Hợp đồng mua bán là giấy tờ pháp lý ràng buộc quyền và nghĩa vụ của các bên khi thực hiện các giao dịch mua bán. Như vậy, khi các quyền và nghĩa vụ có khả năng tranh chấp thì nên được thỏa thuận trước khi thực hiện thông qua hợp đồng mua bán.
Các vấn đề có thể bị tranh chấp bao gồm:
- Tên và chủng loại hàng hóa trong giao dịch mua bán
- Giá cả và số lượng hàng hóa trong giao dịch mua bán
- Đơn vị ngoại tệ và hình thức thanh toán trong giao dịch mua bán
- Các dịch vụ sau khi bán như bảo hành, bảo trì, ... trong giao dịch mua bán
- ...
Như vậy, nếu số tiền có lớn đến mức nào mà khả năng tranh chấp không thể xảy ra thì không cần thiết phải ký kết hợp đồng. Tuy nhiên, về thuế GTGT, yêu cầu phải thanh toán qua ngân hàng đối với giao dịch mua bán từ 20triệu đồng trở lên mới được khấu trừ thuế đầu vào. Điều này có nghĩa là có thể bị tranh chấp về điều khoản thanh toán, cho nên với số tiền này nên làm hợp đồng mua bán (sẽ tạo điều kiện dễ dàng cho đơn vị mua). Mặc khác, có hợp đồng mua bán thể hiện được sự khách quan trong giao dịch khi cơ quan kiểm tra (như thuế) cần kiểm chứng, tránh trường hợp họ nghi ngờ hóa đơn bị xuất khống.