số dư trên TK 331 trên bang CĐ tài khoản

  • Thread starter MINA
  • Ngày gửi
Trạng thái
Không mở trả lời sau này.
M

MINA

Quảng cáo/Tài Trợ
Thành viên BQT
Quản lý cao cấp
12/11/03
4,030
410
83
46
Ninh Thuận
Các bạn thân,

Mina cùng với một người bạn tranh cãi nhau một vấn đề nhưng không có lời kết luận, hôm nay Mina post bài lên đây mong các bạn tham gia ý kiến.

Tài khoản 331 thể hiện của số dư đầu kỳ trên bảng cân đối tài khoản. Tình trạng cuối tháng như thế này :

Trả trước cho người bán A : 100Triệu

Nợ Khách hàng B : 50 Triệu

Theo ý của Mina lúc này trên tài khoản 331 thể hiện số dư bên nợ là 50 triệu. Mặc dù trên bảng Cân đối kế tóan sẽ có 2 dòng thể hiện khác nhau là số tiền còn phải trả cho khách hàng và số tiền đã trước cho khách hàng.

Nhưng ý của người bạn của Mina là để số dư của cả hai bên : nợ 331 100tr, có 331 50 triệu.

Theo qui tắc mà Mina được biết là trên mỗi tài khoản chỉ được có một số dư tổng hợp.

Mong các bạn giải đáp thắc mắc này. Tại một mình Mina giải thích người ta không chịu nghe! hay là Mina sai....????

Cám ơn các bạn.
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
cothant

cothant

Thằng ham chơi
29/9/04
875
18
18
HCMC
Em ủng hộ quan niệm của.... người bạn chị, hi hi, làm như thế rõ ràng hơn, và vì BCĐ SPS là cơ sở để lập (kế toán) và kiểm tra (sếp, kiểm toán, thuế...) BCD KT, cho nên để 2 số dư thì sẽ tiện hơn.
 
M

MINA

Quảng cáo/Tài Trợ
Thành viên BQT
Quản lý cao cấp
12/11/03
4,030
410
83
46
Ninh Thuận
Chị thì chưa bao giờ thấy tài khoản 331 trên bảng cân đối tài khoản lại nằm luôn cả hai bên, cả nợ lẫn có, sếp hay ai muốn kiểm tra thì chẳng ai chỉ nhìn vào bảng cân đối tài khoản không......
 
nedved

nedved

Guest
14/7/04
687
2
0
Xa xa nương dâu
Đã có chuẩn mực về trình bày báo cáo tài chính rồi.

Theo nguyên tắc trọng yếu, một thông tin trọng yếu phải được trình bày trên báo cáo tài chính khi thiếu thông tin đó sẽ ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC và ảnh hưởng đến việc ra quyết định của người đọc.

Do đó, việc có offset số dư nợ/có của các tài khoản công nợ hay không phụ thuộc vào bản chất và mức độ của các khoản công nợ.

Nếu đây là một nhà cung cấp thường xuyên với các nghiệp vụ diễn ra trong khoảng thời gian ngắn thì việc bù trừ công nợ là có thể chấp nhận được. Ví dụ như nhà cung cấp thực phẩm tươi sống cho khách sạn chẳng hạn thì không nên có cùng một lúc 2 số dư Nợ/Có.

Nếu đây là một nhà thầu XDCB, việc tạm ứng và quyết toán khối lượng quy định rất rõ trong hợp đồng xây dựng, thì việc có 2 số dư Nợ/Có là điều tất yếu xảy ra. Ví dụ trong hợp đồng quy định tạm ứng ngay 10% giá trị hợp đồng sau khi HĐ được ký kết; và việc trừ ứng chỉ thực hiện khi hoàn thành được ít nhất 30% giá trị hợp đồng. Khi đó các invoice phát sinh ban đầu rất có thể chưa được thanh toán và như thế cùng một lúc phát sinh 2 số dư Nợ/Có. Lúc này trên BCTC phải phản ánh cả 2 số dư Nợ và số dư Có. Trên Notes to F/S phải trình bày rõ điều khoản của các hợp đông quan trọng, có như thế người đọc mới đánh giá được tình hình tài chính và tình hình đầu tư của DN.

Các bạn cho ý kiến thêm
 
S

sontckt

Guest
8/6/05
30
0
6
Ha noi
Theo tôi bảng CĐTK hay còn gọi là bảng cân đối số phát sinh chỉ là báo cáo quản trị không nằm trong hệ thống báo cáo bắt buộc do vậy việc bạn trình bày số dư một bên hay hai bên là theo yêu cầu quản trị. Nhưng trên bảng cân đối kế toán có hai chỉ tiên rõ ràng : Phải trả người bán - nằm ở phần nguồn vốn và Trả trước người bán - nằm ở phần tài sản, do vậy cần phải trình bày rõ theo số thực tế.
Việc quản lý của xếp thông thường chúng tôi làm có báo cáo quản trị riêng chi tiết từng đối tượng nợ, có phân tích thời hạn trả nợ đó mới là vấn đề xếp quan tâm mà trên báo cáo tài chính không thể trình bày được.
 
M

MINA

Quảng cáo/Tài Trợ
Thành viên BQT
Quản lý cao cấp
12/11/03
4,030
410
83
46
Ninh Thuận
To Nedved, cám ơn bạn. Mina chỉ muốn nhấn mạnh một điều là cái bạn thể hiện trên bảng cân đối số phát sinh tại thời điểm cuối kỳ và đầu kỳ. Chẳng hạn như trên sổ cái của tài khoản 331 tại thời điểm cuối tháng bạn làm như thế nào, bạn có kết số dư cuối kỳ hay không hay để cả hai bên. Trên sổ chi tiết họăc tài khoản cấp hai của tài khoản thì Mina không bàn cãi đến việc này.
Thêm nữa, có người bạn còn tranh cãi với Mina là bảng cân đối số phát sinh không cần phải nộp kèm trong báo cáo tài chính ?????? Chỉ cần làm ra để xem mà thôi!
 
S

sontckt

Guest
8/6/05
30
0
6
Ha noi
bạn MINA thân mến!
Nguyên tắc mà bạn đưa ra là áp dụng cho sổ cái, còn sổ chi tiết thì phải phản ánh chi tiết chứ. Còn trên bảng CĐTK thì chỉ là số tổng hợp mình chưa thấy quy định nào quy định chỉ có số dư 1 bên, các tài khoản công nợ là tài khoản lưỡng tính mà
 
T

thao

Guest
cothant nói:
Em ủng hộ quan niệm của.... người bạn chị, hi hi, làm như thế rõ ràng hơn, và vì BCĐ SPS là cơ sở để lập (kế toán) và kiểm tra (sếp, kiểm toán, thuế...) BCD KT, cho nên để 2 số dư thì sẽ tiện hơn.

Em có nhầm không vậy cothant. Chi tiết từng tài khoản đó chính là cơ sở để lập nên bảng CĐ tài khoản. Dù có Du nợ hay Dư có nhưng cuối kỳ cũng phải bù trừ nhau để ra số liệu cuối cùng làm căn cứ lập Bảng CĐ TK. Trên bàng CĐTK , sô dư cuối kỳ một là dư nợ, hoặc dư có làm gí có chuyện vừa dư nợ vừa dư có. Nếu sếp muốn kiểm tra, thì tại sao không vào bảng Tổng Hợp Công Nợ Phải Trải cho tất cả các nhà cung cấp,trên đó nó sẽ thể hiện rõ, SDĐK, Số PS Nợ, PS Có , Và số Dư Nợ và vừa có SD Có luôn đấy.
 
Sửa lần cuối:
M

MINA

Quảng cáo/Tài Trợ
Thành viên BQT
Quản lý cao cấp
12/11/03
4,030
410
83
46
Ninh Thuận
To Sontckt, cám ơn bạn. Mina khẳng định lại với bạn về nguyên lý kế tóan căn bản là một tài khoản tại một thời điểm cuối kỳ và đầu kỳ bạn chỉ để một hoặc là dư nợ hoặc dư có. Dù cho trên tài khoản chi tiết của bạn tại thời điểm cuối kỳ phải có cả dư nợ và dư có.
Những gì quá cao siêu thì Mina không dám cãi nhưng ở đây Mina chỉ nhấn mạnh về lý thuyết căn bản mà thôi.
 
M

MINA

Quảng cáo/Tài Trợ
Thành viên BQT
Quản lý cao cấp
12/11/03
4,030
410
83
46
Ninh Thuận
To sontckt, theo Mina được biết là tài khoản lưỡng tính là tài khoản mà ở số dư cuối kỳ nó có thể có là số dư nợ hoặc số dư có chứ không có nghĩa là trên số sách nó được nằm số dư cả hai bên trong cùng một thời điểm.
 
nedved

nedved

Guest
14/7/04
687
2
0
Xa xa nương dâu
MINA nói:
To Nedved, cám ơn bạn. Mina chỉ muốn nhấn mạnh một điều là cái bạn thể hiện trên bảng cân đối số phát sinh tại thời điểm cuối kỳ và đầu kỳ. Chẳng hạn như trên sổ cái của tài khoản 331 tại thời điểm cuối tháng bạn làm như thế nào, bạn có kết số dư cuối kỳ hay không hay để cả hai bên. Trên sổ chi tiết họăc tài khoản cấp hai của tài khoản thì Mina không bàn cãi đến việc này.
Thêm nữa, có người bạn còn tranh cãi với Mina là bảng cân đối số phát sinh không cần phải nộp kèm trong báo cáo tài chính ?????? Chỉ cần làm ra để xem mà thôi!

Tất cả những gì mình nói chỉ là nói về Báo cáo tài chính, không nói về sổ kế toán hay bảng cân đối số phát sinh. Bảng cân đối số phát sinh hay bảng cân đối tài khoản gì gì đó chỉ là những bước chi tiết để lập báo cáo tài chính, do đó nó được lập như thế nào đó để phục vụ cho việc lập BCTC

Bảng cân đối số phát sinh không phải là một bộ phận của báo cáo tài chính, người đọc không quan tâm


Hi vọng sẽ giúp được bạn chút gì đó
 
P

PHIHUNGVN

Cao cấp
4/1/05
1,394
12
38
50
HANOI
Chẳng biết nhà em có lạc hậu không chứ còn theo quyết định 144/QĐ-BTC và hướng dẫn thì
- Bảng cân đối tài khoản mà MINA nói là bảng mang số hiệu
Bản cân đối tài khoản : Mẫu số F 01 – DNN
Là phụ biểu thứ nhất phải gửi kèm báo cáo tài chính cho cơ quan thuế.
- Thứ 2 là số dư cuối kỳ của bảng cân đối là số dư của cuối kỳ báo cáo trên sổ cái và như vậy là nó chỉ có một số dư thôi hoặc là bên nợ hoặc là bên có. Chứ không có số dư hai bên.

- Còn bảng cân đối kế toán là bảng lập trên căn cứ: bảng cân đối kế toán cuối kỳ trước, số dư các tài khoản loại I. II. III. IV và trên các sổ kế toán chi tiết và ...
Và riêng đối với TK lưỡng tính nó có nguyên tắc không bù trừ lẫn nhau các chi tiết trong cùng tài khoản.Nên nó có số dư hai bên.
 
P

PHIHUNGVN

Cao cấp
4/1/05
1,394
12
38
50
HANOI
nedved nói:
Tất cả những gì mình nói chỉ là nói về Báo cáo tài chính, không nói về sổ kế toán hay bảng cân đối số phát sinh. Bảng cân đối số phát sinh hay bảng cân đối tài khoản gì gì đó chỉ là những bước chi tiết để lập báo cáo tài chính, do đó nó được lập như thế nào đó để phục vụ cho việc lập BCTC

Bảng cân đối số phát sinh không phải là một bộ phận của báo cáo tài chính, người đọc không quan tâm

Hi vọng sẽ giúp được bạn chút gì đó
Bác nedved hình như hơi nhầm ạ. Bảng cân đối tài khoản là phụ biểu nằm trong báo cáo tài chính phải nộp và nó được qui định nộp cho cơ quan thuế.
 
cothant

cothant

Thằng ham chơi
29/9/04
875
18
18
HCMC
thao nói:
Em có nhầm không vậy cothant. Chi tiết từng tài khoản đó chính là cơ sở để lập nên bảng CĐ tài khoản. Dù có Du nợ hay Dư có nhưng cuối kỳ cũng phải bù trừ nhau để ra số liệu cuối cùng làm căn cứ lập Bảng CĐ TK. Trên bàng CĐTK , sô dư cuối kỳ một là dư nợ, hoặc dư có làm gí có chuyện vừa dư nợ vừa dư có. Nếu sếp muốn kiểm tra, thì tại sao không vào bảng Tổng Hợp Công Nợ Phải Trải cho tất cả các nhà cung cấp,trên đó nó sẽ thể hiện rõ, SDĐK, Số PS Nợ, PS Có , Và số Dư Nợ và vừa có SD Có luôn đấy.
Ý em là: nếu ở BCD SPS, TK 331 mình vừa có dư nợ vừa có dư có thì khi lập BCD KT mình sẽ dễ dàng hơn chứ chị, lấy 2 số đó cho thẳng vào 2 chỉ tiêu luôn.
Nếu gom lại chỉ còn 1 số dư, lúc lập BCD KT thì sẽ mất công đi tìm lại từ sổ cái hoặc bảng tổng hợp công nợ.
 
P

PHIHUNGVN

Cao cấp
4/1/05
1,394
12
38
50
HANOI
cothant nói:
Ý em là: nếu ở BCD SPS, TK 331 mình vừa có dư nợ vừa có dư có thì khi lập BCD KT mình sẽ dễ dàng hơn chứ chị, lấy 2 số đó cho thẳng vào 2 chỉ tiêu luôn.
Nếu gom lại chỉ còn 1 số dư, lúc lập BCD KT thì sẽ mất công đi tìm lại từ sổ cái hoặc bảng tổng hợp công nợ.
Cũng chẳng mất công lắm đâu máy nó làm cơ mà, nếu làm tay thì cũng làm thêm một phép tính mà.
 
P

PHIHUNGVN

Cao cấp
4/1/05
1,394
12
38
50
HANOI
A còn quên một điều cuối cùng nữa là các bác xem lại hộ cái là loại hình doanh nghiệp mà MINA nói nó thuộc dạng vừa - nhỏ hay lớn, TNHH hay DNNN kẻo lại tranh luận oan.
 
nedved

nedved

Guest
14/7/04
687
2
0
Xa xa nương dâu
vo vinh nam nói:
Bác nedved hình như hơi nhầm ạ. Bảng cân đối tài khoản là phụ biểu nằm trong báo cáo tài chính phải nộp và nó được qui định nộp cho cơ quan thuế.

To anh Nam, mấy ông thuế VN yêu cầu báo cáo gì thì em cũng không thạo lắm. Em chỉ biết nó không là một bộ phận của báo cáo tài chính mà thôi. Bảng cân đối số phát sinh chẳng có ý nghĩa gì với người đọc báo cáo, vì số phát sinh luôn bao hàm hư số rất lớn

Không biết bác đã làm case study này chưa http://www.webketoan.com/forum/showthread.php?t=7260
 
HaiTam

HaiTam

Nguyễn Hải Tâm
Thành viên BQT
7/11/02
2,177
594
113
TP.HCM
www.webketoan.vn
Mình vừa xem lại TT số 23/2005/TT-BTC ngày 30/03/2005. Hệ thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp gồm
- Bảng cân đối kế toán Mẫu số B 01 - DN
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Mẫu số B 02 - DN
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Mẫu số B 03 - DN
- Bản thuyết minh báo cáo tài chính Mẫu số B 09 - DN

Bảng cân đối số phát sinh (hay bảng cân đối tài khoản) không thuộc Hệ thống báo cáo tài chính. Trong QĐ144 cũng nêu rõ nó là một phụ biểu gửi thêm cho cơ quan Thuế chứ không nằm trong hệ thống báo cáo tài chính. Mình cũng không thấy quy định lập bảng đó như thế nào. Mặt khác, quy định lập bảng cân đối kế toán nói rằng số liệu để lên các khoản phải thu phải trả là lấy từ sổ chi tiết chứ đâu có nói lấy từ bảng cân đối tài khoản.

Vì thế theo mình, bảng cân đối tài khoản không quan trọng và có thể để số dư theo kiểu nào thuận tiện nhất. Báo cáo quản trị phần công nợ mà lấy bảng cân đối tài khoản thì cũng chẳng có thông tin gì, mà phải lập bảng riêng thể hiện tên từng khách hàng số dư công nợ, tuổi nợ, ...
 
tranvanhung

tranvanhung

Gãi ngứa
20/2/04
2,976
10
38
21
Biên Hoà - Đồng Nai
Mina thấy nhiều người nhẩy vào chưa, đề tài này cũng "khá" đấy nhỉ.

Các tài khoản công nợ (131,331) là tài khoản lưỡng tính vậy thì chúng ta phải hiểu cái tính chất lưỡng tính này như thế nào nhỉ. Lưỡng tính ở đây thể hiện ở các điểm sau.
1. Lưỡng tính về số dư đầu kỳ, cuối kỳ: tức là có thể có số dư 1 là bên nợ hoặc là bên có chứ không phải có cùng lúc cả số dư nợ và dư có
2. Lưỡng tính trong hạch toán: Hai loại tài khoản này có thể hạch toán cùng lúc bên nợ, có và có thể hạch toán bù trừ cho nhau.
3. Thể hiện số dư trên bảng cân đối: Hai tài khoản này phải "phân thân" ra ở cả 2 phần của bảng cân đối đó là "trả trước cho người bán" bên phần Tài sản và "Người mua trả tiền trước" bên phần Nợ phải trả.

Như vậy thì về nguyên tắc thì không thể có chuyến tài khoản ở thời điểm cuối kỳ là thể hiện cùng lúc 2 số dư nợ và có.

+ Về bảng cân đối SPS: Bảng này mặc dù không nằm trong hệ thống báo cáo tài chính bắt buộc nhưng nó nằm trong phụ mục, tuy nhiên doanh nghiệp có thể nộp và cũng có thể không. Theo quan điểm của riêng mình khi xem xét các chỉ tiêu kinh tế phát sinh của 1 doanh nghiệp thì đây cũng chính là khởi nguồn của các vấn đề. Từ bảng này thì chúng ta mới xem xét đến các sổ chi tiết. Các bạn không thấy là khi làm quyết toán thuế họ yêu cầu chúng ta in bảng cân đối SPS trước tiên sau đó mới tới các loại sổ chi tiết, sổ cái. Đối với người xem thì đây chính là nơi bắt đầu của quá trình tìm hiểu đấy.

Đó là 1 vài ý kiến chủ quan của mình, các bác có ý kiến nào khác thì hãy mạnh dạn nêu quan điểm nhé.
 
H

HyperVN

<b>Phu hót rác</b>
17/3/03
1,833
16
0
47
Hải Phòng
www.webketoan.vn
Đề tài TK Công nợ có số dư cả hai bên ở thời điểm cuối kỳ đã được bàn tới nhiều, mình thống nhất với quan điểm của Võ Vĩnh Nam: chi tiết công nợ của các đối tượng khác nhau không được đối trừ, từ nguyên tắc này có thể hiểu rằng Tk công nợ đồng thời cũng vừa dư có và vừa dư nợ được, Bảng cân đối tài khoản nhằm phục vụ công việc lập Báo cáo tài chính do vậy nên phân tích luôn số dư theo tài khoản chi tiết (hoặc đối tượng chi tiết - tùy vào cách mở tài khỏan chi tiết hay mở đối tượng chi tiết) trên bảng cân đối tài khoản.
 
Trạng thái
Không mở trả lời sau này.

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA