I
BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC THUẾ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT
NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 1111/TCT-CS
V/v chính sách thuế
Hà Nội, ngày 04 tháng 04 năm 2011TỔNG CỤC THUẾ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT
NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 1111/TCT-CS
V/v chính sách thuế
Kính gửi: Cục Thuế tỉnh Đồng Nai.
Tổng cục Thuế nhận được công văn số 387/CT-TTHT đề ngày 20/1/2011
của Cục Thuế tỉnh Đồng Nai đề nghị giải đáp vướng mắc về chính sách thuế.
Về vấn đề này, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:
1. Về xác định chi phí hợp lý khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp:
a. Nợ phải thu khó đòi
- Tại điểm 2.16 Mục IV Phần C Thông tư số 130/2008/TT-BTC ngày
26/12/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số
124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành
Luật thuế thu nhập doanh nghiệp hướng dẫn các khoản chi không được tính
vào chi phí hợp lý:
“Trích, lập và sử dụng các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự
phòng tổn thất các khoản đầu tư tài chính, dự phòng nợ phải thu khó đòi và
dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hóa, công trình xây lắp không theo
đúng hướng dẫn của Bộ Tài chính về trích lập dự phòng”.
- Điều 3 Thông tư số 228/2009/TT-BTC ngày 7/12/2009 của Bộ Tài chính
hướng dẫn chế độ trích lập và sử dụng các khoản dự phòng giảm giá hàng
tồn kho, tổn thất các khoản đầu tư tài chính, nợ phải thu khó đòi và bảo hành
sản phẩm, hàng hóa, công trình xây lắp tại doanh nghiệp quy định về nguyên
tắc chung trong trích lập các khoản dự phòng.
- Tại Khoản 1 Điều 6 Thông tư số 228/2009/TT-BTC ngày 7/12/2009 của
Bộ Tài chính quy định căn cứ xác định là khoản nợ phải thu khó đòi như
sau:
“+ Nợ phải thu đã quá hạn thanh toán ghi trên hợp đồng kinh tế, các khế
ước vay nợ hoặc các cam kết nợ khác.
+ Nợ phải thu chưa đến thời hạn thanh toán nhưng tổ chức kinh tế (các
công ty, doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã, tổ chức tín dụng..) đã lâm vào
tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể; người nợ mất tích, bỏ
trốn, đang bị các cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử, đang thi hành
án hoặc đã chết.”
- Tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 228/2009/TT-BTC ngày 7/12/2009 của
Bộ Tài chính quy định phương pháp trích lập dự phòng như sau:
“Đối với nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán nhưng tổ chức kinh tế đã lâm
vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể; người nợ mất tích, bỏ
trốn, đang bị các cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử hoặc đang thi
hành án hoặc đã chết… thì doanh nghiệp dự kiến mức tổn thất không thu hồi
được để trích lập dự phòng.”
Căn cứ các quy định nêu trên, Cục Thuế căn cứ vào quy định của pháp luật
để hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện trích lập và sử dụng các khoản dự
phòng theo đúng hướng dẫn của Bộ Tài chính. Trường hợp doanh nghiệp
không thực hiện trích lập dự phòng các khoản nợ phải thu khó đòi nhưng
thực tế doanh nghiệp có phát sinh nợ không thu được thì khoản nợ không
thu được này không được tính vào chi phí hợp lý được trừ khi tính thuế thu
nhập doanh nghiệp.
b. Giá trị hàng hóa bị hủy bỏ
- Tại Khoản 2 Điều 1 Thông tư số 18/2011/TT-BTC ngày 10/2/2011 của Bộ
Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 130/2008/TT-BTC ngày 26/12/2010
của Bộ Tài chính quy định:
“a) Bổ sung điểm 2.1 mục IV Phần C nội dung sau:…
a2. Hàng hóa bị hư hỏng do hết hạn sử dụng, bị hư hỏng do thay đổi quá
trình sinh hóa tự nhiên không được bồi thường và nằm trong định mức do
doanh nghiệp xây dựng thì được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu
nhập chịu thuế. Trường hợp hàng hóa bị hư hỏng do hết hạn sử dụng, bị hư
hỏng do thay đổi quá trình sinh hóa tự nhiên vượt quá định mức do doanh
nghiệp xây dựng thì phần vượt định mức sẽ không được tính vào chi phí
được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.
Hồ sơ đối với hàng hóa bị hư hỏng do hết hạn sử dụng, bị hư hỏng do thay
đổi quá trình sinh hóa tự nhiên được tính vào chi phí được trừ như sau:
- Văn bản của doanh nghiệp gửi cơ quan thuế trực tiếp quản lý giải trình về
hàng hóa bị hư hỏng do hết hạn sử dụng, bị hư hỏng do thay đổi quá trình
sinh hóa tự nhiên và nằm trong định mức do doanh nghiệp xây dựng.
- Biên bản kiểm kê giá trị hàng hóa bị hư hỏng do doanh nghiệp lập.
Biên bản kiểm kê giá trị hàng hóa hư hỏng phải xác định rõ giá trị hàng hóa
bị hư hỏng, nguyên nhân hư hỏng; chủng loại, số lượng, giá trị hàng hóa có
thể thu hồi được (nếu có); bảng kê xuất nhập tồn hàng hóa bị hư hỏng có
xác nhận do đại diện hợp pháp của doanh nghiệp ký và chịu trách nhiệm
trước cơ quan có thẩm quyền.
- Hồ sơ bồi thường thiệt hại được cơ quan bảo hiểm chấp nhận bồi thường
(nếu có).
- Hồ sơ quy định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân phải bồi thường (nếu có).
Doanh nghiệp gửi cơ quan thuế trực tiếp quản lý văn bản giải trình về tài
sản, hàng hóa bị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn; hàng hóa bị hư
hỏng do hết hạn sử dụng, bị hư hỏng do thay đổi quá trình sinh hóa tự nhiên
không được bồi thường chậm nhất khi nộp hồ sơ kê khai quyết toán thuế
TNDN theo quy định của năm xảy ra tài sản, hàng hóa bị tổn thất, bị hư
hỏng. Các hồ sơ khác (bao gồm biên bản kiểm kê giá trị tài sản hàng hóa bị
tổn thất, bị hư hỏng; văn bản xác nhận của chính quyền địa phương; hồ sơ
bồi thường thiệt hại được cơ quan bảo hiểm chấp nhận bồi thường (nếu có);
Hồ sơ quy định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân phải bồi thường (nếu có)
và các tài liệu khác) được lưu tại doanh nghiệp và xuất trình với cơ quan
thuế khi cơ quan thuế yêu cầu.”
- Tại Điều 2 Thông tư số 18/2011/TT-BTC ngày 10/2/2011 của Bộ Tài chính
quy định:
“Thông tư này có hiệu lực sau 45 ngày kể từ ngày ký và áp dụng từ kỳ tính
thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2011.”
Căn cứ các quy định nêu trên, từ kỳ tính thuế năm 2011, việc tính giá trị
hàng hóa bị hư hỏng vào chi phí hợp lý được thực hện theo quy định tại
Thông tư số 18/2011/TT-BTC ngày 10/2/2011 của Bộ Tài chính.
2. Về kê khai thuế GTGT
Những phản ánh và kiến nghị cục Cục Thuế về vấn đề kê khai thuế GTGT
đầu vào nêu tại công văn hỏi chưa đủ thông tin để Tổng cục Thuế trả lời, đề
nghị Cục Thuế có văn bản nêu cụ thể trường hợp phát sinh trong thực tiễn,
gửi hồ sơ liên quan, đề xuất biện pháp xử lý để Tổng cục Thuế có cơ sở trả
lời.
Tổng cục Thuế trả lời để Cục Thuế tỉnh Đồng Nai được biết./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Vụ PC – TCT (2b);
- Lưu VT, CS (3b).
KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG
Bùi Văn Nam