Kiểm toán doanh thu và Phải thu

  • Thread starter nedved
  • Ngày gửi
nedved

nedved

Guest
14/7/04
687
2
0
Xa xa nương dâu
Dạo này box kiểm toán vắng vẻ quá, chắc mùa bận đang tăng cường phạm vi ảnh hưởng.

Chúng ta bắt đầu một topic mới thôi.

Tôi có một khách hàng kinh doanh trong lĩnh vực vui chơi có thưởng. Vậy mà, tại thời điểm lập B/S có một khoản doanh thu tương ứng với phải thu chiếm 30% doanh thu cả năm. Khoản doanh thu này phát sinh trong tháng 12/xx.

Xét về mặt hồ sơ chứng từ, họ đều có đầy đủ. Chỉ có điều, xét trong đặc thù kinh doanh của khách hàng thì từ trước tới nay chưa có tiền lệ nào trong việc ghi nhận doanh thu tương ứng với phải thu liên quan đến hoạt động vui chơi có thưởng cả.

Tại thời điểm đầu năm xx+1, khoản phải thu này đã được thu hồi thông qua một hợp đồng đầu tư bù trừ công nợ. Và cũng vì đặc điểm kd nên khách hàng từ chối cung cấp thông tin về đối tượng phải thu để KTV có thể gửi thư xác nhận.

Với limitation of scope như vậy, KTV đã đưa ý kiến ngoại trừ nhưng KH không chấp nhận. Bởi vì họ lý luận rằng, khoản phải thu đã được thu hồi.

Vậy các bác góp ý giúp em với nhỉ
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
P

putin

Guest
14/1/05
69
0
6
42
HN
em thử mon men vào khu vực này trao đổi xem sao
Theo em thì kiểm tra hợp đồng đúng không, nếu đúng thì đó coi là một khoản tái đầu tư thôi nhưng quan trọng là thủ tục pháp lý có ổn không vì đôi khi đó cũng là một cách lách luật đó
 
K

ketoangiachat

Lão già ham vui
8/10/04
246
3
0
Nơi bình yên Chim hót
nedved nói:
Tại thời điểm đầu năm xx+1, khoản phải thu này đã được thu hồi thông qua một hợp đồng đầu tư bù trừ công nợ. Và cũng vì đặc điểm kd nên khách hàng từ chối cung cấp thông tin về đối tượng phải thu để KTV có thể gửi thư xác nhận.
Với limitation of scope như vậy, KTV đã đưa ý kiến ngoại trừ nhưng KH không chấp nhận. Bởi vì họ lý luận rằng, khoản phải thu đã được thu hồi.
Vậy các bác góp ý giúp em với nhỉ
Cái này là cố ý gian lận, một hành động ở cấp governence, KTV khi gặp vấn đề này phải thực hiện ngay các thủ tục cần thiết để trách nhiệm pháp lý của KTV (VSA 240, new ISA 240, new ISA260)
 
P

Pham trung kien

Guest
6/10/04
4
0
0
Hcm city, Viet Nam
Cho em tham gia mot chút nhe các Bác, em chi mới đi thực tập ở Kiểm toán thôi.
Tình huống mà Nedved đưa ra, trong trường hợp này KTV nên giải thích cho KH biết:
Khoản phải thu đã thu hồi của năm 20xx+1 la của năm 20xx+1, không ảnh năm 20xx, hiện tại KTV đang kiểm toán là của 20xx. Do đó, số tiền cấn trừ công nợ được ghi vào năm 20xx+1 là đúng nếu ghi vào năm trước 20xx là sai, Doanh thu của năm 20xx đã được ghi nhận, còn việc giảm 131 của năm 20xx sẽ được ghi nhận vào năm 20xx+1.
Vì khi kiểm toán chúng ta đã Cut off of 131, 511
Nếu khách hàng không chịu, KTV nên đưa ra ý kiến từ chối nhận xét
 
nedved

nedved

Guest
14/7/04
687
2
0
Xa xa nương dâu
Rất cảm ơn Kien, nhưng có lẽ bạn mới quá nên chưa hiểu hết về các nghiệp vụ kiểm toán. Bạn nên tìm tòi nghiên cứu nhiều hơn nữa, khi đó bạn có thể tự hiểu được các vấn đề đã nêu trong topic này. Bạn là một ngưởi rất nhiệt tình nên đã post bài trả lời, điều đó rất trân trọng. Nhưng vấn đề không phải là những cái mà bạn đã viết, thân

To anh Gia chat,

Anh có thể nói rõ hơn cho mọi người hiểu được không nhỉ
 
K

ketoangiachat

Lão già ham vui
8/10/04
246
3
0
Nơi bình yên Chim hót
nedved nói:
To anh Gia chat,
Anh có thể nói rõ hơn cho mọi người hiểu được không nhỉ
Ah, trường hợp khách hàng (cấp ban giám đốc) từ chối cung cấp các bằng chứng liên quan đến khỏan doanh thu này, Lão gia được phép nghi ngờ đây là hành động gian lận (VSA 240: 04. Gian lận: Là những hành vi cố ý làm sai lệch thông tin kinh tế, tài chính do một hay nhiều người trong Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc, các nhân viên hoặc bên thứ ba thực hiện, làm ảnh hưởng đến báo cáo tài chính.
Gian lận có thể biểu hiện dưới các dạng tổng quát sau:
- Xuyên tạc, làm giả chứng từ, tài liệu liên quan đến báo cáo tài chính;
- Sửa đổi chứng từ, tài liệu kế toán làm sai lệch báo cáo tài chính;
- Biển
- Cố ý tính toán sai về số học.thủ tài sản;
- Che dấu hoặc cố ý bỏ sót các thông tin, tài liệu hoặc nghiệp vụ kinh tế làm sai lệch báo cáo tài chính;
- Ghi chép các nghiệp vụ kinh tế không đúng sự thật;
- Cố ý áp dụng sai các chuẩn mực, nguyên tắc, phương pháp và chế độ kế toán,
chính sách tài chính;)


Vì vậy, để tránh trách nhiệm cho KTV khi phát hành BCTC, Lão gia phải tiến hành một số nghiệp vụ khác (VSA 240: 11. Kiểm toán viên phải thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp để chứng minh là không có gian lận hoặc sai sót làm ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính; hoặc nếu có gian lận, sai sót thì đã được phát hiện, được sửa chữa hoặc đã trình bày trong báo cáo tài chính, và kiểm toán viên phải chỉ ra ảnh hưởng của gian lận và sai sót đến báo cáo tài chính. Khả năng phát hiện sai sót thường cao hơn khả năng phát hiện gian lận vì gian lận thường kèm theo các hành vi cố ý che dấu.; 21. Khi nghi ngờ có gian lận, hoặc phát hiện ra gian lận hoặc sai sót trọng yếu đã xảy ra hoặc có thể xảy ra, kiểm toán viên phải cân nhắc tất cả các tình huống xem cần thông báo cho cấp nào. Trường hợp có gian lận, kiểm toán viên phải đánh giá khả năng gian lận này liên quan đến cấp quản lý nào. Trong hầu hết các trường hợp xảy ra gian lận, kiểm toán viên và công ty kiểm toán phải thông báo cho cấp quản lý cao hơn cấp của những người có dính líu đến gian lận đó. Khi nghi ngờ gian lận có liên quan đến người Lãnh đạo cao nhất trong đơn vị được kiểm toán thì thông thường kiểm toán viên và công ty kiểm toán phải tham khảo ý kiến của chuyên gia tư vấn pháp luật để xác định các thủ tục cần tiến hành.)
 
T

trungdau

Guest
30/12/04
7
0
0
43
CD HN
Trả lời lý thuyết quá, đặc mùi sách vở. Đi họp KH mà giải thích thế thì tiêu rồi còn gì nữa, đem lí gian lận ra tranh cãi thì hợp đồng năm sau coi như đứt, còn tiền năm hợp đồng năm nay chắc cũng lửng lơ mấy năm mới trả hết!
Mấu chốt của vấn đề ở đây thực ra không phải là ở chỗ tranh cãi với khách hàng có gian lận hay ko vì theo anh nedved trình bày thì rõ ràng KH đang cố ý gian lận rồi.
Vấn đề là KTV sử dụng soft skill giải quyết thế nào cho ra đuợc báo cáo an toàn thôi.
Theo mình có 2 ý chính ở đây:
- Cty muốn giữ hợp đồng, vừa muốn tránh rủi ro nên ngần ngừ chưa quyết định, chứ còn lôi CMKT ra ông KH sai là cái chắc, một cái CM về bằng chứng kiểm toán phải đầy đủ và thích hợp, một cái CM về gian lận trong đó kiểm toán viên được tự mình đánh giá khả năng gian lận.
- "Bởi vì họ lý luận rằng, khoản phải thu đã được thu hồi." mới chỉ là một thủ tục, mà còn không phải là primary procedure nữa, với thủ tục này nếu KTV thấy không đủ độ đảm bảo thì phải làm thêm thủ tục khác, đoạn này trong CM về bằng chứng chắc nói rõ. Ngoài ra còn một vấn đề cơ bản nữa là mặc dù KH là nguồn sống của KTV nhưng công việc kiểm toán thực hiện thế nào là toàn quyền của KTV, làm gì có chuyện KH bảo KTV thực hiện thủ tục này để test mục này là đủ đảm bảo. Cương quá thì thay KT là cùng chứ báo cáo có gian lận thì đừng hy vọng bỏ được chữ ngoại trừ. đặc biệt là KH liên quan tới TTCK.
 
P

PHIHUNGVN

Cao cấp
4/1/05
1,394
12
38
50
HANOI
MÌnh không phải là dân kiểm toán nhưng xin có một ý kiến giải quyết, nếu có gì không đúng mong các bác bỏ qua nhé.
- Đối với trường hợp khách hàng cứ khăng khăng không chịu đưa thông tin. Thì nên đành báo cáo lãnh đạo kiểm toán sang làm việc với lãnh đạo công ty đó để thuyết phục họ xem sao.
Nếu không được bạn có thể dùng phương pháp điều tra của kiểm toán mà.
Và nếu vẫn không được tôi nghĩ bạn nên trao đổi với lãnh đạo đơn vị bạn là nên chấp nhận mất khách hàng, hay chấp nhận mất uy tín của đơn vị bạn để ra quyết định cuối cùng thôi.
 
H

hong hot

Cao cấp
Bằng chứng kiểm toán có hai yêu cầu là đầy đủ và thích hợp, trường hợp KTV đã có bằng chứng về khoản phải thu được thu hồi sau ngày khoá sổ nhưng bản thân KTV vẫn không xoá bỏ được nghi ngờ của mình về khỏan mục đó, hơn nữa khách hàng lại từ chối xác nhận tức là bằng chứng chưa đầy đủ thì KTV ghi mỗi nghi ngờ của mình vào báo kiểm toán thôi. ai hiểu thế nào thì hiểu, báo cáo kiểm toán là của mình cơ mà, ghi đúng bản chất thì khách hàng cãi sao đây?

Còn bạn gì ơi, doạ năm sau cắt hợp đồng á? cắt thì cắt, tính độc lập của KTV ở đâu hả.

Đấy là về lý, còn về tình, KTV phải dỗ ngon dỗ ngọt khách hàng để họ hiểu và đồng ý với mình chứ.
 
ketoan@

ketoan@

Thành viên Cố vấn - Webketoan Mentors
24/5/04
317
6
18
Bụi mận gai...
KTV phải dỗ ngon, dỗ ngọt là 1 chuyện, rồi bằng chứng của evens after balance sheet date của cái bù trừ công nợ kia cũng có thể là bằng chứng thích hợp được rồi mà. Đâu cần cứ nhât thiết phải gửi thư xác nhận công nợ đâu phải không Nedved?

Nếu mà họ không ghi nhận doanh thu mà chiếm tới 30% kia thì mới là việc serious.

Với lại, hướng điều tra ở đây có thể sẽ là cái sự nghi ngờ rằng, lý do vì sao họ không đưa thông tin về cái đối tượng phải thu, ở rộng substantive procedures cho các đối tượng phải thu khác....... tìm xem còn cái gì nữa không mà KTV chưa tìm ra....... hay là khách hàng còn "ngụy trang" rất giỏi. Audit risk là có thể ở cái chỗ ý chứ không phải chỉ ở cái limitation scope mà Nedved đã nêu ra lúc đầu.
À, với lại mở rộng substantive procedures xem có đúng cái bù trừ công nợ kia là cho khoản doanh thu kia không? hay là cái động tác mà khách hàng...... diễn thôi. - Audit risk cũng có thể ở đây nữa.

Tạm thời @ nghĩ ra thế thui, các bạn....... đào bới tiếp đi nào.....
 
Sửa lần cuối:
P

putin

Guest
14/1/05
69
0
6
42
HN
em thử tham gia tí chút mong các bác cùng trao đổi
- thử xem mối quan hệ giữa hai bên xem.
- cần nói rõ cho đơn vị được kiểm toán rõ về trách nhiệm của đơn vị trong các trường hợp (có thể nói cụ thể để họ thấy rõ hơn vì đôi khi điếc không sợ súng)
- làm việc trực tiếp với lãnh đạo đơn vị vì thực ra nếu có lôi lãnh đạo kiểm toán vào chưa chắc đã giải quyết được mà đôi khi còn mệt hơn vì nhiều vấn đề liên quan với nhau có thể dẫn đến rắc rối
- cuối cùng nếu không được thì đành bỏ qua vấn đề này không nhận xét vậy
Các bác nghĩ sao
 
nedved

nedved

Guest
14/7/04
687
2
0
Xa xa nương dâu
To chị @,

Vấn đề ở đây liên quan đến cái bản chất và hình thức đã được bàn đến rất nhiều.

Hình thức được thể hiện một cách hoàn hảo, từ ghi nhận nợ, có xác nhận công nợ do khách hàng thực hiện, công nợ đã được bù trừ bằng một hợp đồng ký sau ngày B/S.

Tuy nhiên, có một vấn đề chúng ta cần quan tâm chính là đặc thù hoạt động kinh doanh của khách hàng. Khách hàng hoạt động trong lĩnh vực vui chơi có thưởng, do vậy phát sinh các khoản phải thu là không thể. Bởi vì nếu không có tiền mặt để thực hiện giao dịch trên các máy chơi, các bàn chơi thì gaming sẽ không bao giờ được thực hiện.

Mặt khác khoản phải thu không có một hợp đồng hợp pháp ràng buộc mà chỉ có cam kết nhận nợ, do đó tính lợi ích của khoản phải thu là đáng nghi ngờ ở mức độ cao. Việc khách hàng từ chối cung cấp thông tin để kiểm toán viên có thể thực hiện xác nhận công nợ độc lập có nghĩa là limitation of scope.

Vấn đề ở chỗ là làm thế nào để dung hoà được lợi ích của tất cả các bên ???
 
nedved

nedved

Guest
14/7/04
687
2
0
Xa xa nương dâu
ketoan@ nói:
mở rộng substantive procedures cho các đối tượng phải thu khác....... Tạm thời @ nghĩ ra thế thui, các bạn....... đào bới tiếp đi nào.....


Hạch toán doanh thu/phải thu là unusual transaction, nghiệp vụ này là duy nhất nên không có bất kỳ khoản phải thu nào khác
 
T

trungdau

Guest
30/12/04
7
0
0
43
CD HN
Việc gian lận hay ko thì anh Nedved biết rõ cả, chỉ có điều là vấn đề nêu ra lúc đầu tiên ko rõ thôi. Câu kết đây nè:
"Vấn đề ở chỗ là làm thế nào để dung hoà được lợi ích của tất cả các bên"
to ketoan@:
"công nợ kia cũng có thể là bằng chứng thích hợp được rồi mà"
Làm gì có chuyện nhìn vào một lời mô tả lại của nedved mà ko trực tiếp làm đơn vị đó, ko xem xét được hết bản chất của khoản mục, ko trực tiếp đánh giá risk lại phán một câu xanh rờn thế nhỉ????
Còn việc đánh giá risk thì trong quá trình planning và làm field work + phát hiện ra những khoản mục bất thường nghi ngờ là gian lận liên quan đến BOD (30% DT thì chỉ có thể là từ BOD) + ông anh Nedved làm KT lâu rồi, kinh nghiệm đầy mình + phương pháp làm việc khoa học của cty ==> Đâu cần dạy lại là phải đánh giá thêm risk trong quá trình làm nữa? Vấn đề là câu kết bên trên.
To anh Hóng Hớt:
Em đã trình bày rõ rồi mà:
- Tính độc lập của KTV nằm ở field work và ý kiến trên BCKT.
- Tài năng của KTV nằm ở việc ra BC ngon lành và có HĐ năm sau nếu muốn.
To putin:
"cuối cùng nếu không được thì đành bỏ qua vấn đề này không nhận xét vậy" KTV dễ tính đến vậy với gian lận liên quan đến BOD thế sao, hay 30% DT là ko trọng yếu?

Vấn đề là dùng soft skill, nhưng dùng thế nào thì thường là kinh nghiệm mấy của mấy ông phải ký BC, tù tội gì mấy ông đấy chịu cả (khổ thân). Báo cáo của anh Nedved chắc chưa ra nên mới đi hỏi thế này, anh chịu khó đợi xem mấy ông đấy giải quyết thế nào mà học tập vậy.
To nedved:
Mỗi lúc anh lại phun ra một tí về KH không khéo lộ hết thông tin KH mất.
 
ketoan@

ketoan@

Thành viên Cố vấn - Webketoan Mentors
24/5/04
317
6
18
Bụi mận gai...
To trungdau,
Phải đọc, hiểu người khác viết gì rồi hãy "quote" chứ...

ketoan@ nói:
bằng chứng của evens after balance sheet date của cái bù trừ công nợ kia cũng có thể là bằng chứng thích hợp được rồi mà. Đâu cần cứ nhât thiết phải gửi thư xác nhận công nợ đâu phải không Nedved?

@ đâu có phán risk gì đâu.....
Chỉ nói là trong các trường hợp như vậy thì Audit Risk có thể nằm ở những điểm đó đó...... Hãy đọc và hiểu các cái ý đó trước khi trungdau "phán" gì đó tiếp nhé.

Còn cái này....... hì hì....... trungdau hỏi lại Nedved hộ cái... nếu Nedved đồng ý thì @ đồng ý..... no comment là
trungdau nói:
+ ông anh Nedved làm KT lâu rồi, kinh nghiệm đầy mình + phương pháp làm việc khoa học của cty ==> Đâu cần dạy lại là phải đánh giá thêm risk trong quá trình làm nữa?

Vấn đề của Nedved bây giờ...... chưa chắc đã là limitation of scope nữa rồi. Các hiện tượng mà Nedved nêu lên nó thuộc về Business Risks nhiều hơn. Vì nhiều lý do "sensitive" mà KH đã không thể đưa thông tin cho KTV để mà xác định cái 30% kia. Cũng không hẳn là BOD cố tình gian lận,...
Khi mà cái khoản 30% kia theo Nedved là đã đòi được rùi thì cái limitation of scope opinion có thể hơi nặng và KH khó chấp nhận là điều dễ hiểu. Nếu @ là KH đó @ sẽ cũng "kêu" thế. Các ý kiến về các limitation kia có thể chỉ cần đưa vào management letter thì KH sẽ dễ chấp nhận hơn.

Ai có idea gì hay hay nữa bàn tiếp đê........

À mà Nedved mà reveal thêm tí thông tin nữa thì ai cũng biết KH của nedved là ai đấy. hê` hê`.......
 
E

echop

Guest
25/8/04
53
0
0
113
vietnam
Hà hà, đáng khen cho nedved đã tiến nhưng bước dài dấy..:)) tiếc là anh không cùng đường với chú được nữa rồi, chúc chú ở lại zui zẻ và nhiều thành công.
Anh biết là chú rất bận, nhưng khi nào vào SG thi phone cho anh tiếng, anh em mình đi nhậu nhé (híc, thèm một nồi lẩu cá ở ờ sông SG).

Chào thân ái và quyết thắng
 
nedved

nedved

Guest
14/7/04
687
2
0
Xa xa nương dâu
Thanks all,

Mọi người cho thêm ý kiến nhé.

Vấn đề này ở VN chưa có tiền lệ, nó liên quan đến nhiều mặt cả về nghiệp vụ lẫn client service plan.

Gặp phải trường hợp rắc rối như thế này thì chắc phải chờ mấy ông advisory partners, xem họ giải quyết như thế nào để học tập vậy.
 
nedved

nedved

Guest
14/7/04
687
2
0
Xa xa nương dâu
Bản thân tôi nghĩ thế này:

- Đối với KTV, Risk ở đây là rõ ràng, do vậy làm sao phải bảo vệ được mình nhất

- Nếu hướng về tương lai xa hơn một chút, nếu nghiệp vụ này được chấp thuận, rất có thể sẽ có những khoản doanh thu/lỗ trong tương lai phát sinh và sẽ được bù trừ tương ứng với khoản lỗ/doanh thu hiện thời để tạo ra cân bằng trong lãi/lỗ. Và các nghiệp vụ kiểu này sẽ tiếp tục được thực hiện nhằm phục vụ cho mục tiêu tài chính của từng năm. Khi đó, với tư cách người quản lý, khách hàng này là high risk và chắc chắn sẽ mất.

Vậy rất mong các bạn đã thuộc lòng chuẩn mực, tìm kiếm giúp tôi xem có đoạn nào có thể dùng để trích dẫn trong quá trình thuyết phục khách hàng hay không??

Many thanks
 
T

trungdau

Guest
30/12/04
7
0
0
43
CD HN
To @:
Nguyên văn bởi ketoan@
bằng chứng "của" evens after balance sheet date "của" cái bù trừ công nợ kia cũng có thể là bằng chứng thích hợp được rồi mà. Đâu cần cứ nhât thiết phải gửi thư xác nhận công nợ đâu phải không Nedved?
Ừ, đọc không kỹ thật, lúc đầu hiểu là "việc bù trừ công nợ sau ngày khoá sổ" là bằng chứng thích hớp cho khoản doanh thu và phải thu đó, bây giờ đọc kỹ lại thì kô hiểu đó là bằng chứng gì nữa, nhờ tác giả giải nghĩa lại vậy. Nếu đúng ý hiểu ban đầu thì như nedved đã nói thì rõ ràng là anh ta không hài lòng với độ đảm bảo của cái HĐ đó nên mới tìm bằng chứng khác, nhưng không tìm đc vì KH ko cung cấp dữ liệu. Như vậy là chưa khẳng định đc khoản mục đó có tồn tại gian lận hay sai sót hay ko do đó mới đưa ra ý kiến kia.
Còn còn phần sau ko đọc lại và cũng ko hỏi nữa, lạc đề.

To Nedved:
Anh hỏi là đem CK Kiểm toán đi thuyết phục KH phải ko?
Em nghĩ là nên thuyết phục theo hướng ban đầu của anh là chưa đủ bằng chứng
Anh làm em mất công đi lục lại mấy quyển CM, CM khô hơn ngói, đọc rất chuối, ai mà thuộc lòng được.
Em thấy có hai đoạn này anh xem đem thuyết phục KH được ko:

VSA 240:
23. Nếu đơn vị không cho phép kiểm toán viên thu thập đầy đủ các bằng chứng kiểm toán thích hợp để đánh giá gian lận hoặc sai sót đã xảy ra hoặc có thể xảy ra làm ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính thì kiểm toán viên và công ty kiểm toán phải đưa ra ý kiến chấp nhận từng phần hoặc ý kiến từ chối vì phạm vi kiểm toán bị giới hạn.
24. Nếu không thể xác định được đầy đủ gian lận hoặc sai sót đã xảy ra do hạn chế khách quan từ bên ngoài hoặc do chủ quan trong đơn vị được kiểm toán thì kiểm toán viên phải xét tới ảnh hưởng của gian lận hoặc sai sót này tới Báo cáo kiểm toán.

đoạn 23 thì nhấn mạnh chữ đầy đủ làm ý chính, đoạn 24 thì lấy cái hạn chế kq, cq ra thuyết phục.
Nếu cần thêm thì lấy mấy đoạn về audit evidence đem cho KH xem để chứng minh là bằng chứng chưa đầy đủ và thích hợp

VSA 500
10. Đánh giá của kiểm toán viên về sự đầy đủ và tính thích hợp của bằng chứng kiểm toán chủ yếu phụ thuộc vào:
. Tính chất, nội dung và mức độ rủi ro tiềm tàng của toàn bộ báo cáo tài chính, từng số dư tài khoản hoặc từng loại nghiệp vụ;
. Hệ thống kế toán, hệ thống kiểm soát nội bộ và sự đánh giá về rủi ro kiểm soát;
. Tính trọng yếu của khoản mục được kiểm tra;
. Kinh nghiệm từ các lần kiểm toán trước;
. Kết quả các thủ tục kiểm toán, kể cả các sai sót hoặc gian lận đã được phát hiện;
. Nguồn gốc, độ tin cậy của các tài liệu, thông tin.
16. Độ tin cậy của bằng chứng kiểm toán phụ thuộc vào nguồn gốc (ở bên trong hay ở bên ngoài); hình thức (hình ảnh, tài liệu, hoặc lời nói) và từng trường hợp cụ thể. Việc đánh giá độ tin cậy của bằng chứng kiểm toán dựa trên các nguyên tắc sau đây:
. Bằng chứng có nguồn gốc từ bên ngoài đơn vị đáng tin cậy hơn bằng chứng có nguồn gốc từ bên trong;
. Bằng chứng có nguồn gốc từ bên trong đơn vị có độ tin cậy cao hơn khi hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động có hiệu quả;
. Bằng chứng do kiểm toán viên tự thu thập có độ tin cậy cao hơn bằng chứng do đơn vị cung cấp;
. Bằng chứng dưới dạng văn bản, hình ảnh đáng tin cậy hơn bằng chứng ghi lại lời nói.
17. Bằng chứng kiểm toán có sức thuyết phục cao hơn khi có được thông tin từ nhiều nguồn và nhiều loại khác nhau cùng xác nhận. Trường hợp này kiểm toán viên có thể có được độ tin cậy cao hơn đối với bằng chứng kiểm toán so với trường hợp thông tin có được từ những bằng chứng riêng rẽ. Ngược lại, trường hợp bằng chứng có từ nguồn này mâu thuẫn với bằng chứng có từ nguồn khác, thì kiểm toán viên phải xác định những thủ tục kiểm tra bổ sung cần thiết để giải quyết mâu thuẫn trên.
18. Trong quá trình kiểm toán, kiểm toán viên phải xem xét mối quan hệ giữa chi phí cho việc thu thập bằng chứng kiểm toán với lợi ích của các thông tin đó. Khó khăn và chí phí phát sinh để thu thập bằng chứng không phải là lý do để bỏ qua một số thủ tục kiểm toán cần thiết.
19. Khi có nghi ngờ liên quan đến cơ sở dẫn liệu có thể ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính, kiểm toán viên phải thu thập thêm bằng chứng kiểm toán để loại trừ sự nghi ngờ đó. Nếu không thể thu thập đầy đủ bằng chứng thích hợp, kiểm toán viên sẽ phải đưa ra ý kiến chấp nhận từng phần, hoặc ý kiến không thể đưa ra ý kiến.

Cái này thì chắc đoạn 19 là mang tính thuyết phục cao nhất.

Hừ, đang làm một vấn đề chuối, đọc bài của anh làm em mất toi buổi sáng.
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA