So sánh VAS và IFRS

  • Thread starter CNN
  • Ngày gửi
C

CNN

Cao cấp
14/3/03
506
2
0
ĐH KTQD
So sánh các Chuẩn mực Kế toán Việt Nam (VAS) và các Chuẩn mực Báo cáo Tài chính Quốc tế (IFRS)

Hiện tại Việt Nam đã có 1 bộ các Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) với tổng cộng 26 chuẩn mực được Bộ Tài chính ban hành trong khoảng năm 2001-2005. Bộ chuẩn mực kế toán này được xây dựng dựa trên bộ các Chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS) và bộ Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế; có điều chỉnh một số điểm cho phù hợp với điều kiện Việt Nam tại thời điểm đó.

Tuy nhiên không phải bất kỳ chuẩn mực kế toán quốc tế/chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế nào cũng có chuẩn mực kế toán Việt Nam tương ứng; và từ thời điểm ban hành (2005) tới hiện nay, các chuẩn mực quốc tế đã có nhiều thay đổi trong khi bộ chuẩn mực kế toán VN chưa được chính thức sửa đổi bổ sung/cập nhật lần nào.

Một số điểm khác biệt giữa VAS - IFRS

1, Các thành phần trong bộ Báo cáo tài chính


Theo VAS, bộ báo cáo tài chính gồm 4 báo cáo:
− Bảng cân đối kế toán
− Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
− Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
− Thuyết minh báo cáo tài chính

Theo IFRS, bộ báo cáo tài chính ngoài 4 báo cáo trên còn có thêm các báo cáo sau:

- Báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu: Với VAS, nội dung này thường được gộp chung trong phần Thuyết minh báo cáo tài chính.
- Báo cáo thu nhập tổng hợp khác: được áp dụng từ 01/01/2009.

2, Kỳ báo cáo tài chính

VAS cho phép kỳ báo cáo tài chính đầu tiên và cuối cùng có thể kéo dài tối đa 15 tháng

IFRS quy định phải lập báo cáo tài chính ít nhất là 1 năm 1 lần. Thời gian của kỳ kế toán được phép nhiều hoặc ít hơn 1 năm trong trường hợp đơn vị thay đổi thời điểm kết thúc năm tài chính

3, Đồng tiền chức năng (functional currency)

VAS không định nghĩa khái niệm “đồng tiền chức năng” mà chỉ định nghĩa đồng tiền ghi sổ (VAS10).

− “Đồng tiền kế toán” mặc định là Đồng Việt Nam
− Đơn vị muốn sử dụng “Đồng tiền kế toán” khác phải được sự chấp thuận của Bộ tài chính.
− Nếu sau kỳ báo báo cáo tài chính đầu tiên mới được chấp thuận:
• Phải áp dụng các thủ tục xác định số dư đầu kỳ theo “đồng tiền kế toán” mới, mà không xem xét đến việc đồng tiền trong kỳ kế toán trước là gì
• Chênh lệch được ghi nhận là “Chênh lệch đánh giá lại tài sản”

IFRS yêu cầu các đơn vị lập báo cáo xác định đồng tiền chức năng của mình

− Đồng tiền chức năng là đồng tiền được sử dụng trong môi trường kinh tế chính mà đơn vị đang hoạt động
− Lập sổ sách kế toán bằng đồng tiền chức năng
− Nếu đơn vị muốn trình bày các Báo cáo tài chính theo đồng tiền khác (Presentation currency), không phải đồng tiền chức năng, thì áp dụng phương pháp quy đổi trong IAS 21

4, Tài sản cố định vô hình

VAS vẫn cho phép ghi nhận một số chi tiêu là chi phí trả trước dài hạn. Ví dụ: chi phí đào tạo, chi phí chuyển địa điểm, chi phí nghiên cứu, v.v. Những chi phí trả trước này được khấu hao trong thời gian không quá 3 năm. Tuy nhiên những chi tiêu lại này không đáp ứng đầy đủ các điều kiện để ghi nhận theo định nghĩa “tài sản vô hình”. Ví dụ: không thể để ghi nhận chi tiêu cho đào tạo là tài sản vô hình nếu không có hợp đồng hợp pháp bắt buộc nhân viên phải làm việc trong một khoảng thời gian tối thiểu nào đó sau khi được đào tạo, chi tiêu cho giai đoạn nghiên cứu phải ghi nhận ngay vào chi phí.

VAS đưa ra mức tối đa 20 năm để khấu hao tài sản cố định vô hình

IFRS yêu cầu đánh giá thời gian hữu dụng của tài sản vô hình là hữu hạn hay vô hạn
− Tài sản vô hình có thời gian hữu dụng hữu hạn phải được khấu hao
− Tài sản vô hình có thời gian hữu dụng vô hạn không cần khấu hao nhưng phải thực hiện đánh giá tổn thất tài sản

Tổn thất giá trị tài sản
♦ Không có VAS tương đương với IAS 36, Tổn thất giá trị tài sản
♦ Có được phép ghi nhận lỗ do tài sản bị suy giảm giá trị hay không?
− Một số VAS đã đề cập đến khái niệm “giá trị có thể thu hồi”; đây là nguyên tắc cơ bản để hạch toán tổn thất giá trị tài sản
− Bộ Tài chính không yêu cầu các báo cáo theo VAS phải ghi nhận lỗ do tổn thất giá trị tài sản

Lưu ý: IAS 39 có quy định riêng về tổn thất giá trị tài sản tài chính

5, Lợi thế thương mại từ việc hợp nhất kinh doanh


VAS 11 – Hợp nhất kinh doanh:
− Lợi thế thương mại được ghi nhận thành chi phí ngay hoặc phân bổ không quá 10 năm

IFRS 3 – Hợp nhất kinh doanh:
− Không được phân bổ lợi thế thương mại nhưng phải đánh giá tổn thất giá trị ít nhất 1 năm 1 lần hoặc trong thời gian ngắn hơn hơn nếu có dấu hiệu tổn thất
♦ Cả VAS và IFRS đều yêu cầu ghi nhận lợi thế thương mại âm vào thu nhập ngay sau khi tính toán và đánh giá lại các tài sản sẽ nhận và công nợ ước tính phát hiện được trong quá trình hợp nhất kinh doanh
Giai đoạn phát triển của doanh nghiệp
♦ VAS cho phép hoãn lại một số chi phí của giai đoạn trước hoạt động:
− Chi phí thành lập
− Chênh lệch tỷ giá phát sinh trong giai đoạn trước hoạt động của doanh nghiệp mới thành lập
♦ IFRS không cho phép hoãn lại những chi phí đó

6, Phúc lợi cho nhân viên
♦ Không có VAS tương đương với IAS 19, Phúc lợi cho nhân viên
♦ Hướng dẫn ghi nhận dự phòng trợ cấp thôi việc chưa rõ.

Doanh nghiệp có thể sử dụng phương pháp thống kê để dự tính và ghi nhận công nợ liên quan đến phúc lợi của nhân viên sau khi nghỉ hưu hay không?
♦ Khái niệm về giá trị hiện tại đã được sử dụng trong VAS (ví dụ: VAS 18- Các khoản dự phòng, Tài sản và Nợ tiềm tàng, VAS 14 –Doanh thu và thu nhập khác)
♦ Khái niệm về xây dựng mô hình xác suất thống kê đã được sử dụng trong VAS 18
 
Sửa lần cuối:
  • Like
Reactions: Redleo
Khóa học Quản trị dòng tiền
hai2hai

hai2hai

VNUNI Makes a difference
29/4/04
2,032
125
63
50
Hà nội
vnuni.net
Sửa lần cuối:

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA