Thi tuyển công chức thuế năm 2012!

  • Thread starter MINA
  • Ngày gửi
caothuyhoa

caothuyhoa

Cao cấp
11/12/09
206
0
16
Hạ Long - QN
Ðề: Thi tuyển công chức thuế năm 2012!

Mình trích trong công văn 230/TCT - TNCN nè:
5. Trường hợp trong năm dương lịch đầu tiên cá nhân có mặt tại Việt Nam chưa đủ 183 ngày, nhưng tính trong 12 tháng liên tục kể từ tháng đến Việt Nam có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên thì quyết toán thuế thu nhập cá nhân như sau:

- Năm tính thuế thứ nhất tính từ tháng đầu tiên đến Việt Nam đến đủ 12 tháng liên tục.

- Năm tính thuế thứ hai tính từ ngày 1/1 đến ngày 31/12 năm đó

Số thuế phải nộp trong năm thứ 2 sẽ được trừ cho phần thuế đã nộp trong năm tính thuế thứ nhất tương ứng thời gian trùng với năm tính thuế thứ 2.

Số thuế tính trùng được trừ vào năm tính thuế thứ 2 được xác định như sau:

Số thuế tính trùng được trừ = (Số thuế phải nộp trong năm tính thuế thứ nhất/ 12) x Số tháng tính trùng


Ví dụ 8:

Trường hợp Ông D là người nước ngoài độc thân vào Việt Nam làm việc từ ngày 12/5/2010, trong năm 2010 (từ ngày 12/05/2010 đến hết ngày 31/12/2010) có mặt tại Việt Nam 80 ngày phát sinh thu nhập tiền lương, tiền công là 50 triệu đồng, từ ngày 01/01/2011 đến hết ngày 30/4/2011 có mặt tại Việt Nam 110 ngày thu nhập tiền lương, tiền công phát sinh trong thời gian này là 100 triệu đồng, từ ngày 01/05/2011 đến hết năm 2011 Ông cư trú tại Việt Nam là 100 ngày thu nhập phát sinh trong thời gian này là 100 triệu đồng thì thuế TNCN của Ông D phải nộp được xác định như sau:

Nếu tính theo năm dương lịch 2010 Ông D là cá nhân không cư trú, nhưng tính theo 12 tháng liên tục từ tháng 5/2010 đến hết tháng 4/2011 ông là cá nhân cư trú tại Việt Nam (Ông có mặt tại Việt Nam là 80 ngày + 110 ngày = 190 ngày)

- Năm tính thuế thứ nhất (Từ tháng 5/2010 đến hết tháng 4/2011):

Tổng thu nhập chịu thuế trong năm tính thuế thứ nhất: 50 triệu đồng + 100 triệu đồng = 150 triệu đồng

Giảm trừ gia cảnh : 4 triệu đồng x 12 = 48 triệu đồng

Thu nhập tính thuế: 150 triệu đồng – 48 triệu đồng = 102 triệu

Thu nhập tính thuế bình quân tháng: 102 triệu đồng : 12 tháng = 8,5 triệu đồng

Thuế TNCN phải nộp bình quân 1 tháng: (5 triệu đồng x 5%) + (8,5 triệu đồng – 5 triệu đồng ) x 10% = 0,6 triệu đồng

Thuế TNCN phải nộp năm tính thuế thứ nhất: 0,6 triệu đồng x 12 tháng = 7,2 triệu đồng

- Năm tính thuế thứ hai (từ 1/1/2011 đến hết ngày 31/12/2011): Ông D có mặt tại Việt Nam 210 ngày (110 ngày + 100 ngày) là cá nhân cư trú tại Việt Nam

Thu nhập chịu thuế phát sinh trong năm 2011: 100 triệu đồng+ 100 triệu đồng = 200 triệu đồng

Giảm trừ gia cảnh : 4 triệu đồng x 12 = 48 triệu đồng

Thu nhập tính thuế năm 2011: 200 triệu đồng – 48 triệu đồng = 152 triệu đồng

Thu nhập tính thuế bình quân tháng: 152 triệu đồng : 12 tháng = 12,67 triệu đồng

Thuế TNCN phải nộp bình quân 1 tháng: (5 triệu đồng x 5%) + (5 triệu đồng x 10%) + (12,67 triệu đồng – 10 triệu đồng) x 15 % = 1,15 triệu đồng

Thuế TNCN phải nộp năm 2011: 1,15 triệu đồng x 12 tháng = 13,8 triệu đồng

Quyết toán thuế năm 2011 có 4 tháng tính trùng với quyết toán thuế năm thứ nhất: từ tháng 01/2011 đến tháng 04/2011

Số thuế tính trùng được trừ : 7,2 triệu đồng/12 tháng x 4 tháng = 2,4 triệu đồng.

Ông D kê khai số thuế tính trùng được trừ vào chỉ tiêu [37] (Tổng số thuế TNCN được giảm trong kỳ) trên Tờ khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân mẫu số 09/KK-TNCN ban hành kèm theo Thông tư số 28/2011/TT-BTC ngày 28/02/2011 của Bộ Tài chính.

Thuế TNCN còn phải nộp năm 2011 là : 13,8 triệu đồng – 2,4 triệu đồng = 11,4 triệu đồng
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
T

thienthantuyet2505

Trung cấp
25/8/12
89
0
0
Nam Định
Ðề: Thi tuyển công chức thuế năm 2012!

Nhờ mọi người xem giúp mình!
THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN
1/ Câu trắc nghiệm lý thuyết: (30 câu)
Câu 1. Trường hợp nào dưới đây đáp ứng điều kiện là cá nhân cư trú theo pháp luật thuế TNCN:
a. Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc tính theo 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam, trong đó ngày đến và ngày đi được tính là 01 ngày.
b. Có nơi ở đăng ký thường trú theo quy định của pháp luật về cư trú.
c. Có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về nhà ở, với thời hạn của hợp đồng thuê từ 90 ngày trở lên trong năm tính thuế.
d. Tất cả các trường hợp trên.

Câu 2. Theo quy định của pháp luật thuế TNCN, khoản thu nhập nào dưới đây là thu nhập chịu thuế từ kinh doanh:
a. Thu nhập từ hoạt động hành nghề độc lập của cá nhân trong các lĩnh vực, ngành nghề được cấp giấy phép hoặc chứng chỉ hành nghề theo quy định.
b. Thu nhập nhận được từ các khoản lãi trái phiếu, tín phiếu, các giấy tờ có giá.
c. Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán.
d. Thu nhập từ chuyển giao công nghệ.

Câu 3. Trong các khoản thu nhập của cá nhân nêu dưới đây, khoản thu nhập nào chịu thuế TNCN:
a. Tiền thù lao nhận được do tham gia vào hội đồng quản trị doanh nghiệp.
b. Tiền thưởng kèm theo các giải thưởng quốc gia được Nhà nước Việt Nam thừa nhận.
c. Thu nhập từ lãi tiền gửi tại ngân hàng, tổ chức tín dụng.
d. Thu nhập từ bồi thường hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ.

Câu 4. Khoản thu nhập nào của cá nhân dưới đây có thu nhập chịu thuế TNCN là phần vượt trên 10 triệu đồng/ lần phát sinh thu nhập:
a. Thu nhập từ việc nhận cổ tức.
b. Thu nhập từ nhận thừa kế là bất động sản.
c. Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản.
d. Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán.

Câu 5. Thu nhập chịu thuế TNCN từ bản quyền đối với cá nhân cư trú là:
a. Là toàn bộ phần thu nhập nhận được khi chuyển giao, chuyển quyền sử dụng các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ theo từng hợp đồng.
b. Là thu nhập nhận được khi chuyển giao, chuyển quyền sử dụng các đối tượng của quyền sử hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ có giá trị dưới 10 triệu đồng theo từng hợp đồng.
c. Là thu nhập nhận được khi chuyển giao, chuyển quyền sử dụng các đối tượng của quyền sử hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ có giá trị từ 10 triệu đồng trở lên theo từng hợp đồng.
d. Là phần thu nhập vượt trên 10 triệu đồng nhận được khi chuyển giao, chuyển quyền sử dụng các đối tượng của quyền sử hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ theo từng hợp đồng.

Câu 6. Trường hợp nào dưới đây được xác định là người phụ thuộc theo pháp luật thuế TNCN:
a. Con 20 tuổi đang học đại học, có thu nhập từ hoạt động gia sư 400.000 đồng/ tháng.
b. Mẹ vợ 70 tuổi, có lương hưu.
c. Vợ 40 tuổi, không có thu nhập ở nhà làm nội trợ.
d. Không có trường hợp nào nêu trên.

Câu 7. Trong các khoản thu nhập của cá nhân nêu dưới đây, khoản thu nhập nào là thu nhập chịu thuế TNCN:
a. Thu nhập từ tiền lương hưu.
b. Thu nhập từ tiền lương tăng thêm do tăng năng suất
c. Thu nhập từ tiền trợ cấp một lần sinh con.
d. Thu nhập từ phần tiền lương làm việc ban đêm được trả cao hơn so với tiền lương làm việc ban ngày theo quy định của Bộ Luật lao động.

Câu 8. Khoản thu nhập nào của cá nhân nêu dưới đây là thu nhập được miễn thuế TNCN:
a. Thu nhập từ tiền lương, tiền công.
b. Tiền lương hưu do Bảo hiểm xã hội chi trả.
c. Thu nhập từ nhượng quyền thương mại.
d. Thu nhập từ nhận quà tặng là chứng khoán, phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh, bất động sản và tài sản khác phải đăng ký sở hữu hoặc đăng ký sử dụng.
Câu 9. Khoản thu nhập nào của cá nhân nêu dưới đây là thu nhập được miễn thuế TNCN:
a. Thu nhập từ đầu tư vốn.
b. Thu nhập từ lãi tiền gửi tại tổ chức tín dụng, lãi từ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ.
c. Thu nhập từ trúng thưởng.
d. Thu nhập từ bản quyền.

Câu 10. Trong các khoản thu nhập của cá nhân nêu dưới đây, khoản thu nhập nào thuộc thu nhập được miễn thuế TNCN:
a. Thu nhập từ bồi thường hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ, tiền bồi thường tai nạn lao động, khoản bồi thường nhà nước và các khoản bồi thường khác theo quy định của pháp luật.
b. Thu nhập nhận được từ quỹ từ thiện được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập hoặc công nhận, hoạt động vì mục đích từ thiện, nhân đạo, không nhằm mục đích lợi nhuận.
c. Thu nhập nhận được từ nguồn viện trợ nước ngoài vì mục đích từ thiện, nhân đạo dưới hình thức chính phủ và phi chính phủ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
d. Tất cả các khoản thu nhập trên.

Câu 11. Người nộp thuế TNCN gặp thiên tai, hoả hoạn, tai nạn, bệnh hiểm nghèo thì theo quy định:
a. Được miễn thuế TNCN phải nộp tương ứng với mức độ thiệt hại.
b. Được xét giảm thuế TNCN tương ứng với mức độ thiệt hại
c. Được xét giảm thuế TNCN tương ứng với mức độ thiệt hại, số thuế được giảm không vượt quá số thuế phải nộp
d. Được xét giảm thuế TNCN, số thuế được giảm không vượt quá số thuế phải nộp

Câu 12. Trường hợp Người nộp thuế TNCN gặp thiên tai, hoả hoạn, tai nạn, bệnh hiểm nghèo ảnh hưởng đến khả năng nộp thuế, có số thuế TNCN phải nộp trong năm tính thuế lớn hơn mức độ thiệt hại thì số thuế được xét giảm xác định:
a. Bằng số thuế phải nộp
b. Bằng mức độ thiệt hại
c. Lớn hơn mức độ thiệt hại
d. Nhỏ hơn mức độ thiệt hại

Câu 13. Kỳ tính thuế TNCN đối với cá nhân cư trú có thu nhập từ kinh doanh, thu nhập từ tiền lương, tiền công được quy định:
a. Theo từng lần phát sinh thu nhập
b. Theo năm
c. Theo quý
d. Theo tháng

Câu 14. Không áp dụng kỳ tính thuế TNCN theo từng lần phát sinh thu nhập đối với khoản thu nhập nào của cá nhân dưới đây:
a. Thu nhập từ đầu tư vốn.
b. Thu nhập từ tiền lương của cá nhân không cư trú.
c.Thu nhập từ tiền lương của cá nhân cư trú.
d. Thu nhập từ trúng thưởng.

Câu 15. Cá nhân được hoàn thuế TNCN trong trường hợp:
a. Số tiền thuế TNCN đã nộp lớn hơn số thuế TNCN phải nộp.
b. Cá nhân đã nộp thuế TNCN nhưng có thu nhập tính thuế chưa đến mức phải nộp thuế TNCN.
c. Các trường hợp khác theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
d. Tất cả các trường hợp trên.

Câu 16. Theo quy định của Luật thuế TNCN, đối với cá nhân cư trú kinh doanh thực hiện đầy đủ chế độ kế toán hoá đơn chứng từ thì thu nhập chịu thuế TNCN từ kinh doanh được xác định:
a. Doanh thu trừ (-) Các khoản chi phí hợp lý liên quan đến việc tạo ra thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế
b. Doanh thu trừ (-) Các khoản chi phí hợp lý liên quan đến việc tạo ra thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế trừ (-) Các khoản giảm trừ gia cảnh.
c. Doanh thu trừ (-) Các khoản chi phí hợp lý liên quan đến việc tạo ra thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế cộng (+) Thu nhập chịu thuế khác trong kỳ tính thuế
d. Doanh thu trừ (-) Các khoản chi phí hợp lý liên quan đến việc tạo ra thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế cộng (+) Thu nhập chịu thuế khác trong kỳ tính thuế trừ (-) Các khoản giảm trừ gia cảnh.


Câu 17. Thu nhập tính thuế TNCN từ kinh doanh của cá nhân cư trú được xác định như sau :
a. Thu nhập chịu thuế trừ (-) Các khoản được giảm trừ
b. Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế trừ (-) Chi phí hợp lý liên quan đến việc tạo ra thu nhập trong kỳ tính thuế
c. Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế trừ (-) Chi phí hợp lý liên quan đến việc tạo ra thu nhập trong kỳ tính thuế cộng (+) Thu nhập chịu thuế khác trong kỳ tính thuế

Câu 18. Mức hỗ trợ khám chữa bệnh hiểm nghèo cho người lao động và thân nhân người lao động từ nguồn thu nhập sau thuế TNDN của doanh nghiệp không tính vào thu nhập chịu thuế TNCN từ tiền lương, tiền công của người lao động được xác định như sau:
a. Một phần hoặc toàn bộ số tiền khám chữa bệnh nhưng tối đa không vượt quá số tiền trả viện phí
b. Một phần số tiền khám chữa bệnh nhưng tối đa không vượt quá số tiền trả viện phí sau khi đã trừ số tiền chi trả của cơ quan bảo hiểm y tế.
c. Toàn bộ số tiền khám chữa bệnh nhưng tối đa không vượt quá số tiền trả viện phí sau khi đã trừ số tiền chi trả của cơ quan bảo hiểm y tế.
d. Một phần hoặc toàn bộ số tiền khám chữa bệnh nhưng tối đa không vượt quá số tiền trả viện phí sau khi đã trừ số tiền chi trả của cơ quan bảo hiểm y tế.

Câu 19. Cá nhân cư trú được giảm trừ khoản nào sau đây khi xác định thu nhập tính thuế TNCN từ kinh doanh và từ tiền lương, tiền công:
a. Các khoản giảm trừ gia cảnh
b. Các khoản đóng góp bảo hiểm bắt buộc
c. Các khoản đóng góp vào quỹ từ thiện, quỹ nhân đạo, quỹ khuyến học theo quy định.
d. Tất cả các khoản trên.

Câu 20. Mức giảm trừ gia cảnh bình quân/tháng đối với bản thân đối tượng nộp thuế là cá nhân cư trú:
a. 0,5 triệu đồng/tháng
b. 1,6 triệu đồng/tháng
c. 4 triệu đồng/tháng
d. 5 triệu đồng/tháng

Câu 21. Những trường hợp nào thì con của đối tượng nộp thuế được xác định là người phụ thuộc được tính giảm trừ gia cảnh ?
a. Con dưới 18 tuổi (được tính đủ theo tháng).
b. Con trên 18 tuổi nhưng bị tàn tật, không có khả năng lao động.
c. Con đang theo học tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, không có thu nhập hoặc có thu nhập nhưng không vượt quá mức quy định (mức thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 500.000 đồng).
d. Tất cả các trường hợp trên.

Câu 22. Đối với cá nhân cư trú vừa có thu nhập từ kinh doanh, vừa có thu nhập từ tiền lương, tiền công thì sẽ tính giảm trừ gia cảnh như thế nào?
a. Tính giảm trừ một lần vào tổng thu nhập từ kinh doanh và từ tiền lương, tiền công.
b. Tính giảm trừ vào thu nhập từ kinh doanh
c. Tính giảm trừ vào thu nhập từ tiền lương, tiền công.
d. Vừa được tính giảm trừ vào thu nhập từ kinh doanh, vừa được tính giảm trừ vào thu nhập từ tiền lương, tiền công.

Câu 23. Mức thu nhập làm căn cứ để xác định người phụ thuộc được áp dụng giảm trừ là mức thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá:
a. 500.000đ/tháng
b. 550.000đ/tháng
c. 630.000đ/tháng
d. 730.000đ/tháng

Câu 24. Chế độ phụ cấp được hưởng của cá nhân nào dưới đây được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNCN:
a. Phụ cấp chức vụ theo quy định của pháp luật.
b. Phụ cấp tham gia công tác đoàn thể.
c. Phụ cấp quản lý trong doanh nghiệp.
d. Phụ cấp khu vực theo quy định của pháp luật đối với người làm việc tại vùng xa xôi hẻo lánh và khí hậu xấu.

Câu 25. Thuế suất thuế TNCN đối với thu nhập từ bản quyền của cá nhân cư trú là bao nhiêu?
a. 2%
b. 5%
c. 20%
d. 25%

Câu 26. Thuế TNCN đối với thu nhập từ kinh doanh của cá nhân không cư trú được xác định bằng:
a. Doanh thu nhân (x) thuế suất thuế TNCN tương ứng với từng lĩnh vực, ngành nghề theo quy định.
b. [Doanh thu trừ (-) Các khoản chi phí hợp lý] nhân (x) thuế suất thuế TNCN tương ứng với từng lĩnh vực, ngành nghề.
c. [Doanh thu trừ (-) Các khoản chi phí hợp lý trừ (-) Các khoản giảm trừ gia cảnh] nhân (x) thuế suất thuế TNCN tương ứng với từng lĩnh vực, ngành nghề.
d. [Doanh thu trừ (-) Các khoản chi phí hợp lý cộng (+) Thu nhập chịu thuế khác trừ (-) Các khoản giảm trừ gia cảnh] nhân (x) thuế suất thuế TNCN tương ứng với từng lĩnh vực, ngành nghề.

Câu 27. Thuế TNCN đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công của cá nhân không cư trú được xác định :
a. Thu nhập chịu thuế nhân (x) thuế suất theo biểu thuế luỹ tiến từng phần
b. Thu nhập chịu thuế nhân (x) thuế suất 20%
c. [Thu nhập chịu thuế trừ (-) Giảm trừ gia cảnh] nhân (x) thuế suất 20%
d. [Thu nhập chịu thuế trừ (-) Giảm trừ gia cảnh trừ (-) Các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo] nhân (x) thuế suất 20%.

Câu 28. Thuế suất thuế TNCN đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công của cá nhân không cư trú:
a. 10%
b. 15%
c. 20%
d. 25%

Câu 29. Thuế suất thuế TNCN đối với thu nhập từ hoạt động kinh doanh hàng hóa của cá nhân không cư trú là:
a. 1%
b. 2%
c. 5%
d. Theo biểu thuế luỹ tiến từng phần

Câu 30. Trường hợp cá nhân không cư trú có doanh thu từ nhiều lĩnh vực, ngành nghề, sản xuất, kinh doanh khác nhau nhưng không tách riêng được doanh thu của từng lĩnh vực thì việc áp dụng thuế suất thuế TNCN thực hiện theo quy định nào dưới đây:
a. Áp dụng thuế suất trung bình của các lĩnh vực, ngành nghề thực tế hoạt động trên toàn bộ doanh thu.
b. Áp dụng thuế suất cao nhất đối với lĩnh vực, ngành nghề thực tế hoạt động trên toàn bộ doanh thu.
c. Áp dụng thuế suất thấp nhất đối với lĩnh vực, ngành nghề thực tế hoạt động trên toàn bộ doanh thu.
d. Được lựa chọn bất kỳ thuế suất của một lĩnh vực, ngành nghề thực tế hoạt động để áp dụng trên toàn bộ doanh thu.

II/ Phần bài tập (LÝ GIẢI NGẮN GỌN NHỮNG CON SỐ NHÉ CÁC MEM)

(CÂU NÀO BÍ CỨ VIỆC BỎ. ĐỪNG MẤT TIME, DIỄN ĐÀN SẼ GIÚP CÁC BẠN HỌC NHANH CHÓNG HƠN LÀ CỨ BÍ 1 CÂU RỒI NGỒI QUÀI KHÔNG RA)

Câu hỏi 1: Anh A là cá nhân cư trú phải nuôi bố mẹ già ngoài độ tuổi lao động, không có thu nhập và trực tiếp nuôi dưỡng 1 cháu tàn tật không có khả năng lao động, không nơi nương tựa, không có thu nhập. Thu nhập từ tiền lương của anh là 14,5 triệu đồng/tháng sau khi đã trừ đi các khoản BHXH và BHYT. Thu nhập tính thuế hàng tháng của anh là bao nhiêu?
a. 3.500.000 đồng
b. 4.500.000 đồng
c. 5.200.000 đồng
d. 5.700.000 đồng

Câu hỏi 2: Một gia đình có 2 con nhỏ và một mẹ già ngoài độ tuổi lao động không có thu nhập. Thu nhập của người chồng là 17triệu đồng/tháng. Thu nhập của người vợ bị tàn tật không có khả năng lao động là 450.000đồng/tháng. Thu nhập tính thuế bình quân một tháng là bao nhiêu?

a. 5.500.000 đồng
b. 6.200.000 đồng
c. 6.500.000 đồng
d. 6.600.000 đồng

Câu hỏi 3: Cá nhân C là đối tượng cư trú đồng sở hữu 2 căn hộ. Tháng 8/2009 anh C quyết định bán 1 căn hộ với giá 800 triệu đồng. Giá mua căn hộ này là 500trđ (có hoá đơn chứng từ hợp lý) chi phí cho việc chuyển nhượng có chứng từ hợp pháp là 30trđ. Thuế thu nhập cá nhân do bán căn hộ này là bao nhiêu?

a. 52.000.000 đồng
b. 67.500.000 đồng
c. 72.300.000 đồng
d. 75.000.000 đồng

Câu hỏi 4: Cá nhân C là đối tượng cư trú đồng sở hữu 2 căn hộ. Tháng 8/2009 anh C quyết định bán cả 2 căn hộ với giá 800 trđ và 750 trđ mỗi căn. Anh C không còn giấy tờ mua 2 căn hộ nên không xác định được giá vốn của 2 căn hộ này. Thuế thu nhập cá nhân do bán 2 căn hộ này được xác định như thế nào?
a. 23.000.000 đồng
b. 27.500.000 đồng
c. 31.000.000 đồng
d. 30.000.000 đồng

Câu hỏi 5: Cá nhân C trúng thưởng 01 vé xổ số với giá trị là 25 triệu đồng, thuế TNCN phải nộp là bao nhiêu?

a. 500.000 đồng
b. 750.000 đồng
c. 1.500.000 đồng
d. 2.200.000 đồng

Câu hỏi 6: Ông B có viết 1 tác phẩm văn học và ông quyết định nhượng bản quyền tác giả cho ông C với trị giá 75 triệu đồng. Số thuế TNCN ông B phải nộp là bao nhiêu?
a. 1.200.000 đồng
b. 2.300.000 đồng
c. 3.150.000 đồng
d. 3.250.000 đồng

Câu hỏi 7: Năm 2010, Ông B bán 500 cổ phiếu của Công ty đại chúng A với giá bán là 25.000 đồng/cổ phiếu, giá mua 8.500 đồng/cổ phiếu, chi phí liên quan cho việc bán 500 cổ phiếu này là 750.000 đồng (các chứng từ mua, bán và chi phí hợp lý). Thuế TNCN ông B còn phải nộp là bao nhiêu biết rằng ông B đăng ký nộp thuế chuyển nhượng chứng khoán theo biểu thuế suất toàn phần với mức thuế là 20% (Giả sử trong năm ông B chỉ phát sinh một giao dịch từ chuyển nhượng chứng khoán và đã tạm nộp thuế TNCN theo thuế suất 0,1% trên giá bán).
a. 1.487.500 đồng
b. 1.500.000 đồng
c. 1.950.000 đồng
d. 2.200.000 đồng

Câu hỏi 8: Chị C được ông B tặng một chiếc xe máy trị giá 25 triệu đồng. số thuế TNCN chị C phải nộp là bao nhiêu?
a. 1.200.000 đồng
b. 1.500.000 đồng
c. 1.750.000 đồng
d. 2.100.000 đồng

Câu hỏi 9: Bà Jolie sang Việt Nam giảng dạy từ tháng 3/2009 đến tháng 6/2009. Tháng 3/2009 Bà nhận được khoản lương là 2,500USD thì thuế TNCN của Bà phải nộp là bao nhiêu với tỷ giá 1USD = 17.000 VN đồng? (giả thiết Bà Jolie không phải đóng góp các khoản BHXH, BHYT bắt buộc và không có khoản đóng góp từ thiện nhân đạo nào)
a. 7.500.000 đồng
b. 8.200.000 đồng
c. 8.500.000 đồng
d. 8.000.000 đồng

Câu hỏi 10: ông Henmus trong 2 tuần du lịch tại Việt Nam đã trúng thưởng 01 vé xổ số 300 tr đồng. Thuế TNCN ông Henmus phải nộp là bao nhiêu?
a. 29.000.000 đồng
b. 30.000.000 đồng
c. 31.000.000 đồng
d. 32.000.000 đồng

Bài tập:
Đề bài: ông C là người nước ngoài, độc thân, làm việc cho 1 dn tại VN, năm 2009 là năm đầu tiên ông C đến VN, đã có mặt ở việt nam trong năm này là 160 ngày (từ 1/5/2009 đến 31/12/2009), thu nhập từ tiền luơgn tháng cảu ông là 50.000.000 đ, sang năm 2010, từ ngày 1/1/2010 đến 30/4/2010, ông có mặt ở việt năm 30 ngày, thu nhập lương tháng của ông là 55tr đông.
yêu câu: tính số thuế tncn của ông C phải nộp trong năm tính thuế đầu tiên và năm tính thuế tiếp theo là bao nhiêu. (biết rằng NN IEÄT NAM không có chính sách miễn giảm thuế tncn để chống suy thoái kinh tế trong năm 2009)
Bài làm
Năm tính thuế thứ nhất được xác định từ ngày 1/5/2009 đến 30/4/2010:
Số thuế TNCN ông C phải nộp là (50+55)-48=57*5%=2.85tr
Năm tính thuế thứ 2 được xác định từ ngay 1/1/2010 đến 31/12/2010:
Số thuế cá nhân ông C phải nộp là 55*0.2=11tr Do là cá nhân không cư trú
Vì năm thứ nhất ông C đã nộp thuế TNCN từ 1/1/2010 đến 30/4/2010 nên số thuế TNCN ông C được trừ là
(2.85/12)*4=0.95tr
Vậy số thuế ông C phải nộp năm tính thuế tiếp theo là 11-0.95=10,05tr
 
S

Sang Vo

Cao cấp
13/8/12
430
0
16
Tphcm
Ðề: Thi tuyển công chức thuế năm 2012!

Bài ông Gun đó mình đồng ý với cách giải của bạn SangVo từ đầu đến phân bổ thuế cho cá nhân cư trú có TN từ nước ngoài nhưng mình chưa đồng ý ở tính trùng 2 tháng. Theo ví dụ ở Thông tư thì 2 năm đều là cá nhân cư trú thì thu nhập mới phải phân bổ cho 12 tháng. Đằng này là thu nhập từng lần phát sinh nên mình trừ lần phát sinh trong 2 tháng trùng, nên chỉ trừ 80x20% = 16 triệu.
Năm N + 1: 86,2 - 28 - 16 = 42,2 triệu.
Mọi người ý kiến nhá.

Em thanhnhan đọc kỹ lại ví dụ TT nhé. trong ví dụ đó là Năm đâu là năm tài chính (áp dụng cho cư trú) , năm kế tiếp là năm dương lịch (áp dụng cho không cư trú) . NHƯNG DÙ CHO CƯ TRÚ HAY KHÔNG CƯ TRÚ THÌ CŨNG CHỈ ÁP DỤNG BIỂU SUẤT THUẾ CHO PHÙ HỢP CHỨ KG ẢNH HƯỞNG VIỆC TÍNH THUẾ TRÙNG ĐƯỢC TRỪ ĐÂU. và đặc biệt. em phải coi kỹ phần giao nhau của 2 năm tính thuế. thì đương nhiêu được hiểu:

- Năm tài chính (năm tính lien tục đủ 12 tháng <-- theo TT)
- Năm dương lịch kế tiếp: năm không đủ 12 tháng.

nên việc lấy năm tài chính (vì liên tục đủ 12 tháng) chia cho 12 rồi nhân tháng trùng của năm kế tiếp là quá rõ ràng rồi. Còn cá nhân cư trú hay không cư trú, kg ảnh hưởng gì cả.

Thân !!!
 
Y

yenangel222

Cao cấp
5/4/12
374
1
18
ABCD
Ðề: Thi tuyển công chức thuế năm 2012!

Mình trích trong công văn 230/TCT - TNCN nè:
5. Trường hợp trong năm dương lịch đầu tiên cá nhân có mặt tại Việt Nam chưa đủ 183 ngày, nhưng tính trong 12 tháng liên tục kể từ tháng đến Việt Nam có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên thì quyết toán thuế thu nhập cá nhân như sau:

- Năm tính thuế thứ nhất tính từ tháng đầu tiên đến Việt Nam đến đủ 12 tháng liên tục.

- Năm tính thuế thứ hai tính từ ngày 1/1 đến ngày 31/12 năm đó

Số thuế phải nộp trong năm thứ 2 sẽ được trừ cho phần thuế đã nộp trong năm tính thuế thứ nhất tương ứng thời gian trùng với năm tính thuế thứ 2.

Số thuế tính trùng được trừ vào năm tính thuế thứ 2 được xác định như sau:

Số thuế tính trùng được trừ = (Số thuế phải nộp trong năm tính thuế thứ nhất/ 12) x Số tháng tính trùng


Ví dụ 8:

Trường hợp Ông D là người nước ngoài độc thân vào Việt Nam làm việc từ ngày 12/5/2010, trong năm 2010 (từ ngày 12/05/2010 đến hết ngày 31/12/2010) có mặt tại Việt Nam 80 ngày phát sinh thu nhập tiền lương, tiền công là 50 triệu đồng, từ ngày 01/01/2011 đến hết ngày 30/4/2011 có mặt tại Việt Nam 110 ngày thu nhập tiền lương, tiền công phát sinh trong thời gian này là 100 triệu đồng, từ ngày 01/05/2011 đến hết năm 2011 Ông cư trú tại Việt Nam là 100 ngày thu nhập phát sinh trong thời gian này là 100 triệu đồng thì thuế TNCN của Ông D phải nộp được xác định như sau:

Nếu tính theo năm dương lịch 2010 Ông D là cá nhân không cư trú, nhưng tính theo 12 tháng liên tục từ tháng 5/2010 đến hết tháng 4/2011 ông là cá nhân cư trú tại Việt Nam (Ông có mặt tại Việt Nam là 80 ngày + 110 ngày = 190 ngày)

- Năm tính thuế thứ nhất (Từ tháng 5/2010 đến hết tháng 4/2011):

Tổng thu nhập chịu thuế trong năm tính thuế thứ nhất: 50 triệu đồng + 100 triệu đồng = 150 triệu đồng

Giảm trừ gia cảnh : 4 triệu đồng x 12 = 48 triệu đồng

Thu nhập tính thuế: 150 triệu đồng – 48 triệu đồng = 102 triệu

Thu nhập tính thuế bình quân tháng: 102 triệu đồng : 12 tháng = 8,5 triệu đồng

Thuế TNCN phải nộp bình quân 1 tháng: (5 triệu đồng x 5%) + (8,5 triệu đồng – 5 triệu đồng ) x 10% = 0,6 triệu đồng

Thuế TNCN phải nộp năm tính thuế thứ nhất: 0,6 triệu đồng x 12 tháng = 7,2 triệu đồng

- Năm tính thuế thứ hai (từ 1/1/2011 đến hết ngày 31/12/2011): Ông D có mặt tại Việt Nam 210 ngày (110 ngày + 100 ngày) là cá nhân cư trú tại Việt Nam

Thu nhập chịu thuế phát sinh trong năm 2011: 100 triệu đồng+ 100 triệu đồng = 200 triệu đồng

Giảm trừ gia cảnh : 4 triệu đồng x 12 = 48 triệu đồng

Thu nhập tính thuế năm 2011: 200 triệu đồng – 48 triệu đồng = 152 triệu đồng

Thu nhập tính thuế bình quân tháng: 152 triệu đồng : 12 tháng = 12,67 triệu đồng

Thuế TNCN phải nộp bình quân 1 tháng: (5 triệu đồng x 5%) + (5 triệu đồng x 10%) + (12,67 triệu đồng – 10 triệu đồng) x 15 % = 1,15 triệu đồng

Thuế TNCN phải nộp năm 2011: 1,15 triệu đồng x 12 tháng = 13,8 triệu đồng

Quyết toán thuế năm 2011 có 4 tháng tính trùng với quyết toán thuế năm thứ nhất: từ tháng 01/2011 đến tháng 04/2011

Số thuế tính trùng được trừ : 7,2 triệu đồng/12 tháng x 4 tháng = 2,4 triệu đồng.

Ông D kê khai số thuế tính trùng được trừ vào chỉ tiêu [37] (Tổng số thuế TNCN được giảm trong kỳ) trên Tờ khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân mẫu số 09/KK-TNCN ban hành kèm theo Thông tư số 28/2011/TT-BTC ngày 28/02/2011 của Bộ Tài chính.

Thuế TNCN còn phải nộp năm 2011 là : 13,8 triệu đồng – 2,4 triệu đồng = 11,4 triệu đồng

Đấy là ví dụ cho trường hợp năm thứ nhất thuộc cá nhân cư trú, áp dụng biểu thuế lũy tiến , n bài tập ông Gun này, năm thứ nhất ông í thuộc cá nhân k cư trú mà, nên mình nghĩ là lấy 80* 20% ra số thuế tính trùng được trừ.
 
A

austea

Trung cấp
17/8/12
54
0
0
34
cao bằng
Ðề: Thi tuyển công chức thuế năm 2012!

KHỞI ĐỘNG NGÀY THỨ 7 (qua 6 ngày chúng ta đã đi gần 300 câu trắc nghiệm)


Câu hỏi 5: Cá nhân C trúng thưởng 01 vé xổ số với giá trị là 25 triệu đồng, thuế TNCN phải nộp là bao nhiêu?

a. 500.000 đồng
b. 750.000 đồng
c. 1.500.000 đồng =(25-10)x10%
d. 2.200.000 đồng

Câu hỏi 6: Ông B có viết 1 tác phẩm văn học và ông quyết định nhượng bản quyền tác giả cho ông C với trị giá 75 triệu đồng. Số thuế TNCN ông B phải nộp là bao nhiêu?
a. 1.200.000 đồng
b. 2.300.000 đồng
c. 3.150.000 đồng
d. 3.250.000 đồng= (75-10)*5%

Câu hỏi 7: Năm 2010, Ông B bán 500 cổ phiếu của Công ty đại chúng A với giá bán là 25.000 đồng/cổ phiếu, giá mua 8.500 đồng/cổ phiếu, chi phí liên quan cho việc bán 500 cổ phiếu này là 750.000 đồng (các chứng từ mua, bán và chi phí hợp lý). Thuế TNCN ông B còn phải nộp là bao nhiêu biết rằng ông B đăng ký nộp thuế chuyển nhượng chứng khoán theo biểu thuế suất toàn phần với mức thuế là 20% (Giả sử trong năm ông B chỉ phát sinh một giao dịch từ chuyển nhượng chứng khoán và đã tạm nộp thuế TNCN theo thuế suất 0,1% trên giá bán).
a. 1.487.500 đồng = (25000-8500)*500*2%-25000*500*0.1%
b. 1.500.000 đồng
c. 1.950.000 đồng
d. 2.200.000 đồng

Câu hỏi 8: Chị C được ông B tặng một chiếc xe máy trị giá 25 triệu đồng. số thuế TNCN chị C phải nộp là bao nhiêu?
a. 1.200.000 đồng
b. 1.500.000 đồng=( 25-10)*10%
c. 1.750.000 đồng
d. 2.100.000 đồng

Câu hỏi 9: Bà Jolie sang Việt Nam giảng dạy từ tháng 3/2009 đến tháng 6/2009. Tháng 3/2009 Bà nhận được khoản lương là 2,500USD thì thuế TNCN của Bà phải nộp là bao nhiêu với tỷ giá 1USD = 17.000 VN đồng? (giả thiết Bà Jolie không phải đóng góp các khoản BHXH, BHYT bắt buộc và không có khoản đóng góp từ thiện nhân đạo nào)
a. 7.500.000 đồng
b. 8.200.000 đồng
c. 8.500.000 đồng= 2500*17000*20% vì bà Joile thuộc diện ko cư trú
d. 8.000.000 đồng

Câu hỏi 10: ông Henmus trong 2 tuần du lịch tại Việt Nam đã trúng thưởng 01 vé xổ số 300 tr đồng. Thuế TNCN ông Henmus phải nộp là bao nhiêu?
a. 29.000.000 đồng=(300-10)*10% ông Henmus ko cư trú
b. 30.000.000 đồng
c. 31.000.000 đồng
d. 32.000.000 đồng


thân !!! [/I]
[/B]
e làm mấy bt cho chắc đã hihi
 
caothuyhoa

caothuyhoa

Cao cấp
11/12/09
206
0
16
Hạ Long - QN
Ðề: Thi tuyển công chức thuế năm 2012!

Đấy là ví dụ cho trường hợp năm thứ nhất thuộc cá nhân cư trú, áp dụng biểu thuế lũy tiến , n bài tập ông Gun này, năm thứ nhất ông í thuộc cá nhân k cư trú mà, nên mình nghĩ là lấy 80* 20% ra số thuế tính trùng được trừ.
Trường hợp ông Gun nếu tính từ 1/3/N đến ngày 29/2/N + 1 là 12 tháng liên tục, ông ấy có mặt tại VN là 200 ngày > 183 ngày. Vậy ông ấy thuộc cá nhân cư trú mà đúng không?
 
T

thanhnhan111

Cao cấp
24/8/12
338
0
0
QN
Ðề: Thi tuyển công chức thuế năm 2012!

Mình nói bài lão Gun kìa. Năm đầu là cá nhân không cư trú; năm sau là cá nhân cư trú
Việc phân cá nhân cư trú và không cư trú đều có ý nghĩa của nó chứ.
Nếu tính trên từng lần phát sinh thu nhập thì mình ko thể phân cho 12 tháng được. năm nào cư trú thì mới tính thu nhập bình quân tháng để trừ vào.

Bài tập sau bạn trừ theo bình quân tháng của những tháng tính trùng được vì năm đầu ông ta là cá nhân cư trú;năm sau là cá nhân ko cư trú.
 
H

huyennguyen1606

Sơ cấp
8/9/12
13
0
0
hcm
Ðề: Thi tuyển công chức thuế năm 2012!

KHỞI ĐỘNG NGÀY THỨ 7 (qua 6 ngày chúng ta đã đi gần 300 câu trắc nghiệm)


(LƯU Ý CHÚNG TA CHỈ GIẢI PHẦN NÀO MỚI NHẤT MÀ THUẾ ĐỀ CẬP TRONG NĂM 2012 THÔI NHÉ CÁC MEM). Chúng ta chỉ xoáy sâu vào 4 LUẬT T.GTGT,TNDN,TNCN, LUẬT QUẢN LÝ THUẾ (KHÔNG CHÚ TRỌNG THUẾ TTDB nhưng Bài tập nếu có đề cập thì cũng nên xem qua 1 chút để biết cách tính nhé)

THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN (đáp án đã được các bạn nhu austa, alright,caothuhoa.. nhưng sangvo muốn tổng kết để các bạn khỏi phải hỏi đi hỏi lại dứt điểm bộ trắc nghiệm thuế chuyển sang đề tài khác)
1/ Câu trắc nghiệm lý thuyết: (30 câu)
Câu 1. Trường hợp nào dưới đây đáp ứng điều kiện là cá nhân cư trú theo pháp luật thuế TNCN:
a. Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc tính theo 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam, trong đó ngày đến và ngày đi được tính là 01 ngày.
b. Có nơi ở đăng ký thường trú theo quy định của pháp luật về cư trú.
c. Có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về nhà ở, với thời hạn của hợp đồng thuê từ 90 ngày trở lên trong năm tính thuế.
d. Tất cả các trường hợp trên.

Câu 2. Theo quy định của pháp luật thuế TNCN, khoản thu nhập nào dưới đây là thu nhập chịu thuế từ kinh doanh:
a. Thu nhập từ hoạt động hành nghề độc lập của cá nhân trong các lĩnh vực, ngành nghề được cấp giấy phép hoặc chứng chỉ hành nghề theo quy định.
b. Thu nhập nhận được từ các khoản lãi trái phiếu, tín phiếu, các giấy tờ có giá.
c. Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán.
d. Thu nhập từ chuyển giao công nghệ.

Câu 3. Trong các khoản thu nhập của cá nhân nêu dưới đây, khoản thu nhập nào chịu thuế TNCN:
a. Tiền thù lao nhận được do tham gia vào hội đồng quản trị doanh nghiệp.
b. Tiền thưởng kèm theo các giải thưởng quốc gia được Nhà nước Việt Nam thừa nhận.
c. Thu nhập từ lãi tiền gửi tại ngân hàng, tổ chức tín dụng.
d. Thu nhập từ bồi thường hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ.

Câu 4. Khoản thu nhập nào của cá nhân dưới đây có thu nhập chịu thuế TNCN là phần vượt trên 10 triệu đồng/ lần phát sinh thu nhập:
a. Thu nhập từ việc nhận cổ tức.
b. Thu nhập từ nhận thừa kế là bất động sản.
c. Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản.
d. Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán.

.......


thân !!! [/I][/COLOR][/B]

I/ Phần lý thuyết
1d 2a 3a 4b 5d 6a 7d 8b 9b 10d 11c 12b 13b 14c 15d 16c 17a 18d 19d 20c 21d 22a 23a 24d 25b 26a 27b 28c 29a 30b
II/ Phần bài tập
1.d (14,5 -4- 1,6*3=5,7triệu)
2.d (17-4-1,6*4=6,6triệu)
3.b { (800-500-30)*25%=67,5 triệu}
4.c {(800+750)*2%=31 triệu}
5.c {(25-10)*10%=1,5 triệu}
6.d {(75-10)*5%=3,25 triệu}
7.b [{(25.000-8.500)*500-750.000}*20%=1.500.000]
8.b {(25-10)*10%=1,5 triệu}
9.c {(2.500*17.000)*20%=8,5 triệu}
10.a {(300-10)*10%=29 triệu}

Rất vui khi thấy anh quay trở lại,hj^^
 
caothuyhoa

caothuyhoa

Cao cấp
11/12/09
206
0
16
Hạ Long - QN
Ðề: Thi tuyển công chức thuế năm 2012!

Mình trích trong công văn 230/TCT - TNCN nè:
5. Trường hợp trong năm dương lịch đầu tiên cá nhân có mặt tại Việt Nam chưa đủ 183 ngày, nhưng tính trong 12 tháng liên tục kể từ tháng đến Việt Nam có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên thì quyết toán thuế thu nhập cá nhân như sau:

- Năm tính thuế thứ nhất tính từ tháng đầu tiên đến Việt Nam đến đủ 12 tháng liên tục.


- Năm tính thuế thứ hai tính từ ngày 1/1 đến ngày 31/12 năm đó


Số thuế phải nộp trong năm thứ 2 sẽ được trừ cho phần thuế đã nộp trong năm tính thuế thứ nhất tương ứng thời gian trùng với năm tính thuế thứ 2.

Số thuế tính trùng được trừ vào năm tính thuế thứ 2 được xác định như sau:

Số thuế tính trùng được trừ = (Số thuế phải nộp trong năm tính thuế thứ nhất/ 12) x Số tháng tính trùng


Ví dụ 8:

Trường hợp Ông D là người nước ngoài độc thân vào Việt Nam làm việc từ ngày 12/5/2010, trong năm 2010 (từ ngày 12/05/2010 đến hết ngày 31/12/2010) có mặt tại Việt Nam 80 ngày phát sinh thu nhập tiền lương, tiền công là 50 triệu đồng, từ ngày 01/01/2011 đến hết ngày 30/4/2011 có mặt tại Việt Nam 110 ngày thu nhập tiền lương, tiền công phát sinh trong thời gian này là 100 triệu đồng, từ ngày 01/05/2011 đến hết năm 2011 Ông cư trú tại Việt Nam là 100 ngày thu nhập phát sinh trong thời gian này là 100 triệu đồng thì thuế TNCN của Ông D phải nộp được xác định như sau:

Nếu tính theo năm dương lịch 2010 Ông D là cá nhân không cư trú, nhưng tính theo 12 tháng liên tục từ tháng 5/2010 đến hết tháng 4/2011 ông là cá nhân cư trú tại Việt Nam (Ông có mặt tại Việt Nam là 80 ngày + 110 ngày = 190 ngày)

- Năm tính thuế thứ nhất (Từ tháng 5/2010 đến hết tháng 4/2011):

Tổng thu nhập chịu thuế trong năm tính thuế thứ nhất: 50 triệu đồng + 100 triệu đồng = 150 triệu đồng

Giảm trừ gia cảnh : 4 triệu đồng x 12 = 48 triệu đồng

Thu nhập tính thuế: 150 triệu đồng – 48 triệu đồng = 102 triệu

Thu nhập tính thuế bình quân tháng: 102 triệu đồng : 12 tháng = 8,5 triệu đồng

Thuế TNCN phải nộp bình quân 1 tháng: (5 triệu đồng x 5%) + (8,5 triệu đồng – 5 triệu đồng ) x 10% = 0,6 triệu đồng

Thuế TNCN phải nộp năm tính thuế thứ nhất: 0,6 triệu đồng x 12 tháng = 7,2 triệu đồng

- Năm tính thuế thứ hai (từ 1/1/2011 đến hết ngày 31/12/2011): Ông D có mặt tại Việt Nam 210 ngày (110 ngày + 100 ngày) là cá nhân cư trú tại Việt Nam

Thu nhập chịu thuế phát sinh trong năm 2011: 100 triệu đồng+ 100 triệu đồng = 200 triệu đồng

Giảm trừ gia cảnh : 4 triệu đồng x 12 = 48 triệu đồng

Thu nhập tính thuế năm 2011: 200 triệu đồng – 48 triệu đồng = 152 triệu đồng

Thu nhập tính thuế bình quân tháng: 152 triệu đồng : 12 tháng = 12,67 triệu đồng

Thuế TNCN phải nộp bình quân 1 tháng: (5 triệu đồng x 5%) + (5 triệu đồng x 10%) + (12,67 triệu đồng – 10 triệu đồng) x 15 % = 1,15 triệu đồng

Thuế TNCN phải nộp năm 2011: 1,15 triệu đồng x 12 tháng = 13,8 triệu đồng

Quyết toán thuế năm 2011 có 4 tháng tính trùng với quyết toán thuế năm thứ nhất: từ tháng 01/2011 đến tháng 04/2011

Số thuế tính trùng được trừ : 7,2 triệu đồng/12 tháng x 4 tháng = 2,4 triệu đồng.

Ông D kê khai số thuế tính trùng được trừ vào chỉ tiêu [37] (Tổng số thuế TNCN được giảm trong kỳ) trên Tờ khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân mẫu số 09/KK-TNCN ban hành kèm theo Thông tư số 28/2011/TT-BTC ngày 28/02/2011 của Bộ Tài chính.

Thuế TNCN còn phải nộp năm 2011 là : 13,8 triệu đồng – 2,4 triệu đồng = 11,4 triệu đồng

Mình chỉ mới đọc kỹ lại và hiểu như thế này
 
Y

yenangel222

Cao cấp
5/4/12
374
1
18
ABCD
Ðề: Thi tuyển công chức thuế năm 2012!

Trường hợp ông Gun nếu tính từ 1/3/N đến ngày 29/2/N + 1 là 12 tháng liên tục, ông ấy có mặt tại VN là 200 ngày > 183 ngày. Vậy ông ấy thuộc cá nhân cư trú mà đúng không?

Nhưng từ 1/3/N đến 29/2/N+1 ông Gun chỉ có mặt 160 ngày thôi bạn, là cá nhân ko cư trú. mình nghĩ nếu là cá nhân ko cư trú thì ko thể áp dụng cái công thức thuế tính trùng kia được.mà tìm hoài ko thấy cái thông tu, nghị định nào nói rõ về cái này, hic...

Mình chỉ mới đọc kỹ lại và hiểu như thế này. Như vậy thì anh SangVo oi, phần giải của anh về số thuế TNCN năm N của ông Gun cũng chưa chính xác đúng ko ah.

ANh í giải đúng hết r, n mọi người chỉ đang băn khoăn cái thuế tính trùng đó thôi.
 
caothuyhoa

caothuyhoa

Cao cấp
11/12/09
206
0
16
Hạ Long - QN
Ðề: Thi tuyển công chức thuế năm 2012!

Nhưng từ 1/3/N đến 29/2/N+1 ông Gun chỉ có mặt 160 ngày thôi bạn, là cá nhân ko cư trú. mình nghĩ nếu là cá nhân ko cư trú thì ko thể áp dụng cái công thức thuế tính trùng kia được.mà tìm hoài ko thấy cái thông tu, nghị định nào nói rõ về cái này, hic...
Ý của tớ là. Năm tính thuế đầu tiên cũng áp dụng 12 tháng. Thế nên khi tính cái khoản thuế trùng đó. Mình vẫn áp dụng công thức đó được ấy.


ANh í giải đúng hết r, n mọi người chỉ đang băn khoăn cái thuế tính trùng đó thôi.

Ý của tớ là. Năm tính thuế đầu tiên cũng áp dụng 12 tháng. Thế nên khi tính cái khoản thuế trùng đó. Mình vẫn áp dụng công thức đó được ấy.


uhm, sr anh SangVo nha, e hơi nhầm tý xíu^^
 
N

nguyenlamtung

Trung cấp
23/8/12
176
0
0
Haiduong
Ðề: Thi tuyển công chức thuế năm 2012!

Hoan hô anh Sang vo, đúng là vui như gặp người thân, nói thâtf em chán nên bỏ diễn đàn mấy hôm nay rồi, anh vẫn khoẻ chứ? xin lỗi anhem 1 tý nhá>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>,tôi muốn hỏi thăm anh Sang vo 1 tý thôi>
 
P

phuonglycat7122008

Sơ cấp
19/8/12
22
0
0
34
ha noi
Ðề: Thi tuyển công chức thuế năm 2012!


Ý của tớ là. Năm tính thuế đầu tiên cũng áp dụng 12 tháng. Thế nên khi tính cái khoản thuế trùng đó. Mình vẫn áp dụng công thức đó được ấy.


Nhưng mà năm đầu tiên ông Gun là cá nhân ko cư trú, tính thuế TNCN theo từng lần phát sinh, nên mình nghĩ trùng tháng nào thì tính trừ thuế TNCN của tháng đó chứ, ko thể chia đều cho 12 tháng dc.
 
C

chaungocanh

Trung cấp
27/6/10
71
0
6
34
nghe an
Ðề: Thi tuyển công chức thuế năm 2012!

sao anh lại Trời một cái dài vậy, tại em hiểu nhầm chứ bộ, mà em là chaungocanh chú đâu phải chau ngoc oanh đâu anh nói thế có người sẽ khó chịu đấy vì hình như trong diễn đàn cũng có người là chaungocoanh thì phải/ cảm ơn anh. là em nhầm
 
W

wingirl

Trung cấp
24/3/11
172
0
16
34
Vĩnh Phúc
Ðề: Thi tuyển công chức thuế năm 2012!

em hiểu đơn giản thế này:
Rõ ràng là,khi tính thuế TNCN của năm tính thuế thứ 2 thì ta phải trừ đi số thuế ông Gun đã nộp của tháng 1,2/N+1 .
Mà, Xét tại thời điểm tháng 1 và tháng 2 tại nam tính thuế thứ nhất ông Gun là cá nhân ko cư trú, nên số thuế TNCN 2 tháng này được tính bằng
80*20%=16tr.
 
Red Cherry

Red Cherry

Sơ cấp
15/7/12
30
0
0
Tp.HCM
Ðề: Thi tuyển công chức thuế năm 2012!

Hoan hô anh Sang vo, đúng là vui như gặp người thân, nói thâtf em chán nên bỏ diễn đàn mấy hôm nay rồi, anh vẫn khoẻ chứ? xin lỗi anhem 1 tý nhá>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>,tôi muốn hỏi thăm anh Sang vo 1 tý thôi>

Bác Sang gần giống "Thần tượng Idol" quá. thi cử xong các anh chị em mình hội ngộ một bữa, để bác Sang ra mắt mọi người, sẵn dịp gọi là cám ơn bác, hihihi....bác ơ Tp.HCM...bác là đối thủ nặng ký của em....huhuhuhu....chúc cả nhà học tập và thi tốt!
 
S

Sang Vo

Cao cấp
13/8/12
430
0
16
Tphcm
Ðề: Thi tuyển công chức thuế năm 2012!

Mình nói bài lão Gun kìa. Năm đầu là cá nhân không cư trú; năm sau là cá nhân cư trú
Việc phân cá nhân cư trú và không cư trú đều có ý nghĩa của nó chứ.
Nếu tính trên từng lần phát sinh thu nhập thì mình ko thể phân cho 12 tháng được. năm nào cư trú thì mới tính thu nhập bình quân tháng để trừ vào.

Bài tập sau bạn trừ theo bình quân tháng của những tháng tính trùng được vì năm đầu ông ta là cá nhân cư trú;năm sau là cá nhân ko cư trú.

Thanhnhan và yenanlgel phát hiện rất chí lí... nhưng... haizaa... a đang suy nghĩ, search tùm lum coi có vụ này hông... đúng như yenagel nói là kg thấy TT nào về vụ này... mà cũng kg có vụ tính trùng như cách của em Nhân. vì em Nhân lấy 80 x 20% (thuế tính trùng) nhưng suy xét lại, hiễu mạnh công thức của TT :

Số thuế tính trùng đuợc trừ = Số thuế nộp trong năm tính thuế thứ 1 / 12 tháng x số tháng trùng MÀ CHỈ ÁP DỤNG CHO NĂM THỨ 1 LÀ NĂM TÀI CHÍNH TÍNH ĐỦ 12 THÁNG LIÊN TỤC. và cái số tháng trùng là chỉ hiểu 1 cách đơn giản là trùng nhau mấy tháng rồi trừ ra thôi. cách thanhnhan là trùng 16 triệu, cách anh là trùng 8,67 triệu. 2 con số này rất xa. kg lẽ tụi Thuế nó tính toán để dân nước ngoài có lợi sao ta?? lạ lắm !!!

Anh phản bác riêng cách tính của thanhnhan coi thử xem sao: e lấy 80x20% áp dụng cho cá nhân kg cứ trú trong năm I, vậy sao kg áp dụng 80 là phần tính thuế cho cá nhân cư trú năm II để tính trùng đi em vì 80 LÀ ĐOẠN CHUNG GIAO NHAU GIỮA 2 NĂM nên cách e tính là kg ổn. do đó a sẽ suy nghĩ thêm để có kết luận cuối cùng nhưng a vẫn giữ quan điễm là áp dụng công thức trong TT là chính xác vì trong công thức kg có bàn cải gì về cách của e hết.

Thân !!!
 
Sửa lần cuối:
caothuyhoa

caothuyhoa

Cao cấp
11/12/09
206
0
16
Hạ Long - QN
Ðề: Thi tuyển công chức thuế năm 2012!

nếu như tính: 80tr x 20% = 16tr. Vậy thì ngay từ đầu lúc tính thuế TNCN phải nộp năm N chỉ lấy Thu nhập năm N x 20% thôi liệu có được ko?
 
S

Sang Vo

Cao cấp
13/8/12
430
0
16
Tphcm
Ðề: Thi tuyển công chức thuế năm 2012!

Bác Sang gần giống "Thần tượng Idol" quá. thi cử xong các anh chị em mình hội ngộ một bữa, để bác Sang ra mắt mọi người, sẵn dịp gọi là cám ơn bác, hihihi....bác ơ Tp.HCM...bác là đối thủ nặng ký của em....huhuhuhu....chúc cả nhà học tập và thi tốt!

Nguyên văn bởi nguyenlamtung
Hoan hô anh Sang vo, đúng là vui như gặp người thân, nói thâtf em chán nên bỏ diễn đàn mấy hôm nay rồi, anh vẫn khoẻ chứ? xin lỗi anhem 1 tý nhá>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>,tôi muốn hỏi thăm anh Sang vo 1 tý thôi>

chài ai... lamtung nhé.. e vừa phải thôi hé... rùm beng dân đen chém gió a với e nữa là mệt ah nhà... im lặng cho lành... hehe. đi đâu kg lo ôn mà bõ diễn đàn đó...

còn Bác Red chery gì mà đối thủ... kg có đâu... tphcm lấy trên 400 chỉ tiêu. thì nếu hồ sơ là 2000. thì 1 chọi 5 chứ bao nhiêu mà lo. hehe

Thân !!!
 
M

missghost012

Sơ cấp
29/8/12
24
0
0
33
thanh hóa
Ðề: Thi tuyển công chức thuế năm 2012!

hik,mới học đến gtgt vs tndn mờ đọc tncn chẳng hiểu j cả @@
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA