Làm gì để WKT tổ chức offline năm 2010 tại Miền Tây?

  • Thread starter phantuannam
  • Ngày gửi
phantuannam

phantuannam

Altria Tax
Thành viên BQT
Quản lý cao cấp
17/12/04
4,331
1,027
113
42
Quận 12 - Hồ Chí Minh
www.tapchiketoan.vn
Nào mời các anh chị cùng tham gia vận động thuyết phục thành viên WKT quyết định tổ chức offline năm 2010 tại miền Tây :1luvu:

Chỉ cần:
1. Giới thiệu Miền Tây,
2. Các lợi ích khi tổ chức miền Tây
3. Kế hoạch sơ bộ

Nào cùng tham gia post bài vận động nào... Mọi hình thức giới thiệu, vận động trong ngoài đều được chấp nhận :004:
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
La An

La An

thianan73@yahoo.com.vn
18/10/07
818
1
18
Cần thơ
nếu off năm 2010 ơ Miền tây theo mình nên chọn Phú Quốc là địa điểm lý tưởng nhất :015:
 
D

dungnt1959

Trung cấp
16/7/09
179
2
18
TP. HCM
Quê mình ở AG nè - xin hoan nghênh ý tưởng này của bạn đấy. Miền Tây, cảnh vật, sông nước rất hữu tình; còn con người ... tình cảm vô vàn các bạn ơi!
Mình vụng về "ăn nói" lắm, chỉ biết làm cổ động viên thôi!
Nào, các bạn "thi sĩ" miền Tây, cố gắng tham gia post bài vận động nhé.
Ai mở hàng sẽ được phantuannam thưởng nha. :004:
 
huong85

huong85

Talkative Girl
25/1/07
1,171
5
38
38
Vĩnh Phúc-Đồng Nai-Gò Vấp
nếu off năm 2010 ơ Miền tây theo mình nên chọn Phú Quốc là địa điểm lý tưởng nhất :015:

mình đồng ý vì mình chưa đi Phú Quốc lần nào cả:1luvu:
 
N

nguyen tr

Guest
18/5/09
3
0
0
tphcm
Ủng hộ lun. Quê mình mà chưa đi lần nào:004:
 
VTM

VTM

Guest
14/10/05
5,506
81
48
TÂY NAM BỘ
nếu off năm 2010 ơ Miền tây theo mình nên chọn Phú Quốc là địa điểm lý tưởng nhất :015:

mình đồng ý vì mình chưa đi Phú Quốc lần nào cả:1luvu:
Phú Quốc hòn đảo lớn nhất VN (ngang với Singapore)
Bạn phải có ít nhất là 3 ngày (1 ngày đi, 1ngày ở, 1ngày về). đi máy bay thì chẳng có gì vui, hơn nữa là loại nhỏ (chỉ khoảng 70 người)
Xe tốc hành đến Rạch Giá (4 tiếng nếu đi từ SG) tàu cao tốc từ Rạch Giá đi PQ (3 tiếng trên biển tựa như cánh ngầm của VT nhưng không có cánh). Đến bến tàu PQ (xã Hàm Ninh, ở đây có làng chài ăn đồ biển tươi sống) có khu DL Suối Tranh thơ mộng vào thị trấn Dương Đông (1 tiếng).
Phú Quốc thật đẹp, bãi tắm hoang sơ (nhất Bãi dài ở Bắc đảo), rừng nguyên sinh (thuộc rừng cấm Quốc Gia) hành trình đi từ Thị trấn Dương Đông đi khu suối đá bàn giữa rừng sâu (có thể tắm tiên)ngang qua bãi dài bắc đão, có 17 cây số xuyên rừng nguyên sinh (đường nhựa không có nhà cửa của dân) đến Gành Dầu ghé thăm đình thờ Nguyễn Trung Trực, thẳng tiến đi ngang làng chài Hàm Ninh đi đến nam đảo tham quan nhà tù PQ nổi tiếng 1 thời.
Về có thể đi cảm giác mạnh lắc lư cùng sóng biển bằng tàu gổ từ Hàm Ninh vào TX Hà Tiên (3 tiếng) ghé thăm lăng Mạc Cửu trên núi con voi phục (rất tiếc cầu nổi Tô Châu không còn) thăm động Thạch Sanh, chùa hang, lên cửa khẩu xà xía, đến 5 giờ chiều đi xe tốc hành lên Rạch Giá, 9 giờ tốc hành về SG, tới SG...gần sáng..kha...kha...kha... bắt đầu ngày làm việc....
 
HaiTam

HaiTam

Nguyễn Hải Tâm
Thành viên BQT
7/11/02
2,177
594
113
TP.HCM
www.webketoan.vn
Quê ngoại mình ở Vĩnh Long. Mình cũng có mấy người cậu ở Cần Thơ. Tuổi thơ mình có nhiều kỷ niệm ở 2 nơi này, nhưng mình chưa có nhiều dịp đến các nơi khác ở ĐBSCL. Mình ủng hộ offline ở miền Tây.
 
phantuannam

phantuannam

Altria Tax
Thành viên BQT
Quản lý cao cấp
17/12/04
4,331
1,027
113
42
Quận 12 - Hồ Chí Minh
www.tapchiketoan.vn
Hoan hô tinh thần của mọi người, giờ là phải làm thế nào để thuyết phục mọi người bằng một việc cụ thể...

Phải đánh ngay vào sự "ham muốn" của các thành viên khác như thể nay mai các bạn ý sẽ được đến một nơi "thiên đường hạ giới" - (hì nói thế nhưng phải thực tế 1 chút)...

Công việc đầu tiên là phải điểm danh các địa phương có những "đặc sản" gì trước. Đặc sản bao gồm Phong cảnh, địa điểm, món ăn, lễ hội đặc trưng (lễ hội 1 năm / 1 lần, hoặc là lễ hội cổ truyền)... Tạm gác các địa phương quá nổi tiếng như Phú Quốc chẳng hạn, nên tìm hiểu các địa phương khác thể nào cũng có điểm nhấn riêng biệt cuốn hút chúng ta.

Sau đó, có thể lập nhóm tiền trạm địa phương trước để nắm thông tin giá cả, nơi cư trú, an ninh v.v nói chung là đảm bảo sức ăn, sức ngủ cho khoảng từ 50 - 100 thành viên...

Việc tiếp theo sẽ bàn sau hì hì , mời mọi người tiếp tục bàn thảo nhé!
 
phantuannam

phantuannam

Altria Tax
Thành viên BQT
Quản lý cao cấp
17/12/04
4,331
1,027
113
42
Quận 12 - Hồ Chí Minh
www.tapchiketoan.vn
đi máy bay thì chẳng có gì vui, hơn nữa là loại nhỏ (chỉ khoảng 70 người)
Thuê nguyên chiếc máy bay luôn cho khỏe... :004: có khi lại được lên báo vì là diễn đàn đầu tiên tại Việt Nam thuê nguyên chiếc máy bay cho thành viên đi offline :058:
 
VTM

VTM

Guest
14/10/05
5,506
81
48
TÂY NAM BỘ
Hoan hô tinh thần của mọi người, giờ là phải làm thế nào để thuyết phục mọi người bằng một việc cụ thể...

Phải đánh ngay vào sự "ham muốn" của các thành viên khác như thể nay mai các bạn ý sẽ được đến một nơi "thiên đường hạ giới" - (hì nói thế nhưng phải thực tế 1 chút)...

Công việc đầu tiên là phải điểm danh các địa phương có những "đặc sản" gì trước. Đặc sản bao gồm Phong cảnh, địa điểm, món ăn, lễ hội đặc trưng (lễ hội 1 năm / 1 lần, hoặc là lễ hội cổ truyền)... Tạm gác các địa phương quá nổi tiếng như Phú Quốc chẳng hạn, nên tìm hiểu các địa phương khác thể nào cũng có điểm nhấn riêng biệt cuốn hút chúng ta.

Sau đó, có thể lập nhóm tiền trạm địa phương trước để nắm thông tin giá cả, nơi cư trú, an ninh v.v nói chung là đảm bảo sức ăn, sức ngủ cho khoảng từ 50 - 100 thành viên...

Việc tiếp theo sẽ bàn sau hì hì , mời mọi người tiếp tục bàn thảo nhé!

Điểm danh từ trên xuống nhe :
Long An : TP Tân An.
Khu du lịch, di tích : Nhà trăm cột (CD-CG)căn cứ Cách mạng "Đám lá tối trời (Nhựt Ninh-Tân Trụ)
Đặc sản : rượu đế Gò Đen, khóm (Bến Lức) Lạp xưởng, bánh in,Gạo nàng thơm chợ Đào (Cần Đước) Dưa hấu Long Trì, Thanh Long Hiệp Thạnh (Châu Thành)
Và đặc biệt :
"Gái Tầm Vu đồng xu hai đứa
Trai Thủ thừa cởi ngựa xuống mua"
Tầm Vu là thị trấn của huyện Châu Thành, nổi tiếng con gái đẹp (điều này không biết đúng không chứ tôi thấy mấy bà già ...không được đẹp lắm)
Tầm Vu vào 16 tháng Giêng (AL) hàng năm có tập tục Lể hội rước Ông Tiêu (Có cả 4 thầy trò Đường tăng, cởi ngựa thiệt) diễu hành khắp khu vực rất vui và về đêm là lễ tiêu trừ yêu quái tổ chức ở bờ sông vô cùng hấp dẫn).
vinh dự với tám chữ vàng " Trung dũng kiên cường toàn dân đánh giặc" giữ gìn quê hương.
 
huong85

huong85

Talkative Girl
25/1/07
1,171
5
38
38
Vĩnh Phúc-Đồng Nai-Gò Vấp
ngoài Long An còn chỗ nào khác không? tiếp tục giới thiệu đi
 
thanhvunt

thanhvunt

http://thanhvunt.com
22/1/06
2,078
10
0
Nha Trang
thanhvunt.com
Hè 2009 vừa qua suýt nữa là đi Miền Tây rồi nhưng vì mem miền tây PR kém quá để anh NPT đoạt mất quyền đăng cai tại Buồn Muôn Thuở
 
N

ngocfu

Cao cấp
4/12/09
226
4
18
Quận Thủ Đức
ngoài Long An còn chỗ nào khác không? tiếp tục giới thiệu đi

Để hưởng ứng phong trào, mình xin giới thiệu Châu Đốc với các bạn:
1- Từ Sài Gòn đến Châu Đốc hơn 250 km - đi xe khỏang 6 giờ.
Châu Đốc không hổ danh là thiên đường hạ giới nhé.

Châu Đốc có khu du lịch danh thắng núi Sam, với 4 di tích văn hóa được xếp hạng cấp quốc gia, trong đó có Miếu bà Chúa xứ Núi Sam. Thường du khách đến khu du lịch Núi Sam cúng viếng Miếu bà chúa xứ xong tiện đường đi tham quan chợ cửa khẩu quốc tế Tịnh Biên (Núi Sam đi chợ cửa khẩu quốc tế Tịnh Biên 12 km).

Núi có diện tích khoảng 280ha, với độ cao vừa phải (241m), đây là loại núi trẻ, có cây xanh bóng mát, mỗi mùa hè đến trên sườn Núi Sam lại được tô điểm rực rỡ một màu đỏ của phượng vĩ, làm Núi Sam càng tươi mát hơn cùng với những hang động kỳ thú. Bên cạnh đó còn có cả một hệ thống kênh rạch bao quanh, cùng với hệ thống đền, chùa cổ kính trên sườn núi tạo nên một phong cảnh đẹp, hữu tình giữa vùng đồng bằng trù phú. Vào thời nhà Nguyễn Núi Sam thuộc thôn Vĩnh Tế, phủ Tuy Biên, tỉnh An Giang, ngày nay là xã Vĩnh Tế, thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang.

Với phong cảnh ấy, nên từ hai thế kỷ trước qua ngòi bút của Thoại Ngọc Hầu (trong bia “Vĩnh Tế Sơn”) thì Núi Sam đẹp như một bức tranh phong thuỷ. Di tích lịch sử và danh thắng Núi Sam đã in dấu trên sách sử từ đó. Từ lâu hình ảnh Núi Sam đã thấm đậm trong tâm hồn người dân An Giang nói riêng và niềm Nam nói chung. Bởi vì nơi đây tập trung nhiều công trình kiến trúc, di tích lịch sử văn hoá được Bộ Văn Hoá công nhận xếp hạng như: Chùa Tây An, Miếu Bà Chúa Xứ, Lăng Thoại Ngọc Hầu, chùa Hang… và nhiều thắng cảnh đẹp như đồi Bạch Vân, vườn Tao Ngộ…

Núi Sam còn có nhiều đền chùa am cốc, đặc biệt trong số đó Miếu Bà Chúa Xứ là công trình kiến trúc rất đẹp và tôn nghiêm hàng năm có lễ Vía vào tháng 4 từ sau tết Nguyên Đán, đông đảo khách trong và ngoài nước đến hành hương, cầu phúc lộc và chiêm ngưỡng.

Mắm là một món ăn thuộc loại phổ biến nhất ở miền Tây. Nhưng ở Châu Đốc, mắm mới thể hiện hết sự phong phú của loại thực phẩm độc đáo này. Mắm Châu Đốc trở thành một sản phẩm “độc chiêu” của An Giang, hàng năm “móc” hàng tỉ đồng từ túi tiền của du khách.

Vào chợ Châu Đốc, bạn có thể thấy đến hơn 30 loại mắm. Có loại chỉ cần thêm chút nguyên liệu là ăn liền như: mắm ruốc, mắm thái, mắm ba khía, mắm tôm, mắm tép, mắm còng. Có loại phải qua công đoạn chế biến công phu như: mắm sặt, mắm trê, mắm lóc, mắm cá rô, mắm trèn, mắm cá linh, mắm cá chốt, mắm chuột, mắm cá cơm, mắm cá thiểu, mắm cá lòng tong, mắm cá mè vinh, mắm cá trèn lá, mắm cá trèn mỡ, mắm cá trèn bầu...

Ngòai ra còn có thức ăn làm sẵn: bún mắm, bún nước lèo, bún kèn, trái thốt nốt, nước uống thốt nốt, bánh bò thốt nốt.
Khô cá tra phồng cùng với khô cá sặc rằn lạt là hai loại khô đặc sản ngon nhất Châu Đốc, hai loại này đem về chiên ăn cơm thì ôi thôi ngon khỏi nói.

Món ngon ở Châu Đốc, ngoài các loại khô mắm Châu Đốc còn có cháo bò ở huyện Tri Tôn, ở huyện Tịnh Biên cũng có món ăn nổi tiếng không kém, đó là món bánh canh bột gạo Sóc ở chợ xã Vĩnh Trung, bún mắm ăn với đầu cá rất ngon và độc đáo, Bún mắm đầu cá Châu Đốc độc đáo ở chỗ chỉ thuần là cá, ăn nóng rất thơm ngon, đậm đà hương vị đồng bằng.
Sau khi ăn uống xong, ta tiến đến chợ cửa khẩu Tịnh Biên: bán nhiều mặt hàng miễn thuế nhập khẩu. Mua sắm tha hồ hàng biên giới Thái Lan và các nước khác. Miễn thuế nhập khẩu nha các bạn, mại dô ... mại dô...

2- Tiếp đến là tham quan Khu di tích: Đồi Tức Dụp
Tức Dụp - theo tiếng Khmer có nghĩa là nước đêm. Tức Dụp nằm trong dãy núi Cô Tô có độ cao 216m và chu vi khoảng 2.200m. Nhìn từ xa, núi Cô Tô và đồi Tức Dụp trông giống chim phượng hoàng nên còn gọi là Phụng Hoàng Sơn.
Từ năm 1960, Tức Dụp là căn cứ của huyện uỷ Tri Tôn và tỉnh uỷ Hà Giang, là chiếc cầu quan trọng đưa các binh đoàn miền Bắc vượt Trường Sơn qua Campuchia toả xuống khắp chiến trường Tây Nam Bộ. Nhiều đám cưới của bộ đội và du kích đã được tổ chức tại đây.

Phát hiện ra Tức Dụp - đầu não của căn cứ cách mạng, Mỹ nguỵ đã tập trung đánh phá liên tục như muốn san bằng cả ngọn đồi. Bom đạn không chỉ trút xuống Cô Tô mà còn lan rộng đến nhiều vùng phụ cận, biến cả vùng "trắng" sơ xác tang thương. Dưới những trận bom bi, bom cay, bom râu, bom bướm, bom dầu, bom xăng... đến pháo bầy, pháo chụp, Tức Dụp không còn một mảng rong rêu hay một sợi dây leo chùm gửi; không còn loài thú hay côn trùng nào sống nổi. Tức Dụp như là đất chết. Vậy mà các chiến sỹ cách mạng vẫn kiên trì bám trụ giữ lấy địa bàn.

Ðã hơn 30 năm từ ngày Tức Dụp im tiếng súng, nhưng các trận đánh phá của kẻ thù vẫn còn hằn sâu dấu tích trên mặt đá. Chỉ cỏ cây là tươi xanh trở lại. Ðồi Tức Dụp thuộc xã An Ninh huyện Tri Tôn, cách biên giới Campuchia 10 km, ngày nay là điểm du lịch kỳ thú. Bốn mùa nước trong xanh và rực rỡ hương sắc của các loài hoa như trong chuyện cổ tích. Ðường lên đồi được lát đá phẳng và đẹp. Các hang động và hàng trăm ngõ ngách vẫn nguyên vẹn như xưa, mở rộng vòng tay gọi mời bè bạn đến với Tức Dụp bạn nhớ ăn mặc gọn nhẹ, đi giày thể thao, nhớ mang theo đèn pin vì trong hang có nhiều đoạn tối, nào là hang của Ban Chỉ huy Quân sự, hang của Ban Tuyên huấn, Hội Phụ nữ, Dân y, nào là hang cơm nguội. .Lại có hội trường C6 với sức chứa trên 150 người. Mỗi hang là một vẻ độc đáo với những khối đá đan xen tài tình đủ kiểu. Sàn nơi này là đá nơi kia là ván và tre ghép lại. Không khí lúc nào cũng mát rượi thông thoáng như có máy điếu hoà.

Sau vài giờ tham quan, bạn có thể trở ra theo đường cũ xuống thăm nhà bảo tàng. Nhưng với chút máu phiêu lưu, bạn có thể tự khám phá hàng chục lối đi riêng, vượt qua nhiều mỏm đá. Bạn sẽ tự thưởng cho mình cái thú len lỏi, tìm tòi và sau cùng đứng trên những tảng đá sừng sững như một viên tướng chỉ huy trận mạc đang quan sát toàn cảnh xung quanh. Bạn tha hồ hít thở không khí trong lành và thu vào tầm nhìn bao cảnh quan kỳ thú mà thiên nhiên đã hào phóng ban tặng cho Tức Dụp.

3- Điểm thứ ba, ta đến chợ cửa khẩu Tịnh Biên: tham quan với 500 gian hàng và chợ có tổng diện tích 3.000 m2; bán các mặt hàng các nước trên thế giới.

4- Tiếp đến là Lâm viên núi Cấm
Vị trí: Núi Cấm nằm trong cụm Thất Sơn ở miền Tây Nam Bộ, thuộc địa phận xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang.
Đặc điểm: Tượng Phật Di Lặc lớn nhất Việt Nam; chùa Vạn Linh với ngôi tháp bề thế, linh thiêng.

Núi Cấm mang vẻ đẹp hoang sơ, kỳ bí. Trên núi có chùa Phật Lớn, miếu Sơn Thần, chùa Vạn Linh, tượng Phật Di Lặc lớn nhất Việt Nam,... là điểm du lịch rất hấp dẫn.

Đặc sản vùng này có nhiều nhưng nổi bật hơn cả là đường Thốt Nốt và xoài Thanh Ca. Theo sách của các nhà phong thuỷ, cụm Thất Sơn chạy dọc theo sườn Tây An Giang, giữa miền đồng bằng màu mỡ, chính là nơi khí âm dương hội tụ mà núi Cấm là một Long huyệt. Núi Cấm có rất nhiều loại hoa quả, chim muông cộng với rừng cây, thác nước, hang động thật kỳ thú và hấp dẫn.

Ngay tại chân núi có một ngôi miếu thờ Sơn Thần mà ai qua đó cũng dừng lại thắp nhang. Hai bên đường lên núi là rừng cây rậm rạp. Vượt qua đoạn đường lên núi vất vả, đổi lại du khách được thấy một khung cảnh đẹp như tranh: dòng thác đổ từ trên cao xuống các tảng đá xếp chồng lên nhau làm bọt nước bắn tung tóe, tiếng thác đổ vang vọng trong gió núi, lúc xa lúc gần; những khối thạch nhũ lâu năm ở động Thuỷ Liêm tạo thành những hình thù làm cho người xem tha hồ tưởng tượng, những đám mây bay ngang che khuất ánh mặt trời tạo cảm giác những hình thù vừa thấy như biến mất... Tiếp tục cuộc hành trình du khách tới chùa Phật Lớn. Ngôi chùa nằm trong không gian tĩnh mịch, chìm đắm bên những gốc bồ đề cổ thụ nhuốm màu thời gian hơn một thế kỷ.

Gần đó là bức tượng Phật Di Lặc, trắng toát cao gần 34 mét, tư thế ngồi đang mỉm cười nhìn du khách. Cách đó khoảng 100 mét là chùa Vạn Linh với ngôi bảo tháp bề thế. Du khách có dịp trèo lên đỉnh tháp chùa Vạn Linh đắm mình với phong cảnh Núi Cấm.

Không có cái dáng dấp hùng vĩ và trùng điệp như những dãy núi ở Trường Sơn - Tây Nguyên, nhưng ngoài vẻ đẹp hoang sơ, kỳ bí, Núi Cấm ở An Giang còn là một báu vật mà thiên nhiên đã ban tặng cho vùng đất phía tây nam của Việt Nam.

Núi Cấm như là 1 Đà Lạt thứ 2 của VN. Không khí mát lạnh, tối - ta có thể ngủ lại trong chùa Vạn Linh miễn phí (kể cả tắm luôn) sức chứa trên 150 người.

Mệt rùi xin mời mọi người ngon giấc :015:

Sáng, khai mạc buổi họp mặt webketoan nào các bạn ơi!
... Trưa, ta ăn bánh xèo. Chẹp ... chẹp hương vị rau sống của miền núi rất là lạ miệng, hấp dẫn vô cùng...

Chia tay Châu Đốc, ta về Sài Gòn Gòn nha.

Nếu còn sức, ta về bằng con đường tắt là Vàm Rầy đến Hà Tiên rất gần, rồi còn Phú Quốc nữa.

Tàu cánh ngầm, tàu cao tốc, máy bay đang chờ ta ...

Tham quan tiếp tục nha các bạn ...:004:

Xin nhường lại cho "phóng viên" khác thôi.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
C

chau ruby

Guest
13/8/08
45
0
0
Long An
ban VTM là dân Tiền Giang seo không mời về Tiền Giang mà giới thiệu khí thế về LONG An vậy, để mình góp ý tí chút về ý kiến đi Long An nhé:
- Nhà trăm cột ở Cần Đước đang hư hỏng ở phần hàng tư, nếu về Cần Đước Long An, mình nghĩ là nên đi Đồn Rạch Cát, là Doanh trại quân đội, sẽ có khoảng rất rộng cho chúng ta sinh hoạt, lại mát mẻ nữa, không bít có bạn nào bít về Đồn Rạch Cát không ta( đã từng xuất hiện trong Phim Đất Phương Nam, cảnh Bé An ( DV Hùng Thuận) phóng dao giết chết bà Tư Mắm ( DV Cát Phượng) đó). Còn về lạp xưởng, gạo nàng thơm chợ Đào và bánh in Cần Đước thì khỏi chê, mình tự giới thiệu nhà mình ở Cần Đước nè, ở nhà thường làm lạp xưởng mà, rất ngon đó, đối diện nhà mình còn có một dì chuyên nhận dặt làm lạp xưởng tết đó, an tuyệt cú mèo.
- Đám lá tối trời ớ Nhật Ninh-Tân Trụ- Long An bi lũ sâu phá hoại nên dừa nước hai bên bờ sông vàm cỏ và ở xung quanh nhà dân bị tàn phá dữ dội, mất bớt đi phần nào sự mát mẻ rùi, không còn hấp dẫn nữa.
- Về Bến Lức thì phải có dân thổ địa ở đó mới bít được lò rượu ngon, vì dạo này hàng giả hàng nhái kém chất lượng rất nhìu, theo như mình biết thì rượu có tiếng là Rượu của lò Hiền Mập ở ngay chợ Gò Đen thui.
- Tầm Vu- Châu Thành thì phụ nữ vẫn đẹp, nói chung phụ nữ minề tây đa phần đẹp mà, vẻ đẹp mặn mà của đồng quê chứ không đẹp sắc sảo đâu.
Nói chung Long An mình chỉ đẹp ngày xưa thui, bi giờ mất đi phần nào rùi, cũng bùn ghê.
Mà ý mình như thế này nhé, theo chị dungnt1959 vế An Giang đi, ở đó có phong cảnh đẹp lém đó, có núi, có sông, mát mẻ, chúng ta co thể chèo thuyền đi chơi được mà đúng không chị Dung? Về Long An thật sự sẽ không bít hết được miền tây như thế nào đâu, vì Long An wá gần Tp đó!
 
phantuannam

phantuannam

Altria Tax
Thành viên BQT
Quản lý cao cấp
17/12/04
4,331
1,027
113
42
Quận 12 - Hồ Chí Minh
www.tapchiketoan.vn
Hè 2009 vừa qua suýt nữa là đi Miền Tây rồi nhưng vì mem miền tây PR kém quá để anh NPT đoạt mất quyền đăng cai tại Buồn Muôn Thuở

Nhắc khéo thế kia thì anh chị em miền Tây nói riêng và các anh chị em khác phải quyết liệt hơn nữa cho ra ngô ra khoai để cái anh Vũ già ở tận Nha Trang cũng phải mò về miền Tây chung vui mới thỏa :004:

Úi nhờ các bạn mà biết được nhiều thông tin ghê, vốn gốc dân Long An mà chả biết gì về Long An cả ... nhờ anh VTM, và chau ruby mới biết Long An có những điểm hay như vậy ... Tks
 
Van Hong Thi

Van Hong Thi

Đệ nhất phiêu lưu
9/7/09
124
0
0
39
Phu Nhuan,tphcm
Hơn 2.800 cây số sông rạch chằng chịt khắp đồng bằng sông Cửu Long như mạch máu chảy trong cơ thể con người. Sông nước miền Tây mỗi ngày lên xuống mang phù sa bồi đắp ruộng đồng. Đất đai phì nhiêu, mưa thuận gió hòa. Miền Tây trở thành miền đất hứa, nó cuốn hút con người từ khắp nơi đổ về sinh cơ lập nghiệp.Tôi ! một người con Miền Tây chưa bao giờ nghỉ mình lại có lúc đi xa quê hương,Xa Miền Tây thân thương nơi Tôi đã sinh ra và lớn lên,nơi đã nuôi Tôi khôn lớn bằng tình người,bằng sự mộc mạc chân tình,bằng tấm lòng che chở thân thương…..
Đôi khi xem phim, xem chương trình mọi miền đất nước, nghe nhạc , đọc truyện Rừng Đước U Minh . Người ta ca ngợi cuộc sống , con người miền tây , về những vựa lúa trù phù , về trái cây muôn loại, về những chợ nổi trên sông , về những đặc sản của từng vùng............! Tôi có cảm nhận thật sâu sắc về Miền Tây quê mình, Tôi ngồi suy ngẫm và hình dung ra tất cả …tất cả… Từng con kênh,từng cánh đồng….vẻ đẹp và sự giàu có mà thiên nhiên đã ưu ái ban tặng cho Miền Tây .
Và hơn hết con người Miền Tây có cách sống hết sức đơn giản , chân tình, mộc mạc qua câu chuyện , lời nói , sự thể hiện không khách sáo , không nói về nơi sống nhiều nhưng lại toát lên vẻ kiêu hảnh về vùng đất mà chính họ được sinh ra.
Họ là những con người bình dân , đơn giản , sống hoà đồng , hiền hoà , không kiêu căng , tự phụ .Ở nơi đây tôi học được nhiều điều hay , học được lối suy nghỉ bình dị , cách nói chuyện dân dã,. Tôi rất cảm mến nơi này. Nơi mà có những con người mạnh mẽ ! Những người luôn sẳn lòng nâng đở tinh thần của tôi trong bất kỳ hoàn cảnh nào.
Tôi đã đi qua những bến phà , với nhiều chiếc phà lớn , nước sông chảy xiếc, nhìn nước có màu đỏ của gạch , đã đứng trên những cây cầu đẹp để quan sát một góc thiên nhiên của Miền Tây . Đã thấy Miền Tây đang thay da đổi thịt , hiện đại hơn , nhà cao tầng nhiều hơn , đường phố cũng khang trang hơn.
Giờ đây trong lòng tôi , cái nhìn về Miền Tây cũng khác đi . Tôi đã cảm nhận được sâu sắc hơn . Tôi mong cho dù Miền Tây có thay đổi theo thời đại . Thì con người Miền Tây vẩn giử mãi sự bình dị, mộc mạc , chân chất mà Vùng đất Miền Tây đã sinh ra và nuôi lớn.!!
Một vài lời giới thiệu cùng các bạn về Miền Tây và bây giờ xin mời các bạn ghé Quê xứ “Bạc” mình nhé.Bạc Liêu giấc mơ tình yêu
Nghe danh công tử Bạc Liêu
Đốt tiền nấu trứng tỏ ra mình giàu”

THÚ VUI ẨM THỰC DÂN DÃ KHÓ QUÊN Bạc Liêu vốn là vùng đất rừng hoang vu mới được khai phá từ đầu thế kỷ XIX nên phong cách ẩm thực nơi đây cũng đậm nét hoang dã, đơn sơ, không nấu nướng cầu kỳ, không đòi hỏi nhiều gia vị thời công nghiệp, cách chế biến chủ yếu là ... nướng, luộc.
Đến đây bạn có thể thưởng thức những món ăn đặc sệt Bạc Liêu như: lẩu mắm kho ăn với các loại rau đồng (rau mọc hoang ngoài ruộng như: bông súng, rau nhúc, rau dừa...), lẩu lươn chua, cá lóc nướng trui rơm, cá lóc kho tộ ăn với dưa bồn bồn, bún nước lèo cá lóc, bún bò cay, bánh xèo, cá rô chiên xù ăn với nước mắm gừng, khô cá khoai, khô cá sặc bổi trộn gỏi xoài xanh nước mắm đường, tôm khô ăn với dưa kiệu, gỏi ngó sen tôm luộc, canh chua bông so đũa nấu cơm mẻ.
Đặc biệt các loại nghêu, sò, ốc, hến, sam, ... vừa nhiều vừa rẻ. Ngon nhất là món sò huyết, cua gạch son luộc ăn với muối tiêu chanh, ốc lác luộc chấm cơm mẻ sả ớt hay nước mắm gừng; ốc len hầm sả, hầm dừa, rắn, rùa, cua đá, hàu tái chanh bồ tạt...Chính vì vậy mà ẩm thực Bạc Liêu có tính đặc thù riêng biệt không nơi nào có: dân dã, mộc mạc, nhưng đã ăn một lần thì không thể nào quên
DỪA NƯỚC XANH MÁT HỒN QUÊ
Lũy tre làng luôn là hình ảnh quen thuộc của làng quê Việt Nam, nhưng với Bạc Liêu, làng quê là hình ảnh những dòng kênh rạch chằng chịt chở nặng phù sa với hai bờ ngút ngàn , bất tận cây dừa nước xanh mát cả dòng kênh. Men thoe dòng kênh là những mái nhà lợp lá dừa nước ẩn hiện dưới tán cây xanh. Dừa nước có một sức sống mãnh liệt như chính những con người nơi miền đất hiền hòa này, không kể là nước mặn hay nước lợ, nơi nào có kênh rạch nơi đó có dừa nước mọc lên xanh tốt, vươn xa. Cây dừa nước gắn liền với đời sống người dân Bạc Liêu từ thành thị đến nông thôn. Dừa nước để lợp nhà, làm dây buộc, làm đồ gia dụng, làm củi đun, gói bánh..., trái dừa nước ướp đá đường ăn ngon không kém trái thốt nốt của Campuchia. Dừa nước nhiều nhất phải kể đến là những làng quê xã NInh Quới, huyện Hồng Dân.
Các huyện trong tỉnh Bạc Liêu chủ yếu sử dụng phương tiện giao thông đường thủy. Du khách có thể ngồi đò, xuồng, vỏ lãi, ca nô để vừa thưởng thức cái không khí mát mẻ mang đầy hơi nước của kênh rạch, vừa ngắm nhìn cảnh sắc trời nước bao la, người dân quê mộc mạc, chân chất mà thấy lòng mình bỗng thanh thản, nhẹ nhàng
NHỮNG LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG
Trên dãi đất Việt Nam xinh đẹp, mỗi một địa danh đều tồn tại một làng nghề truyền thống sống cùng năm tháng và gắn bó với từng người dân như một nét đặc thù riêng. Đến Bạc Liêu, du khách sẽ được tìm hiểu về các nghề: đan đát, đan lưới, làm nước mắm, nước tương. Nghề đan đát có từ rất lâu đời, được người dân nơi đây phát triển và giữ gìn qua nhiều thế hệ.
Trên con đường làng, dưới những rặng tre, tán cây xanh mát là những nghệ nhân đan đát cần mẫn, chăm chỉ tạo ra những sản phẩm đặc sắc. Ở các làng ven biển, nghề đan lưới cũng rất phổ biến bởi nghề này phục vụ cho nhu cầu đánh bắt hải sản của ngư dân. Lưới được làm thủ công khá công phu, mỗi mắt lưới kết khít vào nhau, đều và chắc chắn.
Ngoài ra, ngư dân còn làm nước mắm phục vụ cho bữa ăn hàng ngày và bán cho các tỉnh xa. Nước mắm Bạc Liêu được khá nhiều người ưa chuộng bởi hương vị đậm đà, thơm ngọt.
Vườn Nhãn Bạc Liêu
Vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là xứ sở của vườn cây ăn trái, trong đó nhãn là loại cây được nhiều tỉnh trồng nhất. Tại Bạc Liêu có khu vườn nhãn cổ đến nay đã trên trăm tuổi. Đây là vườn nhãn đặc biệt nhất ở ĐBSCL, là niềm tự hào của người dân địa phương và còn là điểm thu hút khách phương xa đến tham quan.
Vườn nhãn cổ Bạc Liêu rộng khoảng 230 ha, chạy dài trên 11km đi qua 2 xã Hiệp Thành và Vĩnh Trạch Đông, thuộc thị xã Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu. Theo lời kể của những người dân nơi đây, vườn nhãn Bạc Liêu đã đuợc trồng trên trăm năm trước. Ngày trước vùng này là đất giồng cát được hình thành qua quá trình bồi lắng của thiên nhiên và do con người đắp đê lấn biển. Đây là loại đất có độ thoát thủy tốt, mực thủy cấp sâu, tầng canh tác dày... được đánh giá khá thích hợp cho việc trồng cây ăn trái và các loại hoa màu. Theo truyền thuyết, ông Trương Hưng là người đầu tiên mang 2 giống nhãn Su-bíc và Tu-huýt từ Trung Quốc sang trồng trên đất giồng cát Bạc Liêu. Giống Su-bíc cho trái to, vỏ mỏng, cơm dày, rất thơm và ngọt. Còn giống Tu-huýt trái nhỏ, hạt nhỏ, nhưng cơm dày, vị ngọt. Cả 2 giống nhãn đều thích nghi và phát triển rất tốt trên đất giồng cát, nhất là giống Su-bíc được nhiều người ưa chuộng. Thế là nhiều người nhân rộng diện tích nhãn Su-bíc. Từ Hiệp Thành qua Vĩnh Trạch Đông nơi nào có đất giồng cát là có nhãn mọc lên. Chưa hết, người dân xứ biển Vĩnh Châu (Sóc Trăng) thấy giống nhãn này thơm ngon, nên cũng qua tìm giống mang về Vĩnh Châu trồng thử.

Tại ấp Chòm Xoài, xã Hiệp Thành (quê hương xứ nhãn) có vườn nhãn của gia đình ông Trương Kiết (hậu duệ đời thứ ba của ông Trương Hưng) rộng đến 3ha, lớn nhất ở Hiệp Thành. Khu vườn do các cụ đời trước trồng để lại, đến nay tuổi thọ đã trên trăm năm. Tại đây có một cây nhãn do cụ Trương Hưng trồng đầu tiên, giờ trở thành cây nhãn cổ thụ gốc to 2 người ôm không xuể. Ông Trương Kiết xem cây nhãn này như là báu vật của ông bà để lại, hàng ngày ra vào chăm sóc chu đáo. Trước đây, cả khu vực trồng nhãn không có nước tưới, bởi phía trước là biển còn sau lưng là đất giồng cát. Cây nhãn phải sống nhờ vào nước mưa nhưng vẫn xanh tốt và ra hoa kết trái sum suê, hàng năm cứ đến tháng 5 là nhãn trổ bông và sau 4 tháng bắt đầu thu hoạch; mỗi năm chỉ có duy nhất 1 vụ. Từ năm 1965 đến nay, người dân Hiệp Thành làm được hệ thống nước tưới bằng giếng khoan, từ đó chủ động lịch thời vụ cho nhãn ra trái sớm hơn. Theo ước tính của những người trồng nhãn, trung bình 1 cây nhãn cổ có thể cho đến 300-400kg/vụ. Những năm nhãn được giá từ 8.000-10.000 đồng/kg trở lên thì nhiều hộ trồng nhãn có mức thu nhập hàng chục triệu đồng mỗi năm, thậm chí có hộ đạt đến cả trăm triệu đồng.

Trong những năm gần đây giá nhãn trên thị trường liên tục bị rớt, cộng với sự già cỗi, thoái hóa, giống bị lẫn tạp và thường xuyên bị sâu bệnh tấn công làm cho năng suất giảm dần. Hiệu quả kinh tế thấp, hàng loạt nhà vườn đốn bỏ nhãn cổ để chuyển sang trồng các loại cây khác, hoặc trồng các loại nhãn mới như xuồng cơm vàng, tiêu da bò..., vừa cho năng suất cao, vừa quay vòng nhanh và có thể áp dụng 2 năm - 3 vụ. Ngay cả vườn nhãn cổ của ông Trương Kiết cũng đã phá bỏ hơn 50%.

Khôi phục và giữ lại vườn nhãn cổ Bạc Liêu đang là vấn đề cấp bách đang được các ngành chức năng đặc biệt quan tâm. Hiện thị xã Bạc Liêu đang phối hợp cùng ngành du lịch thành lập dự án chuyển khu vườn nhãn cổ sang làm du lịch sinh thái và du lịch văn hóa. Đây được xem giải pháp khả thi nhằm bảo vệ diện tích nhãn cổ còn lại. Trên thực tế mấy năm gần đây, khoảng 15 hộ ở Hiệp Thành và Vĩnh Trạch Đông đã tự thiết kế lại vườn nhãn cổ, mở điểm du lịch. Tại đây, vườn nhãn cao, thoáng mát và diện tích rộng thích hợp làm nơi cắm trại, dã ngoại, nghỉ ngơi... nhất là du khách ở các tỉnh xa thường đến vào mùa hè để thưởng thức nhãn cổ Bạc Liêu chín rộ.

Vườn chim Bạc Liêu
Bạc Liêu là một trong 12 tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long, được biết đến không chỉ là một vùng lúa trù phú; những cánh đồng muối trắng ven biển; những vườn nhãn xum xuê, cây xanh, trái ngọt, nổi tiếng khắp vùng… mà còn đó những dãy rừng phòng hộ như những chiến sỹ kiên cường giữ đất, bám biển và lấn biển, cho con cháu đời này sang đời khác những mảnh đất trù phú, giàu có mà mặn mà tình người, tình đất; và còn hơn nữa là nơi đây cũng được biết đến với một Vườn Chim còn đậm nét thiên nhiên hoang dã đã cùng hoà quyện nhau vẽ nên bức tranh sinh động với một Bạc Liêu khỏe khoắn, giàu tiềm năng đã in sâu trong kí ức của nhiều người qua bao thế hệ.
Cách thị xã Bạc Liêu 6km về hướng Biển, trên con đường nhựa sạch đẹp mang tên cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu, người sáng tác bản Dạ cổ Hoài Lang, về phía phải, sang kênh 30 tháng 4 trên con cầu bê tông vững chắc là đến Vườn Chim Bạc Liêu, thuộc địa phận xã Hiệp Thành, thị xã Bạc Liêu.
Theo tư liệu của khu bảo tồn thiên nhiên Vườn Chim Bạc Liêu, địa danh này xuất hiện cách nay khoảng 100 năm, lúc đó là thảm rừng ngập mặn ven biển rất phong phú và đa dạng, với hệ sinh thái ngập mặn tự nhiên. Vườn Chim là một phần thảm rừng còn sót lại ven Biển Đông do sự bồi tụ tự nhiên nên ngày càng xa biển hơn. Vào năm 1962, Vườn Chim được một hộ dân quản lý chăm sóc bảo vệ và khai thác chim non. sau đó, chính quyền địa phương sớm nhận thức Vườn Chim là tài sản thiên nhiên quý hiếm nên đã có sự đầu tư từng bước.
Với hệ sinh thái rừng ngập mặn tự nhiên trên diện tích khoảng 385 ha, trong đó có 19 ha rừng nguyên sinh. Vườn chim Bạc Liêu là nơi cư trú của khoảng 46 loài chim, trong đó có một loài chim được ghi vào sách Đỏ như Giang Sen, Cốc Đế nhỏ…, 109 loài thực vật thuộc 90 chi của 46 họ: 150 loài động vật, trong đó có 58 loài cá, 7 loài ếch nhái, 10 loài có vú, 8 loài bò sát và một số động vật khác cùng sống chung trong một quần thể đa dạng, thể hiện cao tính đa dạng sinh học rất cần được bảo tồn và phát triển.
Vườn Chim Bạc Liêu là nơi làm tổ quan trọng của nhiều loài chim nước, điển hình là các loài le le, cò, diệc, vạc, còng cọc, quắm đen và nhiều loài chim khác. Sáng sớm, từng đàn chim đi kiếm mồi ở những nơi xa xôi, tối đến tìm về tổ ấm là Vườn Chim, cũng là lúc những loài chim ăn đêm bắt đầu cuộc hành trình hoạt động của mình làm xao động một góc trời đất Biển.
Trải qua gần một thế kỷ tồn tại, nơi đây đã có không biết bao nhiêu thế hệ các loài chim sinh sôi, nảy nở. Thường là vào mùa mưa, hiện nay, qua tính toán sơ bộ, số lượng chim ở Vườn Chim còn khoảng 40 ngàn con và 5 ngàn tổ chim các loại.
Ngày nay, nằm trong tổng thể phát triển du lịch của tỉnh, cùng với một số dự án khác như: Khu du lịch - dịch vụ cụm nhà Công tử Bạc Liêu; khu du lịch bãi biển Nhà Mát - Hiệp Thành; Vườn nhãn; Du lịch sinh thái rừng phòng hộ, rừng ngập mặn ven biển; dự án khôi phục, bảo vệ Vườn Chim Bạc Liêu tại xã Hiệp Thành, thị xã Bạc Liêu đang được tích cực triển khai thực hiện, khi dự án hoàn thành, sẽ bao gồm các hạng mục công trình như: mở rộng diện tích, trồng thêm rừng; xây dựng khu bảo tồn thiên nhiên; cầu qua sông (đã hoàn thành); khu Lâm viên và công viên văn hóa; các cửa hàng dịch vụ ăn uống, bán hàng lưu niệm.
Vườn Chim Bạc Liêu đang từng bước được tỉnh đầu tư theo hướng vừa giữ được sắc thái thiên nhiên hoang dã, phù hợp với tính đa dạng sinh học, phục vụ cho nghiên cứu khoa học vừa khai thác một phần thích hợp, tạo điều kiện cho khách tham quan du lịch và giải trí. Ngoài khả năng đầu tư của Nhà nước, tỉnh rất mong có sự quan tâm, hỗ trợ của các nhà khoa học, các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
"Bạc Liêu gạo trắng nước trong
Ai đến Bạc Liêu lòng không muốn về"
 
Kế Toán Già Gân

Kế Toán Già Gân

Già mà ham
Mỗi ngày 1 địa danh của Miền Tây

Trước dự kiến của WKT tổ chức offline năm 2010 tại Miền Tây, ta cũng nên biết qua các địa danh của miền Tây để quyết định chọn lựa nơi offline.

Đầu tiên, xin giới thiệu quê Bến Tre nhà mình 1 tí :

Bến Tre - Đất và người

http://vovnews.vn/Home/Ben-Tre--Dat-va-nguoi/20095/111809.vov

VOV) - Bến Tre gồm ba cù lao: Minh, Bảo, An Hóa của 4 nhánh sông Tiền (sông Mỹ Tho, Ba Lai, Hàm Luông và Cổ Chiên) tạo thành. Cùng với đó, Bến Tre còn là vùng đất được bồi đắp bởi phù sa sông Cửu Long nên có những vườn cây tươi tốt, bốn mùa hoa trái
Với hệ thống kênh rạch chằng chịt, hệ động thực vật phong phú nên Bến Tre có không khí thoáng mát quanh năm và một môi trường sinh thái trong lành. Bên cạnh đó, trong quá trình khẩn hoang mở đất, người dân Bến Tre đã tạo ra được những di tích lịch sử văn hóa và làn điệu dân ca làm say đắm lòng người…

Ngoài những di tích lịch sử văn hóa, khi đến Bến Tre du khách còn có thể tham quan những điểm du lịch miệt vườn, ăn trái cây, nghe đờn ca tài tử, ngắm đom đóm về đêm, đi xe ngựa, chèo xuồng, tham quan mô hình ruộng lúa nước, sản xuất kẹo dừa, nấu rượu, nuôi ong, sản xuất hàng thêu bằng tay, hàng thủ công mỹ nghệ được sản xuất từ nguyên liệu của cây dừa… Đặc biệt, du khách còn được hòa mình vào cuộc sống của người dân nơi đây, luôn được đón tiếp bằng lòng nhiệt tình, thận thiện và hiếu khách.

Vốn là tỉnh có ưu thế về cây dừa nên người dân Bến Tre đã tận dụng tất cả các thành phần của cây dừa như: thân, cọng, vỏ, gáo dừa… để làm ra nhiều sản phẩm thủ công mỹ nghệ độc đáo, được nhiều du khách ưa chuộng. Làng nghề này được tập trung nhiều ở Cồn Phụng (huyện Châu Thành) và Hưng Phong (huyện Giồng Trôm).

Ngoài ra khi đến Bến Tre, du khách còn được tham quan nhiều di tích lịch sử cấp quốc gia như: Lăng mộ nhà thơ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu, Di tích lịch sử Đồng Khởi, Đình Phú Lễ… Các công trình văn hóa nghệ thuật như: Đền thờ Nữ tướng Nguyễn Thị Định, Bảo tàng Bến Tre, Tượng đài Đồng Khởi, Đầu cầu tiếp nhận vũ khí Bắc Nam, Bến Thanh Phong… Đồng thời khi đến Bến Tre, du khách cũng sẽ có cơ hội được tham dự nhiều thể loại văn hóa phi vật thể như: lễ hội dân gian, lễ hội truyền thống…

01.jpg


02.jpg


19.jpg


Đầu năm 2009, phà Rạch Miễu đã được thay thế bằng cây cầu dây văng hiện đại, mở ra một kỷ nguyên mới cho Bến Tre.​


place_090729080911.jpg

Bến Tre là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, tiếp giáp với biển Đông, có bờ biển dài 60 km. Phía bắc giáp Tiền Giang, phía tây và tây nam giáp Vĩnh Long, phía nam giáp Trà Vinh. Thị xã Bến Tre cách Thành phố Hồ Chí Minh 85 km.

tn_place_090729080851.jpg


Cồn Phụng nằm trên một cù lao nổi giữa sông Tiền thuộc xã Tân Thạch, huyện Châu Thành, Bến Tre, cách trung tâm thị xã Bến Tre 12 km(đường bộ) và 25 km (đường sông).

place_090729081852.jpg


tn_place_090729081948.jpg

Cồn Qui - một cồn đất rộng 65ha, nằm trên sông Tiền Giang giữa 2 xã Tân Thạch và Quới Sơn thuộc huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre, cách trung tâm Tx. Bến Tre 22km đường sông.

tn_place_090729081614.jpg

Cồn Thới Sơn : Ðêm Thới Sơn thật huyền diệu với đầy trăng, gió, sóng nước mênh mang. Khách có thể đi thuyền trên sông, ngắm trăng lên, hoặc cùng bạn ngồi đối ẩm trong tiếng ca mượt mà, sâu lắng của thôn nữ.

tn_place_090729081150.jpg


MỘ CỤ NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU

dsc006504qf.jpg


lang%20ndc_batri_48.jpg


“...Trên trời có những vì sao có ánh sáng khác thường, nhưng con mắt chúng ta phải chăm chú nhìn thì mới thấy, và càng nhìn thì càng thấy sáng. Văn thơ của Nguyễn Đình Chiểu cũng vậy...”. (Trích “Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ dân tộc” của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng)


Tọa lạc tại ấp 3, xã An Đức, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre, mộ và khu tưởng niệm cụ Nguyễn Đình Chiểu đã được công nhận di tích lịch sử văn hóa vào ngày 16/03/1993. Khu mộ được xây dựng từ đất của một học trò cũ do thầy chỉ dạy. Năm 1990, khu lăng mộ được mở rộng lần thứ nhất với diện tích 5.000m². Đến năm 2000, quy mô của lăng mộ được mở rộng thêm, lần này diện tích đã tăng gấp đôi: 1.000m². Khởi công từ ngày 01/7/2000, đến ngày 30/6/2002 khu lăng mộ mới được khánh thành. Theo anh Nguyễn Văn Phơ - nhân viên phục vụ nơi đây thì hiện nay, khu lăng mộ vẫn đang được tiếp tục mở rộng ra phần đất phía sau khoảng 4 - 5.000m². Dự kiến, đây sẽ là khu tưởng niệm, vui chơi giải trí phục vụ cho nhu cầu của người dân địa phương cũng như khách tham quan du lịch mỗi khi đến viếng lăng mộ cụ Đồ.

Nơi đây thật yên bình, khu lăng mộ được bao bọc bởi một vườn hoa kiểng xanh ngút phủ mát tầm nhìn. Khu điện thờ được xây dựng giống như một tòa tháp với mái ngói màu xanh rêu. Tầng trệt là nơi lưu giữ một số hình ảnh của các lãnh đạo Đảng, Nhà nước qua các thời kỳ, của nhân dân trong và ngoài nước đến viếng mộ nhà thơ. Đ/c Nông Đức Mạnh trong một lần đến viếng mộ cụ Nguyễn Đình Chiểu (ngày 15/8/1996, khi ông đang giữ chức Chủ tịch Quốc hội) đã trân trọng ghi lại: “Với lòng tôn kính vô hạn, xin thắp nén nhang kính viếng hương hồn cụ Nguyễn Đình Chiểu, một nhà thơ lớn của dân tộc và thời đại, người có lòng yêu nước nồng nàn, thương dân sâu sắc. Cụ đã để lại nhiều tác phẩm quý báu, mang đầy tính nghệ thuật, tính chiến đấu và tính nhân văn trong kho tàng văn học Việt Nam”. Ngoài ra còn nhiều dòng chữ đầy cảm xúc ngưỡng vọng của các đ/c Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp, Võ Văn Kiệt... Giang điện thờ cụ Đồ thật trang nghiêm với hai hàng liễn hai bên bệ thờ: “Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm, Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà” và “Nhân nghĩa sáng ngời vầng nhật nguyệt, Văn chương tỏa rạng ánh sao khuê”...

Khách đến viếng lăng mộ cụ không lúc nào thưa. Nhiều người thành kính đứng trước di ảnh cụ thắp hương khấn vái, trong đó thấp thoáng một vài du khách nước ngoài. Đến đây, vào mỗi buổi trưa, du khách sẽ không khỏi ngạc nhiên khi bắt gặp hình ảnh các em học sinh ngồi rải rác quanh khu điện thờ ôn bài. Đây là các em học sinh trường THPT Ba Tri gần đó, do nhà xa buổi trưa ở lại trường, các em thường sang đây để học bài. Được biết, vào mùa hè lượng khách là học sinh các trường ở TPHCM xuống viếng mộ cụ chiếm tỷ lệ lớn nhất, có khi lên đến 1.000 học sinh/ngày. Mặc dù khu lăng mộ lớn như thế nhưng nhân viên phục vụ nơi đây chỉ có 7 người (trong đó biên chế 2) với mức lương 390.000đ/tháng. Chủ yếu mọi người nhận việc với tấm lòng tôn kính một nhà thơ yêu nước...

Nguồn tin: Báo Công an Tp.HCM


LĂNG Bà NGUYỄN THỊ ĐỊNH

F35FAA40CAAF49B3A2B2DF54BBCF4401.JPG


Story.axd

Huyền thoại nữ tướng Nguyễn Thị Định - http://antg.cand.com.vn/vi-VN/tulieu/2007/5/61856.cand

Bài hát dáng đứng Bến Tre đã lắng đọng ít nhiều trong tâm tư của mỗi chúng ta

Sáng tác: Nguyễn Văn Tý

Ai đứng như bóng dừa tóc dài bay trong gió
Có phải người còn đó là con gái của Bến Tre
( Con gái của Bến Tre )
Năm xưa đi trong đạn lửa đi như nước lũ tràn về
Ôi những con người làm nên Đồng Khởi

Ơi, những cây dừa để lại cho ta bóng quê
Ơi tóc ai dài để lại dáng đứng Bến Tre
Ơi tóc ai dài để lại dáng đứng Bến Tre

Mỗi lúc đi xa dừa ơi ta nhớ lắm nghe
Vườn trái trái xum xuê, biển khơi tôm cá đầy ghe
nhớ con sông dài Hàm Luông bến ta quen ghé
Lại nhớ tóc ai dài còn mang dáng đứng Bến Tre
Lại nhớ tóc ai dài còn mang dáng đứng Bến Tre​
 
VTM

VTM

Guest
14/10/05
5,506
81
48
TÂY NAM BỘ
Tiền Giang: TP Mỹ Tho, Thị xã Gò Công.

"Đèn Sài gòn ngọn xanh ngọn đỏ
Đèn Mỹ Tho ngọn tỏ ngọn lu"


Nói về Tiền Giang trước tiên phải nhớ lời mẹ ru từ thời xa xưa ,rất xưa mà đến nay cũng vài trăm năm rồi (Tiền Giang mới kỷ niệm 330 năm Thành phố Mỹ Tho)

Tiền Giang phía Bắc và Đông Bắc giáp Long An và TP. Hồ Chí Minh , phía Tây giáp Đồng Tháp, phía Nam giáp Bến Tre và Vĩnh Long, phía Đông giáp biển Đông. Tiền Giang nằm trải dọc trên bờ Bắc sông Tiền ( một nhánh của sông Mê Kông) với chiều dài 120km. Diện tích tự nhiên: 2,481.8km2, có 7 huyện, TP.Mỹ Tho và thị xã Gò Công
Lịch sử đã gắn liền hai địa danh Sài Gòn-Mỹ Tho rất sớm "Ngày 20-7-1885 chuyến tàu đầu tiên xuất phát từ ga Sài Gòn, vượt sông Vàm Cỏ Đông bằng phà tại Bến Lức, đến ga cuối cùng tại trung tâm thành phố Mỹ Tho đánh dấu sự ra đời của ngành đường sắt Việt Nam"

"Anh miền Gò Công quê hương Trương Định" (Quê vợ, Trương Định [1820-1864] người Quảng ngãi với câu nói bất hủ : Triều đình hoà nghị thì cứ hòa nghị, việc của Định thì Định cứ làm, Định không nỡ ngồi nhìn giang sơn chìm đắm), mượn lời bài hát để nói về Gò Công nơi có Bãi biển Tân Thành nhiều phù sa đặc trưng của biển miền Tây, có những ngôi nhà nuôi chim yến rất đặc sắc vào mổi buổi chiều, đặt biệt trái Sơ-ri Gò Công không đâu bằng.
Gò Công cũng chính là quê hương của Nam Phương hoàng hậu (Nguyễn Hữu Thị Lan, 1914-1963)

Thành phố Mỹ Tho tự hào là một thành phố lâu đời của vùng miền, và ở đây có một ngôi trường Trung học thuộc hàng cổ thụ của Việt Nam đó là trường “Collège de Mỹ Tho” nay là Trường Trung học Nguyễn Đình Chiểu được thành lập vào 17/01/1789, cho đến nay vẫn giữ nguyên kiến trúc xưa. Tại Mỹ tho còn có một ngôi chùa nổi tiếng ở miền Nam, được xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia, và là một điểm du lịch nổi tiếng đó là chùa Vĩnh Tràng.
Ngoài ra đến Tiền Giang còn phải nói đến một thú du lịch là “sông nước” với Cồn Phụng, Cù lao Thới Sơn (nơi này mà tổ chức OFFLINE thì quả là lý tưởng),..
Trại rắn Đồng Tâm có thể ví như “Sở thú rắn của cả nước” một loại hình đặc trưng vùng sông nước.

Tóm lại : Tiền Giang là tỉnh có nhiều tiềm năng về du lịch. Hàng năm, lượng du khách đến đạt hơn 331.500 lượt. Thế mạnh của du lịch Tiền Giang chủ yếu nhờ vào các di tích văn hóa lịch sử và sinh thái như: di tích văn hóa Óc Eo, Gò Thành thế kỷ I đến thế kỷ VI sau công nguyên); di tích lịch sử Rạch Gầm- Xoài Mút ( nơi vị anh hùng Tây Sơn thủy chiến đánh tan Chiêu Tăng, Chiêu Xương của nước Xiêm) di tích Ấp Bắc, lũy Pháo Đài; nhiều lăng mộ, đền chùa: lăng Trương Định , lăng Hoàng Gia, lăng Tứ Kiệt, chùa Vĩnh Tràng, chùa Bửu Lâm, chùa Sắc Tứ… các điểm du lịch sinh thái mới được tôn tạo như: vườn cây ăn quả ở cù lao Thới Sơn, Ngũ Hiệp, Trại rắn Đồng Tâm, khu sinh thái Đồng Tháp Mười, biển Gò Công.
Nói chung tới thực địa sẽ biết nhiều hơn !
Bắt đầu tới Trung Lương bạn có thể thưởng thức món “Hủ tiếu Mỹ Tho” rồi đó….

Nhắn với Van hong thi “ Mỹ Tho cũng có Bạch Công tử (Lê Công Phước) một thời đối trọng với Hắc Công tử cũa bạn đó nhe”
 
La An

La An

thianan73@yahoo.com.vn
18/10/07
818
1
18
Cần thơ
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
phantuannam

phantuannam

Altria Tax
Thành viên BQT
Quản lý cao cấp
17/12/04
4,331
1,027
113
42
Quận 12 - Hồ Chí Minh
www.tapchiketoan.vn
Huhu mọi ng nên biên tập lại bài viết 1 chút, đọc choáng quá trời ! Chú ý những điểm nhấn của địa phương đó 1 chút (Bôi đen, bôi đỏ, thêm chút màu sắc vào nữa)

Bắt đầu có sự xuất hiện của hình ảnh về miền Tây! Có lẽ sẽ mãn nhãn hơn nếu trực tiếp đến tận nơi để chiêm ngưỡng :dance2:

Loa loa : Đặt hàng 1 bài viết về Cà Mau... Sẽ có phần thưởng là 1 thùng nước Sapuwa 30 chai!
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA