Ðề: Kinh nghiệm xin việc kế toán - cho sinh viên sắp và mới ra trường
Làm giàu từ 2 bàn tay trắng
Grant Cardone là tác giả của nhiều cuốn sách kinh doanh trong danh sách “best-seller book” của New York Time, đồng thời là nhà kinh doanh, chuyên gia bán hàng, chuyên gia tư vấn cho nhiều công ty nằm trong danh sách Fortune 500 (các công ty hàng đầu tại Mỹ). Kinh nghiệm làm giàu chia sẻ dưới đây của ông được coi là bí quyết “gối đầu giường” cho những ai mơ ước trở thành triệu phú.
Những kinh nghiệm làm giàu từ hai bàn tay trắng sau đây không chỉ cho bạn cách để tích lũy của cải cả một đời để tận hưởng khi về già mà là tạo ra hàng triệu đô la và tận hưởng chúng ngay trong quá trình lao động.
Trước tiên, bạn phải xác định mục tiêu cao nhất của bạn, là trở thành một triệu phú. Ảnh: internet
Điều 1: Quyết định khỏi nghiệp từ 2 bàn tay trắng đẻ trở thành một triệu phú
Trước tiên, bạn phải xác định mục tiêu cao nhất của bạn, là trở thành một triệu phú.
Tôi đi từ chỗ không có gì, chỉ là ý tưởng và rất nhiều công việc khó khăn để tạo ra một gia tài và những giá trị bền vững khác.
Bước đầu tiên là thiết lập mục tiêu. Mỗi ngày trong suốt nhiều năm, tôi đều viết ra câu này: “Tôi trị giá hơn 100.000.000 đô la”.
Điều 2: Thoát khỏi tư duy nghèo nàn
Thế giới này không thiếu tiền mà thiếu những người có suy nghĩ đúng đắn về nó. Để trở thành một triệu phú, bạn phải chấm dứt những tư duy nghèo nàn và tiêu cực. Nếu bạn chìm đắm trong đó, bạn không thể làm giàu.
Tôi biết rõ điều này bởi vì tôi đã từng trải qua. Tôi được nuôi dưỡng bởi một bà mẹ độc thân. Mẹ tôi đã làm tất cả mọi thứ để cho ba anh em chúng tôi được đến trường.
Tuy vậy, nhiều bài học mà bà dạy tôi mang đến cảm giác thiếu thốn và sợ hãi: “Con đừng bỏ lại thức ăn, ngoài kia còn có nhiều người chết đói”, “Con đừng lãng phí bất cứ thứ gì”, “Tiền không mọc trên cây con à”.
Sự giàu có và trù phú không nảy sinh từ những suy nghĩ tương tự như vậy.
Thế giới này không thiếu tiền mà thiếu những người có suy nghĩ đúng đắn về nó. Ảnh: internet
Điều 3: Xem việc làm giàu là một nghĩa vụ
Những người nỗ lực làm giàu từ tay trắng không chỉ vì tiền bạc mà còn vì nhu cầu được xã hội công nhận khả năng và những đóng góp của mình. Tôi luôn muốn làm giàu, nhưng tôi cũng có nhu cầu đóng góp cho xã hội tùy theo khả năng của mình.
Triệu phú không hạ mục tiêu khi gặp khó khăn, thay vào đó, họ nâng cao kỳ vọng cho chính mình bởi vì họ nhìn thấy sự khác biệt mà mình có thể đem đến cho gia đình, công ty và cộng đồng.
Điều 4: Học theo người giàu
Tôi đã nghiên cứu tất cả mọi điều về những người giàu có kể từ khi tôi 10 tuổi. Tôi đọc câu chuyện của họ và xem họ đã trải qua những gì. Họ là những cố vấn, những người thầy truyền cảm hứng cho tôi. Bạn không thể biết cách kiếm tiền từ những người không có tiền.
Có người nào đó khẳng định “Tiền sẽ không làm cho bạn hạnh phúc”, hay “Tất cả những người giàu đều tham lam”. Tôi chắc chắn những người đó không phải là những người giàu. Những người giàu có không hề có cách nhìn như vậy.
Vì thế, bạn cần biết người ta làm gì để tạo ra của cải và làm theo họ: Họ đọc sách gì? Họ đầu tư vào đâu? Điều gì thúc đẩy họ? Làm thế nào để họ luôn giữ được động lực làm việc?…
Người giàu mua thời gian trong khi những người ít tiền hơn phải bán đi thời gian của họ. Ảnh: internet
Điều 5: Làm việc như một người giàu
Người giàu có cách đối xử với thời gian hoàn toàn khác. Họ mua thời gian trong khi những người ít tiền hơn phải bán đi thời gian của họ.
Người giàu biết rõ thời gian có giá trị hơn tiền bạc. Do đó, họ thuê những người giỏi để làm những việc mà họ không làm được hoặc không sử dụng được thời gian hiệu quả để làm việc đó.
Người giàu luôn làm việc chăm chỉ, say mê để đạt mục tiêu, và vì thế mà họ có được vị trí như hiện nay.
Điều 6: Chuyển sự tập trung từ chi tiêu sang đầu tư
Người giàu không chi tiền vô tội vạ, họ đầu tư có tính toán. Bạn mua một căn nhà và phải trả góp. Người giàu, ngược lại, mua một tòa nhà và kiếm lời từ năm này sang năm khác. Bạn mua xe mới vì nó mang lại cho bạn sự thoải mái và phong cách. Người giàu mua xe hơi để làm ra lợi nhuận.
Điều 7: Tạo ra nhiều nguồn thu nhập
Những người giàu không bao giờ phụ thuộc vào một nguồn thu nhập duy nhất. Tôi đã kiếm được thu nhập bảy con số trong vòng nhiều năm sau khi mở công ty đầu tiên và bắt đầu đầu tư vào bất động sản.
Khi việc kinh doanh bất động sản và công ty tư vấn bắt đầu ổn định, tôi tham gia vào lĩnh vực thứ ba – phát triển kinh doanh phần mềm để giúp các nhà bán lẻ gây được thiện cảm với khách hàng.
Sau hết, bạn có thể ngạc nhiên khi biết rằng những người giàu có muốn mọi người đều giàu có như họ. Một phần là để bất cứ ai cũng có tiền để mua hàng hóa và dịch vụ do họ cung cấp. Mặt khác, bản thân những người giàu đều tự nhận thấy họ không quá đặc biệt và luôn cho rằng của cải sẽ thuộc về bất cứ ai biết cố gắng và kiên trì. Trên đây là những kinh nghiệm làm giàu từ hai bàn tay trắng mà tôi đã đúc kết được sau nhiều năm lăn lộn trên thương trường. Có thể các bạn thấy đó là những điều rất bình thường nhưng sâu thẳm trong nó chứa nhiều giá trị mà chỉ khi bạn thành công bạn mới nhận được ra nó.
Theo DNGS online
Kinh nghiệm xin việc kế toán - cho sinh viên sắp và mới ra trường
Các bạn đã bao giờ đi thi tuyển cho một công việc nào đó chưa? Chắc rằng rất đông các bạn sẽ trả lời là “đã từng”. Bởi vì các bạn từng là những sinh viên rất năng động và hiện nay có quá nhiều công việc part-time dành cho những người còn đang đi học.
Tuy nhiên, đó chỉ là công việc làm thêm và đối với các bạn thì nó chưa quan trọng bằng việc là một sinh viên trên giảng đường đại học. Nhưng nếu bạn đã ra trường thì điều này hoàn toàn khác.
Áp lực phải có một công việc khiến các bạn cảm thấy có đôi chút gánh nặng. Vừa muốn kiếm tiền để nuôi sống bản thân, giảm gánh nặng cho bố mẹ, vừa muốn khẳng định mình, các bạn sẽ tìm việc bằng tất cả những nguồn thông tin nào mình có. Trừ một số ít bạn đã được gia đình chuẩn bị sẵn một công việc hoàn hảo còn lại đa số những sinh viên mới ra trường đều phải lang thang đi tìm việc với một chồng hồ sơ xin việc được rải khắp nơi. Có những bạn thì thành công ngay từ công ty đầu tiên nhưng có bạn đi tới mười công ty cũng vẫn bị từ chối? Năng lực là một phần quan trọng trong việc thành bại của các bạn. Tuy nhiên, một phần không nhỏ đó là “kinh nghiệm xin việc”.
Vậy “Kinh nghiệm xin việc” là gì? Đó chính là những kỹ năng để các bạn có thể gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Mỗi nhà tuyển dụng sẽ có những đặc thù riêng nhưng họ cũng có những đặc tính tâm lý chung. Ở đây, tôi xin kể cho các bạn một câu chuyện về một buổi phỏng vấn tuyển kế toán viên mà tôi có dịp được tham gia.
Thông thường, vị trí kế toán sẽ phải có ít nhất 2 vòng tuyển (trừ vòng tuyển hồ sơ). Sau khi loại bỏ những hồ sơ không theo tiêu chí đề ra của công ty (ví dụ: bằng tốt nghiệp trung cấp, yêu cầu mức lương quá lớn…) thì công ty sẽ gọi điện mời các ứng viên tới tham gia vòng tuyển đầu tiên. Đó là vòng tuyển nghiệp vụ. Kế toán trưởng sẽ đưa ra một vài nghiệp vụ mà công ty thường xuyên phát sinh sau đó yêu cầu các ứng viên định khoản hoặc giải quyết tình huống. Vòng này không phải quá khó, mục đích chính là kiểm tra khả năng nghiệp vụ của các ứng viên. Ở vòng này, không phải nhất thiết có kinh nghiệm mới có thể thực hiện được, chỉ cần các bạn nắm chắc kiến thức đã được học. Mỗi một công ty có một cách làm khác nhau nên đôi khi các bạn có kinh nghiệm cũng chưa chắc có hướng giải quyết theo đúng cách mà công ty đó vẫn thường làm. Sau khi xem xét, công ty chọn ra 5 ứng viên có bài làm tốt nhất để vào vòng phỏng vấn.
Người đầu tiên tôi gặp là một cô bé khá xinh xắn, bước vào chào và cười. Chúng tôi cũng cảm thấy dễ chịu. Câu đầu tiên bao giờ cũng mời ứng viên giới thiệu về mình. Cô bé nói là mình cũng mới tốt nghiệp, đã đi làm cho một công ty và hiện nay vừa đỗ cao học về kế toán. Chúng tôi hỏi: “ Em đã làm cho công ty kia được bao nhiêu lâu? Tại sao lại nghỉ việc và hiện nay em đi học thì làm việc thế nào”. Cô bé đó trả lời: “Em làm được 2 tháng” (cười), hiện nay em đi học vào buổi tối nên ban ngày có thể đi làm được. Tiếp theo, chúng tôi đưa ra một sổ kế toán tiền mặt, hỏi em có thấy gì bất hợp lý không? Em nhìn và cười. Từ khi gặp em tới giờ, chúng tôi chỉ thấy em cười và cười. Sau một hồi cười em bảo cũng không thấy gì bất hợp lý. Sau đó, chúng tôi hỏi tiếp về nghiệp vụ lại thấy em cười. Thế là chúng tôi cũng đành cười và cảm ơn, mời em ra về.
Người thứ hai thì ngược lại với cô bé đầu tiên, bước vào phòng không một lời chào hỏi, không cười, không căng thẳng. Một vẻ gì đó hơi bất cần. Chúng tôi mời em ngồi xuống. Em ngồi theo cái cách (có lẽ) không phải là của một người con gái. Em nói em có 5 năm kinh nghiệm trong nghề kế toán. Chúng tôi hỏi câu gì, em trả lời câu đó, ngắn gọn tới mức cụt lủn. Đôi lúc trong câu nói không có chủ ngữ. Được một vài phút, không biết cảm giác của em thế nào nên bắt đầu gác chân lên chân kia. Chúng tôi không hiểu một người như vậy có thể thích hợp với công việc kế toán cần người vừa kiên trì, nhẫn nại, vừa phải trung thực, tận tụy không. Không ai bảo ai, chúng tôi đều nói không còn câu hỏi gì nữa dành cho em và nhanh chóng mời em ra về.
Người thứ ba là một cô gái khá bình thường, không một chút ấn tượng. Cô ấy cũng đã có kinh nghiệm làm việc nhiều năm nhưng trong một lĩnh vực hoàn toàn khác với lĩnh vực mà chúng tôi hoạt động. Khi hỏi tới những tình huống cần phải giải quyết ở công ty, cô ấy gần như cảm thấy khá xa lạ. Điều này cho chúng tôi cảm giác không khác gì một người mới ra trường. Những kinh nghiệm mà cô ấy có chẳng giúp ích gì cho cô ấy ít nhất tại thời điểm này.
Người thứ tư là người mang lại cho chúng tôi cảm giác phù hợp nhất trong những người đã từng gặp. Cô ấy đã có kinh nghiệm 4 năm trong cùng lĩnh vực chúng tôi hoạt động. Cô ấy đã làm kế toán viên cho một công ty khá nổi tiếng. Hầu hết những câu hỏi của chúng tôi cô ấy đều trả lời rõ ràng và hợp lý. Cô ấy tự tin và hết sức thoải mái. Tuy nhiên, câu hỏi của chúng tôi là :”tại sao em lại chuyển công ty” thì cô ấy trả lời “vì em muốn có một mức lương cao hơn” Cô ấy cần một mức lương là 5 triệu đồng trong khi chúng tôi chỉ dự định trả lương cho kế toán viên là 2 triệu đồng. Điều này khiến cho chúng tôi phải suy nghĩ khá nhiều.
Người cuối cùng chúng tôi gặp là một người khá điềm đạm. Kinh nghiệm làm việc không nhiều. Cô ấy là người có số điểm thấp nhất trong vòng thi nghiệp vụ. Chúng tôi có hỏi ngay cô ấy “Em có biết là em có số điểm thấp nhất không”. Cô ấy trả lời “Em cũng không biết điều đó”. Chúng tôi lại hỏi “Em có biết em bị mất điểm phần nào không?” Cô ấy nói: “Em nghĩ đó là phần về tài sản cố định. Thật ra phần này em không chắc lắm, thêm vào đó, thường kế toán trưởng làm phần này nên thật lòng là một kế toán viên, em cũng không vững lắm”. Câu trả lời không ngập ngừng khiến chúng tôi khá ấn tượng vì em biết rất rõ về mình và cũng biết rất rõ về yêu cầu của đề thi. Bản thân trong công ty tôi thì phần về tài sản cố định đúng là công việc dành cho kế toán trưởng. Càng nói chuyện, em càng tỏ ra một người có tính cách phù hợp với nghề kế toán như cẩn thận, kiên trì, rõ ràng và trung thực. Khi hỏi đến mức lương, em nói đề nghị mức lương 2,5 triệu. Chúng tôi có hỏi em nếu chúng tôi mời em vào làm cho công ty với mức lương thấp hơn thì em có chấp nhận không? Em trả lời là “không, vì đây là mức lương mới đủ cho cuộc sống của em và cũng là mức lương chung trên thị trường lao động”.
Sau buổi phỏng vấn. Chúng tôi có họp và quyết định lựa chọn. Hầu hết mọi người đều lựa chọn người cuối cùng. Vậy các bạn thấy đấy, không hoàn toàn phải có kinh nghiệm nhiều, không hoàn toàn tự tin nhiều hay không hoàn toàn có bằng cấp cao là có thể được lựa chọn. Việc lựa chọn ứng viên còn bởi rất nhiều yếu tố, đó là:
- Kiến thức thực sự của bạn đến đâu, có đáp ứng được công việc hay không (điều này không phụ thuộc vào việc bạn mới ra trường hay đã đi làm lâu)
- Sự tự tin của bạn có phù hợp hay không (nếu không sẽ trở thành rất phản cảm)
- Bằng cấp của bạn chỉ cần đủ để đáp ứng yêu cầu của công việc
- Thái độ của bạn đối với công việc thế nào (thường người tuyển dụng rất mong gặp những ứng viên có thái độ tích cực, yêu thích công việc và mong muốn được làm việc)
- Tính cách của bạn có phù hợp với công việc hay không
- Bạn có hiểu biết rõ về mình hay không (Nhiều công ty họ còn cho bạn tự nói về điểm mạnh, điểm yếu của mình, nếu bạn còn chẳng biết mình là ai hay chẳng biết mình thế nào thì chắc chắn bạn chẳng làm được cái gì nên hồn cả).
Tôi hy vọng với câu chuyện nhỏ này, các bạn có thể có một chút “kinh nghiệm xin việc” và dễ dàng thành công trong công cuộc tìm kiếm công việc lý tưởng của mình.