệm chi (theo mẫu có sẵn của ngân hàng) trên đó ghi số tiền trả, nội dung thanh toán thì bạn ghi: thanh toán cho hoá đơn số...ngày...tháng...năm... Nếu trả trước cho người bán thì bạn ghi là thanh toán cho hợp đồng kinh tế số...ký ngày...tháng...năm...
+ đối với hàng nhập khẩu: khi thanh toán cho người bán ở nước ngoài thì bạn càn có những giấy tờ sau:
* Lệnh chuyển tiền (mình post mẫu này lên nhưng ko đc, bạn nào cần thì mail cho mình: flower.mth@gmail.com )
* hợp đồng kinh tế
* Nếu thanh toán sau khi hàng về bạn cần có thêm tờ khai hải quan, Invoi, packinhlist (tất cả là bản sao y bản chính)
trên đây là những giấy tờ cơ bản cho việc thanh toán, còn tuỳ yêu cầu riêng của từng ngân hàng sẽ có những giấy tờ liên quan khác.
Thân!
 
Sửa lần cuối:
  • Like
Reactions: windka
G

giaptin

Guest
23/4/09
4
0
0
ha noi
hay đấy các bạn
chỉ dùm anh em nhá
hjc
 
G

giaptin

Guest
23/4/09
4
0
0
ha noi
kiểm toán

1) Gian lận : là những hành vi cố ý làm sai lệch thông tin kinh tế, tài chính do một hay nhiều người trong hội đồng quản trị, ban giám đốc , cá nhân viên hoặc bên thứ 3 thực hiện làm ảnh hưởng đến báo cáo tài chính.
Biểu hiện:
- xuyên tạc, làm giả chứng từ, tài liệu liên quan đến báo cáo tài chính
- sửa đổi chứng từ, tài liệu kế toán làm sai lệch báo cáo tài chính/
- biển thủ tài sản
- che dấu hoặc cố ý bỏ sót các thông tin tài liệu hoặc nghiệp vụ kinh tế làm sai lệch báo cáo tài chính.
- Ghi chép các nghiệp vụ kinh tế không đúng sự thật
- Cố ý lạm dụng sai các chuẩn mực, nguyên tắc,phương pháp và chế độ kế toán, chính sách tài chính.
- Cố ý tính toán sai về số học
2) sai sót : lầ những lỗi không cố ý có ảnh hưởng đến báo cáo tài chính
- lỗi về tính toán số học hoặc ghi chép sai
- bỏ sót hoặc hiểu sai làm sai các khoản mục các nghiệp vụ kinh tế
- áp dụng sai các chuẩn mực, nguyên tắc, phương pháp và chế độ kế toán chính sách tài chính nhưng không cố ý.
Trách nhiệm của giám đốc
Giám đốc đơn vị chịu trách nhiệm trực tiếp trong việc ngăn ngừa , phát hiện và sử lý các gian lận và sai sót trong đơn vị thông qua việc xây dựng và duy trì thực hiện thương xuyên hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ thích hợp. Do hạn chế vốn có của hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ nên khó có thể loại trừ hoàn toàn khả năng xảy ra gian lận hoặc sai sót.
Trách nhiệm của kiểm toán viên trong công ty kiểm toán
Trong quá trình kiểm toán , kiểm toán viên và công ty kiểm toán có trách nhiệm giúp đỡ đơn vị phát hiện, xử lý sai sót , nhưng kiểm toán viên và công ty kiểm toán không phải chịu trách nhiệm trực tiếp trong việc ngăn ngừa các gian lận và sai sót ở đơn vị mà họ kiểm toán
Đánh giá rủi ro
Khi lập kế hoạch và khi thực hiện kiểm toán, kiểm toán viên và công ty kiểm toán phải đánh giá rủi ro về những gian lận và sai sót có thể có, làm ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính, và phải trao đổi với giám đốc ( hoặc người đứng đầu đơn vị ) về mọi gian lận hặc sai sót quan trọng phát hiện được.
Ngoài các hạn chế trong thiết kế và thực hiện hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ, những tính huống hoặc sự kiện làm tăng rủi ro do gian lận hoặc sai sót
- các vấn đề liên quan đến tính chính trực hoặc năng lực của ban giám đốc
- Các sức ép bất thương đối với đơn vị
- Các nghiệp vụ và sự kiện không bình thường
- Những khó khăn liên quan đến thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp
- Những nhân tố từ môi trường tin học liên quan đến các tình huống và sự kiện nêu trên.
trên cơ sở đánh giá rủi ro kiểm toán viên phải thiết lập các thủ tục kiểm toán thích hợp nhằm đảm bảo các gian lận và sai sót có ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính đều được phát hiện.
kiểm toán viên phải thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp để chứng minh là không có gian lận hoặc sai sót làm ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính ; hoặc nếu có gian lận, sai sót thì đã được phát hiện, được sửa chữa hoặc đã trình bày trong báo cáo tài chính và kiểm toán viên phải chỉ ra ảnh hưởng của gian lận và sai sót trên báo cáo tài chính. Khả năng phát hiện sai sót thường cao hơn khả năng phát hiện gian lận vì gian lận thường kềm theo các hành vi cố ý che dấu.
Do những hạn chế vốn có của kiểm toán, nên dù kiểm toán viên đã tuân thủ những nguyên tắc và thủ tục kiểm toán thì rủi ro do không phát hiện hết các gian lận và sai sót làm ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính vẫn có thể xảy ra. Khi xảy ra rủi ro do không phát hiện hết các gian lận và sai sót làm ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính đã được kiểm toán thì phải xem xét việc chấp hành đầy đủ nguyên tắc và thủ tục kiểm toán trong từng hoàn cảnh cụ thể và tính thích hợp của các kết luận trong báo cáo kiểm toán dựa trên kết quả của các thủ tục kiểm toán đã thực hiện
Những hạn chế vốn có của kiểm toán
Công việc kiếm toán thường chịu rủi ro do không phát hiện hết các sai phạm làm ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính, kể cả khi cuộc kiểm toán đã được lập kế hoạch và tiến hành theo đúng chuẩn mực kiểm toán Việt nam hoặc chuẩn mực kiểm toán Quốc tế được chấp nhận
Rủi ró không phát hiện hết các sai phạm trọng yếu do gian lận cao hơn rủi ro không phát hiện hết các sai phạm trọng yếu do sai sót. Vì gian lận thường đi kèm với các hành vi cố ý che dấu gian lận. kiểm toán viên có quyền chấp nhận những giải trình, các ghi chép và tài liệu của khách hàng khi có bằng chứng về việc không có gian lận và sai sót. Tuy vậy, kiểm toán viên phải có thái độ hoài nghi mang tính nghề nghiệp trong quá trình lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán và phải luôn ý thức được rằng có thể tồn tại
những tình huống hoặc sự kiện dẫn đến những sai sót trọng yếu trong báo cáo tài chính.
Do những hạn chế vốn có của hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ nên vẫn có khả năng xảy ra gian lận hoặc sai sót làm ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính. Hệ thống kiểm soát nội bộ có thể không phát hiện được gian lận do sự thông đồng giữa các nhân viên hoặc gian lận của ban giám đốc.
Những thủ tục cần được tiến hành khi có dấu hiệu gian lận hoặc sai sót
Trong quá trình kiểm toán, khi xét thấy có dấu hiệu về gian lận hoặc sai sót kiểm toán viên và công ty kiểm toán phải xem xét những ảnh hưởng của gian lận và sai sót đến báo cáo tài chính. Trường hợp kiểm toán viên và công ty kiểm toán cho rằng gian lận hoặc sai sót có thể ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính thì phải thực hiện sửa đổi và bổ sung những thủ tục kiểm toán thích hợp.
Mức độ sửa đổi và bổ sung các thủ tục kiểm toán phụ thuộc và sự đành giá của kiểm toán viên về:
a) các loại gian lận và sai sót đã được phát hiện
b) tần suất xảy ra gian lận hoặc sai sót
c) khả năng tái diễn của một loại gian lận hoặc sai sót cụ thể có thể ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính.
Kiểm toán viên không được cho rằng các gian lận và sai sót xảy ra là đơn lẻ và biệt lập, trừ khi đã xác định rõ ràng. Nếu cần thiết, kiểm toán viên phải điều chỉnh lại nội dung, lịch trình và phạm vi các thử nghiệm cơ bản
Việc thực hiện các thủ tục kiểm toán sửa đổi và bổ sung thường giúp cho kiểm toán viên khẳng định hoặc xóa bỏ nghi ngờ về gian lận hoặc sai sót. Trường hợp kết quả của các thủ tục sửa đổi và bổ sung không xóa bỏ được nghi ngờ về gian lận và sai sót, thì kiểm toán viên và công ty kiểm toán phải thảo luận vấn đề này với ban giám đốc đơn vị được kiểm toán và phải đánh giá ảnh hưởng của nó đến báo cáo tài chính và báo cáo kiểm toán.
Kiểm toán viên phải xem xét ảnh hưởng của các gian lận và sai sót trọng yếu trong mối liên hệ với khía cạnh khác của cuộc kiểm toán, đặc biệt là độ tin cậy trong các giải trình của giám đốc. trường hợp hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ không phát hiện được gian lận và sai sót hoặc các gian lận và sai sót không được đề cập trong giáo trình của giám đốc thì kiểm toán viên phải xem xét lại việc đánh giá rủi ro và độ tin cậy của giải trình đó. Khả năng phát hiện gian lận và sai sót của kiểm toán viên sẽ tùy thuộc vào mối quan hệ giữa cã sai phạm với các hành vi cố tình che dấu sai phạm; giứa các thủ tục kiểm soát cụ thể của ban giám đốc và các nhân viên liên quan

3)Đánh giá rủi ro kiểm toán: là việc kiểm toán viên và cong ty kiểm toán xác định mức độ rủi ro kiểm toán có thể xảy ra là cao hay thấp., bao gồm đánh giá rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát và rủi ro phát hiện. rủi ro kiểm toán được xác định trước khi lập kế hoạch và trước khi thực hiện kế hoạch.
4) Trọng yếu : là thuật ngữ dùng để thể hiện tầm quan trọng của một thông tin hoặc một số liệu trong báo cáo tài chính.
5) Thủ tục kiểm soát : là các quy chế và thủ tục do ban lãnh đạo đơn vị thiết lập và chỉ đạo thực hiện trong đơn vị nhằm đạt được mục tiêu quản lý cụ thể.
6)Để hiểu biết về hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ KTV dựa vào:
- kinh nghiệm và hiểu biết của mình trước đây về lĩnh vực hoạt động và về đơn vị.
- Nội dung và kết quả trao đổi với ban giám đốc, với các phòng ban và đối chiếu với các tài liệu liên quan.
- Việc kiểm tra, xem xét các tài liệu, các thông tin do hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ cung cấp.
- Việc quan sát các hoạt đọng và nghiệp vụ của đơn vị , như: tổ chức hệ thống thông tin, quản lý nhân sự, hệ thống kiểm soát nội bộ, quá trình xử lý các nghiệp vụ kinh tế, giao dịch giữa các bộ phận đơn vị.
7) thử nghiệm kiểm soát bao gồm:
- kiểm tra chứng từ của các nghiệp vụ kinh tế và các sự kiện để thu thập bằng chứng kiểm toán về hoạt động hữu hiệu của hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ, ví dụ kiểm tra các chứng từ liên quan đến phiếu chi tiền có được phê duyệt đầy đủ hay không?
- Phỏng vấn, quan sát thực tế việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ kiểm soát của những người thực thi công việc kiểm soát nội bộ xem có để lại bằng chứng kiểm soát hay không?
- Kiểm tra lại việc thực hiện thủ tục kiểm soát nội bộ, ví dụ kiểm tra lại bảng đối chiếu tiền gửi của đơn vị với ngân hàng, xem xét lai jvawn bản kiểm kê quỹ, kiểm kê hàng tồn kho, đối chiếu lại công nợ để đảm bảo rằng chúng có được đơn vị thực hiện hay không
8) mức độ rủi ro phát hiện tỷ lệ nghịch với mức độ rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát. Ví dụ , khi rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát được đánh giá là cao thì rủi ro phát hiện được đánh giá là thấp để giảm rủi ro kiểm toán xuống thấp đến mức có thể chấp nhận được. Ngược lại, khi rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát được đánh giá là thấp thì có thể chấp nhận mức độ rủi ro phát hiện cao hơn nhưng vẫn đảm bảo giảm rủi ro kiểm toán xuống thấp đến mức có thể chấp nhận được.
9) Lấy mẫu thống kê: là phương pháp :
- các phần tử được lựa chọn ngẫu nhiên vào mẫu
- Sử dụng lý thuyết xác suất thống kê để đánh giá kết quả mẫu, bao gồm cả việc định lượng rủi ro lấy mẫu.
10) Lựa chọn phần tử thử nghiệm để thu thập bằng chứng kiểm toán
- Khi thiết kế các thủ tục kiểm toán, kiểm toán viên xác định các phương pháp thích hợp để lựa chọn các phần tử kiểm tra. Các phương pháp có thể được lựa chọn:
a) Chọn toàn bộ ( 100%)
b) Lựa chọn các phần tử đặc biệt
c) Lấy mẫu kiểm toán

11) khi thực hiện thử nghiệm kiểm soát không cần phải dụ tính sai sót trong tổng thể vì tỷ lệ sai sót của mẫu cũng là tỷ lệ sai sót dự tính của tổng thể.
II) Kiểm toán các ước tính kế toán
1) các phương pháp áp dụng
- Khi xem xét và kiểm tra quá tình lập các ước tính kế toán của đơn vị
- Khi kiểm toán viên lập một ước tính độc lập để so sánh ước tính của đơn vị
- Xem xét sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc năm tài chính nhưng trước ngày lập báo cáo kiểm toán để xác nhận các ước tính kế toán đã lập.
III) Sử dụng tư liệu của kiểm toán nội bộ
 
G

Gautrucxynh

Guest
28/3/08
46
0
0
38
Hà Nội
Co em xin mẫu công văn gia hạn nợ tín dụng với ạ!

Em vừa nghĩ vừa viết chẳng hợp ý Sếp lắm. Mong mọi người giúp đỡ.
 
D

doan gia binh

Guest
14/1/10
5
0
0
36
phu tho
Công việc của em là giao dịch với ngân hàng, hiện tại em cũng chỉ biết thực giao dịch chuyển tiền TT, còn làm thủ tục vay tiền, thế chấp, bảo lãnh em chưa biết làm thế nào. Các anh, chị và các bạn giúp em với nhé. Em cảm ơn nhiều!

thứ nhất vay nguyên vật liệu khi bạn đi vay: Bạn cần lập bảng kê nguyên vật liệu ứng với số tiền cần vay, phiếu cân hàng hay phiếu nhập kho xác định số lượng của nguyên vật liệu đó. Khi vay được rùi thì lần sau bạn đến trả ngân hàng phiếu chi và chứng từ khác kèm theo mà bạn ứng với số tiền trên .
Còn đối với lương thì bạn cần có bảng luơng khi đi vay khi trả lương công nhân xong bạn cần chữ ký của công nhân nhận tiền trên bảng lương kèm theo phiều chi. Còn nhiều lắm bạn phải tự làm thì lúc đó mới thành phát hiện chúc bạn may mắn
 
H

hienhht

Guest
17/7/09
1
0
0
Ha noi
chào cả nhà nhé. Công ty mình mua hàng có trị giá 89 triệu từ năm 2008 đến tháng 01/2009 mới thanh toán, công ty mình ko thanh toán trực tiếp mà công ty X sẽ trả nợ cho nhà cung cấp bên mình, vi 2 bên làm bù trừ công nợ với nhau có công văn kèm theo và đi bằng UNC vào tháng 01/09, và đến tháng 08/09 bên công ty mình mới lấy HĐ của bên nhà cung cấp. Vậy cho mình hỏi thế số thuế GTGT bên mình có đcj khấu trừ không.
Mong các anh chị giúp đỡ em nhé. xin gửi vào mail của em là buithihien@tscvietnam.com.vn
 
N

nu0000

Guest
2/4/10
1
0
0
42
ha noi
[chào các anh chị). em đang cần mẫu hợp đồng thuê, mượn tài sản và hơp đồng thanh lý tài sản cố định. Anh chị nao co mẫu gửi cho em 1 bản nhé. địa chỉ của em : adztelecom@gmail.com>cảm ơn anh chị rất nhiều
 
N

nguyenvanquynh98

Guest
2/4/10
1
0
0
bac giang
a. Thủ tục vay tiền:
1. Thủ tục pháp lý gồm các giấy tờ
- Giấy chứng nhận DKKD
- Mã số thuế
- Quyết định bổ nhiệm Giám đốc (hoặc Chủ tịch HDQT - nếu có)
- quyết định bổ nhiệm kế toán trưởng
- biên bản họp hội đồng cổ đông về việc sáng lập công ty
- biên bản họp hội đồng cổ đông về việc vay vốn ngân hàng
- chứng nhận vốn góp của các thành viên
- điều lệ công ty
2. Hồ sơ tài chính:
- Giấy đề nghị vay vốn
- Phương án vay vốn
- BCTC đến thời điểm vay vốn (tính từ tháng 1/2009 đến thời điểm hiện tại - báo cáo này bạn làm bình thường như BCTC cuối năm, nhưng chỉ cần bảng cân đối kế toán và BC kết quả HDKD thôi)
- phô tô bản kê khai thuế từ đầu năm 2009 đến thời điểm làm vốn vay
- hợp đồng đầu vào - đầu ra sắp thực hiện (cái này để chứng minh nguồn trả nợ)
- một số hợp đồng đầu vào - đầu ra đã thực hiện (chọn những cái có giá trị lớn cho hoành tráng nhé...hiii)
chú ý nhé:
- bạn vay ở ngân hàng nào thì phải mở TK ở ngân hàng đó thì mới được vay đấy
- khi vay vốn thì NH sẽ yêu cầu có TS thế chấp - điều này là bắt buộc (ô tô, nhà cửa...) bạn phải trình những giấy tờ gốc để chứng minh TS đó là thuộc quyền sở hữu của công ty bạn.

b. Về thế chấp vay vốn:
- Thủ tục pháp lý:
- Giấy phép ĐKKD
- Mã số thuế
- QD bổ nhiệm GD và KTT
- Biên bản họp về việc thế chấp vay vốn
- Giấy tờ chứng minh nguồn gốc và quyền sở hữu của cty đối với TS thế chấp

c. Về thủ tục bảo lãnh (có phải là bảo lãnh thực hiện hợp đồng ko?) trong trường hợp này còn liên quan đến bên thứ 3 – bên mua
bạn làm thủ tục bảo lãnh với ngân hàng – cái này sẽ có mẫu của ngân hàng và họ sẽ làm cho bạn.
em mới học song ra trường và đang làm trong 1 công ty xây dựng. sếp bắt em phải viết hồ sơ vay vốn của ngân hàng và phương hướng phát triển kinh doanh của công ty mà em vẫn hơi lơ mơ. tổng mức đầu tư, khấu hao, lãi vay, kế hoạch trả nợ, tính toán IRR, NPV. các bác, các anh các chị nào biết hay có thì giúp em với nhé!thanks!
 
H

haiyenpt

Guest
22/4/09
39
0
6
Hà Nội
Vụ Vay Vay Vay.....Nợ Nợ Nợ này đôi lúc cũng đau đầu...Mỗi ngân hàng một kiểu báo cáo khác nhau......mà quan trọng nhất vẫn là bộ BCTC.....
- BCTC nộp cho thuế
- BCTC điều hành( hay còn gọi là nội bộ)......

Theo tớ hiểu ngân hàng sẽ căn cứ vào số liệu trên BCTC đưa ra các chỉ tiêu phân tích tài chính, xem khả năng của DN ra sao....

Vì thế tớ đang nghĩ : Tại sao chúng ta ko làm "ngược" nhỉ? Tức là Dùng những chỉ tiêu TC đó để lập lại BCTC của mình cho "đẹp"....

Theo các pác , cách làm này có khả thi ko

Hihihi. Pác thật là thông mình!!! Trước đây em đã từng sử dụng chiêu này đó. Để đạt được khả năng thanh toán và tỷ suất tài trợ mà NH yêu cầu em đã phải tự chế làm sao cho Tài sản và nguồn vốn ...đạt được con số mong muốn đó. Còn cái vụ vay vốn lưu động ấy pác ạ em là em cứ phải tự "bốc thuốc" tài sản và doanh thu để vòng quay nó còn dài dài không có suốt ngày phải đáo hạn với pác NH thì mệt lắm.
 
H

haiyenpt

Guest
22/4/09
39
0
6
Hà Nội
Em chào cả nhà. Lâu rồi không vào Web chẳng bít có gì mới không?
Hiện em bắt đầu chuyển sang mảng vay vốn NH, em đang làm thủ tục vay vốn ngân hàng đầu tư mà thấy nhiều giấy tờ phức tạp quá.Em đã chuẩn bị xong hồ sơ pháp lý hiện chuẩn bị tài sản thế chấp. Em muốn hỏi mức thế chấp là bao nhiêu? Ngân hàng cứ đòi hỏi sổ đỏ của khu đất em xây dựng siêu thị, liệu có thế chấp bằng tài sản khác được không?

Chào bạn! Nếu bên bạn vay vốn của Ngân hàng với tài sản hình thành từ vốn vay và kế hoạch trả nợ chính bằng dự án xây dựng trên khu đất đó thì đương nhiên Ngân hàng phải đòi hỏi GCN quyền sử dụng khu đất đó.Ngoài ra họ còn yêu cầu Dự án xây dựng, Dự toán công trình, Giấy phép xây dựng.. và một số hồ sơ pháp lý liên quan đến khu đất bạn định xây dựng. Bởi khi bạn vay vốn để phục vụ cho dự án đó nhưng NH chưa có cơ sơ xác minh nguồn vốn họ cung cấp cho khách hàng có đúng để phục vụ dự án đó không. Nói chung vay vốn để phục vụ dự án này nan giải lắm mình còn hoàn thiện chứng từ gì và thắc mắc thế nào thì hỏi trực tiếp quản lý tín dụng họ sẽ hướng dẫn. Chúc bạn thành công!
 
H

haiyenpt

Guest
22/4/09
39
0
6
Hà Nội
Các bác cho e hỏi 1 vấn đề này
Công ty e trước có vay ngân hàng 1 món để mở L/C, hợp đồng vay đã kí rồi, L/C đã mở rồi, nhưng ngân hàng chưa giải ngân món vay đó, vậy khoản vay đấy có được tính vào tổng dư nợ của công ty ko? vì nếu tính cả món vay này vào thì công ty e đã vượt hạn mức vay rồi, ko được vay thêm món mới nữa, nhưng nếu ko tính thì công ty vẫn được vay tiếp vì chưa vượt tổng dư nợ của ngân hàng. Sếp thì cứ yêu cầu e fải vay được để làm hợp đồng mới còn ngân hàng thì kiên quyết ko cho vay, e chết đây

Tổng dư nợ của công ty bạn tại thời điểm mở LC chưa được tính vì khoản vay đó NH chưa giải ngân thanh toán cho khách hàng của bạn. Món vay chỉ phát sinh khi chứng từ mở LC về đến NH và thời hạn cty bạn phải thanh toán với khách hàng. Tuy nhiên số tiền đó NH giữ lại để thanh toán cho LC khi đến hạn phải thanh toán cho nên hạn mức của cty bạn đã hết và không thể giải ngân thêm một khoản vay mới nữa.Bạn nên giải thích cụ thể thì sếp bạn hiểu và ok thôi.
 
H

hienhn82

Guest
21/3/09
3
0
0
41
Vinh Hưng - Hà Nội
Công việc của em là giao dịch với ngân hàng, hiện tại em cũng chỉ biết thực giao dịch chuyển tiền TT, còn làm thủ tục vay tiền, thế chấp, bảo lãnh em chưa biết làm thế nào. Các anh, chị và các bạn giúp em với nhé. Em cảm ơn nhiều!

Em đừng lo lắng quá, trước đây chị cũng như em vậy. Khi em cần làm những thủ tục đó e ra liên hệ với ngân hàng. Nhân viên giao dịch(hoặc người phụ trách mảng đó) sẽ hướng dẫn em cụ thể. Vì mỗi ngân hàng họ đều có những form mẫu khác nhau. Một hai lần e sẽ quen thôi
 
D

duonglien2010

Guest
29/1/10
8
0
0
lào cai
các anh chị ơi giúp em với !! công ty em thế chấp ô tô vay tiền ngân hàng để trả nợ tiền mua hàng. giá trị của ô tô là 422 triệu đem đi thế chấp dc ngân hàng cho vay số tiền 500triệu nhưng số tiền này ko vay hết luôn dc 1 lúc mà khi nào có hoá đơn mua hàng về thì chỉ dc vay 70% tổng số tiền của hoá đơn đó , VD là tổng tiền hàng trong 1 hoá đơn là 100 triệu thì dc vay 70 triệu và những hoá đơn tiếp theo cũng thế .Tổng cộng đã vay 191 Triệu thì cty em dừng lại ko vay nữa vì khoản vay này làm ăn không có lãi nên cty em đã trả hết nợ gốc lẫn lãi các anh chị giúp em với về phần số tiền thế chấp ô tô để vay tiền ngân hàng. em cảm ơn anh chị !!!
 
V

vttrung

Sơ cấp
11/11/08
10
0
0
Hà Nội
các anh chị ơi giúp em với !! công ty em thế chấp ô tô vay tiền ngân hàng để trả nợ tiền mua hàng. giá trị của ô tô là 422 triệu đem đi thế chấp dc ngân hàng cho vay số tiền 500triệu nhưng số tiền này ko vay hết luôn dc 1 lúc mà khi nào có hoá đơn mua hàng về thì chỉ dc vay 70% tổng số tiền của hoá đơn đó , VD là tổng tiền hàng trong 1 hoá đơn là 100 triệu thì dc vay 70 triệu và những hoá đơn tiếp theo cũng thế .Tổng cộng đã vay 191 Triệu thì cty em dừng lại ko vay nữa vì khoản vay này làm ăn không có lãi nên cty em đã trả hết nợ gốc lẫn lãi các anh chị giúp em với về phần số tiền thế chấp ô tô để vay tiền ngân hàng. em cảm ơn anh chị !!!

Mình vẫn chưa hiểu ý bạn định hỏi gì?
 
H

haivan23

Guest
17/10/07
1
0
0
41
VIET TRI
cam on rat nhieu,vi ban da dang cac thong tin ma ban dua len dien dan WKT
 
pipi134

pipi134

Trung cấp
11/11/09
152
5
0
36
Sơn Tây
em mới học song ra trường và đang làm trong 1 công ty xây dựng. sếp bắt em phải viết hồ sơ vay vốn của ngân hàng và phương hướng phát triển kinh doanh của công ty mà em vẫn hơi lơ mơ. tổng mức đầu tư, khấu hao, lãi vay, kế hoạch trả nợ, tính toán IRR, NPV. các bác, các anh các chị nào biết hay có thì giúp em với nhé!thanks!

bạn hỏi câu này chắc bạn ko học chuyên ngành tài chính kế toán. IRR và NPV là các chỉ số để tính giá trị tương lai quy về hiện tại.
Tổng mức đầu tư: chính là mục đích vay và bạn dùng tiền vay cho tổng mức đầu tư là bao nhiêu...
Tốt nhất bạn có thể hỏi cán bộ tín dụng, họ sẽ hướng dẫn bạn cụ thể. đó là trách nhiệm của họ mà
 
P

PTND

Sơ cấp
17/6/09
18
0
0
37
Hà Nội
a. Thủ tục vay tiền:
1. Thủ tục pháp lý gồm các giấy tờ
- Giấy chứng nhận DKKD
- Mã số thuế
- Quyết định bổ nhiệm Giám đốc (hoặc Chủ tịch HDQT - nếu có)
- quyết định bổ nhiệm kế toán trưởng
- biên bản họp hội đồng cổ đông về việc sáng lập công ty
- biên bản họp hội đồng cổ đông về việc vay vốn ngân hàng
- chứng nhận vốn góp của các thành viên
- điều lệ công ty
2. Hồ sơ tài chính:
- Giấy đề nghị vay vốn
- Phương án vay vốn
- BCTC đến thời điểm vay vốn (tính từ tháng 1/2009 đến thời điểm hiện tại - báo cáo này bạn làm bình thường như BCTC cuối năm, nhưng chỉ cần bảng cân đối kế toán và BC kết quả HDKD thôi)
- phô tô bản kê khai thuế từ đầu năm 2009 đến thời điểm làm vốn vay
- hợp đồng đầu vào - đầu ra sắp thực hiện (cái này để chứng minh nguồn trả nợ)
- một số hợp đồng đầu vào - đầu ra đã thực hiện (chọn những cái có giá trị lớn cho hoành tráng nhé...hiii)
chú ý nhé:
- bạn vay ở ngân hàng nào thì phải mở TK ở ngân hàng đó thì mới được vay đấy
- khi vay vốn thì NH sẽ yêu cầu có TS thế chấp - điều này là bắt buộc (ô tô, nhà cửa...) bạn phải trình những giấy tờ gốc để chứng minh TS đó là thuộc quyền sở hữu của công ty bạn.

b. Về thế chấp vay vốn:
- Thủ tục pháp lý:
- Giấy phép ĐKKD
- Mã số thuế
- QD bổ nhiệm GD và KTT
- Biên bản họp về việc thế chấp vay vốn
- Giấy tờ chứng minh nguồn gốc và quyền sở hữu của cty đối với TS thế chấp

c. Về thủ tục bảo lãnh (có phải là bảo lãnh thực hiện hợp đồng ko?) trong trường hợp này còn liên quan đến bên thứ 3 – bên mua
bạn làm thủ tục bảo lãnh với ngân hàng – cái này sẽ có mẫu của ngân hàng và họ sẽ làm cho bạn.
E có 1 hợp đồng cần bảo lãnh bảo hành của ngân hàng là 5 % giá trị hợp đồng, có giấy bảo lãnh của NH thì bên mua mới thanh toán. Mà giá trị hợp đòng chỉ có 58 triệu thôi, tức là chỉ bảo lãnh 3 triệu đồng, ít quá nên NH họ không nhận bảo lãnh cho doanh nghiệp, thế nhưng bây giờ fải có giấy bảo lãnh này thì bên em mới được thanh toán tiền, thế thì em fải làm thế nào để thu được tiền hàng, các anh chị júp em với.
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA