Thơ của Sad-river

  • Thread starter Vualua
  • Ngày gửi
J

just_for_you_and_me2xxx

Guest
14/1/04
5
0
0
LẨN THẨN
Cho những "xáo trộn trong ngày"...

Chẳng biết có đêm nào như đêm nay
Tôi tìm lại mình trong những giấc mơ cong queo hình vỏ quế
Nơi mùi hương ngào ngạt đi về
Nhớ đêm nào như một đêm xưa
Cô bé tóc bombe ngồi xịu mặt trên hành lang tối
Đợi chú chó mang trả lại con búp bê
mắt xanh, tóc vàng xõa rối…

Chẳng biết có đêm nào như đêm nay
Bỗng dưng thấy mình chảy nước mắt khi nếm lại vị thơm nồng cay xé lưỡi...

Có một con bướm đen lạc vào ngôi nhà nhỏ
và bằng cách nào đó, lạc vào đôi mắt - nơi lưu giữ những ký ức tuổi thơ tôi
Nơi có ngọn đèn đầu leo lét
Mưa thì thào câu chuyện kể
Vách tường gỗ tiếng thời gian cọt kẹt…
Con bướm hốt hoảng lao vào bóng đêm tìm đường lẩn trốn
Vấp phải phiên bản của mình đang được trưng bày
Đẹp trịnh trọng với những đường nét hấp hối của sự im lặng vĩnh cửu.

Chẳng biết có đêm nào như đêm nay
Bằng một nỗi cô đơn hoàn hảo
Tôi thấy mình chết trong khoảnh khắc khi nhìn vào gương soi
Những trang giấy trở thành mồ chôn của bao nhiêu ý tưởng rời rạc trong đầu
Tôi vừa sợ hãi viết vừa sợ hãi thấy mình đang giết chính tư duy của mình khi đính nó vào một nơi không thể nào thay đổi
Rồi khóc hồn nhiên như kẻ tội đồ trong giờ sám hối.

Chẳng biết có đêm nào như đêm nay
Tôi lục lọi tài sản của mình
Ngồi đếm đi đếm lại, lẩn thẩn như người mất cắp
Tôi lục lọi lỗi lầm của mình
Ngẩn ngơ nghĩ ngợi và nuối tiếc
Tôi lục lọi giấc mơ của mình
Kinh hoàng vì giấc mơ tự bao giờ biệt tích !

Chẳng biết có đêm nào như đêm nay
Con bướm đen ngất xỉu trên tay tôi
Tôi mệt mỏi ném mình vào con chữ
Con chữ điềm nhiên giam tất cả vào một nghĩa “KHÔNG GÌ”.


SR
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
J

just_for_you_and_me2xxx

Guest
14/1/04
5
0
0
NGÀY NHỚ



Có một thiên đường ở tận xa xôi
Con chim mang giấc mơ hồn nhiên một thời
háo hức bay đi
tìm hoài chẳng thấy
Đành rệu rã quay về gục đầu nơi gạc tổ…


Ngày nhớ anh
Nắng hoang hoải nụ cười thiên sứ
Tôi cất tiếng hời ru chiếc lá buổi chiều
Vệt khói cuối ngày ai đốt
Vẽ vào hư không khuôn mặt của lãng quên…

Tôi xếp đời mình từ những cành cây giấu tên
Một cành cho ấu thơ
Một cành cho cha mẹ
Một cành đầy hoa
Một cành trơ trụi lá
Và một cành khúc khuỷu những lo toan
Cành cuối cùng gầy như ngón tay anh
Tôi run rẩy chạm vào thân thuộc
Xưa
Ngày xưa...
Nghe sâu thẳm tim mình nhói buốt

Dường như ai đó chờ tôi phía thiên đường ?
Lạc trong cơn mê sảng
Tôi gọi người khản giọng
Chỉ bãi hoang cất lời đồng vọng :
“…ở đâu ?
... ở đâu ?
... ở đâu ?...”

Mặt trời cúi nhìn tôi lo âu
Gió vi vút thốc tung vòm lá
Làm sao tìm ?
Làm sao tin ?
Đã tuyệt dấu những hồi quang quá khứ…

Chiều nay
Ngớ ngẩn cuộn mình vào nỗi nhớ
Tôi ngồi ru chiếc lá bay
Hát rằng :
“Muối chua, chanh mặn, đường cay
Nhánh gừng thì đắng từ ngày xa nhau…”

22.06.04
 
J

just_for_you_and_me2xxx

Guest
14/1/04
5
0
0
NGÀY NHỚ



Có một thiên đường ở tận xa xôi
Con chim mang giấc mơ hồn nhiên một thời
háo hức bay đi
tìm hoài chẳng thấy
Đành rệu rã quay về gục đầu nơi gạc tổ…


Ngày nhớ anh
Nắng hoang hoải nụ cười thiên sứ
Tôi cất tiếng hời ru chiếc lá buổi chiều
Vệt khói cuối ngày ai đốt
Vẽ vào hư không khuôn mặt của lãng quên…

Tôi xếp đời mình từ những cành cây giấu tên
Một cành cho ấu thơ
Một cành cho cha mẹ
Một cành đầy hoa
Một cành trơ trụi lá
Và một cành khúc khuỷu những lo toan
Cành cuối cùng gầy như ngón tay anh
Tôi run rẩy chạm vào thân thuộc
Xưa
Ngày xưa...
Nghe sâu thẳm tim mình nhói buốt

Dường như ai đó chờ tôi phía thiên đường ?
Lạc trong cơn mê sảng
Tôi gọi người khản giọng
Chỉ bãi hoang cất lời đồng vọng :
“…ở đâu ?
... ở đâu ?
... ở đâu ?...”

Mặt trời cúi nhìn tôi lo âu
Gió vi vút thốc tung vòm lá
Làm sao tìm ?
Làm sao tin ?
Đã tuyệt dấu những hồi quang quá khứ…

Chiều nay
Ngớ ngẩn cuộn mình vào nỗi nhớ
Tôi ngồi ru chiếc lá bay
Hát rằng :
“Muối chua, chanh mặn, đường cay
Nhánh gừng thì đắng từ ngày xa nhau…”

22.06.04
 
J

just_for_you_and_me2xxx

Guest
14/1/04
5
0
0
MÔI HỒNG ĐÀO - Trịnh Công Sơn


Thật lạ là mỗi khi tôi viết gì đó về nhạc Trịnh, bài viết đều có bóng dáng của anh - một con người mà có lẽ sự xung đột nội tại luôn ở mức cao độ và thường xuyên nhất trong những người mà tôi từng gặp.

Anh rất hay đi. Một phần vì công việc, một phần vì anh yêu chủ nghĩa xê dịch. Và mỗi lần anh dừng chân ở vùng đất nào đó, nếu có thể online anh đều báo cho tôi biết mình đang ở đâu, và kể về những chuỗi ngày không buồn không vui nối dài chồng chéo lên mớ cảm xúc hỗn độn trong lòng… Có lần tôi nhận được offline là câu hát của Trịnh :

“Một cuộc tình nhỏ bé trên đôi môi hồng đào
Đường đời xa lắm nhé, em không nhớ tôi sao ?...”

Lời ca vừa da diết, vừa nồng nàn và cũng rất thánh thiện mà đã lâu lắm rôi tôi không nhớ đến. Ký ức của tôi giống như ly nước vô tình bị khuấy lên, hình ảnh của cái thời trước đó - những khoảng nho nhỏ mà tôi được sống trong không gian ngắn ngủi của Môi Hồng Đào bất chợt hiện lên rõ rệt hơn bao giờ hết… Nhưng điều đáng nói là nó khiến tôi thần người ra cả buổi, chẳng phải vì những thước phim vừa vụt hiện trong đầu, cũng chẳng phải vì những ảo tưởng về ngụ ý trong lời ca anh gửi. Tôi không nhớ rõ mình đã làm gì sau khi nhận tin nhắn đó... Hình như tôi đã lên phòng lục tìm lại nó trong mớ băng đĩa lộn xộn, nhét vào máy và để chế độ replay, tôi đã nằm im cả giờ đồng hồ để nghe và ngắm cái nắng dìu dịu hiếm hoi phút giao mùa xuân - hạ bên ngoài khung cửa. Hình như hôm đó trời ít gió, cây ngọc lan đã rung nhẹ, rất nhẹ, rì rào, rì rào… Tôi mơ hồ cảm thấy điều gì đó đang len lỏi vào lòng êm ái, dịu dàng, và lòng bỗng thanh thản. Hình như tôi đã ngủ một giấc thật say, đã mơ giấc mơ thật lạ có “một đàn chim rất trắng trong sân đứng xinh tươi”…



Đã hơn một năm rồi… Anh theo đời cơm áo, tôi còn mê mải rong chơi… Bất chợt chiều nay thấy lại đĩa nhạc cũ, mở lại mà nghe lòng bồi hồi… Cả tôi và anh - hai kẻ mà anh từng đùa là “lạc thời”, cứ thơ thẩn tìm hạt bụi bay giữa đời, đứng lại ngắm phố xôn xao – coi chừng có ngày hóa thành mất trí ! Đâu đã lâu lắm đâu, mà sao tôi thấy hồi ấy mọi chuyện hồn nhiên đến vậy ! Tôi đã không hiểu anh, không thể hiểu nổi một con người với cái nhìn thoắt dịu dàng thoắt cay nghiệt với cuộc sống. Anh cũng không thể hiểu nổi một con bé 18 tuổi với những suy nghĩ và tưởng tượng kỳ quặc này. Thế mà vẫn cứ tìm gặp nhau, cùng lang thang trên đồi cao su gió lộng, hồn nhiên nằm dài trên cỏ mà ngắm hoàng hôn xuống ở đỉnh núi phía bên kia. Hồn nhiên nói cười ca hát, chia tay với một nỗi lưu luyến nhẹ nhàng… Và rồi cũng hồn nhiên làm tổn thương nhau !…

“Tôi tìm hạt bụi bay trong cuộc đời
Một lần tôi đứng ngắm xôn xao rất nhiều lời
Một loài chim mới đến vui như nắng ban mai
Hãy về đây
Hãy về đây…”

Đã nhiều lần khi lang thang giữa phố, tôi tự hỏi, trong số hàng triệu hàng triệu những bụi bặm đời thường đang vây quanh tôi, đang tìm cách tràn vào mũi, vào cuống họng, vào buồng phổi, nội tạng… khiến tôi muốn nôn mửa kia, có thể nào lẫn lộn những hạt bụi vàng ký ức mà tôi từng nâng niu, trân trọng ? Biết là điều này thật hy hữu, nhưng nếu nó xảy ra thì đáng thương cho tôi quá… Đôi khi con người ta cứ khư khư ôm lấy những điều trong quá khứ mà chẳng ngờ rằng kỷ niệm cũng như một con dao hai lưỡi, nó vừa khiến ta nôn nao tiếc nuối khi nhớ lại những thời khắc êm đềm đã qua, vừa khiến ta mê muội đắm mình trong mớ phủ dụ ảo tưởng của nó. Ôi… “Ảo tưởng”, chỉ là một từ đơn giản thôi, nhưng đã từng khiến tôi, bạn bè tôi, và có lẽ vô vàn người nữa phải nếm mùi cay đắng… Có lẽ nào những hạt bụi nhỏ nhoi ấy – những hạt bụi chứa bầu trời nắng ấm, chứa cả những thanh âm tinh tế, chứa cả những cảm xúc nguyên sơ và trong suốt của tuổi mười tám – lại nỡ là hiện thân của mớ phủ dụ thành hình từ những khát khao sâu thẳm nhất trong tôi ?

Một lần tình cờ gặp nhau trên đường. Anh vẫn thế với giọng Huế nhẹ và cách ăn mặc giản dị vừa bụi bặm vừa hiền lành, chỉ ánh mắt là đã hơi khác đi. Ánh mắt đã ít nhiều pha chút bêtông cốt thép, pha chút thực dụng phố phường. Ánh mắt đã vơi đi u uẩn của cái thời viết về quê hương với “những đứa con hoang trở về lướt thướt cơn say/ và đọc thơ/ và thất tình/ và ôm nhau khóc…”. Không hiểu sao lúc ấy tôi bất chợt tự hỏi, nếu bây giờ gặp một bảng số xe quen giữa Sàigòn đông đúc, anh có còn nhớ đến nắng chói tháp Chàm, nhớ đến trầm hương mùa hội ? Cũng có thể do tôi cả nghĩ… Bởi trong xã hội phồn tạp này nếu không tự thích nghi thì khó mà đuổi kịp nhịp sống thành thị, nhưng nếu đánh mất mình hoàn toàn thì cá nhân khó mà tồn tại lâu dài được. Huống gì xu hướng tìm về quá khứ tuy đôi lúc hơi tiêu cực nhưng lại thường xuyên chiếm ưu thế và dẫn dắt con người ta, khiến họ nhớ về bản thể và cội nguồn, nhưng cũng phần nào đẩy họ vào thế giới hoang đường không tưởng… Tôi tin anh sẽ có cách riêng của mình để tự cân bằng, cho dù sự cân bằng ấy có nằm ở điểm chênh vênh giữa hai bờ bất cần và khấu khát… Cầu mong anh sẽ tìm được một nơi nào đó để dừng chân, tìm được một ai đó thực sự cần và quan tâm mình, để anh không còn phải tự “mặc xác tôi với bàn tay phung hủi/ cơn sốt giữa trưa/ cơn mưa giữa chiều...” đầy cay nghiệt như ngày nào...

“Tôi cần nhìn lại nắng trong nụ cười
Một lần em đã đến hân hoan ôi cuộc đời
Nụ tầm xuân hãy ấm
Đông sang khoác vai tôi
Những ngày vui
Những ngày vui…”

Xin gửi lại anh chút nắng trong nụ cười hồn nhiên thuở ấy. Bồ câu đã thôi dẫn đường, hương ngọc lan đã bay nẻo khác ! Nhưng rồi mùa qua sẽ mang theo nỗi hân hoan, ngày đến sẽ mang theo điều thân thiện. Vui đi anh...

SR
 
J

just_for_you_and_me2xxx

Guest
14/1/04
5
0
0
MÔI HỒNG ĐÀO - Trịnh Công Sơn


Thật lạ là mỗi khi tôi viết gì đó về nhạc Trịnh, bài viết đều có bóng dáng của anh - một con người mà có lẽ sự xung đột nội tại luôn ở mức cao độ và thường xuyên nhất trong những người mà tôi từng gặp.

Anh rất hay đi. Một phần vì công việc, một phần vì anh yêu chủ nghĩa xê dịch. Và mỗi lần anh dừng chân ở vùng đất nào đó, nếu có thể online anh đều báo cho tôi biết mình đang ở đâu, và kể về những chuỗi ngày không buồn không vui nối dài chồng chéo lên mớ cảm xúc hỗn độn trong lòng… Có lần tôi nhận được offline là câu hát của Trịnh :

“Một cuộc tình nhỏ bé trên đôi môi hồng đào
Đường đời xa lắm nhé, em không nhớ tôi sao ?...”

Lời ca vừa da diết, vừa nồng nàn và cũng rất thánh thiện mà đã lâu lắm rôi tôi không nhớ đến. Ký ức của tôi giống như ly nước vô tình bị khuấy lên, hình ảnh của cái thời trước đó - những khoảng nho nhỏ mà tôi được sống trong không gian ngắn ngủi của Môi Hồng Đào bất chợt hiện lên rõ rệt hơn bao giờ hết… Nhưng điều đáng nói là nó khiến tôi thần người ra cả buổi, chẳng phải vì những thước phim vừa vụt hiện trong đầu, cũng chẳng phải vì những ảo tưởng về ngụ ý trong lời ca anh gửi. Tôi không nhớ rõ mình đã làm gì sau khi nhận tin nhắn đó... Hình như tôi đã lên phòng lục tìm lại nó trong mớ băng đĩa lộn xộn, nhét vào máy và để chế độ replay, tôi đã nằm im cả giờ đồng hồ để nghe và ngắm cái nắng dìu dịu hiếm hoi phút giao mùa xuân - hạ bên ngoài khung cửa. Hình như hôm đó trời ít gió, cây ngọc lan đã rung nhẹ, rất nhẹ, rì rào, rì rào… Tôi mơ hồ cảm thấy điều gì đó đang len lỏi vào lòng êm ái, dịu dàng, và lòng bỗng thanh thản. Hình như tôi đã ngủ một giấc thật say, đã mơ giấc mơ thật lạ có “một đàn chim rất trắng trong sân đứng xinh tươi”…



Đã hơn một năm rồi… Anh theo đời cơm áo, tôi còn mê mải rong chơi… Bất chợt chiều nay thấy lại đĩa nhạc cũ, mở lại mà nghe lòng bồi hồi… Cả tôi và anh - hai kẻ mà anh từng đùa là “lạc thời”, cứ thơ thẩn tìm hạt bụi bay giữa đời, đứng lại ngắm phố xôn xao – coi chừng có ngày hóa thành mất trí ! Đâu đã lâu lắm đâu, mà sao tôi thấy hồi ấy mọi chuyện hồn nhiên đến vậy ! Tôi đã không hiểu anh, không thể hiểu nổi một con người với cái nhìn thoắt dịu dàng thoắt cay nghiệt với cuộc sống. Anh cũng không thể hiểu nổi một con bé 18 tuổi với những suy nghĩ và tưởng tượng kỳ quặc này. Thế mà vẫn cứ tìm gặp nhau, cùng lang thang trên đồi cao su gió lộng, hồn nhiên nằm dài trên cỏ mà ngắm hoàng hôn xuống ở đỉnh núi phía bên kia. Hồn nhiên nói cười ca hát, chia tay với một nỗi lưu luyến nhẹ nhàng… Và rồi cũng hồn nhiên làm tổn thương nhau !…

“Tôi tìm hạt bụi bay trong cuộc đời
Một lần tôi đứng ngắm xôn xao rất nhiều lời
Một loài chim mới đến vui như nắng ban mai
Hãy về đây
Hãy về đây…”

Đã nhiều lần khi lang thang giữa phố, tôi tự hỏi, trong số hàng triệu hàng triệu những bụi bặm đời thường đang vây quanh tôi, đang tìm cách tràn vào mũi, vào cuống họng, vào buồng phổi, nội tạng… khiến tôi muốn nôn mửa kia, có thể nào lẫn lộn những hạt bụi vàng ký ức mà tôi từng nâng niu, trân trọng ? Biết là điều này thật hy hữu, nhưng nếu nó xảy ra thì đáng thương cho tôi quá… Đôi khi con người ta cứ khư khư ôm lấy những điều trong quá khứ mà chẳng ngờ rằng kỷ niệm cũng như một con dao hai lưỡi, nó vừa khiến ta nôn nao tiếc nuối khi nhớ lại những thời khắc êm đềm đã qua, vừa khiến ta mê muội đắm mình trong mớ phủ dụ ảo tưởng của nó. Ôi… “Ảo tưởng”, chỉ là một từ đơn giản thôi, nhưng đã từng khiến tôi, bạn bè tôi, và có lẽ vô vàn người nữa phải nếm mùi cay đắng… Có lẽ nào những hạt bụi nhỏ nhoi ấy – những hạt bụi chứa bầu trời nắng ấm, chứa cả những thanh âm tinh tế, chứa cả những cảm xúc nguyên sơ và trong suốt của tuổi mười tám – lại nỡ là hiện thân của mớ phủ dụ thành hình từ những khát khao sâu thẳm nhất trong tôi ?

Một lần tình cờ gặp nhau trên đường. Anh vẫn thế với giọng Huế nhẹ và cách ăn mặc giản dị vừa bụi bặm vừa hiền lành, chỉ ánh mắt là đã hơi khác đi. Ánh mắt đã ít nhiều pha chút bêtông cốt thép, pha chút thực dụng phố phường. Ánh mắt đã vơi đi u uẩn của cái thời viết về quê hương với “những đứa con hoang trở về lướt thướt cơn say/ và đọc thơ/ và thất tình/ và ôm nhau khóc…”. Không hiểu sao lúc ấy tôi bất chợt tự hỏi, nếu bây giờ gặp một bảng số xe quen giữa Sàigòn đông đúc, anh có còn nhớ đến nắng chói tháp Chàm, nhớ đến trầm hương mùa hội ? Cũng có thể do tôi cả nghĩ… Bởi trong xã hội phồn tạp này nếu không tự thích nghi thì khó mà đuổi kịp nhịp sống thành thị, nhưng nếu đánh mất mình hoàn toàn thì cá nhân khó mà tồn tại lâu dài được. Huống gì xu hướng tìm về quá khứ tuy đôi lúc hơi tiêu cực nhưng lại thường xuyên chiếm ưu thế và dẫn dắt con người ta, khiến họ nhớ về bản thể và cội nguồn, nhưng cũng phần nào đẩy họ vào thế giới hoang đường không tưởng… Tôi tin anh sẽ có cách riêng của mình để tự cân bằng, cho dù sự cân bằng ấy có nằm ở điểm chênh vênh giữa hai bờ bất cần và khấu khát… Cầu mong anh sẽ tìm được một nơi nào đó để dừng chân, tìm được một ai đó thực sự cần và quan tâm mình, để anh không còn phải tự “mặc xác tôi với bàn tay phung hủi/ cơn sốt giữa trưa/ cơn mưa giữa chiều...” đầy cay nghiệt như ngày nào...

“Tôi cần nhìn lại nắng trong nụ cười
Một lần em đã đến hân hoan ôi cuộc đời
Nụ tầm xuân hãy ấm
Đông sang khoác vai tôi
Những ngày vui
Những ngày vui…”

Xin gửi lại anh chút nắng trong nụ cười hồn nhiên thuở ấy. Bồ câu đã thôi dẫn đường, hương ngọc lan đã bay nẻo khác ! Nhưng rồi mùa qua sẽ mang theo nỗi hân hoan, ngày đến sẽ mang theo điều thân thiện. Vui đi anh...

SR
 
T

thuthongminh

Guest
20/3/04
28
0
0
những bài thơ hay quá. lâu lắm rồi mới được đọc thơ như thế. cảm ơn nhé
 
T

thuthongminh

Guest
20/3/04
28
0
0
những bài thơ hay quá. lâu lắm rồi mới được đọc thơ như thế. cảm ơn nhé
 
Vualua

Vualua

Geosynthetics
18/12/03
307
8
18
51
Hà Nội
www.asx.com.au
Như một vì sao nhỏ (đọc Kim tuyến đỏ của Khương Hà Bùi) [1/2]
Hoàng Quỳnh Nga




Tôi đến với “Kim tuyến đỏ” (Khương Hà Bùi - eVăn) từ lời lăng xê: “Đây là tác giả có lượng bạn đọc truy cập nhiều nhất trên một số trang web hiện nay” (Nguyễn Hữu Hồng Minh). Danh hiệu “best seller” khá ấn tượng, bởi lẽ trong thời đại này, mỗi lần vào net là bị ngập trong chát chít, âm nhạc, tin nóng giật gân... thì việc một cô gái nhỏ (Hà sinh ’85) khiến những người trẻ phải chú ý đến thơ mình có thể xem như là thành công bước đầu vậy.

Và sau khi đọc lại: “Tôi”, “Ngày nhớ”, “Thuỵ du”, “Cây bàng bên sông Đồng Nai”, “Vô lý”, tôi đã không hối tiếc khi bỏ mặc một anh bạn đang chít chát rất ăn ý để “ẩn mình vào kim tuyến đỏ” (Vô lý - Khương Hà Bùi). Điều tôi tìm thấy trong những sợi màu long lanh rực rỡ ấy là cái tôi Khương Hà, một cái tôi “không thường”, không thường trong tình yêu, không thường trong suy nghĩ về bản thân và cuộc đời.

Trong cảm nhận của riêng tôi, Hà giống như một vì sao nhỏ hơn là một dòng sông. (Xin đừng xem đây như những lời tán dương hay xưng tụng - tôi không thích tâng bốc những nhà thơ trẻ mới nổi lên mây xanh. Bởi lẽ, đôi khi những lời tán tụng trống rỗng ấy sẽ làm hỏng họ). Bởi những dòng sông bao giờ cũng chảy thao thiết, vô hồi vô hạn, vô thuỷ vô chung, và hơi buồn. Trong khi đó những bài thơ Hà viết luôn ánh lên một màu sắc trong trẻo, thơ ngây nhưng không kém phần tinh tế, đằm thắm. Một cô bé con và một người phụ nữ, những niềm vui in dấu tuổi thơ và nỗi buồn không thể có khi người ta 19, ước vọng đẹp và hiện thực cay đắng... tất cả những đối cực ấy quyện hoà khá nhuyễn trong “Kim tuyến đỏ” để làm nên một Khương Hà Bùi không thường. Nói cách khác cái tôi không thường - cái tôi của những đối cực cảm xúc.

Cái tôi không thường trong tình yêu

Đọc thơ tình Hà viết, tôi thấy tiếc và hơi ngậm ngùi vì mình không còn được đứng trong đội ngũ U20 nữa. Nếu có được cái may mắn ấy có lẽ tôi đã chép thơ Hà để nghêu ngao đọc cho ai đó trong những buổi chiều dạo phố. Như thế có lẽ sẽ hay hơn. Trong năm bài thuộc “Kim tuyến đỏ” thì có tới ba bài dành cho tình yêu: “Ngày nhớ”, “Thuỵ du”, “Cây bàng bên sông Đồng Nai”, bên cạnh đó có ba khổ trong “Vô lý” cũng nói về đề tài này. Điều đó cũng không lấy gì làm lạ bởi khi người ta 19 tuổi ai chẳng một lần làm thơ, và thi sĩ sẽ không là thi sĩ nếu lạnh lùng với cảm xúc kỳ diệu này. Hà 19 tuổi, Hà là một nhà thơ, vì vậy cô viết nhiều về tình yêu cũng là lẽ thường. Tuy nhiên cái “không thường” ở đây là những cảm xúc tình yêu với những cung bậc khác nhau: khi thì trong sáng, long lanh và mãnh liệt, khi lại nhung nhớ đến ngẩn ngơ, có khi đau đớn cay đắng... và đặc biệt hơn là sự biến hoá khôn lường của cái tôi Khương Hà Bùi: từ một cô bé ẩn mình trong long lanh kim tuyến đỏ bất chợt tung cánh bay lên giữa vũ điệu tình yêu săy đắm của những người rất trẻ để rồi lặng lẽ khoác lên mình tấm áo người thiếu phụ.

"Em tin vào một huyền thoại về một tình yêu mạnh mẽ
dang đôi cánh bay thẳng vào bão lốc
bất chấp những sợi dây cương ghì chặt mình
bất chấp những vết thương không lành nổi.
Em và anh
mắt trong mắt nồng nàn như lửa
Thách thức cả bóng đêm và mặt trời..."
(Thuỵ du)

Đọc những vần thơ Hà viết, tôi hiểu sâu sắc và thấm thía hơn khát vọng “cải lão hoàn đồng” của loài người. Bởi lẽ, khi người ta trẻ, người ta mới đủ sức tự tin, đủ sức yêu, đủ sức thách thức với cả vũ trụ như thế. “Em và anh” kiêu hãnh đứng riêng một dòng thơ giữa khổ. Phía sau chúng ta là bão lốc thét gào, là dây cương ghì chặt, là vết thương không thể lành; phía trước chúng ta là mặt trời, bóng đêm - là cả vũ trụ cả thời gian đang chuyển mình. Thế nhưng những hình ảnh kỳ vĩ ấy đâu có nghĩa gì khi “Em và anh” bên nhau, tư thế mạnh mẽ “bay thẳng vào bão lốc”, cảm xúc đắm say, dâng trào “mắt trong mắt nồng nàn như lửa” và thái độ “thách thức cả bóng đêm và mặt trời”. Em tự tin như thế, bởi em biết tình yêu của chúng ta cuồng dại hơn cả bão lốc; quấn riết hơn mọi dây cương; âm ỉ, day dứt hơn vết thương; nóng bỏng hơn lửa; huyền bí, mênh mông hơn đêm và dạt dào lửa sống hơn cả mặt trời.

... Vì thế, em bên anh, và kiêu ngạo trước mọi thử thách.

Một hiện tượng đáng chú ý trong sáng tác của một số cây bút nữ gần đây đó là họ thường sử dụng nhiều hình ảnh diễn tả những cuộc địa chấn thuở hồng hoang, sự sinh nở của vũ trụ, thảo nguyên hoang vắng... khi viết về tình yêu.

- Vi Thùy Linh:

"Anh yêu em
Là sự bắt đầu một trí nhớ khác
Chúng ta bắt đầu một trí nhớ khác
Khi những đảo chìm chưa đội biển lên
Khi lục địa triệu năm còn ẩn tích
Khi thảo nguyên nguyên sơ chưa bộc lộ sự phồn thực"
(Song mã - "Linh")

- Phan Huyền Thư:

"Như ngựa non tập phi nước đại
em hí lên hân hoan trong vũ điệu
thảo nguyên
gió liếm gáy đêm một mùi cỏ thơm
của sương âm thầm làm giọt"
(Ngựa đêm - "Nằm nghiêng")

- Khương Hà Bùi:

"Ôi gió từ thuở hồng hoang còn lang thang mãi
trên cánh đồng đêm lạnh
Múa vi vu vọng tưởng trùng khơi
... Thảo nguyên rỉ máu từ những hố sâu rền rĩ
đòi trở lại là hoang mạc
Quằn quại nỗi đau tìm về khởi thuỷ
... Vũ trụ sinh sôi từ những vòng xoay đơn giản!
Từ xưa và rất xưa
... Hỡi cơn gió mấy ngàn năm vọng tưởng sóng cồn
Xin gài vào đêm những giấc mơ nồng nàn môi ngọt
Em và anh
Say đắm tình, say đắm tin, say đắm yêu
Say đắm điệu múa thảo nguyên mộng mị đường về
một khuya nào bão rớt
Hạnh phúc đổ ngược lên trời triệu triệu vì sao"

Đây giản đơn chỉ là một sự gặp gỡ tình cờ hay là sự lặp lại hàm chứa quan niệm? Theo tôi sự xuất hiện của những hình ảnh có tính chất khởi thuỷ ấy thể hiện khát vọng mang đậm màu sắc giới tính của những cây bút nữ về một thế giới tình yêu riêng: thế giới chỉ của hai người, thế giới được tạo lập sinh nở khi em yêu anh, khi em cùng anh, khi chúng ta hoà vào làm một, nồng nàn, say đắm. Những hình ảnh ấy còn ẩn dấu một vẻ đẹp của tình yêu trong thơ trẻ: vẻ đẹp nhục cảm. Vẻ đẹp bừng lên từ sự trinh tiết và mãnh liệt ngày Adam gặp Eva.
 
Vualua

Vualua

Geosynthetics
18/12/03
307
8
18
51
Hà Nội
www.asx.com.au
Ta có thể mượn lời Huy Cận để nói về cái tôi Khương Hà Bùi, “tuổi 19 không có nghĩa là 19 tuổi”. Vì thế thơ tình 19 không chỉ có rạo rực đắm say mà còn nhuốm nỗi buồn đau, cả sự đổ vỡ:

"Anh có biết cây bàng bên sông đồng nai..."
(Cây bàng bên sông Đồng Nai)

Hãy nghe Khương Hà Bùi kể chuyện cây bàng - dòng sông, một câu chuyện tình buồn. Lời thơ thủ thỉ, giản dị, hình ảnh ẩn dụ cây bàng - dòng sông mở rộng liên tưởng về một tình yêu đơn phương của người con gái. Đọc “Cây bàng bên sông Đồng Nai” tôi nhớ về “Cây nữ tu” câm lặng đứng trong “Linh” (Vi Thuỳ Linh). Cùng là những bài thơ sử dụng lối viết ẩn dụ để nói lên khát vọng yêu và được yêu mãnh liệt của người con gái, “Cây nữ tu” gợi ám ảnh sâu sắc về duyên phận, về sự cô độc, chờ đợi kiên nhẫn, kiên nhẫn... qua mùa... qua tháng... và bừng dậy sức sống thanh xuân khi tình yêu đến. Còn cây bàng của Khương Hà Bùi trĩu nặng nỗi niềm thương nhớ, hy vọng, tuyệt vọng, thậm chí cả sự cay đắng và hờn trách của một tình yêu đơn phương.

"Em vẫn hiểu từ lâu
Chỉ biết dang tay thì làm sao giữ nổi
Khi tình yêu cần ích kỷ cho mình"
...
"Không hiểu được một điều nghiệt ngã
Phía xa khơi sẽ tan mất chính mình"

Những câu triết lý về tình yêu xuất hiện đâu đó trong bài có vẻ làm Hà già hơn so với tuổi 19. Một phần có lẽ bởi sau những tình yêu đổ vỡ, người ta luôn lớn lên. Thế nhưng, đi sâu vào lớp vỏ triết lý ấy, người ta vẫn thấy bóng dáng của một cô bé con phụng phịu, hờn dỗi hơn là đau đớn trước tình yêu đơn phương không thành. Trẻ con vẫn vậy, muốn gì phải được nấy, và dỗi hờn, và nước mắt. Dấu ấn của một cô gái nhỏ còn thể hiện trong giọng thơ pha lẫn trách móc.

"Anh có biết cây bàng yêu dòng sông Đồng Nai
Mà dòng sông cứ xuôi về biển cả
Không hiểu nổi một điều nghiệt ngã
Phía xa khơi sẽ tan mất chính mình"

Khi người ta qua cái tuổi 19, người ta sẽ có ý thức sâu sắc hơn về hai chữ duyên phận, và dù tình yêu có đổ vỡ cây bàng vẫn mang dòng sông được hoà mình vào - chứ không phải “tan mất chính mình” - giữa biển khơi mênh mang. Đó là lúc những vội vã, cồn cào sẽ nhường lại cho sự kiên nhẫn, bình thản; và đau đớn, trách móc cũng ra đi, tất cả chỉ còn lại sự thanh thản và lời khấn nguyện tốt lành cho mình... cho dòng sông.

Giọng hờn dỗi của Hà còn được thể hiện trong một số đoạn thơ khác:

“Còn anh, anh cứ việc đi tìm
Sau trận bão em rối tung sợi khóc, sợi cười
và ẩn mình vào kim tuyến đỏ
Anh chẳng tìm thấy em đâu giữa đám chỉ màu sặc sỡ
Chẳng tìm thấy em đâu em trốn vào hơi thở
Em tìm cách trú ngụ trong nỗi buồn của anh
Dằn vặt anh về những điều đổ vỡ
Và ám ảnh anh về những sự ra đi
Anh cứ việc làm ra vẻ chẳng hiểu gì
Cứ việc tìm nắng trong mưa, mưa trong nắng
Em giấu mình trong đám mây xám xịt nặng nề
Nhất định không buông mình rơi xuống
... Anh có bực mình và nổi giận với em không?
Em vô lý trong từng suy nghĩ
Thôi đừng nghe và tin vào những điều hoang tưởng
Mặc kệ em đi
(Vô lý)

Dù em có trốn mình vào long lanh kim tuyến đỏ, dù em có ẩn nấp sau âm u mây đen, anh cũng vẫn tìm ra em, một cô bé như nắng trong mưa, mưa trong nắng; giận dỗi “còn anh anh cứ việc đi tìm. Anh cứ việc làm ra vẻ chẳng hiểu gì”, hay hờn trách “Dằn vặt anh về những điều đổ vỡ - Và ám ảnh anh về những sự ra đi”, khó dỗ dành “Em giấu mình trong đám mây xám xịt nặng nề - Nhất định không buông mình rơi xuống”, khao khát được anh quan tâm “Anh có bực mình và nổi giận với em không - Em vô lý trong từng suy nghĩ” và... lại hờn dỗi “Thôi đừng nghe và tin vào những điều hoang tưởng... Mặc kệ em đi”. Những vần thơ 19 ấy lấp lánh một vẻ đẹp riêng - vẻ đẹp của kim tuyến đỏ óng ánh trong sáng, hồn nhiên như một điệu múa trong gió lộng. Mỗi hình ảnh, mỗi cảm xúc trong bài thơ gợi nên trong tôi một nỗi nhớ 19, vừa xa xôi, vừa gần gũi, vừa hiện hữu, vừa mỏng manh - nỗi nhớ của người đã qua cái tuổi 19 có nắng trong mưa, mưa trong nắng.

Cùng diễn tả nỗi buồn mất mát trong tình yêu, tôi thích “Ngày nhớ” hơn cả

"Ngày nhớ anh
Nắng hoang hoải nụ cười thiên sứ
Tôt cất tiếng ru hời chiếc lá buổi chiều
Vệt khói cuối ngày ai đốt
Vẽ vào hư không khuôn mặt lãng quên"

Trong “Ngày nhớ” tôi không thể gọi Hà là cô bé như ở “Cây bàng Đồng Nai” hay “Vô lý” được nữa, cô đã thoắt biến thành người thiếu phụ ầu ơ ru hát cho nỗi nhớ người xưa vơi đi, ru hát cho nỗi đau trong mình lặng xuống. Những câu thơ đầu không có mấy nét đặc sắc, thậm chí hơi nhạt, điệu “nắng hoang hoải nụ cười thiên sứ” và quen “vẽ vào hư không khuôn mặt lãng quên”, thế nhưng tôi thích tâm thế của Hà trong bài thơ này - tâm thế của một người thiếu phụ. Đối mặt với đổ vỡ, Hà không còn hờn dỗi, phụng phịu, không còn oán trách một ai... chỉ còn lại nỗi đau đột ngột hiện về.
 
Vualua

Vualua

Geosynthetics
18/12/03
307
8
18
51
Hà Nội
www.asx.com.au
tính “Tôi - độc mã - quyết làm những gì mình thích” và cái tôi độc mã ấy đã được khắc hoạ rõ nét trong hai tập “Linh” và “Khát”, thì trong “Tôi” của Khương Hà Bùi một lần nữa ta tìm thấy cái “tôi không thường” đã từng in dấu sâu sắc trong những bài thơ trước.

“Tôi chẳng thể nào giữ tôi ở lại
Tôi đành thả tôi đi”

Hai câu thơ mở đầu gợi cảm giác khác hẳn với cái tôi độc mã trong thơ Vi Thuỳ Linh. Dường như Hà muốn níu giữ một cái gì trong “Tôi” - một sự níu giữ vô vọng, bất lực hiện hình qua “chẳng thể”, để rồi “đành” - một sự chấp nhận với thái độ không chủ động, mệt mỏi, kiệt sức. Hai câu thơ gợi cho người đọc ấn tượng tiếc nuối cái đã qua, cảm giác mơ hồ, bấp bênh, không xác định trước cái sẽ tới. Phải chăng, Hà đang chia tay tuổi thơ của mình để trôi đi cùng thực tại tìm đến với tương lai. Tâm trạng ấy không chỉ của riêng Hà mà là nỗi niềm băn khoăn chung của những người vừa bước qua tuổi niên thiếu và chuẩn bị đối mặt với cuộc đời nghiệt ngã.

Niềm lưu luyến tuổi thơ của Khương Hà Bùi không hiện hình thành những vần thơ hoài niệm như các tác giả khác. Trái lại, nó thể hiện ý thức sâu sắc về một tuổi thơ đã qua và không thể trở lại, thời gian trôi đi không thể tìm thấy. Chính vì vậy, thơ ấu trong thơ Khương Hà Bùi thường hiện lên vỡ vụn, bầm dập, đau đớn:

"Tôi bắt gặp tuổi thơ tôi đi hoang
Hai cánh mỏng đậu lại đầu ngọn võng nhìn
tổ chim ri chết sững
Những quả trứng màu nhiệm thuở xưa
đã vỡ từ trong cổ tích"

Ý thức rõ về kỷ niệm đã chết, tuổi thơ hoá thạch, tuy vậycái tôi không thường ấy vẫn luôn luôn bị day dứt, ám ảnh

"Ở nơi tuổi trẻ bắt đầu
Tôi vẫn mơ đôi hài bảy dặm."

Nỗi niềm khát khao cổ tích, khao khát những phép màu làm nên hạnh phúc và bình yên ấy vẫn ngày đêm đi về. Và cái tôi vừa muốn quên đi, vừa tha thiết mong nhớ lại ấy phải tự trốn chạy khỏi những phép màu cổ tích đẹp nhưng không thực.

Tôi đành để tôi bay qua núi đồi
... Xác tín rằng máu rơi xuống nhưng hoa sẽ không mọc lên
như khi hoàng tử dẫm gai tìm mẹ
... Dẹp một bên tôi với những giấc mơ chỉ để mà chiêm ngắm
Tôi tất tả giục tôi ra đi.

Không thể sống mãi những ngày thơ ấu, cái tôi với những giấc mơ chỉ để mà chiêm ngắm, không còn phép màu trong thực tại nghiệt ngã và tương lai đầy bất chắc. Vậy giã từ tuổi thơ, cái tôi đầy âu lo ấy tìm thấy gì?

"Tôi thả tôi trôi vượt thác vượt ghềnh
Theo dòng sông tôi va vào biển lớn
Phía những đợt sóng trắng già nua tôi gặp lại mình ở đó
Lạc loài như con chim hải âu đậu một mình nơi kè đá
Tôi lặng lẽ nhìn tôi chăm chăm"

Tấm áo tuổi thơ đã trở nên quá bé nhỏ với cái tôi 19, còn không gian thực tại dường như lại quá cỡ và trùm lấp. Hai câu thơ đầu đều đặn, dào dạt trong thể thơ 8 chữ, hình ảnh: thác ghềnh, dòng sông, biển cả mở ra một không gian bao la, hoà chảy giữa những con nước lớn. Nhưng một lần nữa, đó lại không phải là không của cái tôi. Câu thơ đột ngột dài ra như một sự buông mình đầy thất vọng. Hình ảnh “con hải âu nhỏ đậu một mình nơi kè đá nhỏ” giữa mênh mông sóng bạc góp phần cực tả nỗi cô đơn, lạc lõng của cái tôi giữa cuộc đời. Đọc thơ trẻ hiện nay ta thường gặp hình ảnh các tác giả tự nhìn sâu vào chính mình để khắc khoải tìm kiếm cái tôi hay chất vấn bản thân về một điều gì đó (thơ viết về cảnh soi gương của Vi Thuỳ Linh, những câu thơ đối thoại với cái tôi của Nguyễn Hữu Hồng Minh), và Khương Hà Bùi cũng có những khoảnh khắc ấy.

"Tôi lặng lẽ nhìn tôi chăm chăm"

Cái nhìn chăm chăm ở đây không chỉ đơn thuần là câu hỏi về quá khứ, thực tại, tương lai, mà hơn thế đó là ánh mắt tự xoáy sâu vào cái tôi để thấm thía nỗi cô đơn. Nỗi cô đơn mang tính bản năng ẩn dấu trong mỗi người cộng hưởng cùng tâm trạng lẻ loi, vô định của một cô gái nhỏ vừa giã từ thơ ấu để băng mình vào thực tại...tất cả như mở rộng biển khơi đến vô hồi vô hạn và thu nhỏ bóng hải âu đến vô hình. Tuổi thơ mất mát, thực tại cô đơn và tương lai:

"Rồi năm năm, mười năm, hai mươi năm
Tôi chưa kịp nhớ khuân mặt tôi
đã thấy tôi lại đứng bên thi thể tuổi thơ dạo bước"
(Tôi)

"Dường như ai đó chờ tôi phía thiên đường
Lạc trong cơn mê sảng
Tôi gọi người khản giọng
Chỉ bãi hoang cất lời đồng vang
“Ở đâu?... ở đâu?...ở đâu?..."
(Ngày nhớ)

"Mặt trời cúi nhìn tôi lo âu
Gió vi vu thốc tung vòm lá
Làm sao tìm?
Làm sao tin?
Đã tuyệt dấu những hồi quang quá khứ"
(Ngày nhớ)
 
Vualua

Vualua

Geosynthetics
18/12/03
307
8
18
51
Hà Nội
www.asx.com.au
Những suy tưởng “Rồi năm năm, mười năm, hai mươi năm...”, những giả định “Dường như...”, những lời khắc khoải tìm gọi “ở đâu?... ở đâu?... ở đâu?... làm sao tìm? làm sao tin?...” lờ mờ phác hoạ một ngày mai không xác định. Cái tôi bé nhỏ bị chìm khuất trong những điều hư ảo mờ mịt ấy.

Khác với cái tôi biến hoá trong tình yêu, những vần thơ suy tưởng về thời gian gợi trong ta cảm nhận về một cái tôi đầy âu lo, phấp phỏng, không yên ổn và luôn luôn bị ám ảnh: ý thức về tuổi thơ đã chết nhưng cái thi thể vỡ nát ấy vấn lập lờ hiện về - Lao mình vào thực tại chỉ gặp mình cô đơn giữa muôn trùng - hướng tới tương lai nhưng ngày mai mịt mờ không xác định. Cái tôi không thường của Khương Hà Bùi hiện lên dưới hình hài một người-không- thanh-thản.

Không chỉ thể hiện những suy nghiệm bản thân, thơ Khương Hà Bùi còn là những trăn trở của một người trẻ tuổi trước cuộc đời.

"Thật đáng chán những con chim hiền lành bay đi
lúc rạng sáng và bay về lúc cuối ngày
Hát mãi một khúc nhạc đơn điệu.
Thật đáng chán những bình minh rực rỡ tinh mơ
và mặt trời lộng lẫy buổi chiều
Và trăng cứ tròn như quả trứng..."
(Vô lý)

Đây là những dòng đầu tiên của “Vô lý”- một bài thơ tạo cho người đọc cảm giác khác thú vị. Người ta gặp lại cô bé 19 tuổi qua lối vào đề như hờn dỗi, phụng phịu: thật đáng chán, ước gì... Nói thẳng, nói thật những điều mình nghĩ khong hề e ngại đụng chạm hay mất lòng - Đó là một trong những điểm chung của các nhà thơ trẻ. Và trong bài thơ "Vô lý", Khương Hà Bùi đã thể hiện khao khát không của riêng cô: khao khát thay đổi, khao khát phá vỡ những chuẩn mực, quy phạm đến nhàm chán: bình minh hiền lành, mặt trời rực rỡ, mặt trăng tròn... và thay vào đó là: trăng khuyết, sao trên hoang mạc, biển không sóng vỗ, sông chảy ngược về nguồn... Những điều không thực đến “Vô lý” ấy vừa soi sáng cho một cái tôi Khương Hà Bùi táo bạo, khao khát sáng tạo khai phá vừa thể hiện ước vọng mãnh liệt về sự thay đổi. Dùng hình ảnh có tính chất nói ngược, không thực để diễn tả thấm thía một “khát vọng thành thực”(Phạm Xuân Nguyên), Hà đã hoà điệu khá ấn tượng bên những câu thơ của Vi Thuỳ Linh - người phá vỡ những đối xứng:

"Ở hai góc mặt tiền Chợ Lớn
Hai toà nhà cổ kính không người ở, đối xứng nhau
Trên mái nhà bên trái, một con chim sẻ lãm chẫm giữa những viên ngói vỡ
Có - phải - tôi - đấy - không?"
(Tự cảm - "Linh")

Và Phan Hyền Thư - người đối thoại với chiến binh già:

"Có chiến binh già
Hát câu ca
không bao giờ chia sẻ"
(Tự nguyện - "Không thường")

Toà nhà đôi bên chợ Bến Thành, chiến binh già không hát câu ca chia sẻ hay bình minh đơn điệu... những qui phạm ấy khiến lớp người trẻ cảm thấy ngột ngạt. Và tôi mong sẽ còn nhiều cái tôi khao khát thay đổi như Khương Hà Bùi, Vi Thuỳ Linh, Phan Huyền Thư trong đời... và đặc biệt trong thơ

Còn nhớ, khi đọc thơ Vi Thuỳ Linh tôi đã vô cùng ngạc nhiên hỏi thầy giáo mình rằng, tại sao một người 20 tuổi lại có thể viết được những vần thơ như thế? Và thầy trả lời: vì Linh đã sống nhiều cuộc đời. Sự lý giải ấy có thể giúp tôi hiểu phần nào về cái tôi không thường của Khương Hà Bùi. Một cái tôi - người tình với trái tim rubic luôn luôn biến đổi về cảm xúc, tuổi tác, vừa trong sáng, ngây thơ, vừa trĩu nặng nỗi niềm thiếu phụ. Một cái tôi không thanh thản khi đối mặt với ba chiều thời gian: quá khứ, hiện tại, tương lai. Một cái tôi khao khát thay đổi những điều quy phạm mòn cũ. Có lẽ Hà đã sống hết mình với ấu thơ, với 19 hờn dỗi, đã vượt thời gian tìm đến thế giới của những người trưởng thành đầy đổ vỡ, mất mát... để trải nghiệm, để viết. Vì vậy, đọc thơ Hà, ta tìm thấy một cái tôi không thường, cái tôi đa diện luôn luôn biến đổi về cảm xúc, tuổi tác.

Nhận xét một cách khách quan về mặt nghệ thuật, thơ Hà chưa có những dấu hiệu rõ nét thể hiện sự bứt phá, sáng tạo manh mẽ, ngoài một số câu đọc được (“Hỡi cơn gió mấy ngàn năm mộng tưởng sóng cồn - Xin gài vào đêm những giấc mơ nồng nàn môi ngọt”), còn lại khá thường thậm chí hơi thường. Cái được của Hà đó là vẻ trong sáng riêng lấp lánh ánh lên từ mỗi vần thơ. Nhưng đây có còn là một lợi thế khi Hà sắp bước vào tuổi hai mươi? Tôi hy vọng rằng với những thành công bước đầu cộng với thời gian và quá trình sáng tạo nghệ thuật nghiêm túc, Hà sẽ trưởng thành và thực sự tìm được một giọng thơ riêng in đậm dấu ấn cá tính cũng như khả năng thay đổi, phá vỡ những quy phạm như cô từng mong muốn trong “Vô lý”.

Thú thực khi mới đọc thơ Hà tôi rất thích và hăm hở bắt tay vào viết ngay những dòng cảm nhận đầu tiên. Thế nhưng đọc đi đọc lại nhiều lần, ấn tượng trong tôi không còn đậm nét như trước. Tuy vậy tôi vẫn tin và hy vọng vào sự trưởng thành của Hà trong một tương lai không xa. Bởi theo tôi, một cái tôi 19 tuổi đủ dũng cảm để sống hết mình với những ám ảnh, giằng xé về quá khứ, thực tại, tương lai; đủ dũng cảm để nói lên khao khát về sự thay đổi; đủ dũng cảm để yêu, để tin và chấp nhận nỗi đau đổ vỡ... sẽ mạnh mẽ vượt qua những khó khăn trên con đường lao động nghệ thuật chưa bao giờ bằng phẳng.

© Theo e-Văn 2005
 
M

my ngoc

Guest
31/8/04
7
0
1
41
TPHCM
Thế Vualua có đọc thơ của Vương Liễu Hằng bao giờ chưa nhỉ, và cả văn phong của Nguyễn Thị Châu Giang nữa. Đây là một vài câu thơ của Vương Liễu Hằng mà mình thấy lột tả nội tâm rất hay ...
Em chẳng ngờ có buổi chiều nay
Mình gặp lại nhau trên lối xưa hò hẹn
Anh cúi đầu
Em nghe chợt nhói buốt
Ở trong tim
Năm năm trời ngoảnh lại một cơn mơ
Anh chẳng còn là anh của ngày xưa
Vị chúa tể
Trái tim em
Một thời ngạo nghễ
Và em cũng thôi cười thôi khóc
Vì anh
Dẫu anh đã đi qua đời em
Như một cơn gió vô tình
Dẫu chẳng thể nào quên
Nhưng cũng chẳng còn gì để nhớ .....
 
Vualua

Vualua

Geosynthetics
18/12/03
307
8
18
51
Hà Nội
www.asx.com.au
VL nghĩ làm thơ và thích thơ tuỳ theo tâm trạng.Cũng thích vài nhà thơ và đặc biệt thơ Quang Dũng. Tuy nhiên với riêng VL thì thơ SR hơn một sự yêu thích của một độc giả. Dĩ nhiên là thích thơ bé Hà, nhưng lớn hơn nữa thì mong hắn an bình với những gì đã và đang trải qua
 
M

my ngoc

Guest
31/8/04
7
0
1
41
TPHCM
Mình chỉ đọc được hai bài thơ của Quang Dũng, nhưng mình cũng rất thích, chất giọng thơ thật oai hùng và cũng thật lãng mạn. Nhưng mà thơ của ông bị thất lạc nhiều quá, tiếc nhỉ?
 
camchuong

camchuong

Sơ cấp
17/10/04
11
0
1
HT- HN
Đọc bài thơ "chủ nhật buồn" của Just for you and me.. tôi rất thích có gì đó như chính tôi đã một thủa đi qua...
"Vó thời gian đã mỏi mệt nặng nề
Em chồn chân tìm cho mình một suối nguồn yêu thương khác"


"Có thể tin gì hứa hẹn những bình minh
Hay mỗi ngày lại trượt qua chiếc kim đồng hồ buồn tẻ ?
Chới với nụ cười… Lang thang ơi, có lẽ
“Khóc cho cô đơn là gọi đúng tên mình…” !"

Những câu thơ như thế, những nỗi niềm như thế , hình như không phải chỉ riêng có một ai...


**************************
cô gái và hoa cẩm chướng
 
camchuong

camchuong

Sơ cấp
17/10/04
11
0
1
HT- HN
"Có thể tin gì hứa hẹn những bình minh "?
Khi em cứ nghiêng đầu tìm về quá khứ
Sài gòn một thuở thân quen đến lạ
Giờ đã xa như chưa bao giờ...

Anh bây giờ vẫn đi lễ với ai?
Không phải là cùng em --một kẻ không theo đạo
Vậy sao chúa cứ trừng phạt?
Cho cô đơn mong nhớ mỗi ngày...

Kim đồng hồ vẫn cứ mải miết trôi
Không dừng lại trả cho em ngày ấy
Nụ cười hồn nhiên em đánh mất
Từ ngày anh xa...

Em thương cảm cho Linh mà đau cho phận mình
Người đàn bà nào khi yêu cũng nồng nàn và mãnh liệt???
Những vần thơ cô ấy
Cháy nỗi niềm khao khát đam mê...

Em lại lặng mình dưới trăng đêm nay
Giấc mơ vỡ ảo ảnh nhoà tan biến
Tỉnh đi em ơi--tìm một bến khác
Hay "khóc cho cô đơn là gọi đúng tên mình ?"


Linh:VI THUỲ LINH

*****************************
cô gái và hoa cẩm chướng
 
cam_to_80

cam_to_80

Nghỉ mất sức !
31/3/04
588
7
18
43
Hà đông
NHân baì Hoa Cẩm Chướng Post Cam to xin hỏi một câu ! Nếu bạn có bài thèm chồng rất nổi tiếng của Vi thuỳ Linh thì có thể cho cam_to xin 1 bản được không ! thấy mọi người ca ngợi bài này lắm mà mình chưa tìm được !
 
Vualua

Vualua

Geosynthetics
18/12/03
307
8
18
51
Hà Nội
www.asx.com.au
CHUYỆN NGƯỜI ĐÀN BÀ 2000 NĂM SAU
Vào1 buổi chiều nhàn cư
Bằng một nốt tròn hoàn hảo
ả rón rén lăn vào lòng phố chiều cuối năm,
ngơ ngác nhìn mùa xuân phô trương rực rỡ mai đào.
Mùa xuân bây giờ không chim én
chỉ người và ngợm về làm tổ trong những khu nhà ổ chuột
(hoặc những biệt thự, cao ốc... Nhưng dù có ăn phô mai thì chuột vẫn là chuột)
Ở đó, chúng ra sức kèn cựa dè chừng nhau.
E rằng sẽ chết ngộp giữa hàng nghìn con mắt vờ vĩnh không nhìn ai nhưng soi mói không chừa một ai
ả dáo dác ngó quanh, khoác vội vào mình nốt trắng.
Tô thêm ít son, trát thêm ít phấn
cho tới khi tạm bằng lòng với sự trong sạch của mình
ả ngạo nghễ bước vô nhà thờ với vẻ mặt vô cùng thánh thiện
nghêu ngao hát Ave Maria
Ở trên cao, Chúa bảo :
"Người là một nốt đen chưa được rửa tội
Nốt đen cho dù có tắm trắng bảy lần thì vẫn là nốt đen !"
Ả bất giác nhặt ra mình - một nốt đen như nốt ruồi phá tướng
đậu lén lút trên gò má Schubert.
Đâu đó vang lên tiếng cười khẩy của Lucifer.
Sợ hãi
thật sợ hãi
ả vơ lấy nốt móc đơn để dễ bề tháo chạy
Phố nườm nượp cộ xe
những viên đá vô hình chẳng biết từ đâu cứ tới tấp hè nhau lao vào người ả
Máu nhễu xuống thành đầm lầy
Ả tan dần, mỏng dần
và cuối cùng hóa thành một móc kép nhẹ hẫng
bay vụt lên như quả bóng xì hơi
tán loạn những cung đoạn thấp cao cao thấp
Ả thôi không làm dấu Thánh mà cố gắng làm dấu Coda
chỉ mong tìm lại nốt trắng hoàn hảo ban đầu
Nhưng không
ở tầng mây thứ mười ba, ả đâm sầm vào một con chim én
hóa thành một dấu Fine của mùa.
K.H. Bùi
26.01.05
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA