Phương pháp kiểm kê định kỳ

  • Thread starter phuong_nga
  • Ngày gửi
P

phuong_nga

Guest
20/1/07
5
0
0
40
bien hoa
Chào mọi người!
Hiện tại mình đang làm cho một cty nước ngoài. Cty mình làm theo PP kiểm kê định kỳ, có ai rõ về phương pháp này thì giải thích cho mình rõ hơn với nha.
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
P

phuong_nga

Guest
20/1/07
5
0
0
40
bien hoa
Sao không có ai giúp minh trả lời câu hỏ này vậy? Có ai không......
 
H

hoamoclan1

I'm coming back...
9/4/10
377
4
0
39
HCM
Phương pháp kiểm kê định kỳ là một phương pháp hạch toán kế tóan và theo dõi hàng tồn kho.
Đối với phương pháp này sẽ có sự khác biệt đối với phương pháp kê khai thường xuyên.

Thứ nhất: PP kiểm kê định kỳ tức là không theo dõi số lựơng xuất trên báo cáo kế toán mà cuối kỳ mới tổng hợp lại để kết chuyển dựa trên công thức sau:
[XUẤT TRONG KỲ = ĐẦU KỲ + NHẬP TRONG KỲ - TỒN CUỐI KỲ]
Tồn cuối kỳ được xác định dựa trên kiểm kê; đây là công tác quan trọng nhất trong phương pháp kiểm kê định kỳ. Vì phải có số liệu chính xác thì mới tính được giá thành hay chốt số liệu hàng tồn kho trên báo cáo tài chính.

Thứ hai: Về hạch toán cũng khác với pp kê khai thường xuyên.
1) Đầu kỳ chuyển toàn bộ số dư đầu kỳ của hàng tồn kho:
Nợ 611 (152, 153)
Nợ 631 (154, 155)
Có 152, 153, 154, 155

2) Nhập trong kỳ
Nợ 611
Nợ 133
Có 111, 112, 331

3) Sau khi kiểm kê và tính giá thành thì sẽ có bút toán sau:
Nợ 152, 153 (số dư cuối kỳ)
Có 611

Nợ 154, 155
Có 631

4) Các chi phí sản xuất chi trong kỳ sẽ đựơc hạch toán như sau:
Nợ 631
Có 111, 112, 331

5) Cuối kỳ sẽ tập hợp xác định sản xuất và giá thành
Nợ 631
Có 611

Nợ 632
Có 631

Lưu ý: Các tài khỏan 611, 631 chỉ là tài khỏan trung gian và sẽ hết số dư cuối kỳ. Nếu còn số dư là sai, phải kiểm tra lại.
 
  • Like
Reactions: ldv
P

phuong_nga

Guest
20/1/07
5
0
0
40
bien hoa
hoamoclan1 oi mình cám ơn bạn nhé. Vì theo mình được biết thì PP này rất ít công ty sử dụng và khi đi học thì PP này cũng chỉ được gv giảng sơ qua ah.
 
thuhien1310

thuhien1310

Trung cấp
5/4/10
123
0
16
Thai nguyen
Đúng là pp này rất ít sử dụng vì nó không chính xác .
Số lượng xuất sau khi kiểm kê mới có vì vậy nếu trong quá trình sản xuất có sự mất mát thì không thể biết được. Còn kiểm kê thường xuyên thì sau mỗi lần xuất đều có số lượng cụ thể ,vì vậy khi kiểm kê nếu có sự chênh lệch thì biết ngay được mình bị mất bao nhiêu .
 
H

hoamoclan1

I'm coming back...
9/4/10
377
4
0
39
HCM
Đúng là pp này rất ít sử dụng vì nó không chính xác .
Số lượng xuất sau khi kiểm kê mới có vì vậy nếu trong quá trình sản xuất có sự mất mát thì không thể biết được. Còn kiểm kê thường xuyên thì sau mỗi lần xuất đều có số lượng cụ thể ,vì vậy khi kiểm kê nếu có sự chênh lệch thì biết ngay được mình bị mất bao nhiêu .

Bạn nói đúng nhưng chưa chính xác hòan toàn. Theo mình nghĩ bạn hiểu nhầm giữa công tác quản trị và công tác kế toán rồi. Việc áp dụng pp kiểm kê định kỳ là dành cho kế toán thôi, còn bản thân các doanh nghiệp đều có kiểm soát xuất đó chứ và thủ kho vẫn theo dõi đó. Chỉ có kế toán không biết thôi.

Việc áp dụng pp kiểm kê định kỳ đối với kế toán nhằm giảm thiểu chi phí kế toán để tiết kiệm chi phí thôi bạn ạ. Chứ không phải là không có kiểm soát đâu nhé.
 
H

HOANGNAM

Cao cấp
17/10/04
1,257
17
38
58
Binh duong
Thứ hai: Về hạch toán cũng khác với pp kê khai thường xuyên.[/SIZE]
1) Đầu kỳ chuyển toàn bộ số dư đầu kỳ của hàng tồn kho:
Nợ 611 (152, 153)
Nợ 631 (154, 155)
Có 152, 153, 154, 155
Số dư đầu kỳ TK 155 chuyển qua TK 632 (không phải TK 631). Ngoài ra nếu TK 151 có số dư đầu kỳ thì chuyển qua TK 611.

2) Nhập trong kỳ
Nợ 611
Nợ 133
Có 111, 112, 331
Nhập trong kỳ là chưa chính xác. Ghi Nợ TK 611 : hàng mua về trong kỳ (bao gồm nhập kho và cả hàng còn đang đi đường chưa nhập kho)

3) Sau khi kiểm kê và tính giá thành thì sẽ có bút toán sau:
Nợ 152, 153 (số dư cuối kỳ)
Có 611
Nếu cuối kỳ còn hàng mua đang đi đường thì chuyển từ TK 611 về TK 151

Nợ 154, 155
Có 631
Cuối kỳ SP còn tồn kho cuối kỳ thì chuyển từ TK 632 về TK 155

4) Các chi phí sản xuất chi trong kỳ sẽ đựơc hạch toán như sau:
Nợ 631
Có 111, 112, 331
Chi phí sản xuất trong kỳ sẽ được tập hợp ở các TK 621, 622, 627 và cuối kỳ kết chuyển sang TK 631

5) Cuối kỳ sẽ tập hợp xác định sản xuất và giá thành
Nợ 631
Có 611
Bút toán này chỉ phù hợp nếu áp dụng QĐ 48
 
Sửa lần cuối:
H

hoamoclan1

I'm coming back...
9/4/10
377
4
0
39
HCM
Thanks bạn HOANGNAM nhiều vì đã chỉnh sữa lại cho mình; So mình sẽ post lại bài đã chỉnh sữa lại.
Phương pháp kiểm kê định kỳ là một phương pháp hạch toán kế tóan và theo dõi hàng tồn kho.
Đối với phương pháp này sẽ có sự khác biệt đối với phương pháp kê khai thường xuyên.

Thứ nhất: PP kiểm kê định kỳ tức là không theo dõi số lựơng xuất trên báo cáo kế toán mà cuối kỳ mới tổng hợp lại để kết chuyển dựa trên công thức sau:
[XUẤT TRONG KỲ = ĐẦU KỲ + NHẬP TRONG KỲ - TỒN CUỐI KỲ]
Tồn cuối kỳ được xác định dựa trên kiểm kê; đây là công tác quan trọng nhất trong phương pháp kiểm kê định kỳ. Vì phải có số liệu chính xác thì mới tính được giá thành hay chốt số liệu hàng tồn kho trên báo cáo tài chính.

Thứ hai: Về hạch toán cũng khác với pp kê khai thường xuyên.
1) Đầu kỳ chuyển toàn bộ số dư đầu kỳ của hàng tồn kho:
Nợ 611 (151, 152, 153)
Nợ 631 (154)
Nợ 632 (155,157)
Có 151, 152, 153, 154, 155, 157

2) Nhập trong kỳ.
Nợ 611
Nợ 133
Có 111, 112, 331

3) Sau khi kiểm kê và tính giá thành thì sẽ có bút toán sau:
Nợ 151, 152, 153 (số dư cuối kỳ)
Có 611

Nợ 154
Có 631

Nợ 155, 157
Có 632

4) Các chi phí sản xuất chi trong kỳ sẽ đựơc hạch toán như sau:
Nợ 621, 622, 627
Nợ 133
Có 111, 112, 331, 334

5) Cuối kỳ sẽ tập hợp xác định sản xuất và giá thành
Hàng mua về xuất sản xuất
Nợ 631
Có 611

Chi phí tập hợp sản xuất
Nợ 631
Có 621, 622, 627

Ghi nhận thành phẩm hòan thành trong kỳ nhập kho thành phẩm
Nợ 632
Có 631

Kết chuyển giá vốn hàng đã bán trong kỳ
Nợ 911
Có 632

Lưu ý: Các tài khỏan 611, 631 chỉ là tài khỏan trung gian và sẽ hết số dư cuối kỳ. Nếu còn số dư là sai, phải kiểm tra lại.

@HOANGNAM: nhập trong kỳ đã chính xác rồi; còn cuối kỳ mới xem xét hàng có về hay chưa; hàng mua đang đi đường trong năm theo chế độ đâu cần phải theo dõi mà chỉ có cuối năm mới theo dõi thôi. Pác có nhầm chỗ đó không. Nhưng dù sao thì cũng cám ơn bác đã chỉnh sữa; hôm qua vội quá nên đánh để post hôm nay vào chỉnh sửa lại thì thấy pác chỉnh giùm rồi.
 
H

HOANGNAM

Cao cấp
17/10/04
1,257
17
38
58
Binh duong
@HOANGNAM: nhập trong kỳ đã chính xác rồi; còn cuối kỳ mới xem xét hàng có về hay chưa; hàng mua đang đi đường trong năm theo chế độ đâu cần phải theo dõi mà chỉ có cuối năm mới theo dõi thôi. Pác có nhầm chỗ đó không. Nhưng dù sao thì cũng cám ơn bác đã chỉnh sữa; hôm qua vội quá nên đánh để post hôm nay vào chỉnh sửa lại thì thấy pác chỉnh giùm rồi.
Khi bạn mua hàng, cho dù đã nhập kho hay còn đang đi đường cũng đều là tài sản của DN và phải được theo dõi trên hệ thống sổ sách của kế toán. Trường hợp hạch toán theo PP kê khai thường xuyên mới chưa phản ảnh khi hàng còn đang đi đường và chờ đến khi hàng về thì hạch toán nhập kho, nếu cuối kỳ mà hàng chưa về thì mới theo dõi là hàng mua đang đi đường TK 151. Còn theo PP kiểm kê định kỳ thì phải phản ảnh trên TK 611 hàng đã nhập kho và hàng còn đang đi đường (tên gọi của TK 611 là Mua hàng mà), đến cuối kỳ số hàng vẫn chưa về thì chuyển từ TK 611 về TK 151. Bạn có thể tham khảo vấn đề này trong quyển Hệ thống Tài khoản kế toán ban hành kèm theo QĐ 15 của Bộ Tài chính.
 
H

hoamoclan1

I'm coming back...
9/4/10
377
4
0
39
HCM
Khi bạn mua hàng, cho dù đã nhập kho hay còn đang đi đường cũng đều là tài sản của DN và phải được theo dõi trên hệ thống sổ sách của kế toán. Trường hợp hạch toán theo PP kê khai thường xuyên mới chưa phản ảnh khi hàng còn đang đi đường và chờ đến khi hàng về thì hạch toán nhập kho, nếu cuối kỳ mà hàng chưa về thì mới theo dõi là hàng mua đang đi đường TK 151. Còn theo PP kiểm kê định kỳ thì phải phản ảnh trên TK 611 hàng đã nhập kho và hàng còn đang đi đường (tên gọi của TK 611 là Mua hàng mà), đến cuối kỳ số hàng vẫn chưa về thì chuyển từ TK 611 về TK 151. Bạn có thể tham khảo vấn đề này trong quyển Hệ thống Tài khoản kế toán ban hành kèm theo QĐ 15 của Bộ Tài chính.

Bạn có thể trích dẫn được không ? mình đã đọc qua nhưng không thấy cái vấn đề mà bạn nói; Về quan điểm tài khỏan, mình trích dẫn bạn tham khảo từ Quyển sách Quyết định 15 mà bạn nói.

ACCOUNT 151: "When purchase invoices are received before goods are received, the accountant shall perform reconciliation between the invoices and the contracts and store the invoices in a separate file “purchased goods in transit”. At this point of time, no accounting entry is made."

ACCOUNT 611: "
1 Account 611 “Purchases” is applicable only to those enterprises adopting the periodic inventory system.
2. Purchased materials, tools, supplies and goods entered into Account 611 “Purchases” shall be carried at historical cost.
3. For enterprises applying periodic inventory method for accounting of inventory, the enterprise shall have to carry out a physical count of inventory at year-end to determine quantity and value of each material, goods, product, tool, supply invwentory having been issued for use in production process or sold in the period.
4. In the case of the periodic inventory system: based on the purchase invoices, delivery notes or receiving notes, import tax advice (or tax payment receipt, etc.) historical cost of purchase is debited to Account 611 “Purchases”. Accounting of inventory set for use or delivered requires only one entry record at year-end based one the physical count results.
5. Sub-ledger shall be maintained to keep track of purchase by materials, supplies, tools
and goods"

Bạn thử xem xem đâu có cái mà bạn nói đâu.
 
Sửa lần cuối:
G

gaucon

Trung cấp
10/7/04
191
0
0
Khi bạn mua hàng, cho dù đã nhập kho hay còn đang đi đường cũng đều là tài sản của DN và phải được theo dõi trên hệ thống sổ sách của kế toán. Trường hợp hạch toán theo PP kê khai thường xuyên mới chưa phản ảnh khi hàng còn đang đi đường và chờ đến khi hàng về thì hạch toán nhập kho, nếu cuối kỳ mà hàng chưa về thì mới theo dõi là hàng mua đang đi đường TK 151. Còn theo PP kiểm kê định kỳ thì phải phản ảnh trên TK 611 hàng đã nhập kho và hàng còn đang đi đường (tên gọi của TK 611 là Mua hàng mà), đến cuối kỳ số hàng vẫn chưa về thì chuyển từ TK 611 về TK 151. Bạn có thể tham khảo vấn đề này trong quyển Hệ thống Tài khoản kế toán ban hành kèm theo QĐ 15 của Bộ Tài chính.

Khi mua hàng thì đó mới chỉ là sự cam kết nên hàng hoá đó đâu thể khẳng định là tài sản của DN đâu mà phải căn cứ vào quyền sở hữu hàng hoá tuỳ theo điều khoản hợp đồng qui định. Bạn có thể tham khảo thêm về Incoterm đối với hàng hoá nhập khẩu hoặc các qui định về quyền sở hữu hàng hoá khi mua hàng trong nước. Chỉ những hàng hoá thuộc quyền sở hữu của DN nhưng chưa nhập kho thì mới ghi nhận vào tài khoản "Hàng mua đang đi đường".
 
H

hoamoclan1

I'm coming back...
9/4/10
377
4
0
39
HCM
Pác HOANGNAM đâu rồi ta; sao không thấy pác trả lời vấn đề của mình chứ.
 
H

HOANGNAM

Cao cấp
17/10/04
1,257
17
38
58
Binh duong
Pác HOANGNAM đâu rồi ta; sao không thấy pác trả lời vấn đề của mình chứ.
Bạn tìm đọc quyển Hệ thống Tài khoản kế toán (Tiếng Việt) ban hành kèm theo QĐ 15 của Bộ Tài chính : Tài khoản 151 trang 96 và Tài khoản 611 trang 426.

Khi mua hàng thì đó mới chỉ là sự cam kết nên hàng hoá đó đâu thể khẳng định là tài sản của DN đâu mà phải căn cứ vào quyền sở hữu hàng hoá tuỳ theo điều khoản hợp đồng qui định. Bạn có thể tham khảo thêm về Incoterm đối với hàng hoá nhập khẩu hoặc các qui định về quyền sở hữu hàng hoá khi mua hàng trong nước. Chỉ những hàng hoá thuộc quyền sở hữu của DN nhưng chưa nhập kho thì mới ghi nhận vào tài khoản "Hàng mua đang đi đường".
Từ mua hàng ở đây hàm ý quyền sở hữu đã được chuyển giao đó bán.
 
H

hoamoclan1

I'm coming back...
9/4/10
377
4
0
39
HCM
Nếu pác muốn tiếng việt thì tôi đánh lại từ trong sách ra nhé,

TÀI KHOẢN 151
HÀNG MUA ĐANG ĐI ĐƯỜNG
Tài khoản này dùng để phản ánh trị giá của các loại hàng hóa, vật tư (Nguyên liệu, vật liệu; công cụ, dụng cụ; hàng hóa) mua ngoài đã thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp còn đang trên đường vận chuyển, ở bến cảng, bến bãi hoặc đã về đến doanh nghiệp nhưng đang chờ kiểm nhận nhập kho.
HẠCH TOÁN TÀI KHOẢN NÀY CẦN TÔN TRỌNG MỘT SỐ QUY ĐỊNH SAU
1. Hàng hóa, vật tư được coi là thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp nhưng chưa nhập kho, bao gồm:
- Hàng hóa, vật tư mua ngoài đã thanh toán tiền hoặc đã chấp nhận thanh toán nhưng còn để ở kho người bán, ở bến cảng, bến bãi hoặc đang trên đường vận chuyển;
- Hàng hóa, vật tư mua ngoài đã về đến doanh nghiệp nhưng đang chờ kiểm nghiệm, kiểm nhận nhập kho.

2. Kế toán hàng mua đang đi đường được ghi nhận trên Tài khoản 151 theo nguyên tắc giá gốc quy định trong Chuẩn mực kế toán số 02 “ Hàng tồn kho”.

3. Hàng ngày, khi nhận được hóa đơn mua hàng, nhưng hàng chưa về nhập kho, kế toán chưa ghi sổ mà tiến hành đối chiếu với hợp đồng kinh tế và lưu hóa đơn vào tập hồ sơ riêng: “Hàng mua đang đi đường”.

Trong tháng, nếu hàng về nhập kho, kế toán căn cứ vào phiếu nhập kho và hóa đơn mua hàng ghi sổ trực tiếp vào các Tài khoản 152 “Nguyên liệu, vật liệu”, Tài khoản 153 “Công cụ, dụng cụ”, Tài khoản 156 “Hàng hóa”, Tài khoản 158 “Hàng hoá kho bảo thuế”.

Nếu cuối tháng hàng vẫn chưa về thì căn cứ hóa đơn mua hàng ghi vào Tài khoản 151 “Hàng mua đang đi đường”.

4. Kế toán phải mở chi tiết để theo dõi hàng mua đang đi đường theo từng chủng loại hàng hóa, vật tư, từng lô hàng, từng hợp đồng kinh tế.


TÀI KHOẢN 611 MUA HÀNG
Tài khoản này dùng để phản ánh trị giá nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ, hàng hoá mua vào, nhập kho hoặc đưa vào sử dụng trong kỳ.
HẠCH TOÁN TÀI KHOẢN NÀY CẦN TÔN TRỌNG MỘT SỐ QUY ĐỊNH SAU
1. Tài khoản 611 "Mua hàng" chỉ áp dụng đối với doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ.

2. Giá trị nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ, hàng hoá mua vào phản ánh trên Tài khoản 611 "Mua hàng" phải thực hiện theo nguyên tắc giá gốc.

3. Trường hợp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ, doanh nghiệp phải tổ chức kiểm kê hàng tồn kho vào cuối kỳ kế toán để xác định số lượng và giá trị của từng nguyên liệu, vật liệu, hàng hoá, sản phẩm, công cụ, dụng cụ tồn kho đến cuối kỳ kế toán để xác định giá trị hàng tồn kho xuất vào sử dụng và xuất bán trong kỳ.

4. Phương pháp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ: Khi mua nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ, hàng hoá, căn cứ vào hoá đơn mua hàng, Hoá đơn vận chuyển, phiếu nhập kho, thông báo thuế nhập khẩu phải nộp (Hoặc biên lai thu thuế nhập khẩu,...) để ghi nhận giá gốc hàng mua vào Tài khoản 611 "Mua hàng". Khi xuất sử dụng, hoặc xuất bán chỉ ghi một lần vào cuối kỳ kế toán căn cứ vào kết quả kiểm kê.

5. Kế toán phải mở sổ chi tiết để hạch toán giá gốc hàng tồn kho mua vào theo từng thứ nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ, hàng hoá.

Còn cái mà bác nói phải có thì tôi không biết pác lấy chỗ nào ra, tôi đánh đúng 2 trang pác viết ra không?
 
H

HOANGNAM

Cao cấp
17/10/04
1,257
17
38
58
Binh duong
Bạn đã trích dẫn không đúng trang mà tôi đã giới thiệu :
Trang 96 :
II. Trường hợp doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ :
1. Đầu kỳ, kế toán căn cứ giá trị thực tế hàng hóa, vật tư đang đi đường đã kết chuyển cuối kỳ trước kết chuyển giá trị thực tế của hàng hóa, vật tư đang đi đường đầu kỳ, ghi :
Nợ TK 611 : Mua hàng.
Có TK 151 : Hàng mua đang đi đường.
2. Cuối kỳ, kế toán căn cứ vào kết quả kiểm kê xác định giá trị thực tế của hàng hóa, vật tư đã mua nhưng chưa về nhập kho (còn đang đi đường cuối kỳ), ghi :
Nợ TK 151 : Hàng mua đang đi đường.
Có TK 611 : Mua hàng.
Trang 426 :
2. Khi mua nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ sử dụng vào sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ, thì giá gốc nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ mua vào được phản ảnh vào TK 611 không có thuế GTGT, ghi :
Nợ TK 611 : Mua hàng.
Nợ TK 133 : Thuế GTGT được khấu trừ.
Có TK 331 : Phải trả cho người bán.
Như vậy :
Phải hiểu rằng khi mua hàng, cho dù đã về nhập kho hay còn đang đi đường vẫn hạch toán vào TK 611. Nếu đến cuối kỳ hàng vẫn còn đang đi đường thì sẽ kết chuyển từ TK 611 về TK 151 (như trang 96 đã nêu).
Lấy ví dụ cụ thể :- Số dư đầu kỳ : TK 151 là 1.000
- Phát sinh trong kỳ :
1/ Hàng mua trong kỳ : nhập kho nguyên vật liệu 4.000, nguyên vật liệu còn đang đi đường 500, thuế GTGT 10%.
2/ Hàng đi đường đầu kỳ đã về nhập kho nguyên vật liệu 1.000
3/ Xuất trong kỳ sản xuất : 3.000
4/ Hàng mua đang đi đường trong kỳ đã về nhập kho 300.
5/ Hàng đi đường cuối kỳ 200.
6/ Tồn kho nguyên vật liệu cuối kỳ 2.300 .
Theo phương pháp kê khai thường xuyên :
1/ Nợ TK 152 : 4.000
Nợ TK 133 : 400
Có TK 331 : 4.400
2/ Nợ TK 152 / Có TK 151 : 1.000
3/ Nợ TK 621 / Có TK 152 : 3.000
4/ Nợ TK 152 : 300
Nợ TK 133 : 30
Có TK 331 : 330
5/ Nợ TK 151 : 200
Nợ TK 133 : 20
Có TK 331 : 220
Theo phương pháp kiểm kê định kỳ :
- Đầu kỳ kết chuyển : Nợ TK 611 / Có 151 : 1.000
- Hàng mua trong kỳ :
Nợ TK 611 : 4.500
Nợ TK 133 : 450
Có TK 331 : 4.950
- Cuối kỳ kết chuyển :
Nợ TK 151 : 200
Nợ TK 152 : 2.300
Có TK 611 : 2.500
- Xuất kho sản xuất trong kỳ : 1.000 + 4.500 – 2.500 = 3.000
Nợ TK 621 / Có TK 611 : 3.000
 
Sửa lần cuối:
H

hoamoclan1

I'm coming back...
9/4/10
377
4
0
39
HCM
II. Trường hợp doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ :
1. Đầu kỳ, kế toán căn cứ giá trị thực tế hàng hóa, vật tư đang đi đường đã kết chuyển cuối kỳ trước kết chuyển giá trị thực tế của hàng hóa, vật tư đang đi đường đầu kỳ, ghi :
Nợ TK 611 : Mua hàng.
Có TK 151 : Hàng mua đang đi đường.
2. Cuối kỳ, kế toán căn cứ vào kết quả kiểm kê xác định giá trị thực tế của hàng hóa, vật tư đã mua nhưng chưa về nhập kho (còn đang đi đường cuối kỳ), ghi :
Nợ TK 151 : Hàng mua đang đi đường.
Có TK 611 : Mua hàng.
Bản chất về "Hàng mua đang đi đường": hàng mua đang đi đường cho dù theo dõi theo PP kế toán thì vẫn chỉ được theo dõi trong kỳ bằng tập hồ sơ riêng và cuối tháng mới xem xét có về hay chưa thì mới hạch toán "Hàng mua đang đi đường" nếu hàng chưa về.

Trích dẫn bản chất tài khỏan theo Quyết định 15:
"Hàng ngày, khi nhận được hóa đơn mua hàng, nhưng hàng chưa về nhập kho, kế toán chưa ghi sổ mà tiến hành đối chiếu với hợp đồng kinh tế và lưu hóa đơn vào tập hồ sơ riêng: “Hàng mua đang đi đường”.

Giải thích thêm:
Thứ nhất, hàng tồn kho hạch tóan nhập kho khi nào trong kỳ, đối với các nghiệp vụ nhập kho trong kỳ thì sẽ căn cứ vào phiếu nhập kho, hóa đơn và hàng đã về kho thì mới hạch toán:
Theo PP kê khai thường xuyên:
Nợ 152,...
Nợ 133
Có 331

Theo PP kiểm kê định kỳ
Nợ 611
Nợ 133
Có 331

Còn đối với "Hàng mua đang đi đường" cho dù là thực hiện theo PP kế tóan nào (Kê khai thường xuyuên hay Kiểm kê định kỳ) thì khi nhận được hóa đơn mua hàng, nhưng hàng chưa về nhập kho, kế toán chưa ghi sổ mà tiến hành đối chiếu với hợp đồng kinh tế và lưu hóa đơn vào tập hồ sơ riêng: “Hàng mua đang đi đường”. Vì những nguyên nhân sau: thực tế hàng chưa về thì đầu cần định khỏan và không ảnh hưởng gì nghiệp vụ và trình bày cáo tài chính và không có sai về nguyên tắc của chuẩn mực kế toán (đó là chia cắt niên độ và quyền sở hữu của hàng hóa). Chỉ trừ trường hợp cuối tháng mà hàng chưa về thì mới cần hạch toán.
Theo PP kê khai thường xuyên
Nợ 151
Nợ 133 (nếu nhận được hóa đơn, còn nếu chưa nhận thì chưa cần hạch toán)
Có 331

Theo PP kiểm kê định kỳ (Cuối kỳ mới thực hiện book bút toán hàng mua đang đi đường này)
Nợ 611
Nợ 133 (nếu nhận được hóa đơn, còn nếu chưa nhận thì chưa cần hạch toán)
Có 331

Nợ 151
Có 611
 
Sửa lần cuối:
H

hoamoclan1

I'm coming back...
9/4/10
377
4
0
39
HCM
Bạn nên xem lại b/chất TK 151 và TK 611 một chút; vì rõ ràng nghiệp vụ chỉ phản ánh đầu kỳ và cuối kỳ;

TK 151: Hàng ngày, khi nhận được HD mua hàng, nhưng hàng chưa về NK, kế toán chưa ghi sổ mà tiến hành đối chiếu với hợp đồng kinh tế và lưu hóa đơn vào tập hồ sơ riêng: “Good in transit"..

=> Về bản chất, không đề cập đến PP kê khai thường xuyên hay PP KKDK. Vậy đáng lẽ bạn phải hiểu là cả 2 PP đều xử lý như nhau;

TK 611: "PP hạch toán HTK theo PP KKDK: Khi mua NVL, CC DC, hàng hoá, căn cứ vào HD mua hàng, HD vận chuyển, PNK, thông báo thuế NK phải nộp (Hoặc biên lai thu thuế NK,...) để ghi nhận giá gốc hàng mua vào TK 611 "Mua hàng". Khi xuất sử dụng, hoặc xuất bán chỉ ghi một lần vào cuối kỳ kế toán căn cứ vào kết quả kiểm kê."

==> Chỉ khi nào có đầy đủ chứng từ thì mới NK; đó là phiếu nhập kho, vì nếu bạn nhập vào thì sẽ không phù hợp vì kho đâu có ghi nhận đâu; mà kế tóan ghi; chỉ khi cuối kỳ thì kế toán mới cần ghi để cho phù hợp.

Thân chào bạn.
 
cachep87

cachep87

chief accounting
6/3/10
1,210
22
38
TP Hà Nội
www.ketoanxanh.com
Bạn nên xem lại b/chất TK 151 và TK 611 một chút; vì rõ ràng nghiệp vụ chỉ phản ánh đầu kỳ và cuối kỳ;

TK 151: Hàng ngày, khi nhận được HD mua hàng, nhưng hàng chưa về NK, kế toán chưa ghi sổ mà tiến hành đối chiếu với hợp đồng kinh tế và lưu hóa đơn vào tập hồ sơ riêng: “Good in transit"..

=> Về bản chất, không đề cập đến PP kê khai thường xuyên hay PP KKDK. Vậy đáng lẽ bạn phải hiểu là cả 2 PP đều xử lý như nhau;

TK 611: "PP hạch toán HTK theo PP KKDK: Khi mua NVL, CC DC, hàng hoá, căn cứ vào HD mua hàng, HD vận chuyển, PNK, thông báo thuế NK phải nộp (Hoặc biên lai thu thuế NK,...) để ghi nhận giá gốc hàng mua vào TK 611 "Mua hàng". Khi xuất sử dụng, hoặc xuất bán chỉ ghi một lần vào cuối kỳ kế toán căn cứ vào kết quả kiểm kê."

==> Chỉ khi nào có đầy đủ chứng từ thì mới NK; đó là phiếu nhập kho, vì nếu bạn nhập vào thì sẽ không phù hợp vì kho đâu có ghi nhận đâu; mà kế tóan ghi; chỉ khi cuối kỳ thì kế toán mới cần ghi để cho phù hợp.

Thân chào bạn.
Chuẩn!
- Hạch toán vào tk 611 đối với hàng mua đang đi đường trong kỳ khi hàng nhập kho trong kỳ.
- Trong kỳ khi phát sinh mua hàng, có hóa đơn nhưng khi hàng chưa nhập kho kế toán lưu hoá
đơn của hàng hóa, nvl cty đã mua, cuối kỳ mới hạch toán vào TK611 ( vì cuối kỳ mới xác định được hàng mua đang đi đường thực tế phát sinh)
- Cuối kỳ khi xác định được giá trị hàng psinh kế toán ĐK:
Nợ 611
Nợ 133 (nếu có)
có 111,112,331
- Đồng thời kế toán căn cứ vào kết quả kiểm kê xác định trị giá thực tế của hàng hoá, vật tư.kết chuyển gái trị hàng tồn kho:
Nợ TK 151:
CoTK611
 
Sửa lần cuối:
H

HOANGNAM

Cao cấp
17/10/04
1,257
17
38
58
Binh duong
Một số nội dung cần trao đổi thêm liên quan đến phương pháp hạch toán hàng tồn kho :
1/ Phương pháp KKTX :
Các tài khoản hàng tồn kho : TK 151, 152, 153 … được sử dụng để phản ảnh tình hình tăng, giảm và còn lại của các loại hàng tồn kho.
Xét trường hợp hàng đã mua nhưng chưa về nhập kho :
- Lưu Hóa đơn vào hồ sơ “Hàng mua đang đi đường”. Sau đó nếu trong tháng hàng về thì hạch toán nhập kho :
Nợ TK 152, 153 : NVL, CCDC
Nợ TK 133 : Thuế GTGT được khấu trừ.
Có TK 331,… : Phải trả người bán…
- Nếu đến cuối tháng hàng vẫn chưa về nhập kho thì mới hạch toán hàng mua đang đi đường TK 151 để ghi nhận một bộ phận tài sản của DN còn đang đi đường (không phải trong kho).
Nợ TK 151 : Hàng mua đang đi đường.
Nợ TK 133 : Thuế GTGT được khấu trừ.
Có TK 331 : Phải trả người bán
Các bút toán hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp KKTX quá quen thuộc và không mấy khó với hầu hết các bạn đang làm kế toán hiện nay.
2/ Phương pháp KKĐK :
Các tài khoản hàng tồn kho : TK 151, 152, 153 … chỉ được sử dụng để phản ảnh giá trị đầu kỳ và cuối kỳ mà thôi còn tình hình tăng, giảm trong kỳ được phản ảnh ở các TK 611 – Mua hàng, …
Điều này có nghĩa là TK 611 dùng theo dõi quá trình mua hàng (hàng đã thuộc quyền sở hữu của DN) không phân biệt hàng mua đã về nhập kho hay vẫn còn đang đi đường.
Có ý kiến cho rằng TK 611 chỉ ghi nhận trong kỳ khi có hàng nhập kho, còn nếu hàng mua đang đi đường thì chưa phản ảnh (đồng nhất giữa TK 611 với các TK 152, 153) mà phải chờ đến cuối kỳ mới phản ảnh (giống như phương pháp KKTX) và dẫn chứng : một số quy định cần tôn trọng khi hạch toán TK 151 (trang 94, quyển Hệ thống TK kế toán ban hành kèm theo QĐ 15 của Bộ tài chính). Điều này có đúng không ? Trong khi hướng dẫn hạch toán TK 611, Bộ Tài chính chỉ đề cập là khi mua hàng thì hạch toán vào TK 611, không phân biệt là nhập kho hay chưa nhập kho.
Chúng ta giải thích sao đây ở bút toán kết chuyển đầu kỳ của TK 151 :
Nợ TK 611 : Mua hàng.
Có TK 151 : Hàng mua đang đi đường.
Ở thời điểm đầu kỳ, hàng mua đang đi đường cuối kỳ trước đã về nhập kho đâu nhưng chúng ta vẫn hạch toán vào TK 611 đó thôi.
Để hiểu rõ bút toán này chúng ta quay trở lại cuối kỳ trước : Ở cuối kỳ trước chúng ta kết chuyển giá trị hàng mua còn đang đi đường từ TK 611 về TK 151 :
Nợ TK 151 : Hàng mua đang đi đường.
Có TK 611 : Mua hàng.
Bởi vì : TK 611 không có chức năng phản ảnh giá trị tài sản (còn đang đi đường) của DN ở thời điểm cuối kỳ, chức năng đó thuộc về TK 151. Tuy nhiên qua đầu kỳ sau chúng ta lại kết chuyển ngược lại từ TK 151 sang TK 611 là bởi vì chúng ta phải tiếp tục theo dõi quá trình mua hàng.
Đề cập đến vấn đề : Một số quy định cần tôn trọng khi hạch toán TK 151 (trang 94, quyển Hệ thống TK kế toán ban hành kèm theo QĐ 15 của Bộ tài chính). Nếu đọc kỹ chúng ta sẽ thấy nhưng quy định này chỉ liên quan đến phương pháp KKTX (trong kỳ chưa ghi sổ mà chờ đến cuối kỳ mới ghi vào TK 151 – Ghi vào TK 151 : Nợ TK 151, 133 / Có TK 331 là của phương pháp KKTX ).
Như vậy có thể khẳng định TK 611 dùng phản ảnh tình hình mua hàng bao gồm : hàng đã nhập kho, chưa nhập kho.
Ở đây xin lưu ý : Sự khác nhau giữa phương pháp KKTX và KKĐK chỉ thể hiện ở phần kế toán tổng hợp (thể hiện thông qua mối quan hệ đối ứng giữa các TK kế toán), còn về kế toán chi tiết thì không có gì khác nhau : vẫn phải theo dõi cụ thể, chi tiết tình hình nhập, xuất kho, tình hình hàng mua còn đang đi đường và hàng đang đi đường đã về nhập kho của từng loại, từng thứ.
 
Sửa lần cuối:
H

hoamoclan1

I'm coming back...
9/4/10
377
4
0
39
HCM
Một số nội dung cần trao đổi thêm liên quan đến phương pháp hạch toán hàng tồn kho :
1/ Phương pháp KKTX :
Các tài khoản hàng tồn kho : TK 151, 152, 153 … được sử dụng để phản ảnh tình hình tăng, giảm và còn lại của các loại hàng tồn kho.
Xét trường hợp hàng đã mua nhưng chưa về nhập kho :
- Lưu Hóa đơn vào hồ sơ “Hàng mua đang đi đường”. Sau đó nếu trong tháng hàng về thì hạch toán nhập kho :
Nợ TK 152, 153 : NVL, CCDC
Nợ TK 133 : Thuế GTGT được khấu trừ.
Có TK 331,… : Phải trả người bán…
- Nếu đến cuối tháng hàng vẫn chưa về nhập kho thì mới hạch toán hàng mua đang đi đường TK 151 để ghi nhận một bộ phận tài sản của DN còn đang đi đường (không phải trong kho).
Nợ TK 151 : Hàng mua đang đi đường.
Nợ TK 133 : Thuế GTGT được khấu trừ.
Có TK 331 : Phải trả người bán
Các bút toán hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp KKTX quá quen thuộc và không mấy khó với hầu hết các bạn đang làm kế toán hiện nay.
2/ Phương pháp KKĐK :
Các tài khoản hàng tồn kho : TK 151, 152, 153 … chỉ được sử dụng để phản ảnh giá trị đầu kỳ và cuối kỳ mà thôi còn tình hình tăng, giảm trong kỳ được phản ảnh ở các TK 611 – Mua hàng, …
Điều này có nghĩa là TK 611 dùng theo dõi quá trình mua hàng (hàng đã thuộc quyền sở hữu của DN) không phân biệt hàng mua đã về nhập kho hay vẫn còn đang đi đường.
Có ý kiến cho rằng TK 611 chỉ ghi nhận trong kỳ khi có hàng nhập kho, còn nếu hàng mua đang đi đường thì chưa phản ảnh (đồng nhất giữa TK 611 với các TK 152, 153) mà phải chờ đến cuối kỳ mới phản ảnh (giống như phương pháp KKTX) và dẫn chứng : một số quy định cần tôn trọng khi hạch toán TK 151 (trang 94, quyển Hệ thống TK kế toán ban hành kèm theo QĐ 15 của Bộ tài chính). Điều này có đúng không ? Trong khi hướng dẫn hạch toán TK 611, Bộ Tài chính chỉ đề cập là khi mua hàng thì hạch toán vào TK 611, không phân biệt là nhập kho hay chưa nhập kho.
Chúng ta giải thích sao đây ở bút toán kết chuyển đầu kỳ của TK 151 :
Nợ TK 611 : Mua hàng.
Có TK 151 : Hàng mua đang đi đường.
Ở thời điểm đầu kỳ, hàng mua đang đi đường cuối kỳ trước đã về nhập kho đâu nhưng chúng ta vẫn hạch toán vào TK 611 đó thôi.
Để hiểu rõ bút toán này chúng ta quay trở lại cuối kỳ trước : Ở cuối kỳ trước chúng ta kết chuyển giá trị hàng mua còn đang đi đường từ TK 611 về TK 151 :
Nợ TK 151 : Hàng mua đang đi đường.
Có TK 611 : Mua hàng.
Bởi vì : TK 611 không có chức năng phản ảnh giá trị tài sản (còn đang đi đường) của DN ở thời điểm cuối kỳ, chức năng đó thuộc về TK 151. Tuy nhiên qua đầu kỳ sau chúng ta lại kết chuyển ngược lại từ TK 151 sang TK 611 là bởi vì chúng ta phải tiếp tục theo dõi quá trình mua hàng.
Đề cập đến vấn đề : Một số quy định cần tôn trọng khi hạch toán TK 151 (trang 94, quyển Hệ thống TK kế toán ban hành kèm theo QĐ 15 của Bộ tài chính). Nếu đọc kỹ chúng ta sẽ thấy nhưng quy định này chỉ liên quan đến phương pháp KKTX (trong kỳ chưa ghi sổ mà chờ đến cuối kỳ mới ghi vào TK 151 – Ghi vào TK 151 : Nợ TK 151, 133 / Có TK 331 là của phương pháp KKTX ).
Như vậy có thể khẳng định TK 611 dùng phản ảnh tình hình mua hàng bao gồm : hàng đã nhập kho, chưa nhập kho.
Ở đây xin lưu ý : Sự khác nhau giữa phương pháp KKTX và KKĐK chỉ thể hiện ở phần kế toán tổng hợp (thể hiện thông qua mối quan hệ đối ứng giữa các TK kế toán), còn về kế toán chi tiết thì không có gì khác nhau : vẫn phải theo dõi cụ thể, chi tiết tình hình nhập, xuất kho, tình hình hàng mua còn đang đi đường và hàng đang đi đường đã về nhập kho của từng loại, từng thứ.


Thứ nhất: Chúng ta không phân biệt kế tóan chi tiết và kế tóan tổng hợp. Và quan điểm của hàng tồn kho là không theo dõi xuất và tồn của HTK tại mọi thời điểm. Cho nên kết toán chi tiết HTK sẽ không được áp dụng mà chỉ áp dụng đối với thủ kho. Có thể bạn áp dụng từ thực tế là bạn áp dụng PP kiểm kê định kỳ nhưng vẫn tổ chức kế tóan chi tiết nên nói thế. Còn thực tế trong PP kiểm kê định kỳ không cần yêu cầu kế tóan theo dõi chi tiết mà chỉ là thống kê số liệu nhập thôi.
Tôi sẽ upload cho bác bài phân tích để tham khảo thêm để pác hiểu rõ. (Cứ tham khảo nhé)

Thứ hai: Những phần mình highlight ở trên để giải thích cho bạn HOANGNAM rõ;

- Bạn HOANGNAM hiểu sai các bút toán rồi: Nợ 611/Có 151 nảy sinh ra bởi có bút tóan của cuối kỳ trước Nợ 151/Có 611 ==> Nguyên nhân hàng chưa về thì phải phản ánh vì kế tóan chốt số liệu hàng tháng và thực hiện ghi nhận bút toán Nợ 151/Có 611 khi hàng chưa về trong tháng.

- Bạn nói trang 94 của Quyển sách đúng không dẫn nguyên văn lại cho bạn thấy nhé:
"Hàng ngày, khi nhận được HD mua hàng, nhưng hàng chưa về NK, kế toán chưa ghi sổ mà tiến hành đối chiếu với hợp đồng kinh tế và lưu hóa đơn vào tập hồ sơ riêng: “Good in transit".."
==> Không có nói PP nào, mà nói là bản chất của tài khỏan này và cách theo dõi thôi.

- Theo PP kiểm kê định kỳ mình hiểu và đã từng qua thực tế tại một số doanh nghiệp; kế toán không theo dõi chi tiết nhập xuất hàng tồn kho mà chỉ có số liệu tổng hợp. và chi tiết sẽ được báo cáo từ kho lên và chốt số liệu theo thực tế của kho. Chứ kế toán làm gì có số liệu xuất mà theo dõi.
 

Đính kèm

  • Can nhan thuc ve ke toan chi tiet hang ton kho phu hop hon.doc
    56.5 KB · Lượt xem: 100

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA