Mỗi tuần một chuyên đề

Từ 1/10, mức lương tối thiểu vùng áp dụng theo NĐ 70/2011/NĐ-CP ????!

  • Thread starter bichvan.tax06
  • Ngày gửi
YOYO CL

YOYO CL

Trung cấp
Lương tối thiểu làm thang bảng lương là 2tr*(1+7%)=2,140tr chứ ạ. Bên mình làm quyết định tăng lương+03a chuyển lên BH là ok.

lương tối thiểu là 2tr, xây dựng bảng lương bậc đầu tiên phải cao hơn mức tối thiểu là 7%, chứ không phải tối thiểu là 2 140 . không cần phụ lục hợp đồng hả bạn?
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
rongcon8688

rongcon8688

Sơ cấp
23/10/09
31
1
8
35
ha noi
lương tối thiểu là 2tr, xây dựng bảng lương bậc đầu tiên phải cao hơn mức tối thiểu là 7%, chứ không phải tối thiểu là 2 140 . không cần phụ lục hợp đồng hả bạn?

Hihi, ý mình là thế :):)
Có thể là tùy từng quận bạn ạ, mình làm bên Tây Hồ thì ko cần.
 
N

nguyenthu307

Trung cấp
Lương tối thiểu là 2.000.000đ (áp dụng với lao động chưa qua đào tạo: bảo vệ, lao công...), nhân thêm 7% với lao động đã qua đào tạo (2.000.000đ * 7% = 2.140.000đ).
lương tối thiểu là 2tr, xây dựng bảng lương bậc đầu tiên phải cao hơn mức tối thiểu là 7%, chứ không phải tối thiểu là 2 140 . không cần phụ lục hợp đồng hả bạn?
 
M

mkaccountant

Guest
14/9/11
2
0
0
35
TP HCM
Thang bảng lương theo nghị định 70/2011/nđ-cp

Chào cả nhà,

Nhà mình ơi, giúp em với, trước giờ em chưa tiếp cận với công việc hành chánh, bây giờ Giám đốc giao thêm việc, em đang gặp khó khăn về thang bảng lương mới, anh chị giúp em nhé:
1. Cty em là cty TNHH Một thành viên, vào tháng 2.2011 cô kế toán trưởng cũ đã đăng ký thang bảng lương vơi mức tối thiểu là 1.350.000 ---> vậy bây giờ theo Nghị định 70 này, em có cần khai lại thang bảng lương mới không? Vì có thông tin là Nghị định này chỉ bắt buộc cho DNNN, DNnước ngoài thôi, còn tư nhân làm cũng được mà ko làm cũng ko sao. có phải vậy không ạ, nếu thế em khỏi phải đăng ký lại đc ko ạh. Xin giúp em với, em rất hoang mang, em cảm ơn cả nhà ạh.:wall:
 
lan50

lan50

Trung cấp
11/8/10
124
1
0
TraVinh-VinhLong
Chào cả nhà,

Nhà mình ơi, giúp em với, trước giờ em chưa tiếp cận với công việc hành chánh, bây giờ Giám đốc giao thêm việc, em đang gặp khó khăn về thang bảng lương mới, anh chị giúp em nhé:
1. Cty em là cty TNHH Một thành viên, vào tháng 2.2011 cô kế toán trưởng cũ đã đăng ký thang bảng lương vơi mức tối thiểu là 1.350.000 ---> vậy bây giờ theo Nghị định 70 này, em có cần khai lại thang bảng lương mới không? Vì có thông tin là Nghị định này chỉ bắt buộc cho DNNN, DNnước ngoài thôi, còn tư nhân làm cũng được mà ko làm cũng ko sao. có phải vậy không ạ, nếu thế em khỏi phải đăng ký lại đc ko ạh. Xin giúp em với, em rất hoang mang, em cảm ơn cả nhà ạh.:wall:

Em chịu khó đọc kỹ Nghị định 70/2011 và TT 23/2011/TT-BLĐTBXH về việc hướng dẫn thực hiện mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan, tổ chức có thuê mướn lao động để biết đối tượng (Loại hình doanh nghiệp) mà điều chỉnh thang lương, bảng lương


Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Doanh nghiệp thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp (kể cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam).
2. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác của Việt Nam có thuê mướn lao động.
3. Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế và cá nhân người nước ngoài tại Việt Nam có thuê mướn lao động (trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác).
Các công ty, doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức và cá nhân quy định tại các khoản 1, 2 và khoản 3 Điều 1 Thông tư này sau đây gọi chung là doanh nghiệp

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động quy định tại Nghị định số 44/2003/NĐ-CP ngày 09 tháng 5 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về hợp đồng lao động.
2. Viên chức quản lý hưởng lương trong các doanh nghiệp, bao gồm thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng, Kiểm soát viên và những người làm công tác quản lý khác hưởng lương.

Điều 3. Mức lương tối thiểu vùng

1. Mức lương tối thiểu vùng áp dụng từ ngày 01 tháng 10 năm 2011 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2012 được quy định tại Điều 2 Nghị định số 70/2011/NĐ-CP ngày 22 tháng 8 năm 2011 của Chính phủ (sau đây gọi tắt là mức lương tối thiểu vùng) như sau:


a) Mức 2.000.000 đồng/người/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I.
b) Mức 1.780.000 đồng/người/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II.
c) Mức 1.550.000 đồng/người/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III.
d) Mức 1.400.000 đồng/người/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên các địa bàn thuộc vùng IV.


2. Địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu vùng được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 70/2011/NĐ-CP ngày 22 tháng 8 năm 2011 của Chính phủ.

3. Địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu vùng trong một số trường hợp cụ thể được quy định như sau:


a) Địa bàn có sự thay đổi tên hoặc chia tách thì tạm thời thực hiện theo mức lương tối thiểu vùng đối với địa bàn trước khi thay đổi tên hoặc chia tách; trường hợp địa bàn được thành lập mới từ các địa bàn có mức lương tối thiểu vùng khác nhau thì thực hiện mức lương tối thiểu vùng theo địa bàn có mức lương tối thiểu vùng cao nhất; trường hợp thành lập thành phố trực thuộc tỉnh từ một địa bàn hoặc nhiều địa bàn thuộc vùng IV thì thực hiện mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với địa bàn thuộc vùng III.

b) Doanh nghiệp hoạt động trên các địa bàn liền nhau có mức lương tối thiểu vùng khác nhau thì thực hiện mức lương tối thiểu vùng theo địa bàn có mức lương tối thiểu vùng cao nhất; doanh nghiệp có đơn vị, chi nhánh hoạt động trên các địa bàn có mức lương tối thiểu vùng khác nhau thì đơn vị, chi nhánh hoạt động ở địa bàn nào, thực hiện mức lương tối thiểu vùng theo địa bàn đó.

c) Khu công nghiệp, khu chế xuất nằm trên các địa bàn có mức lương tối thiểu vùng khác nhau thì doanh nghiệp hoạt động trong khu công nghiệp, khu chế xuất đó thực hiện mức lương tối thiểu vùng theo địa bàn có mức lương tối thiểu vùng cao nhất; trường hợp khu công nghiệp, khu chế xuất có các phân khu nằm trên các địa bàn có mức lương tối thiểu vùng khác nhau thì doanh nghiệp hoạt động trong phân khu nằm trên địa bàn nào, thực hiện mức lương tối thiểu vùng theo địa bàn đó.

Điều 4. Áp dụng mức lương tối thiểu vùng

1. Mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định là mức lương thấp nhất làm cơ sở để doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận tiền lương trả cho người lao động, nhưng mức tiền lương tính theo tháng trả cho người lao động chưa qua đào tạo làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường, bảo đảm đủ số ngày làm việc tiêu chuẩn trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận, không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.

2. Mức tiền lương thấp nhất phải trả cho người lao động đã qua học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp tự dạy nghề) phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.
Người lao động đã qua học nghề bao gồm:
- Những người đã được cấp chứng chỉ nghề, bằng nghề, bằng trung học nghề theo quy định tại Nghị định số 90/CP ngày 24 tháng 11 năm 1993 quy định cơ cấu khung của hệ thống giáo dục quốc dân, hệ thống văn bằng, chứng chỉ về giáo dục và đào tạo;
- Những người đã được cấp chứng chỉ nghề, bằng nghề theo quy định tại Luật Giáo dục năm 1998 và Luật Giáo dục năm 2005;
- Những người đã được cấp chứng chỉ theo chương trình dạy nghề thường xuyên, chứng chỉ sơ cấp nghề, bằng tốt nghiệp trung cấp nghề, bằng tốt nghiệp cao đẳng nghề hoặc đã hoàn thành chương trình học nghề theo hợp đồng học nghề quy định tại Luật Dạy nghề;
- Những người đã được cấp văn bằng, chứng chỉ nghề của cơ sở đào tạo nước ngoài;
- Những người đã được doanh nghiệp đào tạo nghề hoặc tự học nghề và được doanh nghiệp kiểm tra, bố trí làm công việc đòi hỏi phải qua đào tạo nghề.​

3. Mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định dùng làm căn cứ để xây dựng và điều chỉnh các mức lương của người lao động làm việc trong doanh nghiệp xây dựng và ban hành thang lương, bảng lương theo quy định của pháp luật lao động như sau:

a) Đối với doanh nghiệp đã xây dựng và ban hành thang lương, bảng lương thì căn cứ vào mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định để xem xét, điều chỉnh các mức lương trong thang lương, bảng lương, phụ cấp lương, các mức lương trong hợp đồng lao động và thực hiện các chế độ khác đối với người lao động cho phù hợp, nhưng phải bảo đảm các nguyên tắc xây dựng thang lương, bảng lương theo quy định tại Nghị định số 114/2002/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về tiền lương và Thông tư số 13/2003/TT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 5 năm 2003, Thông tư số 14/2003/TT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 5 năm 2003, Thông tư số 28/2007/TT-BLĐTBXH ngày 05 tháng 12 năm 2007 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

b) Đối với doanh nghiệp chưa xây dựng thang lương, bảng lương thì căn cứ mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định để tính các mức lương khi xây dựng thang lương, bảng lương, phụ cấp lương của doanh nghiệp, nhưng phải bảo đảm các nguyên tắc xây dựng thang lương, bảng lương do pháp luật lao động quy định (các mức lương có thể được quy định bằng hệ số so với mức lương tối thiểu do doanh nghiệp lựa chọn hoặc mức tiền cụ thể, nhưng mức lương bậc 1 trong thang lương, bảng lương phải cao hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định); xác định, điều chỉnh các mức lương trong hợp đồng lao động và thực hiện các chế độ khác đối với người lao động cho phù hợp.

c) Việc xác định mức điều chỉnh các mức lương trong thang lương, bảng lương, phụ cấp lương (đối với doanh nghiệp đã xây dựng và ban hành thang lương, bảng lương) hoặc xác định các mức lương khi xây dựng thang lương, bảng lương (đối với doanh nghiệp chưa xây dựng thang lương, bảng lương); mức điều chỉnh các mức lương trong hợp đồng lao động và các chế độ khác đối với người lao động theo quy định tại điểm a và điểm b, khoản 3 Điều này, do doanh nghiệp, Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành công đoàn lâm thời và người lao động thỏa thuận, nhưng phải bảo đảm quan hệ tiền lương hợp lý giữa lao động chưa qua đào tạo và lao động đã qua đào tạo, lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao, lao động mới được tuyển dụng và lao động có thâm niên làm việc tại doanh nghiệp.​


4. Khi áp dụng các quy định tại Thông tư này, doanh nghiệp không được xóa bỏ hoặc cắt giảm các chế độ tiền lương khi người lao động làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, tiền lương hoặc phụ cấp làm việc trong điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với các chức danh nghề nặng nhọc, độc hại và các chế độ khác theo quy định của pháp luật lao động.
Các khoản phụ cấp, trợ cấp, tiền thưởng do doanh nghiệp quy định thì thực hiện theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động hoặc thỏa ước lao động tập thể hoặc trong quy chế của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật lao động.

5. Khuyến khích các doanh nghiệp thỏa thuận áp dụng mức lương tối thiểu cao hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định để làm căn cứ thực hiện các chế độ quy định tại khoản 3, Điều 4 Thông tư này; trả lương cho người lao động cao hơn so với quy định tại khoản 1 và khoản 2, Điều 4 Thông tư này.

Điều 5. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 31 tháng 10 năm 2011.

2. Khuyến khích các doanh nghiệp tổ chức ăn giữa ca để bảo đảm sức khỏe cho người lao động, góp phần thúc đẩy tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Mức tiền ăn giữa ca và việc tổ chức ăn giữa ca do doanh nghiệp, Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành công đoàn lâm thời và người lao động thỏa thuận trên cơ sở bảo đảm dinh dưỡng, chất lượng và an toàn, vệ sinh thực phẩm.
Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu, công ty mẹ - tập đoàn kinh tế nhà nước, công ty nhà nước chưa chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần, các tổ chức, đơn vị hiện đang áp dụng chế độ tiền lương như công ty nhà nước tiếp tục thực hiện mức tiền ăn giữa ca theo quy định tại Thông tư số 12/2011/TT-BLĐTBXH ngày 26 tháng 4 năm 2011 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

3. Công ty, tổ chức, đơn vị quy định tại khoản 4, Điều 5 Nghị định số 70/2011/NĐ-CP ngày 22 tháng 8 năm 2011 của Chính phủ, thực hiện mức lương tối thiểu chung để tính đơn giá tiền lương và các mức lương trong thang lương, bảng lương, phụ cấp lương ban hành kèm theo Nghị định số 205/2004/NĐ-CP, Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ làm cơ sở để thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và các chế độ khác theo quy định của pháp luật lao động; trả lương cho người lao động bảo đảm đúng quy định về áp dụng mức lương tối thiểu vùng tại khoản 1 và khoản 2, Điều 4 Thông tư này.
Việc áp dụng mức lương tối thiểu chung, mức lương tối thiểu vùng để xác định đơn giá tiền lương, quỹ tiền lương kế hoạch và quỹ tiền lương thực hiện đối với một số trường hợp cụ thể như sau:

3.1. Năm 2011:
Công ty, tổ chức, đơn vị không xây dựng và báo cáo đơn giá tiền lương theo quy định, hoặc không có lợi nhuận hoặc lỗ, hoặc có năng suất lao động thực hiện bình quân, lợi nhuận thực hiện thấp hơn so với kế hoạch, khi xác định quỹ tiền lương thực hiện thì áp dụng mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định (từ ngày 01 tháng 01 năm 2011 đến hết ngày 30 tháng 9 năm 2011 theo quy định tại Nghị định số 108/2010/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2010; từ ngày 01 tháng 10 năm 2011 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2011 theo quy định tại Nghị định số 70/2011/NĐ-CP ngày 22 tháng 8 năm 2011) để xác định quỹ tiền lương chế độ của người lao động và quỹ tiền lương chế độ của viên chức quản lý theo quy định tại Thông tư số 07/2005/TT-BLĐTBXH, Thông tư số 08/2005/TT-BLĐTBXH ngày 05 tháng 01 năm 2005 và Thông tư số 27/2010/TT-BLĐTBXH ngày 14 tháng 9 năm 2010 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

3.2. Từ năm 2012:

a) Công ty, tổ chức, đơn vị bảo đảm đủ các điều kiện theo quy định tại điểm b, khoản 1, mục III Thông tư số 07/2005/TT-BLĐTBXH ngày 05 tháng 01 năm 2005; Điều 5 Thông tư số 27/2010/TT-BLĐTBXH ngày 14 tháng 9 năm 2010 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, được lựa chọn áp dụng mức lương tối thiểu cao hơn (không hạn chế mức tối đa) so với mức lương tối thiểu chung do Chính phủ quy định theo từng thời kỳ để xác định đơn giá tiền lương của người lao động và quỹ tiền lương kế hoạch của viên chức quản lý. Ngoài ra, công ty, tổ chức, đơn vị được lựa chọn áp dụng hệ số điều chỉnh tăng thêm quỹ tiền lương để xác định quỹ tiền lương kế hoạch của viên chức quản lý theo quy định tại Thông tư số 08/2005/TT-BLĐTBXH ngày 05 tháng 01 năm 2005 và Thông tư số 27/2010/TT-BLĐTBXH ngày 14 tháng 9 năm 2010 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội khi bảo đảm thêm điều kiện: mức tăng (theo tỷ lệ %) tiền lương bình quân kế hoạch so với thực hiện năm trước liền kề (từ quỹ tiền lương được chủ sở hữu phê duyệt, thẩm định) của viên chức quản lý chuyên trách không vượt quá mức tăng (theo tỷ lệ %) tiền lương bình quân kế hoạch so với thực hiện năm trước liền kề của người lao động.

b) Công ty, tổ chức, đơn vị không bảo đảm đủ các điều kiện theo quy định tại điểm b, khoản 1, mục III Thông tư số 07/2005/TT-BLĐTBXH ngày 05 tháng 01 năm 2005; Điều 5 Thông tư số 27/2010/TT-BLĐTBXH ngày 14 tháng 9 năm 2010 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, hoặc kế hoạch sản xuất, kinh doanh lỗ hoặc không có lợi nhuận thì áp dụng mức lương tối thiểu chung do Chính phủ quy định theo từng thời kỳ để xác định đơn giá tiền lương của người lao động và quỹ tiền lương kế hoạch của viên chức quản lý theo quy định tại Thông tư số 07/2005/TT-BLĐTBXH, Thông tư số 08/2005/TT-BLĐTBXH ngày 05 tháng 01 năm 2005 và Thông tư số 27/2010/TT-BLĐTBXH ngày 14 tháng 9 năm 2010 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

c) Công ty, tổ chức, đơn vị không xây dựng và báo cáo đơn giá tiền lương, hoặc kết quả sản xuất, kinh doanh lỗ hoặc không có lợi nhuận, hoặc có năng suất lao động thực hiện bình quân, lợi nhuận thực hiện thấp hơn kế hoạch thì áp dụng mức lương tối thiểu chung do Chính phủ quy định theo từng thời kỳ để xác định quỹ tiền lương chế độ của người lao động và quỹ tiền lương chế độ của viên chức quản lý (đối với trường hợp không xây dựng và báo cáo đơn giá tiền lương, hoặc kết quả sản xuất, kinh doanh lỗ hoặc không có lợi nhuận), quỹ tiền lương chế độ khi điều chỉnh quỹ tiền lương thực hiện theo năng suất lao động và lợi nhuận (đối với trường hợp năng suất lao động thực hiện bình quân, lợi nhuận thực hiện thấp hơn kế hoạch).
Các công ty, tổ chức, đơn vị quy định tại điểm b và điểm c, khoản 3.2 Điều này khi xác định quỹ tiền lương thực hiện, đối với người lao động có mức tiền lương chế độ (hệ số lương hiện hưởng theo thang lương, bảng lương ban hành kèm theo Nghị định số 205/2004/NĐ-CP, Nghị định số 204/2004/NĐ-CP của Chính phủ nhân với mức lương tối thiểu chung) thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định thì được tính bằng mức lương tối thiểu vùng để trả lương cho người lao động.

d) Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng thuộc công ty, tổ chức, đơn vị được lựa chọn áp dụng mức lương tối thiểu cao hơn mức lương tối thiểu chung, nhưng không được vượt quá mức lương tối thiểu do công ty, tổ chức, đơn vị lựa chọn để tính đơn giá tiền lương và phải bảo đảm không làm tăng thêm chi phí quản lý của Ban quản lý dự án làm cơ sở lập quỹ tiền lương để trả cho người lao động.


4. Kinh phí thực hiện mức lương tối thiểu vùng theo quy định tại Thông tư này được hạch toán vào giá thành hoặc chi phí sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

5. Bãi bỏ Thông tư số 36/2010/TT-BLĐTBXH ngày 18 tháng 11 năm 2010 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện mức lương tối thiểu vùng đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác của Việt Nam có thuê mướn lao động: khoản 1 và khoản 2, Điều 4 Thông tư số 12/2011/TT-BLĐTBXH ngày 26 tháng 4 năm 2011 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện mức lương tối thiểu chung đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu.

6. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra các doanh nghiệp thực hiện theo đúng quy định tại Thông tư này.

Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để hướng dẫn bổ sung kịp thời.

PHỤ LỤC
DANH MỤC ĐỊA BÀN ÁP DỤNG MỨC LƯƠNG TỐI THIỂU VÙNG
TỪ NGÀY 01 THÁNG 10 NĂM 2011
(Ban hành kèm theo Nghị định số 70/2011/NĐ-CP ngày 22 tháng 8 năm 2011 của Chính phủ)


1. Vùng I, gồm các địa bàn:

- Các quận và các huyện Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn, Thanh Trì, Từ Liêm, Thường Tín, Hoài Đức, Thạch Thất, Quốc Oai, Thanh Oai, Mê Linh, Chương Mỹ và thị xã Sơn Tây thuộc thành phố Hà Nội;
- Các quận và các huyện Thủy Nguyên, An Dương, An Lão, Vĩnh Bảo thuộc thành phố Hải Phòng;
- Các quận và các huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè thuộc thành phố Hồ Chí Minh;
- Thành phố Biên Hòa và các huyện Nhơn Trạch, Long Thành, Vĩnh Cửu, Trảng Bom thuộc tỉnh Đồng Nai;
- Thị xã Thủ Dầu Một và các huyện Thuận An, Dĩ An, Bến Cát, Tân Uyên thuộc tỉnh Bình Dương;
- Thành phố Vũng Tàu thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.


2. Vùng II, gồm các địa bàn:


- Các huyện còn lại thuộc thành phố Hà Nội;
- Các huyện còn lại thuộc thành phố Hải Phòng;
- Thành phố Hải Dương thuộc tỉnh Hải Dương;
- Thành phố Hưng Yên và các huyện Mỹ Hào, Văn Lâm, Văn Giang, Yên Mỹ thuộc tỉnh Hưng Yên;
- Thành phố Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên và các huyện Bình Xuyên, Yên Lạc thuộc tỉnh Vĩnh Phúc;
- Thành phố Bắc Ninh, thị xã Từ Sơn và các huyện Quế Võ, Tiên Du, Yên Phong, Thuận Thành thuộc tỉnh Bắc Ninh;
- Các thành phố Hạ Long, Móng Cái thuộc tỉnh Quảng Ninh;
- Thành phố Thái Nguyên thuộc tỉnh Thái Nguyên;
- Thành phố Việt Trì thuộc tỉnh Phú Thọ;
- Thành phố Lào Cai thuộc tỉnh Lào Cai;
- Thành phố Ninh Bình thuộc tỉnh Ninh Bình;
- Thành phố Huế thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế;
- Các quận, huyện thuộc thành phố Đà Nẵng;
- Thành phố Nha Trang và thị xã Cam Ranh thuộc tỉnh Khánh Hòa;
- Các thành phố Đà Lạt, Bảo Lộc thuộc tỉnh Lâm Đồng;
- Thành phố Phan Thiết thuộc tỉnh Bình Thuận;
- Các huyện còn lại thuộc thành phố Hồ Chí Minh;
- Thị xã Long Khánh và các huyện Định Quán, Xuân Lộc thuộc tỉnh Đồng Nai;
- Các huyện Phú Giáo, Dầu Tiếng thuộc tỉnh Bình Dương;
- Huyện Chơn Thành thuộc tỉnh Bình Phước;
- Thị xã Bà Rịa và huyện Tân Thành thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu;
- Thành phố Tân An và các huyện Đức Hòa, Bến Lức, Cần Đước, Cần Giuộc thuộc tỉnh Long An;
- Thành phố Mỹ Tho thuộc tỉnh Tiền Giang;
- Các quận thuộc thành phố Cần Thơ;
- Thành phố Rạch Giá thuộc tỉnh Kiên Giang;
- Thành phố Long Xuyên thuộc tỉnh An Giang;
- Thành phố Cà Mau thuộc tỉnh Cà Mau.​

3. Vùng III, gồm các địa bàn:


- Các thành phố trực thuộc tỉnh còn lại (trừ các thành phố trực thuộc tỉnh nêu tại vùng II);
- Thị xã Chí Linh và các huyện Cẩm Giàng, Nam Sách, Kim Thành, Kinh Môn, Gia Lộc, Bình Giang, Tứ Kỳ thuộc tỉnh Hải Dương;
- Các huyện Vĩnh Tường, Tam Đảo, Tam Dương, Lập Thạch, Sông Lô thuộc tỉnh Vĩnh Phúc;
- Thị xã Phú Thọ và các huyện Phù Ninh, Lâm Thao, Thanh Ba, Tam Nông thuộc tỉnh Phú Thọ;
- Các huyện Gia Bình, Lương Tài thuộc tỉnh Bắc Ninh;
- Các huyện Việt Yên, Yên Dũng, Hiệp Hòa, Tân Yên, Lạng Giang thuộc tỉnh Bắc Giang;
- Các thị xã Uông Bí, Cẩm Phả và các huyện Hoành Bồ, Đông Triều thuộc tỉnh Quảng Ninh;
- Các huyện Bảo Thắng, Sa Pa thuộc tỉnh Lào Cai;
- Các huyện còn lại thuộc tỉnh Hưng Yên;
- Các huyện Mỹ Hào, Văn Lâm, Văn Giang, Yên Mỹ thuộc tỉnh Hưng Yên;
- Thị xã Sông Công và các huyện Phổ Yên, Phú Bình, Phú Lương, Đồng Hỷ, Đại Từ thuộc tỉnh Thái Nguyên;
- Huyện Mỹ Lộc thuộc tỉnh Nam Định;
- Các huyện Duy Tiên, Kim Bảng thuộc tỉnh Hà Nam;
- Thị xã Tam Điệp và các huyện Gia Viễn, Yên Khánh, Hoa Lư thuộc tỉnh Ninh Bình;
- Thị xã Bỉm Sơn và huyện Tĩnh Gia thuộc tỉnh Thanh Hóa;
- Huyện Kỳ Anh thuộc tỉnh Hà Tĩnh;
- Thị xã Hương Thủy và các huyện Hương Trà, Phú Lộc, Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang thuộc tỉnh Thừa Thiên - Huế;
- Các huyện Điện Bàn, Đại Lộc, Duy Xuyên, Núi Thành thuộc tỉnh Quảng Nam;
- Các huyện Bình Sơn, Sơn Tịnh thuộc tỉnh Quảng Ngãi;
- Thị xã Sông Cầu thuộc tỉnh Phú Yên;
- Các huyện Cam Lâm, Diên Khánh, Ninh Hòa, Vạn Ninh thuộc tỉnh Khánh Hòa;
- Các huyện Ninh Hải, Thuận Bắc thuộc tỉnh Ninh Thuận;
- Huyện Đăk Hà thuộc tỉnh Kon Tum;
- Các huyện Đức Trọng, Di Linh thuộc tỉnh Lâm Đồng;
- Thị xã La Gi và các huyện Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam thuộc tỉnh Bình Thuận;
- Các huyện Trảng Bàng, Gò Dầu thuộc tỉnh Tây Ninh;
- Các thị xã Đồng Xoài, Phước Long, Bình Long và các huyện Đồng Phú, Hớn Quản thuộc tỉnh Bình Phước;
- Các huyện còn lại thuộc tỉnh Đồng Nai;
- Các huyện còn lại thuộc tỉnh Bình Dương;
- Các huyện Long Điền, Đất Đỏ, Xuyên Mộc, Châu Đức, Côn Đảo thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu;
- Các huyện Thủ Thừa, Đức Huệ, Châu Thành, Tân Trụ, Thạnh Hóa thuộc tỉnh Long An;
- Thị xã Gò Công và huyện Châu Thành thuộc tỉnh Tiền Giang;
- Huyện Châu Thành thuộc tỉnh Bến Tre;
- Các huyện Bình Minh, Long Hồ thuộc tỉnh Vĩnh Long;
- Các huyện thuộc thành phố Cần Thơ;
- Thị xã Hà Tiên và các huyện Kiên Lương, Phú Quốc, Kiên Hải, Giang Thành, Châu Thành thuộc tỉnh Kiên Giang;
- Các thị xã Châu Đốc, Tân Châu thuộc tỉnh An Giang;
- Thị xã Ngã Bảy và các huyện Châu Thành, Châu Thành A thuộc tỉnh Hậu Giang;
- Các huyện Năm Căn, Cái Nước, U Minh, Trần Văn Thời thuộc tỉnh Cà Mau.​


4. Vùng IV, gồm các địa bàn còn lại./.
 
L

linhnguyenngoc89

Sơ cấp
28/9/11
5
0
0
34
tuyên quang
giờ thay đổi mức lương tối thiểu thế này, lại phải làm 1 thang lương mới, và lại lên phòng L Đ - TB & XH để xác nhận phải ko ạ? công ty em có 2 anh đăng ký khám chữa bệnh ban đầu ở bệnh viện y học cổ truyền và bệnh viện Thanh Nhàn mà em ko tìm được mã 2 bệnh viện này, anh chị giúp em với ạ. thanks.
 
K

kukumalu20989

Guest
29/5/11
15
0
0
34
Hà Nội
Chào cả nhà,

Nhà mình ơi, giúp em với, trước giờ em chưa tiếp cận với công việc hành chánh, bây giờ Giám đốc giao thêm việc, em đang gặp khó khăn về thang bảng lương mới, anh chị giúp em nhé:
1. Cty em là cty TNHH Một thành viên, vào tháng 2.2011 cô kế toán trưởng cũ đã đăng ký thang bảng lương vơi mức tối thiểu là 1.350.000 ---> vậy bây giờ theo Nghị định 70 này, em có cần khai lại thang bảng lương mới không? Vì có thông tin là Nghị định này chỉ bắt buộc cho DNNN, DNnước ngoài thôi, còn tư nhân làm cũng được mà ko làm cũng ko sao. có phải vậy không ạ, nếu thế em khỏi phải đăng ký lại đc ko ạh. Xin giúp em với, em rất hoang mang, em cảm ơn cả nhà ạh.:wall:
Bạn không phải khai lại đâu. Bắt đầu từ tháng 10/2011 mức lương tối thiểu tăng => mức trích BHXH tăng, bạn có thể làm lại 1 cái thang bảng lương giữ lại tại công ty để hàng tháng bạn trích BHXH, BHYT, BHTN cho đúng thôi.
 
huy dinh

huy dinh

Sơ cấp
25/5/11
47
0
6
Tp. Hồ Chí Minh
Chào cả nhà,

Nhà mình ơi, giúp em với, trước giờ em chưa tiếp cận với công việc hành chánh, bây giờ Giám đốc giao thêm việc, em đang gặp khó khăn về thang bảng lương mới, anh chị giúp em nhé:
1. Cty em là cty TNHH Một thành viên, vào tháng 2.2011 cô kế toán trưởng cũ đã đăng ký thang bảng lương vơi mức tối thiểu là 1.350.000 ---> vậy bây giờ theo Nghị định 70 này, em có cần khai lại thang bảng lương mới không? Vì có thông tin là Nghị định này chỉ bắt buộc cho DNNN, DNnước ngoài thôi, còn tư nhân làm cũng được mà ko làm cũng ko sao. có phải vậy không ạ, nếu thế em khỏi phải đăng ký lại đc ko ạh. Xin giúp em với, em rất hoang mang, em cảm ơn cả nhà ạh.:wall:
Bạn cần kiểm tra lại thang bảng lương đã đăng ký 02/2011, nếu mức lương thấp nhất trên thang bảng lương nhỏ hơn mức lương tối thiểu vùng theo ND70/CP thì bạn cần phải đăng ký lại thang bảng lương.
Nếu mức lương bạn tham gia BHXH cao hơn lương tối thiểu vùng theo quy định thì ko phải điều chỉnh.
 
A

anphatviet

Guest
20/4/11
2
0
0
24
ho chi minh
-các bán ơi.công ty mình ở quận bình thạnh vậy la mình thuộc khu vực vùng I (áp dụng mức lương tối thiểu vùng 2.000.000đ/tháng) phải ko các bác.
-mình mới điều chỉnh thang lương tối thiểu lên 1.350.000(bộ đăng ký hệ thống thang lương chưa kịp nộp cho PLĐTBXH, nhưng mình đã nâng lương trích đóng BHXH của NLĐ lên 1.500.000đ, cán bộ BH kêu mình ĐC tăng lương trước rồi nộp dky thang lương sau cũng dc), giờ lại nâng lên mức 2.000.000đ.vậy phải làm sao bây giờ.Giúp em nha cả nhà!!!..
 
T

thuyvinh2005

Sơ cấp
30/3/11
7
0
0
VietNam
Vậy giờ bạn điều chỉnh tăng lương lên mức 2triệu ( mà phải cao hơn mức lương tối thiểu từ 7% trở lên), rồi sau đó đăng ký thang bảng lương mới luôn
 
M

mkaccountant

Guest
14/9/11
2
0
0
35
TP HCM
Em cảm ơn nhà mình nhiều lắm. Nếu Vậy em sẽ đăng ký lại Thang bảng luơng mới, với những chức vụ đã cao hơn 2trieu rồi thì thôi, còn ai thấp hơn 2 triệu em sẽ cho lên 2triệu, và tùy từng bằng cấp mà em sẽ cho cao hơn mức tối thiểu là 7%. Như vậy có đúng ko cả nhà mình ơi, ngôi nhà mà em yêu quý và tin tưởng...
 
loannguyen093

loannguyen093

Trung cấp
26/1/11
89
0
6
36
Hà Đông, Hà Nội
giờ thay đổi mức lương tối thiểu thế này, lại phải làm 1 thang lương mới, và lại lên phòng L Đ - TB & XH để xác nhận phải ko ạ? công ty em có 2 anh đăng ký khám chữa bệnh ban đầu ở bệnh viện y học cổ truyền và bệnh viện Thanh Nhàn mà em ko tìm được mã 2 bệnh viện này, anh chị giúp em với ạ. thanks.


Tớ gửi cho bạn cái này nhé, trong đó có các mã của các bệnh viện và trung tâm y tế đăng ký khám chữa bệnh ban đầu ở Hà Nội đó.
 
Sửa lần cuối:
V

vobichngoc88

Sơ cấp
6/7/10
37
1
0
cầu giấy
Cả nhà cho em hỏi với, trong Nghị định nêu rõ "Quy định mức lương tối thiểu vùng áp dụng từ ngày 01/10/2011 đến hết ngày 31/12/2012 như sau ....", nhưng trong Thông tư hướng dẫn của Bộ LDTBXH thì "Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 31/10/2011". Công ty em lương đóng bảo hiểm đang dưới 2 triệu. Vậy thì tháng 10 đã phải điều chỉnh tăng lương đóng bảo hiểm rồi hay là tháng 11 mới phải điều chỉnh vậy?
 
Kế Toán Già Gân

Kế Toán Già Gân

Già mà ham
Cả nhà cho em hỏi với, trong Nghị định nêu rõ "Quy định mức lương tối thiểu vùng áp dụng từ ngày 01/10/2011 đến hết ngày 31/12/2012 như sau ....", nhưng trong Thông tư hướng dẫn của Bộ LDTBXH thì "Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 31/10/2011". Công ty em lương đóng bảo hiểm đang dưới 2 triệu. Vậy thì tháng 10 đã phải điều chỉnh tăng lương đóng bảo hiểm rồi hay là tháng 11 mới phải điều chỉnh vậy?

Các vấn đề em hỏi đều có trả lời đầy đủ trên webketoan cả rồi.

1.- Hiệu lực thi hành:

Hiệu lực thông tư 23 ghi là sau ngày 31/10/2011 (Được ghi đúng theo Luật ban hành văn bản 17/2008/QH12 (Khoản 1 điều 78 Luật ban hành văn bản có ghi: Thời điểm có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật được quy định trong văn bản nhưng không sớm hơn bốn mươi lăm ngày, kể từ ngày công bố hoặc ký ban hành)

Trường hợp này: Hiệu lực thi hành sẽ thực hiện theo văn bản cao nhất bởi Nghị định 70/2011/NĐ-CP

2.- Thời điểm điều chỉnh mức lương vào Tháng 10, sau ngày 20/9/2011 bạn phải làm báo tăng điều chỉnh mức lương cho cơ quan BHXH

3.- Điều chỉnh lương và các thủ tục cần phải làm, xem bài này
 
H

hoangoclankt

Guest
31/12/10
17
0
0
hp
Mức lương tối thiểu đóng BHXH từ 1/10/2011 co thay đổi không?

Mọi người ơi mình muốn hỏi! Từ tháng 10/2011 mức lương tối thiểu tăng thế mức lương tối thiểu đóng BHXH có tăng không? trươc thì quy định mức lương tối thiểu chỗ mình đóng là 1,284,000đ. Công ty mình đóng ở mức đó
 
S

shmily2588

Trung cấp
10/11/08
93
4
8
36
Mars
Mức lương tối thiểu tăng thì bạn cũng phải nâng mức lương cơ bản (mức đóng bảo hiểm xã hội) ở cty bạn đang ở mức tối thiểu cũng phải tăng cho đúng luật đúng ko. Như vậy thì tiền đóng BHXH cũng phải tăng lên chứ vì nó phụ thuộc vào lương cơ bản cơ mà
 
hoalantieu2030

hoalantieu2030

Money can't buy happiness
26/8/09
283
1
18
Nơi không có biển
Mọi người ơi mình muốn hỏi! Từ tháng 10/2011 mức lương tối thiểu tăng thế mức lương tối thiểu đóng BHXH có tăng không? trươc thì quy định mức lương tối thiểu chỗ mình đóng là 1,284,000đ. Công ty mình đóng ở mức đó
Chắc chắn là phải tăng lương đóng BH, cty bạn thuộc vùng nào thì áp dụng mức lương tối thiểu của vùng ấy, còn tăng bao nhiêu là do cty bạn quyết định theo thang bảng lương). Vấn đề mà có hỏi ở đây là liệu lương tối thiếu tăng thế thì thu nhập của NLĐ có được cải thiện ko (vì có rất nhiều cty lương đóng bảo hiểm riêng, còn thu nhập tháng của NLĐ lại khác nhé-> Như cty mình chẳng hạn, lương CB tăng đồng nghĩa với thu nhập giảm, híc)?
 
H

hoangoclankt

Guest
31/12/10
17
0
0
hp
bạn ơi, mình ở Hải Phòng-thuộc KV2 đúng không nhỉ? Mình hỏi thêm: Mình thấy có quy đinh mức lương tối thiểu KV2 la 1,350,000 nhưng sao đóng Bh chỉ tổi thiểu là 1,284,000đ. Công ty mình đóng bh theo mức lương tối thiểu. Từ tháng 10 nè LCB tang thế có ai biết lương tối thiểu đóng BHXH sẽ là bao nhiêu không
Cám ơn sự giúp đỡ cuă các bạn nhé!
 
hoalantieu2030

hoalantieu2030

Money can't buy happiness
26/8/09
283
1
18
Nơi không có biển
bạn ơi, mình ở Hải Phòng-thuộc KV2 đúng không nhỉ? Mình hỏi thêm: Mình thấy có quy đinh mức lương tối thiểu KV2 la 1,350,000 nhưng sao đóng Bh chỉ tổi thiểu là 1,284,000đ. Công ty mình đóng bh theo mức lương tối thiểu. Từ tháng 10 nè LCB tang thế có ai biết lương tối thiểu đóng BHXH sẽ là bao nhiêu không
Cám ơn sự giúp đỡ cuă các bạn nhé!
Theo phụ lục kèm theo ND107/2010 thì
2. Vùng II, gồm các địa bàn:
- Các quận và các huyện Thuỷ Nguyên, An Dương, An Lão, VÜnh Bo thuộc thành phố Hải Phòng;
....
3. Vùng III, gồm các địa bàn:
- Các huyện còn lại thuộc thành phố Hải Phòng;
Bạn ở HP nhưng chắc thuộc KV III rùi nên mới áp dụng lương cơ bản là 1.284.000 (Lương tối thiểu là 1.170.000) -> Cty bạn vẫn nhân hệ số lên để tính lương đóng bảo hiểm.
Đến ND70.2011 quy định địa bàn HP mới ở vùng I và vùng II.
Chắc là cty bạn thuộc vùng II. Mức lương đóng bảo hiểm tăng lên bao nhiêu là do cty bạn tự quyết định, miễn là ko thấp hơn 1.780.000.
 
bluerose_90

bluerose_90

Don't cry
anh chị cho em hỏi theo như địa chỉ trong giấy phép ĐKKD của cty thì cty em thuộc khu vực vùng II nhưng cty em hiện tại đang thuê địa điểm văn phòng làm việc của cty thuộc khu vực vùng I thì mức lương tối thiểu em sẽ tính là mức lương tối thiểu được áp dụng cho vùng I hay vùng II hả anh chị?
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA