Tổng hợp bài giới thiệu về ERP

  • Thread starter HaiTam
  • Ngày gửi
HaiTam

HaiTam

Nguyễn Hải Tâm
Thành viên BQT
7/11/02
2,177
597
113
TP.HCM
www.webketoan.vn
Mình xin phép trích bài của bạn erpvn để mở topic này. Nào chúng ta bắt đầu tìm hiểu ERP là cái gì ?

Một hệ thống phần mềm ERP phải có ba yếu tố chính yếu sau đây:

Chức năng: Một hệ thống ERP được xây dựng từ các module. Mỗi module có thể được chia theo qui trình kinh doanh chuyên biệt hoặc theo chức năng mà doanh nghiệp đang vận hành. Chẳng hạn, thanh toán cho nhân viên là một trong những chức năng phải có của công ty trong quá trình hoạt động. Những chức năng thông thường khác như Kế toán phải thu (AR), Kế toán phải trả (AP), Kế toán tổng hợp (GL), mua hàng, bán hàng, MRP, kiểm soát sản xuất, chi phí nhân công, dự báo, giao nhận,...

Tích hợp: Tích hợp giữa các module trong một hệ thống ERP cung cấp cho việc kết nối giữa các qui trình chức năng. Có thể hiểu tích hợp ở đây là một phương pháp giao tiếp dữ liệu giữa qui trình kinh doanh. Sự giao tiếp này cho phép dữ liệu chỉ nhập một lần và chia sẽ giữa các module chức năng trong hệ thống ERP. Phương pháp này được thực hiện là nhờ công nghệ. Mã nguồn, CSDL, mạng nội bộ, Internet, email, mạng diện rộng và các giao thức là những phương cách thông thường để giao tiếp thực hiện tích hợp trong một hệ thống ERP.

Dữ liệu: Dữ liệu là thông tin chuyên biệt của công ty. Khách hàng, nhà cung cấp và danh mục chẳng hạn là những loại thông tin được lưu trử trong những file cơ sở dữ liệu chính của hệ thống ERP.

:sorry :wall Làm phiền erpvn post lại giùm mấy bài trước nha. Cám ơn nhiều ! :thank
 
  • Like
Reactions: tuanminherp
Khóa học Quản trị dòng tiền
erpvn

erpvn

Don't know what is erp!
28/1/04
418
0
16
48
Miền đất hứa
www.erpvna.com
Tui xin post một bài căn bản về ERP khá hay, đó là The ABCs of ERP (Nguồn www.cio.com), chắc rất nhiều ng k có nhiều thời gian nên tui xin post bài tiếng Việt (tui tạm dịch bác nào đọc thấy dở thì xin góp ý nha).

The ABCs of ERP
------------------------------

1. ERP là gì?
2. ERP cải thiện hoạt động kinh doanh của công ty như thế nào?
3. Dự án ERP kéo dài bao lâu?
4. ERP sẽ giải quyết khó khăn nào trong công việc của tôi?
- Tích hợp thông tin tài chính
- Tích hợp thông tin đặt hàng của khách hàng
- Tiêu chuẩn hoá và tăng hiệu suất sản xuất
- Giảm hàng hoá tồn kho
- Tiêu chuẩn hoá thông tin nhân sự
5. Liệu ERP có phù hợp với cách thức làm việc của tôi?
6. Dự án ERP thật sự tốn bao nhiêu tiền?
7. Khi nào thì tôi sẽ thu được lợi từ ERP và bao nhiêu?
8. Các chi phí ẩn của ERP?
- Đào tạo
- Tích hợp và thử nghiệm
- Sữa chữa theo yêu cầu (customization)
- Chuyển đổi dữ liệu
- Phân tích dữ liệu
- Dịch vụ tư vấn
- Nhân sự
- Đội ngũ triển khai có thể không bao giờ ngừng lại
- Chờ đợi hiệu quả đầu tư (ROI)
- Vấn đề gặp phải sau khi cài đặt ERP
9. Tại sao ERP thường thất bại?
10. Làm sao tôi có thể cấu hình được phần mềm ERP?
11. Các công ty thường tổ chức các dự án ERP như thế nào?
- The big bang
- Chiến lược Franchising
- Slam drunk
12. ERP thích ứng với thương mại điện tử như thế nào?

------------------------------


1. ERP là gì?

Phần mềm Hoạch định khai thác nguồn tài nguyên doanh nghiệp hay gọi là ERP, thế nhưng nó không làm theo đúng thứ tự của những từ này. Chúng ta hãy quên đi phần hoạch định – vì nó thật sự không hoạch định nhiều đến như vậy và đừng nhắc đến nguồn tài nguyên. Nhưng hãy luôn nhớ đến phần “doanh nghiệp”. Nó chính là đích đến thật sự của ERP. ERP cố gắng tích hợp tất cả các phòng ban và toàn bộ chức năng của công ty vào chung một hệ thống máy tính duy nhất có thể phục vụ các nhu cầu khác nhau của từng phòng ban.

Quả thật hết sức kho khăn để xây dựng một chương trình phần mềm duy nhất để phục vụ các nhu cầu khác nhau của nhân viên ở bộ phận Tài chính cũng như ở bộ phận Hành Chánh Nhân sự và Kho. Mỗi phòng ban hầu như đều có riêng một hệ thống máy tính để điều hành công việc của mình. Nhưng ERP kết hợp toàn bộ các hệ thống riêng lẻ vào chung một chương trình phần mềm tích hợp, vận hành các cơ sở dữ liệu để các bộ phận có thể dễ dàng chia xẻ và tiếp cận thông tin với nhau. Giải pháp tích hợp này sẽ mang lại nhiều lợi ích nếu các công ty biết thiết lập phần mềm một cách hợp lý.

Chẳng hạn, về khâu Nhận đơn hàng. Thông thường, khi một khách hàng nào đó đặt hàng, đơn hàng đó thường đi theo một lộ trình dài trên mặt giấy tờ. Nào là nhận thông tin, lưu trữ, xử lý thông tin qua các hệ thống máy tính khác nhau của từng bộ phận lòng vòng trong công ty. Cách làm đó thường gây ra trễ hẹn giao hàng cho khách và thiệt hại nhiều đến đơn hàng. Vì bạn có thể hiểu rằng không một ai trong công ty có thể biết rõ tình trạng của đơn hàng vào thời điểm quy định như thế nào? Bởi vì chẳng có cách nào cho bộ phận Tài chính, chẳng hạn, cập nhật vào hệ thống máy tính của bộ phận Kho để xem mặt hàng đó đã gửi hay chưa. “Anh phải gọi cho Kho hỏi thử xem!”– là một điệp khúc kêu ca quen thuộc từ phía khách hàng.

ERP loại bỏ các hệ thống máy tính riêng lẻ ở bộ phận Tài chính, Nhân sự, Sản xuất và Kho. ERP sẽ thay thế chúng bằng một chương trình phần mềm hợp nhất phân chia theo các phân hệ phần mềm khác nhau xấp xỉ gần đúng với các hệ thống riêng lẻ cũ. Tài chính, Sản xuất và Kho vẫn sẽ có phần mềm riêng của họ ngoại trừ giờ đây phần mềm sẽ được nối kết lại để nhân viên ở bộ phận Tài chính có thể nhìn vào phần mềm của Kho để xem đơn hàng đã xuất chưa. Hầu hết các nhà cung cấp phần mềm ERP linh động trong việc cài đặt một số phân hệ theo yêu cầu, ngoại trừ việc mua toàn bộ. Ví dụ, một số công ty chỉ cài đặt một phân hệ Tài chính hay quản lý Nhân sự và các chức năng còn lại sẽ mua sau.

2. ERP cải thiện hoạt động kinh doanh của công ty như thế nào?

ERP thường được xem như phần mềm hỗ trợ vô hình. Ví dụ như qui trình đặt hàng, ERP nhận đơn hàng từ khách hàng, sau đó cung cấp bản đồ chỉ dẫn đường đi của phần mềm để tự động hoá các bước đi khác nhau cho đến khi kết thúc quy trình. Khi Nhân viên phòng giao dịch nhập đơn hàng vào hệ thống ERP, anh ta sẽ có đầy đủ thông tin cần thiết để hoàn thành đơn hàng (sự xem xét hạn mức tín dụng của khách hàng, nguồn gốc đơn hàng từ phân hệ Tài chính, lượng hàng tồn kho của công ty từ phân hệ Kho và lịch trình giao hàng từ phân hệ Cung ứng, chẳng hạn)

Tất cả các nhân viên ở phòng ban khác nhau đều có thể xem chung thông tin và cập nhật chúng. Khi một bộ phận nào đó thực hiện xong đơn hàng thì thông tin đó sẽ tự động nối kết qua ERP rồi truyền tải đến bộ phận khác. Nếu bạn muốn kiểm tra xem thực hiện đơn hàng đến đâu rồi, bạn chỉ cần kết nối vào hệ thống ERP và theo dõi chúng. Với ERP, quá trình đơn hàng di chuyển như tia sét xuyên suốt hệ thống, khách hàng nhận hàng nhanh hơn và ít xảy ra sai sót hơn trước kia.

Bạn thấy đấy, ít nhất thì đó cũng là “giấc mơ” của ERP, nhưng thực tế thì khắc nghiệt hơn nhiều.

Chúng ta hãy quay lại vấn đề trên một chút. Quá trình hiện tại đó có thể không hiệu quả cao nhưng lại khá đơn giản. Tài chính làm công việc của Tài chính, Kho thì làm nhiệm vụ của mình và nếu có gì sai sót xảy không nằm trong phạm vi của các bộ phận đó thì lại là lỗi của người khác. Với ERP, các nhân viên giao dịch sẽ thôi không còn là nhân viên đánh máy, chỉ biết nhập tên khách hàng vào máy tính. Màn hình ERP sẽ khiến họ vận hành công việc như những nhà doanh nghiệp. ERP sẽ hiển thị những thông tin về hạn mức tín dụng của khách hàng từ bộ phận Tài chính và mức tồn kho hàng hóa từ Kho. Liệu khách hàng có thanh toán đúng hẹn không? Chúng ta có thể xuất hàng đúng kỳ hạn không? Đó là những vấn đề mà bộ phận giao dịch chưa bao giờ phải quyết định trước kia và các câu trả lời có ảnh hưởng rất lớn đến khách hàng và các phòng ban trong công ty. Nhưng nó không chỉ dành cho bộ phận giao dịch. Nhân viên Kho, những người nắm mức tồn kho trong đầu họ hay bằng những mẫu giấy rời giờ đây phải nhập toàn bộ thông tin lên mạng hết. Nếu họ không làm vậy thì bộ phận giao dịch khách hàng khi nhìn trên màn hình máy tính thấy số lượng hàng hoá không đủ, họ thông báo với khách hàng : “xin lỗi, chúng tôi không đủ hàng phục vụ quý khách”. Trách nhiệm, giải trình, trách nhiệm của mỗi cá nhân và trách nhiệm giao tiếp đã chưa bao giờ được thử nghiệm như thế này trước đây.

Mọi người thì không thích thay đổi, và ERP lại yêu cầu họ thay đổi cách làm việc của mình. Phần mềm ít quan trọng hơn việc công ty thay đổi cách thức làm việc. Nếu bạn sử dụng phần mềm ERP để cải tiến phương thức nhận đơn hàng, sản xuất hàng hoá, xuất hàng và thanh toán, bạn sẽ thấy giá trị thật sự của phần mềm. Nếu bạn đơn giản cài đặt phần mềm mà không thay đổi cách thức làm việc của nhân viên bạn, bạn có thể sẽ không thấy được chút giá trị nào của nó. Và thậm chí, phần mềm mới còn làm chậm công việc lại vì họ đã quen với phần mềm củ và không có ai làm việc trên phần mềm mới.

3. Dự án ERP kéo dài bao lâu?

Các công ty cài đặt hệ thống ERP không dễ dàng chút nào. Đừng bị lừa phỉnh khi các nhà cung cấp ERP cam đoan với bạn rằng thời gian thực hiện dự án chỉ mất từ 3 đến 6 tháng. Việc thực thi dự án trong thời gian ngắn đều tùy thuộc vào từng mức độ: công ty triển khai dự án ERP chỉ giới hạn cho những khu vực nhỏ của công ty hay công ty chỉ sử dụng những mảng về Tài chính của hệ thống ERP (trong trường hợp này hệ thống ERP không hơn gì một phần mềm kế toán mắc tiền). Để thực hiện thành công ERP, bạn phải thay đổi cách thức làm việc cũng như cách thức làm việc của nhân viên. Và kiểu thay đổi đó không dễ gì thực hiện. Trừ phi, công việc kinh doanh của bạn đang trôi chảy (đơn hàng xuất đúng hạn, hiệu suất sản xuất cao hơn các đối thủ cạnh tranh khác, khách hàng hoàn toàn hài lòng), trong trường đó thì thậm chí chẳng có lý do gì để xem xét đến dự án ERP.

Điều quan trọng không phải chú tâm đến dự án kéo dài bao lâu – những nỗ lực biến đổi thật sự của ERP thường diễn ra giữa một đến ba năm, trung bình – nhưng đúng hơn điều quan trọng để bạn hiểu tại sao bạn cần nó và bạn sẽ sử dụng nó như thế nào để cải thiện việc kinh doanh của bạn.

4. ERP sẽ giải quyết khó khăn nào trong công việc của tôi?

(còn tiếp)
 
erpvn

erpvn

Don't know what is erp!
28/1/04
418
0
16
48
Miền đất hứa
www.erpvna.com
4. ERP sẽ giải quyết khó khăn nào trong công việc của tôi?

Năm nguyên do chính để các công ty thực hiện dự án ERP, đó là:

- Tích hợp thông tin tài chính

Do Tổng Giám đốc (CEO) cố nắm bắt toàn bộ hoạt động của công ty, ông ta có thể tìm thấy nhiều kiểu sự thật khác nhau. Tài chính có cách thiết lập doanh thu hằng năm riêng, Kinh doanh có kiểu riêng của họ và những đơn vị kinh doanh khác có thể có cách thiết lập riêng tổng thu nhập hằng năm cho công ty. Với ERP, chỉ có một kiểu sự thật; không thắc mắc, không nghi ngờ. Vì sao? vì tất cả phòng ban, nhân viên đều sử dụng chung một hệ thống.

- Tích hợp thông tin đặt hàng của khách hàng

Với hệ thống ERP, đơn hàng của khách hàng đi theo một lộ trình tự động hoá từ khoảng thời gian nhân viên giao dịch nhận đơn hàng cho đến khi xuất hàng ra cảng và bộ phận Tài chính xuất hoá đơn. Chẳng thà bạn lấy thông tin từ chung một hệ thống còn hơn nhận thông tin rải rác từ các hệ thống khác nhau của từng phòng ban. Hệ thống phần mềm ERP giúp công ty bạn theo dõi đơn hàng một cách dễ dàng, giúp phối hợp với bộ phận Sản xuất, Kho và giao hàng ở các địa điểm khác nhau trong cùng một thời điểm.

- Tiêu chuẩn hoá và tăng hiệu suất sản xuất

Các công ty sản xuất, đặc biệt là những công ty muốn liên doanh với nhau thường nhận thấy rằng nhiều đơn vị kinh doanh của cùng một công ty đều sử dụng các phương pháp và hệ thống máy tính khác nhau. Hệ thống ERP đem đến những phương pháp tiêu chuẩn để tự động hoá các bước đi của quy trình sản xuất. Việc tiêu chuẩn hoá các quá trình trên và sử dụng cùng một hệ thống máy tính tích hợp riêng biệt có thể tiết kiệm thời gian, tăng hiệu suất sản xuất và giảm việc.

- Giảm hàng hoá tồn kho

ERP giúp tiến trình sản xuất diễn ra trôi chảy và phát huy tầm nhìn của quá trình thực hiện đơn hàng trong công ty. Điều đó có thể dẫn tới việc giảm lượng nguyên vật liệu tồn kho (bán thành phẩm tồn kho) và giúp người sử dụng hoạch định tốt hơn kế hoạch giao hàng cho khách, giảm thành phẩm tồn kho tại Kho và bến tàu. Để thật sự cải tiến lượng cung cấp hàng hoá, bạn cần cài đặt phần mềm dây chuyền cung cấp hàng và ERP có thể giúp bạn làm được điều đó.

- Tiêu chuẩn hoá thông tin nhân sự

Đặc biệt ở các công ty có nhiều đơn vị kinh doanh khác nhau, bộ phận Hành chánh nhân sự có thể không có phương pháp chung và đơn giản để theo dõi giờ giấc của nhân công và hướng dẫn họ về các nghĩa vụ và quyền lợi. ERP có thể giúp bạn đảm đương việc đó.

5. Liệu ERP có phù hợp với cách thức làm việc của tôi?

Quả là một vấn đề khó khăn khi các công ty muốn tiên liệu trước đường lối làm việc của họ có “khớp” với bộ tiêu chuẩn của ERP trước khi thực hiện dự án. Nguyên nhân phổ biến nhất khiến các công ty bỏ dự án ERP hàng triệu đô la một cách dễ dàng bởi vì họ phát hiện phần mềm ERP không hỗ trợ được một trong những tiến trình kinh doanh quan trọng của họ. Theo điểm đó, có 2 điều họ có thể làm: họ có thể thay đổi qui trình kinh doanh để thích ứng với phần mềm. Có nghĩa là họ sẽ phải thay đổi cách thức làm việc, cái cách mà họ đã quen làm trong bao nhiêu năm nay. Hay họ có thể thay đổi phần mềm để thích nghi với quá trình kinh doanh, nhưng điều đó cũng đồng nghĩa với sự trì trệ của dự án, gây nhiều bất lợi cho hệ thống phần mềm.

Thêm vào dự thảo ngân sách cho các chi phí của phần mềm, bộ phận kế toán nên lập kế hoạch cho các chi tiêu về tư vấn, thực hiện lại công việc, thử nghiệm tích hợp và một loạt danh sách các khoản chi tiêu cần thiết khác trước khi dự án “biểu lộ” cái lợi của nó.

6. Dự án ERP thật sự tốn bao nhiêu tiền?

(còn tiếp)
 
erpvn

erpvn

Don't know what is erp!
28/1/04
418
0
16
48
Miền đất hứa
www.erpvna.com
erp_flow_chart.gif
 
S

StonyHeartedMan

Guest
2/10/04
306
2
0
Hà nội
www.vnuni.net
ERP - Enterprise Resource Planning

Chào các bạn,

Mặc dù đã có chủ đề về ERP fans và các ứng dụng ERP lớn như Oracle eBusiness Suite, SAP. Tuy nhiên chỉ là giới thiệu và trao đổi giữa các fans không thì có vẻ bị hạn hẹp quá và mình thấy khá nhiều người vẫn hiểu nhầm về ERP (trong đó có cả một số Decision Maker hẳn hoi). Vì vậy, mục đích của chủ để mà mình lập ra này sẽ nhằm "phổ cập hóa" (trong khả năng của mình) với Tất cả mọi người về một lĩnh vực tuy đã rất cũ trên thế giới nhưng hiện đang là concept rất mới mẻ với nhiều người ở Việt Nam. Mình hy vọng không chỉ giới chuyên gia tư vấn về ERP tham gia đóng góp mà còn có sự tham gia đóng góp, tìm hiểu của tất cả mọi người để chủ đề được thành công.

Mình thực sự chưa chuẩn bị xong cấu trúc của toàn bộ chủ đề này, tuy nhiên Bài 1 sẽ chắc chắn là: Tổng quan về ERP với phần mở bài sẽ là 1 định nghĩa rất ngắn gọn về ERP.

Bài 1: Tổng quan về ERP

I. Định nghĩa ERP
II. Hệ thống ERP sẽ thực hiện công việc gì?
III. Lịch sử phát triển và sự tiến triển tiếp theo của ERP
IV. Thời gian thực hiện 1 dự án ERP
V. Các thách thức khi triển khai ERP
VI. Các thành phần cơ bản của ERP
VII. Các lợi ích của ERP
VIII. Thông tin về thị trường ERP (nhà cung cấp, thị phần, giá cả, các reference sites)

------------------------------------------------------

I. Định nghĩa ERP

ERP là 1 hệ thống quản trị doanh nghiệp tích hợp mọi khía cạnh hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như lập kế hoạch, sản xuất, bán hàng, marketing. Kể từ khi phương pháp luận ERP đã trở nên phổ biến, nhiều ứng dụng phần mềm được xây dựng nhằm hỗ trợ các nhà quản lý thực hiện triển khai hệ thống ERP cho các tác nghiệp kinh doanh như quản trị kho hàng, theo dõi hợp đồng, dịch vụ khách hàng, quản lý các tài nguyên về tài chính cũng như về nhân sự.


Trên TG này có rất nhiều định nghĩa về ERP, rất nhiều bài viết khá hay về ERP kiểu như "The ABCs of ERP" (thậm chí bài này còn được đồng chí Vinh erpvn nhà mình dịch ra tiếng Việt một cách khá công phu) hay bài viết "Key Issues in Evaluating Accounting-ERP Packages" trên trang www.mekongcapital.com và vô số những resources khác. Vậy nếu có bạn nào tìm được những định nghĩa khác có nguồn gốc "xịn" thì hãy bổ sung giúp mình nhé. (Thực ra mình cũng đã thấy rất nhiều định nghĩa khác nhưng mình thấy cái định nghĩa có nguồn từ Gatner ở trên là có vẻ chuẩn nhất)

Sau khi có định nghĩa trên, mình có một câu hỏi rất đơn giản đặt ra với các bạn: Theo định nghĩa ở trên, khái niệm ERP có phải là một phần mềm máy tính hay không?

(Dĩ nhiên không tính trường hợp chẳng may có nhà sản xuất PM nào lại đặt tên sản phẩm phần mềm của mình chính là "ERP")

II. Hệ thống ERP sẽ thực hiện công việc gì?
(Còn nữa....)


PS: Để chủ đề này trong mục "Phần mềm Kế toán" cũng thấy không ổn ổn. Trong mục "Tin học ứng dụng" cũng có vẻ không ổn nốt. Giá mà có mục chuyên về ERP thì tốt biết mấy.
 
Sửa lần cuối:
erpvn

erpvn

Don't know what is erp!
28/1/04
418
0
16
48
Miền đất hứa
www.erpvna.com
ERP là một tool hỗ trợ cho việc quản lý doanh nghiệp được dễ dàng và hiệu quả.

Một đĩnh nghĩa chuẩn nè hehe "Hoạch định khai thác nguồn tài nguyên doanh nghiệp bao gồm các khái niệm và phương pháp kỹ thuật để tích hợp toàn bộ hệ thống quản lý kinh doanh từ việc xem xét, quản lý hiệu quả nguồn tài nguyên đến việc cải tiến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Hệ thống ERP được tích hợp (bao gồm tất cả các chức năng kinh doanh) trong phần mềm trọn gói hỗ trợ cho các khái niệm ERP nói trên. Khởi đầu thì ERP nhắm tới ngành sản xuất, chủ yếu bao gồm các chức năng hoạch định và quản lý việc kinh doanh nòng cốt như quản lý bán hàng, quản lý sản xuất, kế toán, tài chính,… Tuy nhiên, những năm trở lại đây, sự thích nghi đó không chỉ dành cho ngành sản xuất mà còn cho các ngành nghề kinh doanh khác nhau và mở rộng triển khai và sử dụng ERP tiếp tục phát triển trên phạm vi toàn cầu.

Phần mềm ERP thiết kế theo mô hình và tự động hoá các qui trình cơ bản của công ty, từ tài chính đến sản xuất với mục tiêu tích hợp thông tin của tất cả các phòng ban trong công ty và loại bỏ các đường truyền kết nối phức tạp, “đắt đỏ” giữa các hệ thống máy tính riêng lẻ không “khớp” với nhau."


Những định nghĩa của tớ là xịn nhất rồi hehe bác là ai mà biết tên tục của tớ thế nhỉ? Hehe thế nhưng tớ là ng đầu tiên ủng hộ bác, ERP là món hay ho bà con còn gì nửa nhỉ?
 
Meggie

Meggie

Guest
4/8/04
45
2
0
on the earth
Đọc mấy cái đó khó hiểu, đọc cái này dễ hiểu hơn, bà con nhỉ? :bigok:


ERP (Enteprise Resource Planning - kế hoạch hoá nguồn lực doanh nghiệp) là bộ giải pháp công nghệ thông tin có khả năng tích hợp toàn bộ ứng dụng quản lý sản xuất kinh doanh vào một hệ thống duy nhất. Đây là phương tiện hiện đại, sử dụng CNTT để quản lý tất cả các nguồn lực (nhân lực, tài chính, sản xuất, thương mại…) của một tổ chức. Ngoài chức năng quản lý, ERP còn đảm nhận luôn nhiệm vụ phân tích, kiểm tra thực trạng sử dụng nguồn lực với mức độ cập nhật tuỳ thuộc yêu cầu của nhà quản lý.
Như vậy, mua một ERP-System bạn nhận được cùng một lúc 3 sản phẩm: 1) Ý tưởng quản lý 2) Chương trình phần mềm 3) Phương tiện kết nối để xây dựng mạng máy tính tích hợp. Với hệ thống phần mềm thống nhất, đa năng, quán xuyến mọi lĩnh vực hoạt động từ kế hoạch hóa, thống kê, kiểm toán, phân tích, điều hành, ERP giúp theo dõi, quản lý thông suốt, tăng tính năng động, đảm bảo cho doanh nghiệp phản ứng kịp thời trước những thay đổi liên tục của môi trường bên ngoài.

Trên thế giới, hiện có rất nhiều công ty lớn triển khai thành công giải pháp ERP cho hoạt động quản lý sản xuất kinh doanh của mình. Việc triển khai thành công ERP sẽ tiết kiệm chi phí, tăng khả năng cạnh tranh, đem lại cho doanh nghiệp lợi ích lâu dài.


----> ERP không phải là một phần mềm./.
 
  • Like
Reactions: phamduynien
S

StonyHeartedMan

Guest
2/10/04
306
2
0
Hà nội
www.vnuni.net
Thanks erpvn,
Đúng ra là tôi đang đi tiếp con đường mà đồng chí đang đi mà thôi, nhưng vì gần đây tôi thấy bên diễn đàn tin học và cả bên wkt này, những chủ đề về ERP đã có phần lắng xuống, thậm chí mấy tháng nay không hề được cập nhật. Chủ yếu là quảng cáo những phần mềm kế toán cỡ super-mini để mọi người download nên tôi thấy không có giá trị lắm. Và có một điều mà tôi rất buồn là rất nhiều người chỉ tưởng là ERP chỉ là PMKT, thậm chí chẳng liên quan gì đến việc ra quyết định tài chính. Vì vậy, tôi muốn "nhà nhà ERP, người người ERP", ai cũng có thể hiểu được bản chất và giá trị thực mà các hệ thống ERP đem lại. Và tại sao lại có những phần mềm giá rẻ, phần mềm giá đắt. Trên diễn đàn này có rất nhiều người có kinh nghiệm, kiến thức giỏi nên tôi hy vọng những đồng chí đó sẽ cùng với tôi tạo nên 1 chủ đề thành công.

erpvn à, đồng chí lại còn hỏi tôi là ai à? xem mục location ấy. Tôi là người từ ... trên trời rơi xuống (trên đấy hạnh phúc lắm), từ dưới đất mới chui lên (dưới đó thì đau khổ vô cùng), từ cuộc sống nhảy vào, từ ... TY đi ra nên làm gì mà không biết đồng chí là ai. Uống trà cũng có nhé, càfe này, bia 2 bữa tóe loe này. hì hì :)

Đùa 1 chút thôi, mấy bác như erpvn, yukos... hãy cùng tôi xây dựng chủ đề này nhé.

PS: Sau khi đọc định nghĩa của erpvn, tôi càng nhận ra là ... định nghĩa của tôi nó đã bao hàm hết. Đúng là định nghĩa của bọn "xịn" có khác. (vì định nghĩa của đ/chí có 3 đoạn in đậm, chỉ có mỗi đoạn đầu là đúng nghĩa về "định nghĩa", hình như các đoạn sau chỉ là giải thích thêm, trong đó có cả lịch sử của ERP nữa :))
 
Sửa lần cuối:
S

StonyHeartedMan

Guest
2/10/04
306
2
0
Hà nội
www.vnuni.net
II. Hệ thống ERP sẽ thực hiện công việc gì?

- ERP tự động thực hiện các nhiệm vụ cần thiết để thực thi 1 qui trình kinh doanh, ví dụ như quy trình xử lý đơn đặt hàng gồm các công việc: tạo đơn hàng (Customer Order), xuất hàng (Shipping), và tạo hóa đơn khách hàng (Customer Invoice), tạo giấy báo nợ (Duning), thư tín (Correspondence).... Khi một người có trách nhiệm tới dịch vụ khách hàng thực hiện 1 đơn đặt hàng thì anh ta sẽ có đầy đủ các thông tin cần thiết như mức tiền của khách hàng, lịch sử đơn đặt hàng, tình trạng kho hàng, lịch điều động xe chở hàng...
- Bất cứ ai có thẩm quyền trong công ty có thể xem thông tin 1 cách thống nhất về đơn đặt hàng trên 1 cơ sở dữ liệu tâp trung duy nhất. Khi 1 phòng ban hoàn thành 1 đơn đặt hàng, hệ thống ERP sẽ tự động chuyển thông tin tới phòng ban tiếp theo. Khi bạn đã đăng nhập vào hệ thống, bạn có thể truy xuất được thông tin đơn đặt hàng ở bất kỳ 1 nơi nào. Quy trình xử lý đơn đặt hàng sẽ được thực hiện các khâu ở nhiều phòng ban trong toàn công ty.
- ... Trên đây chỉ là 1 ví dụ nhằm nói lên 1 hệ thống ERP có thể làm gì khi áp dụng cho các quy trình kinh doanh của doanh nghiệp. Có lẽ để nói hết 1 hệ thống ERP làm những gì thì sẽ khó mà kể hết. Thay vì vậy, có thể tôi sẽ viết về các lợi ích xác định (Quantifiable benefits) và các tác dụng ẩn (intangible effects), chi phí triển khai... của một hệ thống ERP ở một bài viết sau.

III. Lịch sử phát triển và sự tiến triển tiếp theo của ERP
(Còn tiếp...)

To erpvn: Sao lại "thế thì lão tiếp tục công việc của lão đi tớ k dám cản trở... ". Tôi đã nói rồi mà, chúng ta cùng nhau xây dựng chủ đề này chứ, ai lại để tôi một mình thế. Chủ đề này chủ yếu là phổ biến concepts về ERP cho cộng đồng thôi nên những khái niệm trình bày mang tính chất càng cơ sở, càng dễ hiểu càng tốt.

To Meggie: Đúng. "ERP không phải là một phần mềm./." Người ra hay nói mySAP.com hay Oracle Business Suite là 1 hệ thống phần mềm ERP chứ ít khi người ta nói ngược lại. Định nghĩa về ERP của bạn cũng rất hay. Thanks very much!
Đúng như Meggie nói, khi 1 khách hàng mua 1 hệ thống ERP, họ phải nhận được 1 giải pháp gồm 3 thứ: Nghiệp vụ được chuẩn hóa (vì thế mới phải có tư vấn nghiệp vụ - Business Consultant); Hệ thống phần mềm (ERP) ; Cơ sở hạ tầng (phần cứng, viễn thông,...) và kết quả cao nhất từ hệ thống ERP mà khách hàng sẽ quan tâm đương nhiên phải là Hiệu quả được đem lại từ hệ thống ERP (phải lớn hơn rất nhiều so với chi phí đầu tư của họ vào hệ thống). Như vậy, đâu tư như thế nào là hiệu quả. Chắc là phải để sang một bài khác của chủ đề này.
 
Sửa lần cuối:
S

StonyHeartedMan

Guest
2/10/04
306
2
0
Hà nội
www.vnuni.net
III. Lịch sử phát triển và sự tiến triển tiếp theo của ERP
Khái niệm ERP đã có từ những năm 60. Hồi đó ERP mới đóng vai trò như một hệ thống hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu cho sản xuất kinh doanh. Kể từ đó đến này, hệ thống ERP luôn mở rộng chức năng của mình trong vai trò quản lý doanh nghiệp với các giai đoạn sau:
Giai đoạn 1: Hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu - Material Requirements Planning (MRP)
Ra đời từ những năm 60 với mục tiêu nhằm nâng cao hiệu quả trong việc quản lý nguyên vật liệu mà cụ thể là tìm ra một phương thức xử lý đơn đặt hàng nguyên vật liệu và các thành phần một cách tốt hơn với các câu hỏi kiểu như sau:
- Sản xuất cái gì?
- Để sản xuất những cái đó thì cần những gì?
- Hiện này đã có trong tay những gì?
- Những gì cần phải có nữa để sản xuất?

Giai đoạn 2: Closed-Loop MRP
Ở giai đoạn này, không chỉ đơn thuần là hoạch định về nguyên vật liệu, hệ thống còn có 1 loạt các chức năng nhiệm vụ khác. Hệ thống cung cấp các công cụ nhằm chỉ ra độ ưu tiên và khả năng cung ứng về nguyên vật liệu, đồng thời hỗ trợ việc lập kế hoạch nguyên vật liệu cũng như việc thực hiện kế hoạch đó.
Sau khi thực hiện theo kế hoạch, hệ thống có khả năng nhận dữ liệu dự trù và phản hồi ngược trở lại tới kế hoạch. Sau đó, nếu cần thiết thì các kế hoạch có thể được sửa đổi nếu có điều kiện thay đổi theo hiệu lực của độ ưu tiên.
Giai đoạn 3: Hoạch định nguồn lực sản xuất - Manufacturing Resource Planning (MRP II)
Hoạch định cho sản xuất là kết quả trực tiếp tiếp theo và là sự mở rộng của giai đoạn Closed-Loop MRP. Đây là một phương thức hoạch định tài nguyên của các công ty, nhà máy sản xuất một cách có hiệu quả. Ở giai đoạn này, hệ thống đã chỉ ra việc hoạch định tới từng đơn vị, lập kế hoạch về tài chính và có khả năng mô phỏng khả năng cung ứng nhằm trả lời các câu hỏi như "Cái gì sẽ... nếu".
Hệ thống có rất nhiều chức năng và được liên kết với nhau chặt chẽ: lập kế hoạch kinh doanh, lập kế hoạch hoạt động và bán hàng, kế hoạch sản xuất, kế hoạch tổng thể, hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu, hoạch định khả năng cung ứng và hỗ trợ thực hiện khả năng cung ứng và nguyên vật liệu.
Kết quả của các chức năng tích hợp trên được thể hiện trên các báo cáo tài chính như kế hoạch kinh doanh, các báo cáo về cam kết mua hàng, ngân quỹ, dự báo kho hàng...
Giai đoạn 4a: Hoạch định nguồn lực doanh nghiệp - Enterprise Resource Planning (ERP)
Đây là giai đoạn cuối trong quá trình phát triển ERP. Về cơ bản thì ERP cũng giống như MRP II. Tuy nhiên do sự phát triển mạnh của các doanh nghiệp phần mềm nên ERP hỗ trợ các quy trình kinh doanh ở phạm vi ngày càng rộng hơn, quản lý hiệu quả hơn đối với doanh nghiệp có nhiều đơn vị, phòng ban. Hệ thống tài chính được tích hợp chặt chẽ hơn. Các công cụ dây chuyền cung ứng cho phép hỗ trợ các công ty kinh doanh đa quốc gia,...
Mục tiêu của ERP: Giảm chi phí và đạt hiệu quả kinh doanh thông qua sự tích hợp các quy trình nghiệp vụ

Với sự phát triển của công nghệ Internet, ERP tiếp tục phát triển:
Giai đoạn 4b: Inter-Enterprise Co-operation
Mục tiêu: Tăng hiệu quả thông qua sự hợp tác dựa trên dây chuyền cung ứng (SCM)
Giai đoạn 4c: Collaborative Business
Mục tiêu: Giá trị được tạo ra thông qua sự cộng tác trong cộng đồng kinh doanh
 
Sửa lần cuối:
erpvn

erpvn

Don't know what is erp!
28/1/04
418
0
16
48
Miền đất hứa
www.erpvna.com
Phần lịch sử ERP viết k thuyết phục cần phải bổ sung thời gian và nội dung từng giai đoạn. (Theo cái sơ đồ tớ đã post lên ở đâu đó rồi).

- Trước MRP
- MRP
- Closed-Loop MRP
- MRPII
- ERP
- ERM
- ???
 
T

thienhuong

Guest
30/1/04
24
0
1
42
Huế
Tôi vẫn thường đọc những bài về ERP trên net, đây là một trong những địa chỉ thường xuyên đăng những bài nghiên cứu, những bài viết về hoạch định nguồn lực trong doanh nghiệp (ERP), tôi xin post địa chỉ lên để mọi người tham khảo

http://www.technology-evaluation.com
 
erpvn

erpvn

Don't know what is erp!
28/1/04
418
0
16
48
Miền đất hứa
www.erpvna.com
Hi thienhuong,

Tài liệu về ERP bằng tiếng anh thì nhiều lắm, bạn đọc có gì tâm đắc thì lược dịch cho bà con đọc với. Tài liệu ERP tiếng Việt thì quá hiếm hàng, bọn tôi muốn phổ biến ERP bằng ngôn ngữ mẹ đẻ muh...
 
S

StonyHeartedMan

Guest
2/10/04
306
2
0
Hà nội
www.vnuni.net
Rất cảm ơn Thiên Hương, mình vào đó từ lâu lắm rồi. Nhưng đó là tiếng anh, mà mình muốn viết ở đây là tiếng việt cơ. Chứ tiếng anh thì mình có khoảng mấy trăm sites để đọc. Sẽ có lúc mình post lên resources ở một bài khác.

To erpvn: Đ/chí đóng góp bài viết giúp tôi nữa nhé. Tôi care nhất là làm sao để mọi người hiểu được các lợi ích của ERP trong hoạt động KD của DN. Tại sao lại chọn giải pháp phù hợp mà ko phải nhắm mắt mua PM giá đắt hay PM giá rẻ. Khi triển khai ERP thì phía doanh nghiệp cần chuẩn bị cái gì? Họ sẽ có được cái gì sau khi mua giải pháp ERP? Hiệu quả ở chỗ nào...
đ/chí hỗ trợ tôi nhé. Thanks
 
yukos

yukos

bsdinsight.com
19/8/04
190
1
18
52
bsdinsight.com
www.bsdinsight.com
Cho tôi có ý kiến này:
- mấy vụ này Bác ERPVN đã làm lâu rồi, mà nếu ai quan tâm tới ERP cho doanh nghiệp thì có người không quan tâm tới định nghĩa của ERP một cách chính xác, hay lịch sử phát triển của ERP đâu - mà người nào muốn tìm hiểu nó mà hay lên NET thì chắc là người ta sẽ tìm thấy thông tin này thôi, ở đây chúng ta không nên quá đi sâu vào vấn đề này mà chỉ tóm tắc ngắn gọn thôi - Mấy Bác thấy thế nào?
- Chúng ta đi sâu hơn vào các vấn đề mà mấy Bác Manager sẽ gặp phải khi muốn tìm hiểu ERP cho doanh nghiệp của mình như:
+ Trên thế giới hiện nay có quá nhiều ERP (và cả ỏ VN ta nữa) - làm thế nào để chọn lựa các ERP. Trong vấn đề này, chúng ta nên đưa ra những câu hỏi, giúp cho người đọc xác định được mức độ cần thiết của vấn đề này trong doanh nghiệp của mình - đại loại như: ERP đó có quản lý chiến lược về giá hay không? nếu có thì quản lý như thế nào?, ERP đó có phần hỗ trợ cho các vấn đề dự báo hay không? nếu có thì hỗ trợ các phương pháp dự báo nào?....
+ Xác định lại cho đúng phương pháp quản lý của doanh nghiệp của mình - vì các ERP xây dựng trên các chuẩn làm việc, nói nôm na là giống như quy trình ISO, mà các doanh nghiệp thì không phải ai cũng biết qua nó hay hiểu rỏ về nó như khi make 1 cái yêu cầu, rồi đặt PO, receipt, invoice, các qui trình có vẻ là dễ thấy với các Bác, nhưng với các doanh nghiệp thì qui trình này cực kỳ nhì nhằng, làm sao đơn giản hoá mà vẫn đảm bảo tốt, lại đưa ERP vào triển khai
+ Cung cấp các qui trình chuẩn cho các nhà quản lý, dĩ nhiên đây chỉ là các qui trình chuẩn thôi, theo đó doanh nghiệp có thể phát triển ra cho đúng các yêu cầu của mình.
+ Làm thế nào để thực thi giải pháp ERP cho tốt vào doanh nghiệp (implemenation)
+ Ngoài ERP là chúa tể ra, còn có 2 quan cận thần đắc giá nữa là SCM và CRM - tại sao lại cần 2 lão này làm gì?
+ Giá thành cũng là một vấn đề, tôi thấy Bác Sơn Trần, ERPVN cũng viết khá nhiều bài về giá thành tiêu chuẩn - tại sao tôi lại sử dụng giá thành này làm gì? nhiều Bác mamager hỏi tôi vấn đề này lắm.
+ Các anh em nên đặt câu hỏi cho các vấn đề quản lý nhiều hơn là các vấn đề về hạch toán, nên nhớ ERP không những chỉ là phần mềm về kế toán mà còn.... - sau đó như Bác ERPVN thì có thể đưa ra giải pháp của Oracle, Bác StonyHeartedMan có thể đưa ra giải pháp của SAP. Ví dụ như Oracle giải quyết thế nào cho vấn đề Valuation? làm thế nào giải quyết vấn đề về WIP? ....

Thực ra thì tôi còn 1 số ý kiến nữa, nhưng như thế anh em thấy thế nào? hơn nữa các thông tin mà tôi viết ra đây, chắc các Bác có đầy tài liệu từ SAP hay Oracle - cứ lấy nó ra mà chửng thì chắc là mọi người quan tâm hơn. Nếu có nhiều Bác ủng hộ thì tớ tiếp, còn không ai ủng hộ thì đành stop - đây là các ý kiến của tớ thôi
 
S

StonyHeartedMan

Guest
2/10/04
306
2
0
Hà nội
www.vnuni.net
Tuyệt quá. Sao lại không thể ủng hộ ý kiến hay như vậy chứ. Thế là có 2 bác tham gia với tôi rồi đó. Nếu các bác để ý kỹ thì ý muốn của tôi tương tự như của bác yukos. Tuy nhiên, các bài viết khá hay của erpvn đều là ở bên diễn đàn tin học (bên đó đóng cửa rồi, chẳng ai vào nữa) mà copy sang đây thì ... vi phạm copyleft mất :). Vả lại, ngoài mục tiêu chính trên, tôi vẫn muốn có 1 vài điều cơ bản được trình bày ở bài 1 mà chính tôi hay bất cứ ai lúc ban đầu muốn tìm hiểu đều phải đọc (tôi muốn ko chỉ các top managers mà tất cả mọi người khi nói đến ERP đều có cùng 1 concepts). Thậm chí ở mức Business consultant thì những bài vỡ lòng như vậy cũng đều phải nắm rất kỹ để có thể "nói chuyện" với mọi đối tượng. Các vấn đề như của bác yokos nói sẽ có thể đề cập ở những bài tiếp theo các bác nhỉ (và có thể để dành riêng cho những đối tượng phù hợp). Các bác cứ chuẩn bị hết những bài đó đi nhé (những vấn đề gì?, nội dung chi tiết). Gì thì gì tôi vẫn cứ phải chuẩn bị các bài từ bài 1 trở đi mà. Chẳng thể nào bỏ qua được.

Khi vào đến "Chương VI. Các modules căn bản của 1 hệ thống ERP" thì tôi cũng sẽ chỉ định nghĩa, nêu nhiệm vụ của các module 1 cách cơ bản mà thôi. Hết bài 1, đến bài 2 sẽ có những phân tích chuyên sâu về giá cả, về lợi ích, rồi lựa chọn giải pháp ERP phù hợp, cách thức triển khai, tổ chức dự án, kinh nghiệm ... tư vấn (cái này nhờ các bác nhiều đấy). Đến bài 3 sẽ là những qui trình chuẩn về nghiệp vụ, về các vần đề quản lý, các đặc thù riêng của từng nghành nghề... (toàn những cái mà tôi đang phải làm)

Nhân tiện đây tôi muốn hỏi các bác cái: Tôi muốn tìm hiểu sơ bộ thông tin cơ bản, các business activities, processes riêng đặc thù (ví dụ bảo hiểm có những loại hình như nhân thọ, phi nhân thị,..., điện lực thì có chuyện Meter counter chẳng hạn), danh sách một vài doanh nghiệp của một số ngành nghề cụ thể như bảo hiểm, dầu khí, điện lực, thủy hải sản, dệt may, sản xuất oto xe máy,...

PS: 2 bác có thể lên table of contents của bài 2 và bài 3 được không?
 
Sửa lần cuối:
yukos

yukos

bsdinsight.com
19/8/04
190
1
18
52
bsdinsight.com
www.bsdinsight.com
Khó khăn của người này là cơ hội của người kia

Phần mềm quản trị không giống như các loại hàng hoá thông thường khác. Bạn không thể sờ mó hay quan sát để ước lượng chất lượng thông qua các giác quan của mình. Thường thì sau khi sử dụng người ta mới biết rõ phần mềm mua về chất lượng có tốt hay không. Điều này làm cho doanh nghiệp lúng túng

Các Bác đọc bài báo của Báo "Thời Báo Vi Tính" - Trong bài báo này Ông Tiến Sĩ Bùi Thiện Vi còn có câu: "Chấp nhận 1 phần mềm quản trị kém chất lượng sẽ vo cùng tai hại, vì sửa chữa lỗi sẽ mất rất nhiều thời gian và có thể tốn kém hơn cả số tiền chi ra để mua phần mềm mới"
 
G

gaugau

Guest
6/9/04
111
0
0
54
HCM
Món này trên diễn đàn này cũng sắp chết như bên diễn đàn bên kia rồi thì phải, các Bác cứ góp nhặt lung tung để vào mà toàn là khởi động không à - đi sâu vào thì hình như là tắt tịt cả, hay là các Bác dấu nghề, không cho anh em đọc với.
 
S

StonyHeartedMan

Guest
2/10/04
306
2
0
Hà nội
www.vnuni.net
Chà chà, té ra là có người vẫn đọc cơ đấy. Những tài liệu đó tớ làm hết cả rồi (ko phải chỉ làm vì wkt đâu mà đằng nào cũng phải làm những việc này). Tại mới đầu tớ tưởng chỉ mỗi mình tớ độc thoại nên hơi buồn buồn. Nếu đúng là có người theo dõi thật thì có lẽ tớ sẽ tiếp tục vậy. Chợ có người "mua" và "bán" thì mới vui chứ phải không các bạn. Vậy có anh em nào tiếp tục các bài tiếp theo ko hay chỉ mình tôi post lên thôi nhỉ?
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA