số dư trên TK 331 trên bang CĐ tài khoản

  • Thread starter MINA
  • Ngày gửi
Trạng thái
Không mở trả lời sau này.
N

NgânGiang

Cố lên! Cố lên...
10/5/05
202
0
0
21
Trong Mây mù
www.baominh.com.vn
Theo mình các bạn không cần thắc mắc nhiều. Hãy mở quyển chế độ kế toán ra và đọc đi:
Trích:
- Nội dung: Tài khoản 112 - TGNH dùng để ....
- Kết cấu:
+ Bên Nợ: Ghi các khoản tiền gửi vào ngân hàng, ...
+ Bên Có: Ghi các khoản tiền rút ra từ ngân hàng, ...
+ Số dư bên Nợ: Số tiền .. hiện còn gửi tại ngân hàng
Tài khoản 131
....
Nợ phải thu cần được hạch toán chi tiết cho từng đối tượng phải thu, theo từng nội dung phải thu...
+ Số dư bên Nợ: Số tiền còn phải thu của khách hàng.
Tài khoản này có thể có số dư bên có. Số dư bên Có phản ánh số tiền nhận trước, hoặc số đã thu nhiều hơn số phải thu của khách hàng chi tiết theo từng đối tượng cụ thể.
Khi lập bảng CĐKT, phải lấy số dư chi tiết của từng đối tượng của tài khoản này để ghi cả 2 bên "Tài sản" và bên "Nguồn vốn".
...
Như vậy ở những tài khoản mà số dư có nói đến "có thể có số dư bên ..." thì có thể gọi là tài khoản lưỡng tính.
Khi báo cáo số dư cuối kỳ thì chỉ thể hiện ở 1 bên.
Còn trên BCĐKT có thể lấy những chỉ tiêu chi tiết của tài khoản.
Trích hướng dẫn lập BCTC:
"Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Phải thu của khách hàng” căn cứ vào tổng số dư Nợ của Tài khoản 131 “Phải thu của khách hàng” mở theo từng hoạt động kinh doanh và mở chi tiết theo từng khách hàng trên sổ chi tiết tài khoản 131."
Các bạn đừng nhầm lẫn giữa BCĐKT với "Bảng cân đối tài khoản" nhé.
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
L

lannhu

It's me!
14/10/04
1,372
2
0
42
~S~
Em cũng thống nhất với quan điểm của bác Hyper
chi tiết công nợ của các đối tượng khác nhau không được đối trừ, từ nguyên tắc này có thể hiểu rằng Tk công nợ đồng thời cũng vừa dư có và vừa dư nợ được
Không những chi tiết công nợ của các đối tượng khác nhau không được đối trừ mà ngay cả với 1 đối tượng có các món nợ khác nhau cũng vậy nếu không có sự chấp thuận của đối tượng đó.

BCDTKhoản là bảng thể hiện tổng hợp tình hình tăng giảm, dư nợ của các tài khoản. Do đó tài khoản công nợ vừa có số dư nợ vừa có số dư có thì không lý nào trên BCDTKhoản lại chỉ có thể dư nợ hoặc có.

Tương tự vậy, Sổ cái là sổ được tổng hợp từ các sổ chi tiết, mà sổ chi tiết có số dư cả 2 bên -->sổ cái có số dư 2 bên thì cũng chẳng có gì sai.

Bảng cân đối tài khoản nhằm phục vụ công việc lập Báo cáo tài chính do vậy nên phân tích luôn số dư theo tài khoản chi tiết (hoặc đối tượng chi tiết - tùy vào cách mở tài khỏan chi tiết hay mở đối tượng chi tiết) trên bảng cân đối tài khoản.
Em rất thích cách làm này, vì nó đơn giản, chỉ cần lấy từ 1 bảng tổng hợp các tài khoản (BCDTK) mà không cần phải đi từ các sổ cái, sổ chi tiết công nợ riêng lẻ.
 
M

MINA

Quảng cáo/Tài Trợ
Thành viên BQT
Quản lý cao cấp
12/11/03
4,030
410
83
46
Ninh Thuận
lannhu nói:
BCDTKhoản là bảng thể hiện tổng hợp tình hình tăng giảm, dư nợ của các tài khoản. Do đó tài khoản công nợ vừa có số dư nợ vừa có số dư có thì không lý nào trên BCDTKhoản lại chỉ có thể dư nợ hoặc có.
Tương tự vậy, Sổ cái là sổ được tổng hợp từ các sổ chi tiết, mà sổ chi tiết có số dư cả 2 bên -->sổ cái có số dư 2 bên thì cũng chẳng có gì sai.
Lan nhu nè, Cho Mina hỏi vậy trong thực trong thực tế có bao giờ bạn đã làm sổ cái để hai số dư cho tài khoan 331 chưa vậy?
 
L

lannhu

It's me!
14/10/04
1,372
2
0
42
~S~
Hì, thực tế thì em chưa gặp khách hàng nào như vậy cả, em chỉ suy luận vậy thôi. Nhưng em thấy sổ sách không phải bắt buộc nộp cho các cơ quan chức năng, chỉ để phục vụ tại DN, có chăng là chỉ có cơ quan thuế kiểm tra khi quyết tóan nên ta cứ việc phăng-tê-di theo ý muốn, miễn sao thuận lợi cho công việc mà thôi. Hình như việc để số dư 2 bên hay bắt buộc chỉ có 1 bên trên các TK lưỡng tính chẳng có văn bản nào quy định cụ thể cả mà chỉ tự mỗi người đọc suy diễn theo mỗi cách khác nhau thôi. Những gì mà luật quy định không rõ ràng thì ta cứ việc làm chị ạ, nếu lỡ cơ quan thuế có bắt bẽ thì ta cứ giải thích hợp tình, hợp lý thôi (những gì không rõ ràng về luật thường thế đấy chị ạ:).
 
Sửa lần cuối:
P

PHIHUNGVN

Cao cấp
4/1/05
1,394
12
38
50
HANOI
Các bác cho em nói lại một chút ạ. Ở đây chúng ta đang nói đến Bảng cân đối tài khoản của doanh nghiệp vừa và nhỏ đấy ạ chứ không phải là bảng cân đối kế toán. và hai bảng này nó có cách rút số dư đầu kỳ và cuối kỳ hơi khác nhau đấy ạ.
Nếu mà nó có các lấy số dư giống nhau thì người ta cần gì phải thêm cái bảng mẫu này làm gì ạ, chỉ cần thêm bảng phát sinh là xong thôi việc gì phải rườn ra vậy có phải không ạ.
 
P

PHIHUNGVN

Cao cấp
4/1/05
1,394
12
38
50
HANOI
VNgeek nói:
Mình vừa xem lại TT số 23/2005/TT-BTC ngày 30/03/2005. Hệ thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp gồm
- Bảng cân đối kế toán Mẫu số B 01 - DN
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Mẫu số B 02 - DN
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Mẫu số B 03 - DN
- Bản thuyết minh báo cáo tài chính Mẫu số B 09 - DN

Bảng cân đối số phát sinh (hay bảng cân đối tài khoản) không thuộc Hệ thống báo cáo tài chính. Trong QĐ144 cũng nêu rõ nó là một phụ biểu gửi thêm cho cơ quan Thuế chứ không nằm trong hệ thống báo cáo tài chính.

Bác đã xem thông tư 23/2005/TT-BTC chắc bác bỏ qua đoạn này của này rồi ạ
1.2- Những quy định và hướng dẫn này được áp dụng cho việc lập và trình bày báo cáo tài chính năm và báo cáo tài chính giữa niên độ đầy đủ của tất cả các loại hình doanh nghiệp. Riêng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn tuân thủ các quy định chung tại phần này và những qui định, hướng dẫn cụ thể phù hợp với loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ.


VNgeek nói:
Bảng cân đối số phát sinh (hay bảng cân đối tài khoản) không thuộc Hệ thống báo cáo tài chính. Trong QĐ144 cũng nêu rõ nó là một phụ biểu gửi thêm cho cơ quan Thuế chứ không nằm trong hệ thống báo cáo tài chính.

Theo qui định tại quyết định 144 thì
Trích nguyên văn
1- Nội dung báo cáo tài chính
1.1- Báo cáo tài chính qui định cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ bao gồm 3 biểu mẫu báo cáo.
- Bảng cân đối kế toán: Mẫu số B 01 – DNN
- Kết quả hoạt động kinh doanh : Mẫu số B 02 – DNN
- Thuyết minh báo cáo tài chính Mẫu số B 09 – DNN
1.2- Báo cáo tài chính gửi cho cơ quan thuế phải lập và gửi thêm 02 phụ biểu sau:
- Bảng cân đối tài khoản: Mẫu số F 01 – DNN
- Tình hình thực hiện nghĩ vụ với NSNN: Mẫu số F 02 – DNN

Nếu như trên qui định trên thì cái gọi là nội dung báo cáo tài chính có được coi là báo cáo tài chính không ạ.
 
P

PHIHUNGVN

Cao cấp
4/1/05
1,394
12
38
50
HANOI
VNgeek nói:
Bảng cân đối số phát sinh (hay bảng cân đối tài khoản) không thuộc Hệ thống báo cáo tài chính. Trong QĐ144 cũng nêu rõ nó là một phụ biểu gửi thêm cho cơ quan Thuế chứ không nằm trong hệ thống báo cáo tài chính. Mình cũng không thấy quy định lập bảng đó như thế nào.

Ơ bên em có một quyết định của Bộ tài chính khi hướng dẫn lập bảng cân đối tài khoản có ghi thế này ạ, em trích nguyên văn cho các bác cùng nghiên cứu ạ.

+ cột 7,8" số dư cuối kỳ" : Phản ánh số dư cuối cùng của kỳ báo cáo. Số liệu để ghi vào phần này được căn cứ vào số dư cuối tháng của tháng cuối kỳ báo cáo trên Sổ cái hoặc tính bằng cách số đầu kỳ cộng,trừ số phát sinh trong kỳ. Số liệu ở cột 7,8 là căn cứ để lập Bảng cân đối kỳ sau
 
L

lannhu

It's me!
14/10/04
1,372
2
0
42
~S~
1- Nội dung báo cáo tài chính
1.1- Báo cáo tài chính qui định cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ bao gồm 3 biểu mẫu báo cáo.
- Bảng cân đối kế toán: Mẫu số B 01 – DNN
- Kết quả hoạt động kinh doanh : Mẫu số B 02 – DNN
- Thuyết minh báo cáo tài chính Mẫu số B 09 – DNN
1.2- Báo cáo tài chính gửi cho cơ quan thuế phải lập và gửi thêm 02 phụ biểusau:
- Bảng cân đối tài khoản: Mẫu số F 01 – DNN
- Tình hình thực hiện nghĩ vụ với NSNN: Mẫu số F 02 – DNN

Nếu như trên qui định trên thì cái gọi là nội dung báo cáo tài chính có được coi là báo cáo tài chính không ạ.

Theo em hiểu thì mặc dù khỏan 1.2 nó thuộc 1 nhưng người ta chỉ nói nó là phụ biểu thôi, tức chỉ là biểu phụ đính kèm với biểu chính là BCTC. Nếu nói 2 phụ biểu này là BCTC thì nó không chỉ phải nộp cho thuế thôi mà bất kỳ cơ quan chức năng nào yêu cầu nộp BCTC đều phải có 2 biêu này trong bộ BCTC
 
L

lannhu

It's me!
14/10/04
1,372
2
0
42
~S~
cột 7,8" số dư cuối kỳ" : Phản ánh số dư cuối cùng của kỳ báo cáo. Số liệu để ghi vào phần này được căn cứ vào số dư cuối tháng của tháng cuối kỳ báo cáo trên Sổ cái hoặc tính bằng cách số đầu kỳ cộng,trừ số phát sinh trong kỳ. Số liệu ở cột 7,8 là căn cứ để lập Bảng cân đối kỳ sau

Bác Nam ơi, nếu chỉ hướng dẫn như thế này thì chán quá nhỉ?

Nếu cty nào mà để số dư 2 bên trên sổ cái công nợ mà tính theo cách thứ 2 thì tiêu nhỉ?
 
M

MINA

Quảng cáo/Tài Trợ
Thành viên BQT
Quản lý cao cấp
12/11/03
4,030
410
83
46
Ninh Thuận
Cám ơn tất cả các bạn, Mina mong có các bạn có đồng tình với Mina là thể hiện bảng cân đối số phát sinh như thế nào cho đúng đối với tài khoản 331.
Còn về Bảng cân đối số phát sinh thì chắc là phải nộp cho cơ quan thuế khi nộp Báo cáo tài chính rồi.
 
T

Thanh Thai

Guest
24/5/05
14
0
0
49
Ha Noi
Các bạn ơi. TK 131 và 331 có cả dư nợ và dư có vì mình theo dõi cho từng đối tượng khách hàng. Vì vậy khi lập bảng cân đối số phát sinh số dư vẫn có cả ở bên nợ và bên có. Số dư này được thể hiện trên bảng CĐKT: Số dư nợ của TK 331 được phản ánh vào phần Tài sản, ở mục Trả trước cho người bán. Số dư có của TK 131 được phản ánh bên Nguồn vốn ở chỉ tiêu người mua trả trước tiền hàng.
Mình đã học qua lớp thanh kiểm tra tài chính tại 6 Vũ Ngọc Phan - HN và được hướng dẫn như vậy.
Trước kia mình cũng nghĩ là số dư trên sổ cái thì chỉ có 1 bên nhưng sau khi học thì ...
 
L

lannhu

It's me!
14/10/04
1,372
2
0
42
~S~
To chi Mina,

Ý kiến mọi người đưa ra ở đây là để phân tích trường hợp để số dư cả 2 bên trên tk công nợ cũng chẳng sai. Còn nếu chị chỉ muốn cho nó vào 1 bên thôi thì cũng...chẳng sai nốt :).
 
M

MINA

Quảng cáo/Tài Trợ
Thành viên BQT
Quản lý cao cấp
12/11/03
4,030
410
83
46
Ninh Thuận
P

PHIHUNGVN

Cao cấp
4/1/05
1,394
12
38
50
HANOI
lannhu nói:
Bác Nam ơi, nếu chỉ hướng dẫn như thế này thì chán quá nhỉ?

Nếu cty nào mà để số dư 2 bên trên sổ cái công nợ mà tính theo cách thứ 2 thì tiêu nhỉ?
Lan như sổ cái không bao giờ có số dư ở hai bên.
Vì vậy số dư cuối của tài khoản lưỡng tính trên bảng cân đối phải khớp đúng với số dư trên sổ cái.
Còn cái phần hoặc đó : Là chỉ dùng cách tính cộng số học và phải hiểu như vậy
Còn kế toán phải có sự khớp đúng, cái sự khớp đúng này là một câu nhận xét muôn thủa khi đi kiểm tra.

Còn nếu như cách của lannhu làm thì nên kiến nghị Bộ Tài chính bỏ bảng cân đối TK và sổ cái đi không cần thiết phải có nó. vì đã có các sổ chi tiết và bảng cân đối kế toán rồi.
 
P

PHIHUNGVN

Cao cấp
4/1/05
1,394
12
38
50
HANOI
lannhu nói:
Theo em hiểu thì mặc dù khỏan 1.2 nó thuộc 1 nhưng người ta chỉ nói nó là phụ biểu thôi, tức chỉ là biểu phụ đính kèm với biểu chính là BCTC. Nếu nói 2 phụ biểu này là BCTC thì nó không chỉ phải nộp cho thuế thôi mà bất kỳ cơ quan chức năng nào yêu cầu nộp BCTC đều phải có 2 biêu này trong bộ BCTC
Vâng đúng vậy nó chỉ là phụ biểu nhưng phải hiểu nó là một bộ phận không thể tách rời của báo cáo tài chính.
Còn vấn đề nộp cho ai thì lại hoàn toàn khác, nó cũng được qui định rõ ràng rồi và người không có trách nhiệm thì không cần phải xem làm gì.
VD: bây giờ người ta có qui định thuyết minh báo cáo tài chính chỉ cần nộp cho thuế không cần nộp đi chỗ khác thì chúng ta lại cho nó là phụ biểu không cần thiết sao.
Hơn nữa theo QĐ144 có nói để phục vụ yêu cầu quản lý tài chính, kinh doanh của doanh nghiệp, các doanh nghiệp có thể lập thêm các báo cáo tài chính chi tiết khác. Vậy lúc này nó có là báo cáo tài chính không.
 
P

PHIHUNGVN

Cao cấp
4/1/05
1,394
12
38
50
HANOI
lannhu nói:
To chi Mina,

Ý kiến mọi người đưa ra ở đây là để phân tích trường hợp để số dư cả 2 bên trên tk công nợ cũng chẳng sai. Còn nếu chị chỉ muốn cho nó vào 1 bên thôi thì cũng...chẳng sai nốt :).
Nếu lan như nói vậy là chưa hiểu vấn đề MINA đưa ra rồi.
MINA không phải nói đến số dư trên tài khoản, mà là số dư tài khoản trên bảng cân đối tài khoản.
 
P

PHIHUNGVN

Cao cấp
4/1/05
1,394
12
38
50
HANOI
Thanh Thai nói:
Các bạn ơi. TK 131 và 331 có cả dư nợ và dư có vì mình theo dõi cho từng đối tượng khách hàng. Vì vậy khi lập bảng cân đối số phát sinh số dư vẫn có cả ở bên nợ và bên có. Số dư này được thể hiện trên bảng CĐKT: Số dư nợ của TK 331 được phản ánh vào phần Tài sản, ở mục Trả trước cho người bán. Số dư có của TK 131 được phản ánh bên Nguồn vốn ở chỉ tiêu người mua trả trước tiền hàng.
Mình đã học qua lớp thanh kiểm tra tài chính tại 6 Vũ Ngọc Phan - HN và được hướng dẫn như vậy.
Trước kia mình cũng nghĩ là số dư trên sổ cái thì chỉ có 1 bên nhưng sau khi học thì ...

To bạn Thanhthai
Năm nào tôi cũng đi tập huấn về nghiệp vụ chuyên môn về kiểm tra. Vậy mà lần nào cũng được nói là số dư TK lưỡng tính tại bảng cân đối tài khoản chỉ có một; sổ cái có 1 bên. Riêng bảng cân đối kế toán thì có hai bên.
Bạn có thể gửi tài liệu đó cho tôi được không nhỉ, cám ơn bạn nhiều.
 
L

lannhu

It's me!
14/10/04
1,372
2
0
42
~S~
Lan như sổ cái không bao giờ có số dư ở hai bên.
Bác cho em xin văn bản.
Vì vậy số dư cuối của tài khoản lưỡng tính trên bảng cân đối phải khớp đúng với số dư trên sổ cái.
Đúng. Và nếu sổ cái có số dư 2 bên thì BCD cũng có số dư 2 bên.
Còn cái phần hoặc đó : Là chỉ dùng cách tính cộng số học và phải hiểu như vậy
Tại sao "phải hiểu như vậy" hở bác? Mỗi người 1 cách hiểu mờ!
Còn nếu như cách của lannhu làm thì nên kiến nghị Bộ Tài chính bỏ bảng cân đối TK và sổ cái đi không cần thiết phải có nó. vì đã có các sổ chi tiết và bảng cân đối kế toán rồi.
Cách em làm như thế nào mà phải bỏ 2 cái này nhỉ? Quan điểm của em là lập BCDKTóan trên cơ sở BCDTKhoản cho đơn giản cơ mà. Còn sổ cái là sổ tổng hợp, người ta nhìn từ cái tổng hợp trước, sau đó muốn xem tiếp cái gì thì mới đi vào chi tiết mà bác-->không thể bỏ. Tóm lại là có làm sao đi nữa thì cũng phục vụ cho việc tính tóan đơn giản hơn thôi, không thể bỏ cái gì đi được nếu nó có ích cho việc xem xét và đánh giá thông tin.
Vâng đúng vậy nó chỉ là phụ biểu nhưng phải hiểu nó là một bộ phận không thể tách rời của báo cáo tài chính.
Còn vấn đề nộp cho ai thì lại hoàn toàn khác, nó cũng được qui định rõ ràng rồi và người không có trách nhiệm thì không cần phải xem làm gì.
VD: bây giờ người ta có qui định thuyết minh báo cáo tài chính chỉ cần nộp cho thuế không cần nộp đi chỗ khác thì chúng ta lại cho nó là phụ biểu không cần thiết sao.
Hơn nữa theo QĐ144 có nói để phục vụ yêu cầu quản lý tài chính, kinh doanh của doanh nghiệp, các doanh nghiệp có thể lập thêm các báo cáo tài chính chi tiết khác. Vậy lúc này nó có là báo cáo tài chính không.
Bác lại lăn tăn chỗ này nữa rồi. Báo cáo gì phục vụ cho quản lý tài chính của đơn vị thì cũng có thể gọi là BCTC hết, nhưng cái từ "BCTC" nộp cho các cơ quan chức năng mà BTC quy định thì chỉ có 1, 2, 3, 4. thôi. Riêng thuế thì kẹp thêm phụ biểu vào khi nộp, thế thôi.
Nếu lan như nói vậy là chưa hiểu vấn đề MINA đưa ra rồi.
MINA không phải nói đến số dư trên tài khoản, mà là số dư tài khoản trên bảng cân đối tài khoản.
Ơ, thế cái BCDTKhoản có phải là bảng tổng hợp số dư và tăng giảm của tất cả các tài khoản không vậy bác?
 
P

PHIHUNGVN

Cao cấp
4/1/05
1,394
12
38
50
HANOI
lannhu nói:
Bác cho em xin văn bản.

Đúng. Và nếu sổ cái có số dư 2 bên thì BCD cũng có số dư 2 bên.

Tại sao "phải hiểu như vậy" hở bác? Mỗi người 1 cách hiểu mờ!

?
Vậy mời bạn xem lại sách- còn văn bản mời bạn từ tìm lấy.
 
L

lannhu

It's me!
14/10/04
1,372
2
0
42
~S~
Vậy mời bạn xem lại sách- còn văn bản mời bạn từ tìm lấy.
Hìhì.., bác Nam bớt giận :). Em viết như vậy cũng chỉ là thể hiện quan điểm của mình thôi, chứ không có ý gì cả. Còn sách và văn bản nếu có thì bác chia sẻ cho em với nhé! Bắt tay bác cái nào:biggthump

P/S: Bác nam ới, giận nữa thì sẽ mau già lắm đó :1luvu:
 
Trạng thái
Không mở trả lời sau này.

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA