Mức chi văn phòng phẩm, công tác phí, điện thoại, trang phục...?

  • Thread starter nguyentuan0911
  • Ngày gửi
N

nguyentuan0911

Trung cấp
3/4/11
151
4
18
Hà Nội
Các anh chị cho em hỏi mức chi văn phòng phẩm, công tác phí, điện thoại, trang phục,… phù hợp với quy định của Nhà nước hiện hành được tính vào thu nhập chịu thuế TNDN được quy định cụ thể tại văn bản pháp luật nào ạ?
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
H

hiennx2k4

Guest
22/4/06
18
0
1
Tp.HCM
www.tienluc.com
Các anh chị cho em hỏi mức chi văn phòng phẩm, công tác phí, điện thoại, trang phục,… phù hợp với quy định của Nhà nước hiện hành được tính vào thu nhập chịu thuế TNDN được quy định cụ thể tại văn bản pháp luật nào ạ?

Theo quy định về thuế TNDN, thì những khoản chi này là hợp lý nếu có đầy đủ hoá đơn chứng từ. Riêng các khoản chi cho CBCNV thì phải có chính sách rõ ràng, trong trường hợp chi tiền mặt để CBCNV tự may đồng phục thì phải có quy định về định mức và phải có bảng ký nhận tiền của CBCNV.
 
N

nguyentuan0911

Trung cấp
3/4/11
151
4
18
Hà Nội
Cám ơn bạn, đã nhiệt tình chỉ bảo nhưng mình muốn biết rõ cụ thể hoen mức khoán chi cho từng khoản chi phí này là bao nhiêu, hay giới hạn tỉ lệ cụ thể là như thế nào ví dụ như
" lãi tiền vay vốn sản xuất, kinh doanh của đối tượng không phải là tổ chức tín dụng hoặc tổ chức kinh tế vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm vay"
Được quy định cụ thể tại Luật thuế thu nhập doanh nghiệp ngày 03 tháng 06 năm 2008.
 
N

nguyentuan0911

Trung cấp
3/4/11
151
4
18
Hà Nội
Mong nhận được sự giúp đỡ của anh, chị, bạn nào đã biết và đã đọc, mình nhớ đã đọc một lần về chi phí trên nhưng không thể nhớ nổi tên của văn bản ấy, giờ không biêt tra cứu lại ntn?
 
H

hiennx2k4

Guest
22/4/06
18
0
1
Tp.HCM
www.tienluc.com
Cám ơn bạn, đã nhiệt tình chỉ bảo nhưng mình muốn biết rõ cụ thể hoen mức khoán chi cho từng khoản chi phí này là bao nhiêu, hay giới hạn tỉ lệ cụ thể là như thế nào ví dụ như
" lãi tiền vay vốn sản xuất, kinh doanh của đối tượng không phải là tổ chức tín dụng hoặc tổ chức kinh tế vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm vay"
Được quy định cụ thể tại Luật thuế thu nhập doanh nghiệp ngày 03 tháng 06 năm 2008.

Những khoản chi phí này thường chiếm tỷ lệ nhỏ không đáng kể (so với tổng chi phí) nên Luật thuế TNDN không quy định định mức hay giới hạn về chi phí hợp lý cho các khoản mục này. Chỉ có quy định duy nhất là phải có hoá đơn chứng từ hợp lệ.
Về mặt kế toán, bạn nên dùng chính sách phân bổ theo thời gian (ví dụ: chi phí trả trước, trích trước...) và theo từng đối tượng chịu chi phí (sản xuất, bán hàng, quản lý) để cân đối và điều tiết chi phí, lợi nhuận hợp lý.
Chúc thành công.
 
N

nguyentuan0911

Trung cấp
3/4/11
151
4
18
Hà Nội
Có thể câu văn của mình làm bạn chưa hiểu được ý mình. Mình lấy ví dụ nhé. Trong phần chi phí không được trừ của doanh nghiệp sau khi mình tìm lại đã thấy phần chi trang phục là:
"Phần chi trang phục bằng hiện vật cho người lao động không có hoá đơn; phần chi trang phục bằng hiện vật cho người lao động vượt quá 1.500.000 đồng/người/năm; phần chi trang phục bằng tiền cho người lao động vượt quá 1.000.000 đồng/người/năm" theo thông tư 130(2008).
Như vậy phần chi phí không được trừ ứng với văn phòng phẩm, công tác phí, và chi điện thoại là bao nhiêu?
 
N

nguyen1987

Cao cấp
Bạn tham khảo nha:

Theo công văn 518/TCT-CS V/v quyết toán thuế TNDN năm 2010 và
một số nội dung cần lưu ý về thuế GTGT, TTĐB, thuế đối với nhà thầu nước ngoài
Doanh nghiệp không được tính vào chi phí được trừ đối với: phần chi quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, hoa hồng môi giới; chi tiếp tân, khánh tiết, hội nghị; chi hỗ trợ tiếp thị, chi hỗ trợ chi phí, chiết khấu thanh toán; chi báo biếu, báo tặng của cơ quan báo chí liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh vượt quá 10% tổng số chi được trừ; đối với doanh nghiệp thành lập mới là phần chi vượt quá 15% trong ba năm đầu, kể từ khi được thành lập. Tổng số chi được trừ không bao gồm các khoản chi khống chế quy định tại điểm này. Đối với hoạt động thương mại, tổng số chi được trừ không bao gồm giá mua của hàng hoá bán ra.
Các khoản chi quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, hoa hồng môi giới bị khống chế nêu trên không bao gồm:
- Hoa hồng môi giới bảo hiểm theo quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm;
- Hoa hồng trả cho các đại lý bán hàng đúng giá;
- Các khoản chi phát sinh trong nước hoặc ngoài nước (nếu có) bao gồm:
+ Chi phí nghiên cứu thị trường: thăm dò, khảo sát, phỏng vấn, thu thập, phân tích và đánh giá thông tin;
+ Chi phí phát triển và hỗ trợ nghiên cứu thị trường;
+ Chi phí thuê tư vấn thực hiện công việc nghiên cứu, phát triển và hỗ trợ nghiên cứu thị trường;
+ Chi phí trưng bày, giới thiệu sản phẩm và tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại: chi phí mở phòng hoặc gian hàng trưng bày, giới thiệu sản phẩm;
+ Chi phí thuê không gian để trưng bày, giới thiệu sản phẩm;
+ Chi phí vật liệu, công cụ hỗ trợ trưng bày, giới thiệu sản phẩm;
+ Chi phí vận chuyển sản phẩm trưng bày, giới thiệu.
Mức giới hạn 15% trong 3 năm đầu chỉ áp dụng đối với doanh nghiệp mới thành lập được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh kể từ ngày01/01/2009, không áp dụng đối với doanh nghiệp được thành lập mới do hợp nhất, chia, tách, sáp nhập, chuyển đổi hình thức doanh nghiệp, chuyển đổi sở hữu.
 
N

nguyentuan0911

Trung cấp
3/4/11
151
4
18
Hà Nội
Cám ơn bạn Nguyen 1987 đã cung cấp thêm cho mình thông tin để tham khảo!
 
H

hiennx2k4

Guest
22/4/06
18
0
1
Tp.HCM
www.tienluc.com
Bạn xem thêm thông tư 18/2011/TT-BTC bổ sung, sửa đổi thông tư 130.
1.- Đối với chi phí đồng phục thì:
Không tính vào chi phí được trừ: Phần chi trang phục bằng hiện vật cho người lao động không có hoá đơn, chứng từ; phần chi trang phục bằng tiền, bằng hiện vật cho người lao động vượt quá 05 (năm) triệu đồng/người/năm.
Trường hợp doanh nghiệp có chi trang phục cả bằng tiền và hiện vật cho người lao động thì mức chi tối đa để tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế không vượt quá 05 (năm) triệu đồng/người/năm.
Đối với những ngành kinh doanh có tính chất đặc thù thì chi phí này được thực hiện theo quy định cụ thể của Bộ Tài chính.
Ngoài bạn cũng lưu ý thêm trong thông tư 18:
Không tính vào chi phí được trừ: Các khoản tiền thưởng cho người lao động không được ghi cụ thể điều kiện được hưởng và mức được hưởng tại một trong các hồ sơ sau: Hợp đồng lao động; Thoả ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn; Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty.
2.- Còn về chi phí văn phòng, công tác phí, tiền điện thoại thì không có giới hạn chỉ cần có đầy đủ hoá đơn chứng từ. Còn nếu bị giới hạn thì khi nó nằm trong đối tượng chịu chi phí liên quan đến quảng cáo thì bị khống chế tỷ lệ của tổng chi phí quảng cáo và tổng chi phí.
 
S

scorpiusk11

Guest
14/9/09
7
0
0
37
Yen Bai City
cái này chịu chết ah. phải các lão làng chuyên làm QD mới biết hết
 
K

khunglong81

Sơ cấp
16/2/09
37
0
0
43
Hà Nội
Bạn ơi! cho mình hỏi. Bên minh mua trăm phục cho nhận viên thì chi phí trang phục 5.000.000/NViên/ năm là có bao gồm cả VAT không giúp em với. Em đang cần rất gấp.
 
N

nguyentuan0911

Trung cấp
3/4/11
151
4
18
Hà Nội
Trong các chi phí không được trừ khi xác định thuế TNDN có " phần chi trang phục bằng hiện vật cho người lao động vượt quá 1.500.000 đồng/người/năm"> Bên bạn mua hộ nhân viên thì phần 3.500.000 đ sẽ không được tính vào chi phí hợp lý. Theo mình biết thì 1.500.000 đ là số tiền trước VAT. Tức là hoá đơn có cả VAT là 1.650.000 đ vẫn được chấp nhận là chi phí hợp lý.
 
K

khunglong81

Sơ cấp
16/2/09
37
0
0
43
Hà Nội
Thông tư 18 đã nâng mức chi phí trang phục là 5.000.000đ/người / năm rồi bạn ah. Mình chỉ thác mắc là đó đã tính thuế hay chưa. Vì thông tư không nhắc đến.
 
N

nguyentuan0911

Trung cấp
3/4/11
151
4
18
Hà Nội
Mình đã đọc và cập nhâth thông tư 18 đúng là đã thay đổi lên thành 5 triệu, đó là chưa tính thuế chứ theo như cách lập luận của mình ở trên.
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA