Tài liệu Tổng hợp Hướng dẫn Quyết toán Thuế TNDN năm 2010

  • Thread starter Kế Toán Già Gân
  • Ngày gửi
Kế Toán Già Gân

Kế Toán Già Gân

Già mà ham
I. CƠ SỞ PHÁP LÝ

  • Thông tư số 60/2007/TT-BTC ngày 14/06/2007 của BTC hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật Quản lý thuế và hướng dẫn thi hành quy định chi tiết thi hành một số Điều của Nghị định số 85/2007/NĐ-CP ngày 25/05/2007 của Chính Phủ
  • Thông tư số 130/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 của BTC hướng dẫn thi hành Điều của Luật Thuế TNDN và hướng dẫn thi hành Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thuế TNDN

II. HỒ SƠ QUYẾT TOÁN


Các tờ khai:

1.- Tờ khai quyết toán thuế TNDN mẫu số 03/TNDN ban hành kèm theo Thông tư số 60/2007/TT-BTC

2.- Mẫu 07/TNDN theo thông tư số 130/2008/TT- BTC (Nếu doanh nghiệp có các đơn vị sản xuất hạch toán phụ thuộc ở tỉnh thành phố thành phố trực thuộc Trung ương khác với địa phương nơi đóng trụ sở chính)

3.- Báo cáo tài chính năm ban hành kèm theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC và được cập nhật theo Thông tư số 244/2009/TT-BTC ngày 31/12/2009 của BTC (đối với người nộp thuế áp dụng Chế độ kế toán doanh nghiệp) hoặc ban hành kèm theo Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006 của Bộ trưởng BTC (đối với người nộp thuế áp dụng Chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa)

Một hoặc một số phụ lục kèm theo tờ khai (tuỳ theo thực tế phát sinh của người nộp thuế)

1.- Phụ lục kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh theo mẫu số 03-1A/TNDN, mẫu số 03-1B/TNDN hoặc mẫu số 03-1C/TNDN ban hành kèm theo Thông tư số 60/2007/TT-BTC

2.- Phụ lục chuyển lỗ theo mẫu số 03-2/TNDN ban hành kèm theo Thông tư số 60/2007/TT-BTC

3.- Phụ lục thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất theo mẫu số 03-3/TNDN

4.- Phụ lục về ưu đãi về thuế TNDN theo các mẫu số 03-4A/TNDN, 03-4B/TNDN, 03-4H/TNDN

Không sử dụng các phụ lục 03-4C/TNDN, 03-4D/TNDN, 03-4Đ/TNDN, 03-4E/TNDN, 03-4G/TNDN

5.- Phụ lục số thuế TNDN đã nộp ở nước ngoài được trừ trong kỳ tính thuế theo mẫu số 03–5/TNDN​


III. HƯỚNG DẪN LẬP CÁC TỜ KHAI VÀ PHỤ LỤC

Các phụ lục về kết quả hoạt động SXKD


  • Phụ lục số 03-1A/TNDN : Dành cho người nộp thuế thuộc các ngành sản xuất, thương mại, dịch vụ
  • Phụ lục số 03-1B/TNDN : Dành cho người nộp thuế thuộc các ngành ngân hàng, tính dụng
  • Phụ lục số 03-1C/TNDN : Dành cho người nộp thuế là các Công ty chứng khoán, Công ty quản lý đầu tư chứng khoán

Căn cứ vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong báo cáo tài chính năm và sổ sách kế toán năm của doanh nghiệp để ghi vào.


Phụ lục số 03-2/TNDN: chuyển lỗ

- Theo quy định tại điểm 2 mục VII phần C Thông tư số 130/2008/TT-BTC về thuế TNDN.
Doanh nghiệp sau khi quyết toán thuế mà bị lỗ thì được chuyển lỗ của năm quyết toán thuế liên tục trừ vào thu nhập chịu thuế của những năm sau. Thời gian chuyển lỗ không quá 5 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ.

Doanh nghiệp tự xác định số lỗ được trừ vào thu nhập chịu thuế theo nguyên tắc trên. Trường hợp trong thời gian chuyển lỗ có phát sinh tiếp số lỗ thì số lỗ phát sinh này (không bao gồm số lỗ của kỳ trước chuyển sang) sẽ được chuyển lỗ không quá 5 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ.​

49bhd7jogvol7al.png


- Năm quyết toán thuế phát sinh lỗ, thì không cần phải chọn phụ lục 03-2/TNDN để đăng ký kế hoạch chuyển lỗ

- Năm quyết toán thuế phát sinh thu nhập chịu thuế, muốn chuyển lỗ của các năm trước còn trong thời hạn chuyển lỗ vào năm quyết toán thuế thì phải lập phụ lục 03-2/TNDN, nếu không lập không được chuyển lỗ.

- Số lỗ của các năm 2008 trở về trước còn trong thời hạn chuyển lỗ năm 2009 trở về sau, thì phải theo dõi riêng số lỗ của từng năm để kết chuyển liên tục vào năm 2009 trở về sau nếu còn trong thời hạn chuyển lỗ, không được luỹ kế toàn bộ số lỗ của các năm ghi vào năm 2008 trên phụ lục 03-2/TNDN

Phụ lục 03-2A/TNDN: Xác định số lỗ được chuyển của hoạt động SXKD; nếu vừa có hoạt động SXKD được miễn thuế, hoạt động SXKD không được miễn thuế và hạch toán riêng được lỗ của từng hoạt động SXKD từ năm 2008 trở về trước, để chuyển tương ứng vào thu nhập chịu thuế của từng hoạt động kinh doanh trong năm 2009, sau khi chuyển tương ứng của từng hoạt động, nếu chuyển không hết thì được chuyển vào các khoản thu nhập còn lại do Doanh nghiệp lựa chọn từ đó tổng cộng số lỗ được chuyển đưa lên phụ lục 03-2A/TNDN.

Phụ lục 03-2B/TNDN: Xác định số lỗ được chuyển của hoạt động CQSDĐ, CQTĐ

Lưu ý khi kê khai trên phụ lục 03-2/TNDN:

+ Phần I phụ lục 03-2/TNDN: Xác định số lỗ của các năm trước (theo dõi theo từng năm) còn được chuyển vào năm quyết toán thuế TNDN có phát sinh TNCT

+ Phần II phụ lục 03-2/TNDN - Xác định số lỗ được chuyển trong kỳ tính thuế: xác định số lỗ của các năm trước chuyển vào TNCT của năm quyết toán, số lỗ chuyển vào TNCT của năm quyết toán, tối đa không được vượt quá TNCT của năm quyết toán thuế, số liệu dòng tổng cộng cột 4 phần 2 ghi chỉ tiêu B27 (đối với hoạt động SXKD) hoặc B28 (đối với hoạt động kinh doanh BĐS)

g2jkcb44szlqaoj.png

Phụ lục số 03-3/TNDN:

Số thuế TNDN phải nộp từ họat động chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất trong kỳ tính thuế


STT​
|
Chỉ tiêu​
|
Số tiền​
|
1​
|DT từ họat động CQSDĐ, CQTĐ| |
2​
|CP từ họat động CQSDĐ, CQTĐ| |
3​
|Thu nhập từ họat động CQSDĐ, CQTĐ (3)=(1)-(2)| |
4​
|Số lỗ từ họat động CQSDĐ, CQTĐ từ những năm trước được chuyển|
(B28)​
|
5​
|Thu nhập chịu thuế TNDN từ họat động CQSDĐ, CQTĐ (5)=(3)-(4)| |
6​
|Thuế TNDN phải nộp từ họat động CQSDĐ, CQTĐ theo thuế suất 25%|
(C7)​
|
7​
|Thu nhập còn lại sau khi nộp thuế TNDN (7) =(5)-(6)|
X​
|
8​
|Tỷ suất thu nhập còn lại trên chi phí (tỷ lệ %) (8)=(7) : (2)|
X​
|
9​
|Thuế TNDN bổ sung từ họat động CQSDĐ, CQTĐ theo biểu thuế lũy tiến từng phần|
X​
|
10​
|Tổng số thuế TNDN phải nộp từ họat động CQSDĐ, CQTĐ (10)=(6)+(9)|
(C6)​
|

Phụ lục số 03-4A/TNDN

Thuế TNDN được ưu đãi : đối với cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư và CS kinh doanh di chuyển địa điểm theo quy định tại Điều 15, Điều 16 NĐ số 124/2008/NĐ-CP


A.- Xác định điều kiện và mức độ ưu đãi thuế

1. Điều kiện ưu đãi:

- Cơ sở sản xuất mới thành lập từ dự án đầu tư
- Cơ sở KD di chuyển địa điểm ra khỏi đô thị theo quy hoạch đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt
- Cơ sở KD mới thành lập từ dự án đầu tư vào ngành nghề, lĩnh vực ưu đãi đầu tư do CP ban hành theo quy định của Luật Đầu tư
- Cơ sở KD mới thành lập từ dự án đầu tư vào ngành nghề, lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư do CP ban hành theo quy định của Luật Đầu tư
- Cơ sở KD mới thành lập từ dự án đầu tư vào địa bàn có điều kiện kinh tế -xã hội khó khăn do CP ban hành theo quy định của Luật Đầu tư
- Cơ sở KD mới thành lập từ dự án đầu tư vào địa bàn có điều kiện kinh tế -xã hội đặc biệt khó khăn do CP ban hành theo quy định của Luật Đầu tư
- Hợp tác xã mới thành lập
- Ưu đãi khác còn đang được hưởng​

2. Mức độ ưu đãi thuế:

- Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp ưu đãi:.......%
- Thời hạn áp dụng thuế suất ưu đãi...... năm, kể từ năm....... (năm bắt đầu hoạt động SXKD phát sinh doanh thu)
- Thời gian miễn thuế ........ năm, kể từ năm........ (năm bắt đầu có thu nhập chịu thuế)
- Thời gian giảm 50% số thuế phải nộp: .........năm, kể từ năm.......​


B.- Xác định số Thuế được ưu đãi


Chỉ tiêu​
|
Số tiền​
|
3. Xác định số thuế TNDN chênh lệch do cơ sở kinh doanh hưởng thuế suất ưu đãi | |
3.1.Tổng thu nhập tính thuế được hưởng thuế suất ưu đãi |
100​
|
3.2. Thuế TNDN tính theo thuế suất ưu đãi|
20​
|
3.3. Thuế TNDN tính theo thuế suất phổ thông (25%) |
25​
|
3.4. Thuế TNDN chênh lệch |
5 (C3)​
|
(Chỉ tiêu 3.4 = chỉ tiêu 3.3 – chỉ tiêu 3.2) | |
4. Xác định số thuế được miễn, giảm trong kỳ tính thuế: | |
4.1. Tổng thu nhập tính thuế được miễn thuế hoặc giảm thuế |
100​
|
4.2. Thuế suất thuế TNDN ưu đãi áp dụng (%) |
0.2​
|
4.3. Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp |
20​
|
4.4. Tỷ lệ thuế TNDN được miễn hoặc giảm (%) |
1​
|
4.5. Thuế Thu nhập doanh nghiệp được miễn, giảm |
20 (C4)​
|


Lưu ý khi kê khai Phụ lục ưu đãi thuế TNDN 03-4A/TNDN trên phần mềm hỗ trợ kê khai thuế :

Xác định điều kiện ưu đãi thuế:
NNT được ưu đãi thuế phải tự xác định 1 trong các điều kiện được ưu đãi trong phần này để xác định điều kiện ưu đãi được hưởng. Doanh nghiệp thuộc trường hợp nào thì đánh dấu x .vào ô

Xác định mức độ mức độ ưu đãi thuế: không xác định được mức độ ưu đãi thuế tại điểm 2 phần A, thì không nhập được số thuế được miễn, giảm tại phần B

Trường hợp NNT không được hưởng ưu đãi về thuế suất thuế TNDN, thì tại điểm 2 phần A mức độ ưu đãi thuế : chỉ tiêu thuế suất ưu đãi : ghi thuế suất 25%; các chỉ tiêu “thời hạn áp dụng thuế suất ưu đãi”, “kể từ năm” : bỏ trống không ghi

Xác định số thuế được ưu đãi:

- Xác định điểm 3.1 và 4.1 trên Phụ lục : Tổng thu nhập chịu thuế được hưởng ưu đãi :

+ Trường hợp NNT vừa có hoạt động KD được hưởng ưu đãi thuế vừa có hoạt động KD không được hưởng ưu đãi thuế, nếu hạch toán riêng được thu nhập tính thuế của hoạt động KD được hưởng ưu đãi thì ghi tại phần này.

+ Trường hợp NNT vừa có hoạt động KD được hưởng ưu đãi thuế vừa có hoạt động KD không được hưởng ưu đãi thuế, nếu không hạch toán riêng được thu nhập tính thuế của hoạt động KD được hưởng ưu đãi thì thu nhập tính thuế được hưởng xác định bằng hình thức phân bổ theo tỷ lệ giữa doanh thu được hưởng ưu đãi trên tổng doanh thu trong kỳ tính thuế .

+ Số liệu trên điểm 3.4 được làm căn cứ tổng hợp trên điểm C3 trên Tờ khai quyết toán thuế TNDN mẫu số 03/TNDN .

+ Số liệu trên điểm 4.5 được làm căn cứ tổng hợp trên điểm C4 trên Tờ khai quyết toán thuế TNDN mẫu số 03/TNDN.​

Lưu ý: trường hợp được hưởng nhiều mức ưu đãi khác nhau thì phải lập phụ lục 03-4A/TNDN riêng cho từng hoạt động (bấm phím F5 để thêm trang phụ lục).

Phụ lục số 03-4B/TNDN

Thuế thu nhập doanh nghiệp được ưu đãi đối với cơ sở kinh doanh đầu tư xây dựng dây chuyền sản xuất mới, mở rộng quy mô, đổi mới công nghệ, cải thiện môi trường sinh thái, nâng cao năng lực sản xuất theo quy định tại Điều 36 Nghị định 24/2007/NĐ-CP


A.- Xác định điều kiện và mức độ ưu đãi thuế


1. Điều kiện ưu đãi:

- Ngành nghề, địa bàn đầu tư:

Đầu tư lắp đặt dây chuyền SX mới không thuộc ngành nghề, lĩnh vực, địa bàn khuyến khích đầu tư

Đầu tư vào ngành nghề, lĩnh vực thuộc danh mục lĩnh vực ưu đãi đầu tư do Chính phủ ban hành theo quy định của Luật đầu tư

Đầu tư vào ngành nghề, lĩnh vực thuộc danh mục lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư do Chính phủ ban hành theo quy định của Luật đầu tư
Đầu tư vào địa bàn thuộc danh mục địa bàn kinh tế xã hội khó khăn do Chính phủ ban hành theo quy định của Luật đầu tư
Đầu tư vào địa bàn thuộc danh mục địa bàn kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn do Chính phủ ban hành theo quy định của Luật đầu tư

- Dự án đầu tư :

Đầu tư xây dựng dây chuyền sản xuất mới
Đầu tư mở rộng quy mô, đổi mới công nghệ, cải thiện môi trường sinh thái nâng cao năng lực SX​

2. Mức độ ưu đãi thuế:

- Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp ưu đãi:.......%
- Thời hạn áp dụng thuế suất ưu đãi:...... năm, kể từ năm......
- Thời gian miễn thuế: ........ năm, kể từ năm........
- Thời gian giảm 50% số thuế phải nộp: ........ năm, kể từ năm ......​

B.- Xác định số Thuế được ưu đãi


Chỉ tiêu​
|
Số tiền​
|
3. Xác định thu nhập chịu thuế tăng thêm được hưởng ưu đãi| |
3.1. Tổng nguyên giá TSCĐ dùng cho sản xuất, kinh doanh trong kỳ tính thuế |
800​
|
3.2. Tổng giá trị TSCĐ đầu tư mới đã đưa vào sản xuất kinh doanh |
400​
|
3.3. Tổng thu nhập tính thuế trong năm |
100​
|
3.4. Thu nhập tăng thêm do đầu tư mang lại được miễn hoặc giảm |
50​
|
4. Xác định số thuế TNDN chênh lệch do cơ sở kinh doanh hưởng thuế suất ưu đãi| |
4.1. Thuế TNDN tính theo thuế suất phổ thông (25%) |
12,5​
|
4.2. Thuế TNDN tính theo thuế suất ưu đãi |
10​
|
4.3. Thuế TNDN chênh lệch |
(C3) 2,5​
|
(4.3 = chỉ tiêu 4.1 – chỉ tiêu 4.2) | |
5.1 Thuế suất thuế TNDN đang áp dụng (%) |
20​
|
5.2 Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp |
10​
|
5.3. Tỷ lệ thuế TNDN được miễn hoặc giảm (%) |
1​
|
5.4 Thuế Thu nhập doanh nghiệp được miễn, giảm |
(C4) 10​
|

Lưu ý khi kê khai Phụ lục ưu đãi do đầu tư mở rộng, đầu tư chiều sâu- mẫu số 03-4B/TNDN trên phần mềm hỗ trợ kê khai thuế:

- Buộc phải nhập tại phần A phụ lục 03-4B/TNDN để xác định và điều kiện và mức độ ưu đãi thuế, nếu không nhập phần A, phần B không xác định được số thuế được hưởng ưu đãi.

- Trường hợp dự án đầu tư mở rộng không được hưởng ưu đãi về thuế suất, thì tại điểm 2 phần A mức độ ưu đãi thuế : chỉ tiêu thuế suất ưu đãi : ghi thuế suất 25%; các chỉ tiêu “thời hạn áp dụng thuế suất ưu đãi”, “kể từ năm” : bỏ trống không ghi .

- Chỉ tiêu 3.4 mục B : phụ lục xác định TNCT tăng thêm tính theo phương thức phân bổ theo tỷ lệ (%) TSCĐ đầu tư mới , nếu hạch toán riêng thì sửa theo số hạch toán riêng

- Trường hợp có nhiều dự án đầu tư mở rộng được hưởng ưu đãi về thuế TNDN khác nhau hoặc trong nhiều gian đoạn khác nhau thì phải lập từng phụ lục 03-4B/TNDN cho từng dự án đầu tư mở rộng được hưởng ưu đãi (ấn phím f5 để thêm trang phụ lục)

Phụ lục số 03-4H/TNDN

Thuế thu nhập doanh nghiệp được ưu đãi đối với cơ sở KD hoạt động SX, XD, VT sử dụng nhiều lao động nữ theo quy định tại Điều 17 Nghị định số 124/2008/NĐ-CP


A.- Xác định điều kiện và mức độ ưu đãi thuế

1. Điều kiện ưu đãi:

- Ngành nghề kinh doanh

* Sản xuất
* Xây dựng
* Vận tải​

- Tổng số LĐ sử dụng thường xuyên trong kỳ tính thuế: …….. người
- Tổng số LĐ nữ:….người, chiếm …%trên tổng số LĐ
- Xác nhận của cơ quan quản lý LĐ có thẩm quyền về tổng số LĐ nữ mà cơ sở KD đang sử dụng (nếu có): số …. Ngày ….

2. Mức độ ưu đãi thuế:

Giảm thuế TNDN tương ứng mức chi cho lao động nữ (có Bản liệt kê các khoản chi cho lao động nữ để xuất trình khi có yêu cầu của cơ quan thuế).​


B.- Xác định số Thuế được ưu đãi


Chỉ tiêu​
|
Số tiền​
|
3.Xác định số thuế TNDN được giảm trong kỳ tính thuế :| |
3.1 Tổng các khoản chi cho lao động nữ|
10​
|
3.2 Tổng thu nhập tính thuế trong kỳ tính thuế |
100​
|
3.3 Thuế suất thuế TNDN |
0.25​
|
3.4 Thuế TNDN phải nộp |
25​
|
3.5 Thuế Thu nhập doanh nghiệp được giảm tương ứng mức chi cho LĐ nữ (không quá số Thuế TNDN phải nộp)|
(C4) 10​
|

Phụ lục số 03-5/TNDN

Số thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp ở nước ngoài được trừ trong kỳ tính thuế

a2usysj63mti1wd.png

IV. PHƯƠNG PHÁP LẬP TỜ KHAI QUYẾT TOÁN THUẾ TNDN MẪU SỐ 03/TNDN


KẾT CẤU TỜ KHAI TỰ QUYẾT TOÁN THUẾ TNDN NĂM​

Phần A - Kết quả kinh doanh ghi nhận theo Báo cáo Tài chính (chỉ tiêu A1):

Căn cứ vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong Báo cáo Tài chính năm và sổ sách kế toán của của doanh nghiệp.
Phần này xác định ra Lợi nhuận thực hiện của doanh nghiệp trong năm Tài chính.

Phần B - Xác định thu nhập chịu thuế theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp (từ chỉ tiêu B1 đến B31):
Các chỉ tiêu điều chỉnh tăng, giảm tổng lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp do sự khác biệt về doanh thu và chi phí theo quy định của chế độ kế toán và luật thuế; các khoản được trừ vào thu nhập trước thuế...

Phần C - Xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong kỳ tính thuế (từ chỉ tiêu C1 đến C10):

Phần này xác định số thuế TNDN phải nộp, số thuế TNDN được miễn giảm, số thuế TNDN đã nộp ở nước ngoài được trừ trong kỳ tính thuế.

CHỈ TIÊU

A/ KẾT QUẢ KINH DOANH GHI NHẬN THEO BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Chỉ tiêu A1: Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế TNDN


Số liệu ghi vào chỉ tiêu này lấy từ chỉ tiêu :

- Mã số 19 mẫu số 03-1A/TNDN: đối với người nộp thuế các ngành SX, TM, DV

- Mã số 16 mẫu số 03-1B/TNDN: đối với người nộp thuế các ngành ngân hàng, tín dụng

- Mã số 28 mẫu số 03-1C/TNDN: đối với người nộp thuế là các Cty Chứng khoán, Cty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán

B/ XÁC ĐỊNH THU NHẬP CHỊU THUẾ THEO LUẬT THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP

Các chỉ tiêu trong phần này phản ánh toàn bộ khoản DT hoặc chi phí được ghi nhận theo pháp luật kế toán, nhưng không phù hợp với quy định của Luật Thuế TNDN, nên điều chỉnh lại theo Luật Thuế TNDN. Các chỉ tiêu này làm tăng giảm tổng lợi nhuận trước thuế trên báo cáo tài chính của CSKD

1. Điều chỉnh tăng tổng lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp (B1= B2+B3+...+B16)

- Mã số B2: Các khoản điều chỉnh tăng doanh thu: Số liệu để ghi các chỉ tiêu này là Các khoản doanh thu được xác định là doanh thu để tính thuế TNDN nhưng chưa được xác định là doanh thu theo quy định của chuẩn mực kế toán về doanh thu.

- Mã số B3: Chi phí của phần doanh thu điều chỉnh giảm: Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là toàn bộ chi phí có hoá đơn, chứng từ hợp pháp đã tạo ra khoản doanh thu đã tính thuế ghi ở chỉ tiêu “Giảm trừ các khoản doanh thu đã tính thuế năm trước” (Mã số B21) của Tờ khai tự quyết toán thuế TNDN).

- Mã số B4: Thuế thu nhập đã nộp cho phần thu nhập nhận được ở nước ngoài: Số liệu ghi vào chỉ tiêu này là các khoản thuế đã nộp ở nước ngoài cho phần thu nhập CSKD nhận được từ hoạt động sản xuất kinh doanh ở nước ngoài trong kỳ tính thuế. (Dòng tổng cộng cột 6 mẫu số 01-5/TNDN)

- Mã số B5: Chi phí khấu hao TSCĐ không đúng quy định: Số liệu ghi vào chỉ tiêu là khoản chi phí KH TSCĐ không có HĐ, CT, phần trích KH không được tính vào CP khi tính thuế TNDN

- Mã số B6: Chi phí trả lãi tiền vay vượt mức khống chế: Phần trả lãi tiền vay phải trả cho các tổ chức, cá nhân không phải là NH, tổ chức tín dụng khác và tổ chức kinh tế vượt trên mức khống chế (1,5 lần so với mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng nhà nước công bố) và phần chi phí trả lãi tiền vay để góp vốn pháp định, vốn điều lệ mà CSKD đã tính vào chi phí

- Mã số B7: Các khoản chi không có hoá đơn, chứng từ theo chế độ quy định: Toàn bộ các khoản chi phí có chứng từ chi, được phản ánh trong hệ thống sổ sách kế toán của CSKD, nhưng chứng từ chi không đảm bảo tính hợp pháp theo quy định của Luật Thuế TNDN.

- Mã số B8: Các khoản thuế bị truy thu và tiền phạt về vi phạm hành chính đã tính vào chi phí: Tổng số các khoản chi tiền phaït do bị truy thu thuế, tiền phạt vi phạm chế độ quản lý nhà nước CSKD đã hạch toán vào chi phí SXKD theo các biên lai, chứng từ nộp tiền phạt cho các cơ quan quản lý nhà nước.

- Mã số B9: Các khoản chi không liên quan đến doanh thu và thu nhập chịu thuế: Chứng từ chi về đầu tư XDCB; chi ủng hộ các đoàn thể, tổ chức xã hội và ủng hộ địa phương và các khoản chi khác không liên quan đến doanh thu, thu nhập chịu thuế, chi tài trợ cho giáo dục, y tế, khắc phục hậu quả thiên tai không đúng đối tượng mà CSKD đã hạch toán vào chi phí SXKD

- Mã số B10: Tiền lương, tiền công không được tính vào CP hợp lý do vi phạm chế độ hợp đồng LĐ; Chi phí tiền lương, tiền công của chủ DNTN, thành viên hợp danh và tiền thù lao trả cho sáng lập viên, thành viên hội đồng quản trị, Cty CP, Cty TNHH không trực tiếp tham gia điều hành SXKD: Toàn bộ các khoản chi phí tiền lương, tiền công mà CSKD đã hạch toán vào chi phí SXKD, nhưng không được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN

- Mã số B12: Chi tiền ăn giữa ca vượt mức quy định: DN Nhà nước: TT 10/2009/TT-BTC ngày 24/04/2009 và thông tư 06/2010/TT-BTC ngày 07/04/2010 của Bộ LĐRB&XH không quá 550.000 đồng/người tháng. Đối với DN khác: không khống chế

- Mã số B13: Chi phí quản lý kinh doanh do công ty ở nước ngoài phân bổ vượt mức quy định: Số chi phí quản lý kinh doanh công ty ở nước ngoài phân bổ cho cơ sở thường trú tại VN vượt mức quy định mà Cơ sở thường trú đã hạch toán vào chi phí SXKD

- Mã số B14: Lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có nguồn gốc ngoại tệ tại thời điểm cuối năm tài chính: Số liệu để ghi vào chỉ tiêu là phần lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư các khoản nợ phải thu dài hạn có nguồn gốc ngoại tệ tại thời điểm cuối năm tài chính.

- Mã số B15: Chi phí quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, tiếp tân, khánh tiết, giao dịch đối ngoại, chi hoa hồng môi giới, và các loại chi phí khác vượt mức quy định...: Phần chi phí quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, tiếp tân, khánh tiết, hội họp, chi phí giao dịch đối ngoại, chi hoa hồng môi giới, chi phí hội nghị và các loại chi phí khác vượt mức khống chế 10% theo quy định mà CSKD đã hạch toán vào chi phí SXKD (đối với doanh nghiệp mới ra kinh doanh từ năm 2009 khống chế 15% trong 3 năm đầu)

- Mã số B16: Các khoản điều chỉnh tăng lợi nhuận trước thuế khác: Các khoản điều chỉnh tăng lợi nhuận trước thuế TNDN khác, ngoài các khoản phải điều chỉnh tại các chỉ tiêu có mã số từ B2 đến B15

2. Điều chỉnh giảm tổng lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp (B17 = B18 + B19+ B20 + B21 + B22): Chỉ tiêu này là tổng các khoản làm giảm lợi nhuận trước thuế đã được phản ánh trên hệ thống sổ sách kế toán của doanh nghiệp so với các quy định của Luật Thuế TNDN

- Mã số B18: Lợi nhuận từ hoạt động không thuộc diện chịu thuế thu nhập doanh nghiệp: Lợi nhuận không chịu thuế TNDN của CSKD là các khoản thu từ cổ tức, lợi nhuận được chia từ hoạt động liên doanh liên kết trong nước sau khi đã nộp thuế TNDN, hoặc các khoản thu nhập khác không phải chịu thuế theo quy định của Chính Phủ (như trái phiếu chính phủ, công trái).
- Mã số B19: Giảm trừ các khoản doanh thu đã tính thuế năm trước: Các khoản doanh thu được hạch toán trong báo cáo tài chính năm nay của CSKD nhưng đã điều chỉnh tăng doanh thu để tính thuế TNDN của các năm trước.

- Mã số B20: Chi phí của phần doanh thu đã điều chỉnh tăng: Toàn bộ chi phí có hoá đơn, chứng từ hợp pháp đã tạo ra khoản doanh thu điều chỉnh tăng (Mã số B2).

- Mã số B21: Lãi chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có nguồn gốc ngoại tệ tại thời điểm cuối năm tài chính: Số liệu để ghi vào chỉ tiêu là phần lãi chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản nợ phải thu dài hạn có nguồn gốc ngoại tệ tại thời điểm cuối năm tài chính.

- Mã số B22: Các khoản điều chỉnh làm giảm lợi nhuận trước thuế khác: Các khoản phải điều chỉnh giảm lợi nhuận trước thuế đã được phản ánh trên sổ sách kế toán so với Luật thuế TNDN, ngoài các khoản phải điều chỉnh tại các chỉ tiêu có mã số từ B18 đến B21. Bao gồm: Các khoản thu nhập được miễn thuế quy định tại mục VI phần C Thông tư 130/2008/TT-BTC (ngoại trừ khoản lợi nhuận được chia từ góp vốn LDLK trong nước). Khoản trích lập dự phòng quỹ phát triển khoa học và công nghệ.

3. Tổng thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp (chưa trừ chuyển lỗ) (B23 = A1 + B1 - B17)

- Mã số B24: Thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh (trừ hoạt động chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất): Tổng số thu nhập chịu thuế từ hoạt động kinh doanh, hoạt động khác chưa trừ chuyển lỗ
- Mã số B25: Thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất: Tổng số thu nhập chịu thuế từ hoạt động chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất (chưa trừ chuyển lỗ năm trước chuyển sang) B25 = chỉ tiêu 3 trên phụ lục 03-3/TNDN

4. Lỗ từ các năm trước chuyển sang (B26 = B27 + B28)

- Mã số B27: Lỗ từ hoạt động sản xuất kinh doanh (trừ lỗ từ hoạt động chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất): Dòng tổng cộng của cột (4) phần II, phụ lục 03-2/TNDN là số liệu để ghi vào chỉ tiêu này (Tổng số lỗ của hoạt động SXKD các năm trước chuyển sang)
- Mã số B28: Lỗ của hoạt động chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất: Căn cứ phụ lục 03-2B/TNDN để ghi vào chỉ tiêu này (số lỗ của hoạt động chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất các năm trước chuyển sang)

5. Tổng thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp (đã trừ chuyển lỗ) (B29 = B30 + B31)

- Mã số B30: Thu nhập từ hoạt động SXKD (trừ hoạt động chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất): (B30 = B24 - B27)
- Mã số B31: Thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất: (B31 = B25 – B28)

C. XÁC ĐỊNH SỐ THUẾ TNDN PHÁI NỘP TRONG KỲ TÍNH THUẾ

1. Xác định thuế TNDN từ hoạt động SXKD (C1 = C2 - C3 - C4 - C5)

- Mã số C2: Thuế thu nhập doanh nghiệp tính theo thuế suất phổ thông: (C2 = B30 x 25%)

- Mã số C3: Thuế thu nhập doang nghiệp chênh lệch do CSKD hưởng thuế suất khác mức thuế suất 25%: Số thuế TNDN chênh lệch do CSKD hưởng thuế suất ưu đãi - Chỉ tiêu 3.4 tại Phụ lục số 03-4A/TNDN, Chỉ tiêu 4.3 tại Phụ lục 03-4B/TNDN

- Mã số C4: Thuế thu nhập được miễn, giảm trong kỳ tính thuế: Tổng số các khoản thuế thu nhập được miễn, giảm đã được xác định theo các Phụ lục

- Mã số C5: Số thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp ở nước ngoài được trừ trong kỳ tính thuế: Tổng số thuế đã nộp ở nước ngoài được trừ đã được xác định tại cột số (11) Phụ lục số 03-5/TNDN

2. Thuế TNDN đối với thu nhập từ hoạt động chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất: (C6 = C7 + C8 – C9)

- Mã số C7: Thuế TNDN đối với thu nhập từ hoạt động chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất: (C7 = B31 X 25%)

- Mã số C8: Thuế thu nhập bổ sung từ thu nhập chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất: Căn cứ Thông tư số 130/2008/TT-BTC không thu thuế TNDN bổ sung, nên chỉ tiêu này không ghi bỏ trống

- Mã số C9: Thuế thu nhập từ thu nhập chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất đã nộp ở tỉnh/thành phố ngoài nơi đóng trụ sở chính: Căn cứ vào biên lai, chứng từ nộp thuế tại các địa phương khác

3. Thuế thu nhập doanh nghiệp phát sinh phải nộp trong kỳ tính thuế (C10 = C1+ C6)

V. VÍ DỤ KHAI QUYẾT TOÁN THUẾ TNDN


Cty A năm 2010 có số liệu ghi nhận trên SSKT như sau:
- Tổng DT : 20 tỷ đồng (trong đó DT kinh doanh vải: 5 tỷ, DT dệt vải: 5 tỷ, DT kinh doanh BĐS:10 tỷ)
- Thu nhập khác phát sinh năm 2009: 2 tỷ đồng.
Trong đó:
+ Lợi nhuận được chia sau thuế do góp vốn liên doanh, liên kết trong nước là 500 triệu đồng

+Thu nhập nhận được hoạt động KD tại nước ngoài: 800 triệu, thuế nộp tại nước ngoài: 200 triệu

+ Thu nhập nhận được từ tài trợ cho giáo dục: 200 triệu

+ Thu nhập hoàn nhập các khoản dự phòng: 500 triệu

-Tổng CP thực tế phát sinh: 18,5 tỷ đồng (Giá vốn: 14 tỷ, chi phí QLDN: 1,8 tỷ, chi phí bán hàng: 2,7 tỷ) trong đó hạch toán riêng:
+ CP kinh doanh vải: 7,5 tỷ (trong đó không có hoá đơn hợp pháp là: 1,5 tỷ),
+ CP SX vải: 4 tỷ (trong đó không có hoá đơn hợp pháp là: 0,8 tỷ, lãi vay vượt: 0,2 tỷ)
+ CP kinh doanh BĐS: 7 tỷ​

Biết rằng :

- Năm 2010 Cty A là năm SX vải được áp dụng thuế suất thuế TNDN 20%, được giảm 50% thuế TNDN,

- Lỗ của năm 2009 là 0,5 tỷ (SX vải)

- Cuối năm có trích lập quỹ dự phòng phát triển khoa học và công nghệ 10%

- Trong năm 2008 có đầu tư mở rộng 1 phân xưởng in bông với tổng trị giá 20 tỷ, phân xưởng đi vào hoạt động năm 2008

- Tổng nguyên giá TSCĐ cuối năm 2010: 100 tỷ đồng

- Năm 2010, Cty được hưởng ưu đãi giảm 50% thuế TNDN cho phần thu nhập tăng thêm do đầu tư mở rộng trong năm 2008

1. TỔNG HỢP SỐ LIỆU LẬP QUYẾT TOÁN THUẾ TNDN NĂM 2010

vb7yhws4rydhk9v.png


y8l0tet4f6f597h.png

2. BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH (Phụ lục 03-1A/TNDN

u0nqzpkk5o6suii.png

3. CHUYỂN LỖ TỪ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

y0petoo0p4r9cxm.png

Còn tiếp
 
Sửa lần cuối:
Khóa học Quản trị dòng tiền
Kế Toán Già Gân

Kế Toán Già Gân

Già mà ham
Tiếp theo

4. THUẾ THU NHẬP ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CHUYỂN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT, CHUYỂN QUYỀN THUÊ ĐẤT


zdf3229osc8ptqi.png


5. THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP ĐƯỢC ƯU ĐÃI

dp3wwczuotxstar.png

6. TỜ KHAI QUYẾT TOÁN THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP

kmshchdojj7jf6j.png

Nguồn: Mạng trí thức thuế số 1 Việt Nam (Tanet.vn) - http://tanet.vn/eos.nsf/0/11EA90217872AB34472578380053AF24?OpenDocument

Tải Tài liệu Tổng hợp Hướng dẫn Quyết toán Thuế TNDN năm 2010 - Tài liệu đã biên soạn lại bằng Word

Các điểm lưu ý khi quyết toán thuế TNDN 2010 - Tài liệu do Phòng Nghiệp Vụ Công Ty Kiểm Toán AS soạn thảo bằng Power Point.
 
Sửa lần cuối:
Kế Toán Già Gân

Kế Toán Già Gân

Già mà ham
Slide hướng dẫn quyết toán thuế 2010

Slide hướng dẫn quyết toán thuế 2010 của Hội Tư Vấn Thuế Việt Nam do Bà Nguyễn Thị Cúc - Chủ tịch Hội tư vấn thuế trình bày.

  • Cập nhật chính sách thuế GTGT (Thuế suất, Giá tính thuế, Khấu trừ thuế đầu vào)

  • Thuế TNDN (Ưu đãi thuế, Chi Phí được trừ, không được trừ, Thu nhập chịu thuế, Thu nhập khác, Thu nhập khác được ưu đãi thuế)

  • Chuyển lỗ

  • Thuế TNCN (Cá nhân cư trú, Xác định thu nhập, Quyết toán thuế, Cơ quan quyết toán, Cá nhân tự quyết toán)

Tải slide tại webketoan.vn

Vui lòng đọc/xem kỹ slide để thực hiện.

Thân
 
N

nguoiquytoc

Guest
8/2/11
29
2
0
44
Lam Dong
Bác già gân ui, cho tui hỏi:

Theo công văn 1933/BTC-TCT ngày 14/02/2011 về quyết toán thuế TNDN năm 2010, có ghi:

Nội dung công văn số 7250/BTC-TCT ngày 07/06/2010 của Bộ Tài Chính tiếp tục được áp dụng thực hiện quyết toán thuế TNDN năm 2010 là sao hả bác? Tui quá lăng tăng về đoạn hướng dẫn xử lý chênh lệch tỉ giá theo công văn số 7250/BTC-TCT

công văn số 7250/BTC-TCT ngày 07/06/2010 của Bộ Tài Chính
......
......
1.2. Về xác định các khoản thu nhập từ chênh lệch tỷ giá:

- Trong năm tính thuế Doanh nghiệp có phát sinh khoản lãi chênh lệch tỷ giá phát sinh trong kỳ, lãi chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại các khoản nợ phải trả bằng ngoại tệ cuối năm tài chính và lỗ chênh lệch tỷ giá phát sinh trong kỳ, lỗ chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại các khoản nợ phải trả bằng ngoại tệ cuối năm tài chính, thì được xác định như sau:

+ Khoản chênh lệch tỷ giá phát sinh trực tiếp từ doanh thu của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được hạch toán vào doanh thu của hoạt động sản xuất kinh doanh tương ứng để xác định thu nhập doanh nghiệp.

+ Khoản lãi chênh lệch tỷ giá phát sinh trong kỳ, lãi chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại các khoản nợ phải trả bằng ngoại tệ cuối năm tài chính sẽ được bù trừ với khoản lỗ chênh lệch tỷ giá phát sinh trong kỳ, lỗ chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại các khoản nợ phải trả bằng ngoại tệ cuối năm tài chính. Sau khi bù trừ nếu còn lãi chênh lệch tỷ giá thì tính vào thu nhập khác, nếu lỗ chênh lệch tỷ giá thì tính vào chi phí khi xác định thu nhập chịu thuế.

Ví dụ 1: Trong năm tính thuế 2009, Doanh nghiệp có khoản lãi chênh lệch tỷ giá thực tế phát sinh là: 130 triệu đồng, khoản lỗ chênh lệch tỷ giá thực tế phát sinh là: 150 triệu, cuối năm 2009 có phát sinh khoản lỗ do đánh giá lại các khoản nợ phải trả bằng ngoại tệ cuối năm tài chính là 50 triệu đồng, sau khi bù trừ giữa các khoản lãi, lỗ do chênh lệch tỷ giá thực tế phát sinh và lỗ do đánh giá lại các khoản nợ phải trả có nguồn gốc ngoại tệ nêu trên, doanh nghiệp vẫn còn phát sinh lỗ 70 triệu (130-150-50), doanh nghiệp tính khoản lỗ chênh lệch tỷ giá 70 triệu đồng này vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.

Ví dụ 2: Trong năm tính thuế 2009, Doanh nghiệp có khoản lãi chênh lệch tỷ giá thực tế phát sinh là: 130 triệu đồng, khoản lỗ chênh lệch tỷ giá thực tế phát sinh là: 150 triệu, cuối năm 2009 có phát sinh khoản lãi do đánh giá lại các khoản nợ phải trả bằng ngoại tệ cuối năm tài chính là 30 triệu đồng, sau khi bù trừ giữa các khoản lãi, lỗ do chênh lệch tỷ giá thực tế phát sinh và lãi do đánh giá lại các khoản nợ phải trả có nguồn gốc ngoại tệ nêu trên, doanh nghiệp phát sinh lãi 10 triệu (130-150+30), doanh nghiệp tính khoản lãi chênh lệch tỷ giá 10 triệu đồng này vào thu nhập khác khi xác định thu nhập chịu thuế.​
- Chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại các khoản nợ phải trả bằng ngoại tệ cuối năm tài chính thực hiện theo quy định tại Thông tư số 177/2009/TT-BTC ngày 10/9/2009 và được bù trừ theo nguyên tắc hướng dẫn nêu trên.

- Chênh lệch tỷ giá phát sinh trong quá trình đầu tư xây dựng cơ bản đang trong giai đoạn đầu tư để hình thành tài sản cố định; Chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại các khoản nợ phải thu bằng ngoại tệ cuối năm tài chính thực hiện theo quy định tại Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008 và Thông tư số 130/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008.​

Xử lý chênh lệch tỷ giá

1.- Bãi bỏ Thông tư số 177/2009/TT-BTC ngày 10/09/2009 về hướng dẫn xác định thu nhập chịu thuế đối với chênh lệch tỷ giá của các khoản nợ phải trả bằng ngoại tệ.

2.- Thông tư 201/2009/TT-BTC ngày 15/10/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn xử lý các khoản chênh lệch tỷ giá trong doanh nghiệp (Vẫn còn hiệu lực)

3.- Thông tư 18/2011/TT-BTC ngày 10/02/2011của Bộ Tài Chính có Sửa đổi, bổ sung Thông tư số 130/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 các điểm sau:

k) Sửa đổi điểm 2.20 mục IV Phần C như sau:

Không tính vào chi phí được trừ: Lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư cuối năm là: tiền mặt, tiền gửi, tiền đang chuyển, các khoản nợ phải thu có gốc ngoại tệ; lỗ chênh lệch tỷ giá phát sinh trong quá trình đầu tư xây dựng cơ bản để hình thành TSCĐ mà TSCĐ này chưa đưa vào sản xuất kinh doanh (không phân biệt doanh nghiệp chưa đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh hay đã đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh).

=====

3. Xác định các khoản thu nhập.

b) Sửa đổi, bổ sung điểm 6 mục V Phần C như sau:

- Trong năm tính thuế Doanh nghiệp có chênh lệch tỷ giá phát sinh trong kỳ và chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại các khoản nợ phải trả có gốc ngoại tệ cuối năm tài chính, thì được xác định như sau:

+ Khoản chênh lệch tỷ giá phát sinh trong kỳ liên quan trực tiếp đến doanh thu, chi phí của hoạt động sản xuất kinh doanh chính của doanh nghiệp được tính vào chi phí hoặc thu nhập của hoạt động sản xuất kinh doanh chính của doanh nghiệp. Khoản chênh lệch tỷ giá phát sinh trong kỳ không liên quan trực tiếp đến doanh thu, chi phí của hoạt động sản xuất kinh doanh chính của doanh nghiệp, nếu phát sinh lỗ chênh lệch tỷ giá tính vào chi phí sản xuất kinh doanh chính, nếu phát sinh lãi chênh lệch tỷ giá tính vào thu nhập khác.

+ Lãi chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại các khoản nợ phải trả bằng ngoại tệ cuối năm tài chính được bù trừ với lỗ chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại các khoản nợ phải trả bằng ngoại tệ cuối năm tài chính. Sau khi bù trừ nếu còn lãi chênh lệch tỷ giá thì tính vào thu nhập khác, nếu lỗ chênh lệch tỷ giá thì tính vào chi phí sản xuất kinh doanh khi xác định thu nhập chịu thuế.
Trường hợp chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại các khoản nợ phải trả bằng ngoại tệ tính vào chi phí làm cho kết quả kinh doanh của doanh nghiệp bị lỗ thì có thể phân bổ một phần chênh lệch tỷ giá cho năm sau để doanh nghiệp không bị lỗ nhưng phải đảm bảo phần chênh lệch tỷ giá tính vào chi phí trong năm ít nhất cũng phải bằng chênh lệch tỷ giá của số ngoại tệ đến hạn phải trả trong năm đó.​

Các khoản chênh lệch tỷ giá nêu trên không bao gồm chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư cuối năm là: tiền mặt, tiền gửi, tiền đang chuyển, các khoản nợ phải thu có gốc ngoại tệ; chênh lệch tỷ giá phát sinh trong quá trình đầu tư xây dựng cơ bản để hình thành TSCĐ mà TSCĐ này chưa đưa vào sản xuất kinh doanh (không phân biệt doanh nghiệp chưa đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh hay đã đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh).

- Thu nhập từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ: bằng tổng số tiền thu từ bán ngoại tệ trừ (-) tổng giá mua của số lượng ngoại tệ bán ra.​
 
Kế Toán Già Gân

Kế Toán Già Gân

Già mà ham
Gởi các bạn 1 số văn bản liên quan vẫn còn hiệu lực để làm việc.

- Công văn số 3158/TCT-CS ngày 21/08/2008 của Tổng cục Thuế về việc hạch toán khoản tiền bồi thường thiệt hại và phạt vi phạm hợp đồng kinh tế

Kể từ 01/01/2007 trở đi, các khoản phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng kinh tế được hạch toán chi phí hợp lý theo hướng dẫn tại Thông tư số 134/2007/TT-BTC ngày 14/02/2007 của Bộ Tài chính.​

- Công văn 2742/TCT-CS ngày 03/07/2009 của Tổng cục Thuế V/v ấn định thuế thu nhập doanh nghiệp

Công văn số 2742 ngày 03/07/2009 của TCT, một trong những căn cứ để cơ quan quản lý thuế ấn định thuế là hồ sơ khai thuế, số thuế đã nộp của các kỳ, lần khai thuế trước. Vì vậy, do doanh nghiệp có cơ sở hạch toán phụ thuộc đã kê khai thuế tại trụ sở chính nên cơ quan thuế địa phương nơi có cơ sở hạch toán phụ thuộc sẽ không được ấn định thuế TNDN của cơ sở này.​

- Công văn số 2928/TCT-CS ngày 6/8/2010 của Tổng Cục Thuế V/v hạch toán chi phí lãi vay

- Công văn 1314/TCT-CS ngày 20/04/2010 của Tổng Cục Thuế V/v chi phí lãi vay ngân hàng


- Công văn số:7070/CT-TTHT ngày 02/11/2010 về chính sách Thuế TNCN và TNDN khi chi tiền điện thoại cho người lao động đã được Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh gỡ xuống và chỉnh sửa theo công văn số 207/CT-TTHT ngày 12/01/2011.

Nội dung đính chính của công văn 207/CT-TTHT ngày 12/01/2011 như sau:

Kính gửi: Công ty TNHH Alpine Biomed Việt Nam
Địa chỉ: 6A, Tầng 6, Toà nhà Xưởng Tiêu Chuẩn, đường số 14, KCX Tân Thuận, P.Tân Thuận Đông, Quận 7
Mã số thuế: 0304602359

Ngày 01/10/2010 Cục Thuế TP có công văn số 7070/CT-TTHT trả lời văn bản số 07/2010/ALP ngày 12/10/2010 của Công ty về chính sách thuế đối với khoản trợ cấp điện thoại. Do sơ xuất trong khâu rà soát, nay Cục Thuế đính chính lại như sau:
- Đã in: “Căn cứ điểm 1 Mục IV, Phần C Thông tư số 130/2009/TT-BTC ngày 20/10/2009 …”

- Sửa lại: “Căn cứ điểm 1 Mục IV, Phần C Thông tư số 130/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 …”

Cục Thuế TP thông báo Công ty biết

TUQ.CỤC TRƯỞNG
TRƯỞNG PHÒNG TUYÊN TRUYỀN
HỖ TRỢ NGƯỜI NỘP THUẾ

Trần Thị Lệ Nga​

Tải công văn 207/CT-TTHT tại đây


Tải files đính kèm tại webketoan.vn

Thân,
 
Sửa lần cuối:
Kế Toán Già Gân

Kế Toán Già Gân

Già mà ham
Chia sẻ cùng các thành viên webketoan và giải pháp excel tài liệu hướng dẫn lập quyết toán thuế TNDN và thuế TNCN được lập bởi Ông Nguyễn Văn Bình, chuyên viên Cục Thuế Tỉnh Bình Dương.

Tải tài liệu tại đây: http://4wkt.net/f/d68yhy1uvvas1k3.rar

Tài liệu này được cung cấp bởi Công Ty Fast qua buổi học tập offline ""Hướng dẫn và giải đáp vướng mắc về thuế TNDN và thuế TNCN" do Công Ty Fast và webketoan tổ chức tại đây: Web Ke Toan

Thân
 
Sửa lần cuối:
Kế Toán Già Gân

Kế Toán Già Gân

Già mà ham
Bà Nguyễn Thị Cúc và Thầy Phạm Ngọc Quang đang tổ chức hội thảo tại Hà Nội nên việc chia thông tin về bài giảng gởi đến mình có phần chậm chạp.

Mình có xin Thầy Phạm Ngọc Quang (Tanet.vn - Trang chủ) để chia sẻ cho cộng đồng tài liệu cập nhật chính sách thuế mới và hướng dẫn quyết toán thuế năm 2010 tại Đà Nẵng ngày 07,08/03/2010 do Bà Nguyễn Thị Cúc, Chủ Tịch Hội Tư Vấn Thuế Việt Nam giảng dạy (Trang chủ).

Tài liệu này gồm 127 slides được biên soạn rất đầy đủ và khá công phu.

Kính thay mặt tất cả các thành viên cộng đồng webketoan.vn, giaiphapexcel.com, Dân Kế toán trân trọng chuyển lời cám ơn Bà Nguyễn Thị Cúc, Thầy Phạm Ngọc Quang cùng tập thể hội viên Hội Tư Vấn Thuế Việt Nam. Kính chúc Bà Nguyễn Thị Cúc, Thầy Phạm Ngọc Quang cùng tập thể hội viên được dồi dào sức khỏe, hạnh phúc, công việc luôn thành tựu và có nhiều bài bổ ích hướng dẫn chia sẻ cho các doanh nhân, bạn đọc cùng cộng đồng kế toán và giải pháp excel.

Về bài giảng, Thầy Quang có chia sẻ tại đây

Còn các bạn nào có nhu cầu bài softcopy thì vui lòng tải

Link 1 tại webketoan.vn - file dạng nén winrar (Cần giải nén trước khi xem)

Link 2 "dự phòng" - dạng Powerpoint


tanet_001.png


tanet_002.png


tanet_003.png


tanet_004.png


tanet_005.png


tanet_005a.png


tanet_006.png


tanet_007.png

Kính,

Lê Minh Trí - Kế toán già gân
 
N

npt912

Guest
2/11/09
21
0
0
Thành phố TPHCM
Chào các Anh Chị, cho em hỏi
1/ Trường hợp thuế TNDN tạm tính quý 3/2010, quý 4/2010 lời nhưng khi quyết toán cuối năm thì doanh nghiệp lỗ . Số tiền thuế của Quý 3/2010 cty nộp vào tháng 1/2011 , còn tiền quý 4/2010 thì chưa nộp . Xin hỏi như vậy có phải nộp tiền thuế của quý 4 nữa hay không ?

2/ Và xin hỏi hạch toán như vầy có đúng hay không

Quý 3 : lời , Ngày 30/09/2010 , hạch toán : N8211, C3334 : 1.600.000 đ. Cuối tháng 09/2010 , hạch toán : N911, C8211 1,600,000 . Do chưa nộp tiền nên ko hạch toán nộp tiền thuế

Quý 4 :lời , Ngày 31/12/2010, ht : N8211, C3334 : 400.000 đ. Cuối tháng 09/2010, hạch toán : N911,C8211 : 400.000 đ

Do quyết toán cuối năm lỗ nên hạch toán ngược lại : N3334, C8211 : 2.000.000 đ .
Xin hỏi hạch toán như vậy là đúng hay sai ?

Xin chân thành cảm ơn các bậc cao nhân !
 
Kế Toán Già Gân

Kế Toán Già Gân

Già mà ham
Tài liệu tập huấn hướng dẫn quyết toán thuế TNDN-TNCN năm 2010 của Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh do Ông Lê Tư, Phó Phòng Tuyên Truyền Hỗ Trợ Cục Thuế TP. HCM tập huấn.


1 - QUYẾT TOÁN THUẾ TNDN
2 - MỘT SỐ ĐIỂM LƯU Ý VỀ THUẾ GTGT
3 - QUYẾT TOÁN THUẾ TNCN
4 - MỘT SỐ ĐIỂM SỬA ĐỔI BỔ SUNG CỦA THÔNG TƯ 18/2011/TT-BTC VỀ THUẾ TNDN​

Link 1 tại webketoan - file dạng nén winrar


Link 2 load tại đây - file dạng powerpoint


Chân thành cám ơn Thầy Lê Tư đã cung cấp chia sẻ tài liệu cho cộng đồng.
 
Sửa lần cuối:
T

thunderstone

Trung cấp
24/3/07
105
4
18
36
Tp. Hồ Chí Minh
Mọi người ơi cho em hỏi 1 câu với. Theo những gì đề cập ở trong topic này thì hồ sơ hoàn Thuế không có những Bảng kê kèm theo, ví dụ như Bảng kê tình hình nộp Ngân sách Nhà nước, Bảng kê tổng hợp hợp đồng kinh tế....
Năm ngoái khi em làm hồ sơ quyết toán mà ko có mấy bảng kê này thì Thuế ko chịu nhận, không biết năm nay thì sao? Thật sự là làm mấy bảng kê này mất thời gian quá.
VỚi lại có cần Báo cáo Tài chính làm bằng HTKK không? Vì báo cáo của em lên bằng Excel, bị lệch 1 đồng => em thêm bớt 1 vài số lẻ thập phân để báo cáo cân => nhập vào HTKK thì nó sẽ bị lệch :((
Em thấy năm ngoái Thuế chỉ quét mã vạch cái tờ khai tự quyết toán Thuế thôi, còn mấy cái kia Thuế chỉ lật qua xem, nên không biết lập BCTC mà ko có HTKK có được chấp nhận hay không?
 
chieu8283

chieu8283

Cao cấp
21/3/08
366
5
18
Hà Nội
Mọi người ơi cho em hỏi 1 câu với. Theo những gì đề cập ở trong topic này thì hồ sơ hoàn Thuế không có những Bảng kê kèm theo, ví dụ như Bảng kê tình hình nộp Ngân sách Nhà nước, Bảng kê tổng hợp hợp đồng kinh tế....
Năm ngoái khi em làm hồ sơ quyết toán mà ko có mấy bảng kê này thì Thuế ko chịu nhận, không biết năm nay thì sao? Thật sự là làm mấy bảng kê này mất thời gian quá.
VỚi lại có cần Báo cáo Tài chính làm bằng HTKK không? Vì báo cáo của em lên bằng Excel, bị lệch 1 đồng => em thêm bớt 1 vài số lẻ thập phân để báo cáo cân => nhập vào HTKK thì nó sẽ bị lệch :((
Em thấy năm ngoái Thuế chỉ quét mã vạch cái tờ khai tự quyết toán Thuế thôi, còn mấy cái kia Thuế chỉ lật qua xem, nên không biết lập BCTC mà ko có HTKK có được chấp nhận hay không?

Không cần mấy bảng kê tình hình nộp ngân sách đâu.
Bảng CĐKT, KQKD, lCTT & tờ khai QT TNDN phải làm trên HTKK. Nếu bạn làm trên excel in ra làm gì có mã vạch. Hôm trước mình đi nộp cũng ko thấy quét mã vạch nhưng cần phải kê khai trên HTKK
 
T

thunderstone

Trung cấp
24/3/07
105
4
18
36
Tp. Hồ Chí Minh
Bạn nộp hồ sơ ở đâu vậy? Mình làm hồ sơ quyết toán cho 3 công ty ở 3 nơi khác nhau nên chẳng biết đường n2o mà lần. Trên website của Cục Thuế Tp HCM cũng ko nói gì về mấy bảng kê tình hình nộp Ngân sách này nọ, nhưng ở tỉnh (Bình Dương, Đồng Nai,...) hay Chi cục Thuế thì chẳng biết thế nào. Mỗi nơi mỗi kiểu =.=
 
H

hienanhdt

Sơ cấp
2/1/10
17
0
0
Hai Phong
Mọi người cho mình hỏi: khi mình đi nộp báo cáo tài chính họ yêu cầu năm nay phiải nộp cả PHỤ LỤC 01-GCN/CC năm 2010. ( thông tin về giao dịch liên kết). Các bạn đã ai làm mầu này chưa, xin hướng dẫn cách mình kê khai với
 
maihan1104

maihan1104

Sơ cấp
1/7/09
42
7
8
Tp.HCM
Muốn hỏi bác Ketoangiangan cách tính của các mục sau :

* Thu nhập tính thuế tăng thêm do đầu tư mở rộng, trên bảng Tổng hợp số liệu : 270,000,000 ???
* Thuế TNDN được hưởng ưu đãi về miễn giảm, trên bảng Tổng hợp số liệu : 141,750,000 ( chỉ tiêu C4 trên tờ khai Quyết toán ). Phụ lục 03-4A thể hiện ở mục 4.5 là 108,000,000.
* Thuế TNDN được hưởng ưu đãi về thuế suất, trên bảng Tổng hợp số liệu ko thể hiện ( chỉ tiêu C3 trên tờ khai Quyết toán ). Phụ lục 03-4A thể hiện ở mục 3.4 là 54,000,000.

Ngoài ra, Phụ lục 03-4B không thể hiện chi tiết, nên em ko biết còn hiểu sót gì ko.

Nhờ bác giải thích giúp.
 
Sửa lần cuối:
R

richmon

Sơ cấp
14/7/09
34
0
0
Da Nang
Công ty mình nhận được giải thưởng Ngôi sao vàng chất lượng quốc tế do tổ chức Bussiness Tnitiative Directions (BID) trao tặng, chi phí cho việc nhận giấy chứng chỉ chất lượng và cúp lưu niệm là 2800 Euro tương đương 83 triệu (làm tròn)
Ngày 03/03/2011 Công ty đã chuyển tiền cho BID
Ngày 20/3/2011 bộ chừng từ về, trên tờ khai nhập khẩu, Hải quan đánh giá và tính thuế nhập khẩu 749.000 và thuế GTGT 350.000, phí Hải quan: 20.000, Phí EMS: 137.500.
Toàn bộ chi phí trên có được coi là chi phí hợp lý hợp lệ không? Nếu là chi phí hợp lý hợp lệ thì mình hạch toán như thế nào? Mong các bạn giúp đỡ. Cảm ơn
 
Sửa lần cuối:
N

nguyentuan0911

Trung cấp
3/4/11
151
4
18
Hà Nội
Cám ơn bác đã miệt mài post tài liệu cho anh em mới vào nghề như bọn em!
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA