Một số bài, các bạn nói là làm theo đơn hàng, 1 số bài nói về định mức và có bài nói về phân bổ theo doanh thu khi tính giá thành
+ Tính giá thành theo đơn đặt hàng: Áp dụng đối với sản xuất đồ gỗ tạo ra 1 sản phẩm có cùng quy cách chất lượng, các đơn hàng đặt theo nhiều kiểu dáng khác nhau, khó có thể xây dựng đơợc dịnh mức chung. Bên cạnh đó giá trị đơn hàng không lớn (không phải sản xuất thử)
+ Tính giá thành theo định mức: Áp dụng đối với đơn vị sản xuất đồ gỗ hàng loạt, nhiều loại sản phẩm và ổn định (kiểu như bàn ghế Hòa Phát, SX bàn 1,7m, bàn 1,4m ra hàng ngàn cái giống nhau....).
Tuy nhiên cũng có thể áp dụng định mức trong đơn hàng: Nếu 1 đơn hàng giá trị lớn, đặt SX ra nhiều mặt hàng giống nhau thì kế toán theo dõi đến khâu xuất vật liệu, phụ liệu, tiền nhân công cho đơn hàng đó, rồi xây dựng định mức tính giá thành cho từng loại sản phẩm
+ Tính giá thành phân bổ theo doanh thu: Có thể đúng trong trường hợp không có sản phẩm dở dang cuối kỳ (nếu tồn kho dở dang thì có phân bổ chi phí không? phương pháp không nên dùng.
+ Cuối cùng lưu ý với các bạn rằng, 1 yếu tố quyết định đến giá thàh chính xác là: Vật liệu, phế liệu thu hồi trong sx đồ gỗ là lớn, và nếu không theo dõi ghi chép và hạch toán sẽ bị nhầm lẫn, dẫn đến tồn kho âm. Do đó các bạn phải hạch toán thu nhập từ bán phế liệu: Ghi giảm giá thành (có TK 154) và giá trị vật liệu nhập lại kho do sản xuất thừa điều chỉnh giảm vật liệu đưa vào sản xuất hoặc giảm 154 nhé!