Các thủ tục vay tiền, thế chấp, bảo lãnh ở ngân hàng.

  • Thread starter thienkim08
  • Ngày gửi
T

thienkim08

Guest
20/7/09
3
0
0
40
Hà Nội
Công việc của em là giao dịch với ngân hàng, hiện tại em cũng chỉ biết thực giao dịch chuyển tiền TT, còn làm thủ tục vay tiền, thế chấp, bảo lãnh em chưa biết làm thế nào. Các anh, chị và các bạn giúp em với nhé. Em cảm ơn nhiều!
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
H

HXR02

Trung cấp
7/11/08
191
2
18
Hà Nội
Công việc của em là giao dịch với ngân hàng, hiện tại em cũng chỉ biết thực giao dịch chuyển tiền TT, còn làm thủ tục vay tiền, thế chấp, bảo lãnh em chưa biết làm thế nào. Các anh, chị và các bạn giúp em với nhé. Em cảm ơn nhiều!

a. Thủ tục vay tiền:
1. Thủ tục pháp lý gồm các giấy tờ
- Giấy chứng nhận DKKD
- Mã số thuế
- Quyết định bổ nhiệm Giám đốc (hoặc Chủ tịch HDQT - nếu có)
- quyết định bổ nhiệm kế toán trưởng
- biên bản họp hội đồng cổ đông về việc sáng lập công ty
- biên bản họp hội đồng cổ đông về việc vay vốn ngân hàng
- chứng nhận vốn góp của các thành viên
- điều lệ công ty
2. Hồ sơ tài chính:
- Giấy đề nghị vay vốn
- Phương án vay vốn
- BCTC đến thời điểm vay vốn (tính từ tháng 1/2009 đến thời điểm hiện tại - báo cáo này bạn làm bình thường như BCTC cuối năm, nhưng chỉ cần bảng cân đối kế toán và BC kết quả HDKD thôi)
- phô tô bản kê khai thuế từ đầu năm 2009 đến thời điểm làm vốn vay
- hợp đồng đầu vào - đầu ra sắp thực hiện (cái này để chứng minh nguồn trả nợ)
- một số hợp đồng đầu vào - đầu ra đã thực hiện (chọn những cái có giá trị lớn cho hoành tráng nhé...hiii)
chú ý nhé:
- bạn vay ở ngân hàng nào thì phải mở TK ở ngân hàng đó thì mới được vay đấy
- khi vay vốn thì NH sẽ yêu cầu có TS thế chấp - điều này là bắt buộc (ô tô, nhà cửa...) bạn phải trình những giấy tờ gốc để chứng minh TS đó là thuộc quyền sở hữu của công ty bạn.

b. Về thế chấp vay vốn:
- Thủ tục pháp lý:
- Giấy phép ĐKKD
- Mã số thuế
- QD bổ nhiệm GD và KTT
- Biên bản họp về việc thế chấp vay vốn
- Giấy tờ chứng minh nguồn gốc và quyền sở hữu của cty đối với TS thế chấp

c. Về thủ tục bảo lãnh (có phải là bảo lãnh thực hiện hợp đồng ko?) trong trường hợp này còn liên quan đến bên thứ 3 – bên mua
bạn làm thủ tục bảo lãnh với ngân hàng – cái này sẽ có mẫu của ngân hàng và họ sẽ làm cho bạn.
 
H

hoangminhcep

Guest
7/1/09
1
0
0
hà nội
Bạn HXR02 nói rất chi tiết rồi đấy. Cái khó nhất là quan hệ với ngân hàng để vay được tối đa, thời gian và phương án trả nợ sao có lợi nhất thôi.
 
T

Tran Thi Cuc

Guest
Ban HXR02 noi qua chuan roi day, minh bo sung cho ban de bo ho so vay von duoc dep hon, ban nen lam them mot giai trinh voi ngan hang nua thi tuyet lam (noi dung gia trinh noi ve su ra doi cua cong ty va nhung hoat dong cua cong ty va khai quat tinh hinh hd sxkd cua cty ban - noi nhung gi manh nhat cua cty ban de ngan hang ho nhin vao cung thay yen tam) va duong nhien kqkd cua cty ban phai co lai thi moi tra no dc chu.
 
T

ThuSM

Guest
8/8/09
1
0
0
37
Thái Bình
Sếp muốn mình viết quy trình giao dịch Ngân hàng, mình hiểu công việc mình đang làm nhưng lại không biết diễn giải...Các bạn giúp mình được không, cv của mình lại rất bận nữa....Mà văn lại kém....
 
N

Nguyen Ha Thi

Guest
25/4/08
20
0
1
Hà Nội
Cả nhà ơi, ai biết có kinh nghiệm thì chia sẻ với chị em với. Mình cũng bắt đầu làm sang mảng kế toán ngân hàng mà lo quá. Cty mình làm cũng muốn vay tiền khá nhiều, mình chân ướt chân dáo mong chỉ bảo kinh nghiệm nhiều nhiều.
 
ketoan4mat

ketoan4mat

Cao cấp
24/4/03
3,906
17
38
Sài Gòn đẹp lắm
Thấy bài này hay nên chia sẻ cùng thủ topic:

Vay trả góp cũng năm, bảy đường

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT cập nhật: Thứ ba, 11/08/2009

Người vay đang được ngân hàng (NH) chào mời vay tiêu dùng, đặc biệt là vay trả góp, ngắn thì năm, sáu tháng, dài có khi đến 20 năm. Tuy nhiên, vào “thế giới vay trả góp” mới thấy có nhiều hình thức mà người vay cần tìm hiểu để không bị bất ngờ về cách tính lãi.

Hướng dẫn khách hàng tìm hiểu thủ tục vay tiêu dùng tại Ngân hàng Á Châu-Ảnh: THANH ĐẠM

Cách tính lãi của NH phụ thuộc vào có hay không có tài sản thế chấp. Vay tín chấp lãi suất luôn cao hơn nhiều so với có thế chấp.

Cẩn trọng cách tính lãi gộp

Tùy hình thức đảm bảo cho khoản vay, mục đích sử dụng vốn và khả năng trả nợ, NH có những phương thức cho vay trả góp khác nhau. Tuy nhiên, với vay ngắn hạn tín chấp trả góp, các NH thường tính lãi ngay trên số tiền vay ban đầu. Khi đó, dù hằng tháng đã trả một phần vốn gốc cho NH nhưng tiền lãi vẫn được tính trên “cả cục nợ đã vay”, vì thế tiền lãi người vay phải trả cao hơn nhiều so với lãi suất mà NH đã công bố. Do vậy, người vay nên hỏi kỹ nhân viên NH về cách tính lãi, phân biệt tính trên dư nợ giảm dần hay lãi gộp.

Nếu nhân viên NH tư vấn không rõ ràng thì người vay có thể nhận biết NH tính lãi gộp thông qua các dấu hiệu: lãi suất vay được NH thông báo thấp hơn mặt bằng lãi suất vay chung, hoặc lãi suất vay được cố định trong suốt thời gian vay.

Với cách tính lãi gộp ngay trên dư nợ vay ban đầu, hằng tháng người vay đã góp một phần vốn, vì thế dù lãi suất vay thấp nhưng số tiền mà người vay thực trả vẫn rất cao. Ví dụ, khoản vay 100 triệu đồng, trả trong 36 tháng, lãi suất 0,83%/tháng, hằng tháng số tiền phải trả là 3,611 triệu đồng, trong đó 830.000 đồng là tiền lãi, còn lại là góp vốn gốc. Tuy nhiên, do tính lãi trên vốn vay ban đầu nên dù sau 35 tháng góp chỉ còn nợ vốn gốc có 2,78 triệu đồng, người vay vẫn phải trả lãi cho số tiền đã vay là 100 triệu đồng.

Với cách tính lãi này, tuy lãi suất danh nghĩa là thấp nhưng nếu tính ra lãi thực trả có thể lên đến 1,5%/tháng. Trong khi đó cũng với số tiền vay là 100 triệu đồng trong cùng thời hạn nhưng nếu NH tính lãi suất trên dư nợ giảm dần, số tiền lãi người vay phải trả sẽ ít đi rất nhiều so với tính theo lãi gộp.

Lãi suất giảm dần cũng nhiều kiểu

Cân nhắc lãi suất thả nổi

Ngoài quan tâm đến phương thức trả nợ, các chuyên gia cũng lưu ý người vay trả góp dài hạn nên cân nhắc đến lãi suất. Hiện hầu hết các NH đều áp dụng lãi suất thả nổi, sáu tháng điều chỉnh/lần. Có thể trước khi vay, người vay nên thương lượng với NH thời hạn điều chỉnh lãi suất cho phù hợp với thu nhập của mình, tránh trường hợp lãi suất tăng cao dẫn đến khoản tiền phải thanh toán vượt quá khả năng hoặc thu nhập của mình.
Tuy nhiên, hiện các NH chỉ mạnh tay tính lãi gộp với các trường hợp vay tín chấp, trả góp ngắn hạn. Các trường hợp vay trả góp dài hạn, đặc biệt là vay để mua bất động sản thì NH chỉ tính lãi trên dư nợ giảm dần. Lãi ghi trong hợp đồng cũng là lãi suất thực vì số tiền vay lớn. Đổi lại, NH đưa ra điều kiện vay chặt chẽ hơn, phải có thế chấp tài sản.

Theo ông Đàm Thế Thái - giám đốc khối khách hàng cá nhân NH An Bình, với phương thức vay lãi được tính trên dư nợ giảm dần cũng có hai hình thức trả góp. Có thể góp đều một khoản cố định hằng tháng suốt thời gian vay. Theo đó, lãi suất được tính theo dư nợ giảm dần vì thế tiền lãi hằng tháng có thay đổi theo hướng giảm, bù lại số tiền gốc trả hằng tháng có thể tăng lên để tổng số tiền trả hằng tháng không thay đổi.

Với phương thức góp này, người vay có thể rút ngắn thời gian trả nợ nhưng NH phải tính toán và tư vấn thời hạn vay sao cho phù hợp với khả năng trả nợ của người vay. Điểm lợi của phương thức này là người vay có thể dự tính được số tiền sẽ phải trả trong hiện tại và cả tương lai. Hình thức này phù hợp với người có thu nhập cố định từ tiền lương, tiền cho thuê nhà... Còn với phương thức góp đều số nợ gốc hằng tháng, ở những tháng đầu dư nợ cao người vay sẽ chịu lãi suất cao nhưng càng về sau dư nợ giảm dần, khoản tiền trả hằng tháng (gồm gốc và lãi) cũng sẽ giảm. Theo ông Thái, hiện nay người vay trả góp dài hạn thường chọn phương thức trả góp này.

NH linh hoạt

Gần đây nhiều NH đã bắt đầu áp dụng nhiều hình thức trả góp dài hạn mới tùy thuộc thu nhập và nguồn trả nợ của khách hàng. Ông Ngô Xuân Dũng, giám đốc điều hành NH Quốc Tế (VIB) TP.HCM, cho biết ở sản phẩm cho vay trả góp “Ngôi nhà lập nghiệp”, người vay dựa vào thu nhập của mình để lựa chọn trả nợ gốc tăng dần hoặc giảm dần theo thời gian. Kinh nghiệm cho thấy phương thức trả nợ tăng dần phù hợp với CB-CNV mới đi làm có thu nhập giai đoạn đầu thấp nhưng sau này tăng lên.

Chẳng hạn người vay 10 năm, hai năm đầu trả gốc cố định và định kỳ, hai năm tiếp sau có thể trả gốc cao hơn 5-10%... Tuy nhiên, theo ông Dũng, với phương thức này người vay cần tư vấn của NH để cơ cấu định kỳ tăng số nợ gốc trong từng năm phù hợp với thu nhập, tránh áp lực quá lớn về sau này.

Trong cho vay trả góp NH thường có chính sách hỗ trợ, vì thế người vay cũng cần tìm hiểu để được hưởng các ưu đãi này. Ông Đàm Thế Thái cho biết với người vay xây nhà, sửa nhà... có thể NH ân hạn trả nợ gốc trong sáu tháng. Trong thời gian này người vay chỉ trả lãi, không trả vốn gốc. Hiện chương trình cho vay mua nhà của NH An Bình có thời hạn trả góp là 20 năm, có thể người vay được ân hạn trả nợ gốc tối đa 36 tháng.
 
T

tigger

Guest
16/8/09
10
0
1
Thái Nguyên
Thuật ngữ tín dụng

Các anh chị ơi! Em đã tốt nghiệp ngành quản trị kinh doanh, đang nộp hồ sơ vào ngân hàng, bộ phận tín dụng. Thế nên phải học thêm về tín dụng nhưng mà có một số thuật ngữ em k hiểu. Các anh chị có thể giải thích giùm e k? Em cảm ơn!!!
Một số thuật ngữ:
Tổng dư nợ; thư tín dụng, cam kết ngoại bảng...và một số nữa, nếu được hôm nào em lại nhờ anh chị giúp nha.:015:
 
T

thienhieucdn

Guest
15/4/09
3
0
0
Bien Hoa,đong nai
Hien cac ngan hang deu la ngan hang TM, bay gio ho canh tranh du lam, ban co nhu cau lam thu tuc vay cu den quay tin dung ho huong dan het, ban kg phai lo, .tuy nhien khi di vay ban phai co muc dich vay cu the va nen tham khao nhieu ngan hang. de chon cho minh muc lai suat phu hop nhat. chuc ban thanh cong
 
T

thienhieucdn

Guest
15/4/09
3
0
0
Bien Hoa,đong nai
Ban nen mua sach ve nghiep vu ngan hang doc huong dan se ky hon, va xem sach ly thuyet tai chinh tien te nua nhe. chuc ban thanh cong.
 
T

thienhieucdn

Guest
15/4/09
3
0
0
Bien Hoa,đong nai
Ban thi ban nhung ban phai co sap sep thoi gian de viet cho xong rui nop cho sep, boi vi qua viec nay sep moi danh gia dc nang luc cua ban do, viet bai nhanh len di nhe. chuc ban thanh cong
 
T

Thuxinh

Guest
22/4/08
11
0
0
Ha Noi
Mẫu biên bản họp về việc thế chấp vay vốn

Các a chị ơi giúp e với !
e đang làm thủ tục vay vốn ở ngân hàng, a chị nào có mẫu biên bản họp về việc thế chấp vay vốn ko a.?
gửi cho e với, e mới làm về mảng kế toán ngân hàng nên còn nhiều bỡ ngỡ(cty e là cty CP a.)
Mong được các a chị giúp đỡ !
 
Sửa lần cuối:
A

acca1

Guest
4/6/09
80
0
0
Hà Nội
bữa nay cty mình cũng đang làm thủ tục vay NH, chuẩn bị các thủ tục y như HXR02 nói, chính xác luôn, ko phải chạy đi chạy lại gì cả. Cảm ơn HXR02 rất rất nhiều nhé!
 
M

minhtn2008

Sơ cấp
18/2/09
38
1
0
Hà Nội
Theo mình để vay được ngân hàng thường phải có quan hệ TỐT giữa doanh nghiệp và ngân hàng. Mà cái này phải do sếp đặt quan hệ, kế toán chỉ thực hiện theo thủ tục, giấy tờ ngân hàng yêu cầu.
 
N

Nguyen Ha Thi

Guest
25/4/08
20
0
1
Hà Nội
Mọi người ơi, bàn luận tiếp về việc vay vốn ngân hàng đi để anh em học hỏi với. Đề tài lớn mà mới có hai trang thôi. Các bác kinh nghiệm chia sẻ nha. Cảm ơn cả nhà nhiều.
 
H

HXR02

Trung cấp
7/11/08
191
2
18
Hà Nội
chào bạn Thuxinh
Các a chị ơi giúp e với !
e đang làm thủ tục vay vốn ở ngân hàng, a chị nào có mẫu biên bản họp về việc thế chấp vay vốn ko a.?
gửi cho e với, e mới làm về mảng kế toán ngân hàng nên còn nhiều bỡ ngỡ(cty e là cty CP a.)
Mong được các a chị giúp đỡ !
mẫu bb họp về việc vay vốn tự mình "sáng tác" căn cứ trên nội dung cụ thể thôi, mình gửi cho bạn mẫu cty mình vẫn dùng:
CỘNG HÒA - XÃ HỘI - CHỦ NGHĨA - VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BIÊN BẢN HỌP HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
(V/v vay vốn Ngân hàng)

- Căn cứ điều lệ của Công ty Cổ phần Ravak.
- Căn cứ tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty.
- Theo sự bàn bạc thống nhất của các Thành viên Hội đồng quản trị.
Hôm nay, hồi 09 giờ ngày 15 tháng 01 năm 2009
Tại Trụ sở chính của CÔNG TY CỔ PHẦN RAVAK
Địa chỉ: 123 Hoàng Ngân, Cầu Giấy, Hà Nội.
Tất cả các thành viên Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Ravak bao gồm:
1. Ông A – Chức vụ: Chủ tịch HĐQT.
2. Ông B – Chức vụ: Thành viên HĐQT.
3. Ông C – Chức vụ: Phó Chủ tịch HĐQT
Sau khi bàn bàn về tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty, chúng tôi đi đến thống nhất sau:
- Vay vốn Ngân hàng để thực hiện hoạt động kinh doanh.
- Ông A – Chức vụ Chủ tịch HĐQT sẽ là người đại diện chịu trách nhiệm thực hiện các thủ tục vay vốn Ngân hàng và sử dụng vốn vay.
Biên bản họp xong vào hồi 11 giờ ngày 15 tháng 01 năm 2009. Các thành viên Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Ravak thống nhất ký tên dưới đây.

chào bạn Nguyen Ha Thi
Mọi người ơi, bàn luận tiếp về việc vay vốn ngân hàng đi để anh em học hỏi với. Đề tài lớn mà mới có hai trang thôi. Các bác kinh nghiệm chia sẻ nha. Cảm ơn cả nhà nhiều
mình thấy để việc vay vốn được nhanh chóng thì cần có các yếu tố (kinh nghiệm bản thân thôi) các bạn khác cho ý kiến nhé:
- đủ các thủ tục như mình hướng dẫn ở trên
- BCTC phải "đẹp" tức là phải có lãi - vì chẳng ngân hàng nào họ chấp nhận cho vay khi DN kinh doanh toàn thua lỗ
- "quan hệ tốt" với ngân hàng (một người nào đó làm trong ngân hàng ý)
- cuối cùng: chúc các bạn thành công! :beernow:
 
Sửa lần cuối:
B

Bui Thuy Linh

Guest
6/11/08
6
0
0
35
Hà nội
Chào anh chi!
Em có một số thắc mắc nhỏ về nghiệp vụ ngân hàng nhờ các anh chị giải đáp giúp!
Công ty em có làm bảo lãnh thực hiện hợp đồng với số tiền là 1.300.000.000 đồng bằng hình thức thế chấp sổ gửi tiết kiệm của cá nhân ( có hợp đồng thảo thuận giữa ngân hàng và người thế chấp) phí phát hành bảo lãnh và phí khác là 8.500.000 đồng, em muốn nhờ các anh chị tư vấn giúp em về cách hoạch toán.
Em cảm ơn.
 
Sửa lần cuối:
B

bach cat

Guest
25/9/07
2
0
0
38
Nghệ An city
Tớ cũng đang rối mấy hum nay vì cái vụ vay vốn ở ngân hàng đây. Chả là công ty tớ đang muốn vay vốn để nhập khẩu một số máy móc, tớ đã làm xong BCTC rùi, kế toán trưởng và xếp đã duyệt, phương án kinh doanh cũng xong. Tuy nhiên, tứ đang vướng vào một vấn đề là công ty tớ đợt này nhập máy móc giá trị không lớn lắm ( chỉ tầm độ 2 đến 300tr thui ) nhưng ngân hàng thì bắt buộc phải mở L/C ( Sếp lại kô muốn thế ). Ai có phương án khác giup t với
 
M

minhyen8087

Guest
29/8/09
15
0
0
Thanh Hoá
Các anh chị ơi! Em đã tốt nghiệp ngành quản trị kinh doanh, đang nộp hồ sơ vào ngân hàng, bộ phận tín dụng. Thế nên phải học thêm về tín dụng nhưng mà có một số thuật ngữ em k hiểu. Các anh chị có thể giải thích giùm e k? Em cảm ơn!!!
Một số thuật ngữ:
Tổng dư nợ; thư tín dụng, cam kết ngoại bảng...và một số nữa, nếu được hôm nào em lại nhờ anh chị giúp nha.:015:

Mình chỉ biết Tổng dư nợ là tổng số tiền mà ngân hàng đã cho vay tại thời điểm đó thui bạn à.
 
V

vttrung

Sơ cấp
11/11/08
10
0
0
Hà Nội
Tớ cũng đang rối mấy hum nay vì cái vụ vay vốn ở ngân hàng đây. Chả là công ty tớ đang muốn vay vốn để nhập khẩu một số máy móc, tớ đã làm xong BCTC rùi, kế toán trưởng và xếp đã duyệt, phương án kinh doanh cũng xong. Tuy nhiên, tứ đang vướng vào một vấn đề là công ty tớ đợt này nhập máy móc giá trị không lớn lắm ( chỉ tầm độ 2 đến 300tr thui ) nhưng ngân hàng thì bắt buộc phải mở L/C ( Sếp lại kô muốn thế ). Ai có phương án khác giup t với

Ngân hàng yêu cầu công ty bạn mở L/C là để an toàn trong thanh toán cho chính công ty bạn cũng như là kiểm soát được mục đích vay vốn của công ty bạn bằng việc thanh toán trực tiếp cho bên xuất khẩu. Phí mở L/C cũng thấp thôi mà. Nếu cần tư vấn cụ thể hơn thì liên hệ với tớ tớ sẽ tư vấn cụ thể hơn cho. Tớ là cán bộ tín dụng doanh nghiệp mà.
nhân tiện đây bác nào có thắc mắc về hồ sơ vay vốn ngân hàng hay có nhu cầu về vay vốn ngân hàng, bảo lãnh, hay mở L/C thì cứ liên hệ với em, em sẽ giải đáp trong phạm phi kiến thức và nếu được em xin phục vụ công ty các bác hết mình (ko cần phải sếp quan hệ nha các bác). Mong được hợp tác với các bác.
Liên hệ: Trung Mobile: 0936 161 811 Email: trungvt@vpb.com.vn
 
Sửa lần cuối:

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA