H
Ðề: Thi tuyển công chức thuế năm 2012!
Cảm ơn Sang Võ đã trả lời bài về TT123 giúp mình nhé. Mình rất muốn tham gia giải bài, nhưng mới học được cái GTGT và cái TNDN thôi. Đang mày mò để tiếp xong 2 cái kia. Nếu có Bt về GTGT và TNDN mình sẽ giải cùng mòi người.
KHỞI ĐỘNG NGÀY THỨ 7 (qua 6 ngày chúng ta đã đi gần 300 câu trắc nghiệm)
(LƯU Ý CHÚNG TA CHỈ GIẢI PHẦN NÀO MỚI NHẤT MÀ THUẾ ĐỀ CẬP TRONG NĂM 2012 THÔI NHÉ CÁC MEM). Chúng ta chỉ xoáy sâu vào 4 LUẬT T.GTGT,TNDN,TNCN, LUẬT QUẢN LÝ THUẾ (KHÔNG CHÚ TRỌNG THUẾ TTDB nhưng Bài tập nếu có đề cập thì cũng nên xem qua 1 chút để biết cách tính nhé)
1/ Câu trắc nghiệm lý thuyết: (30 câu)
THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN (đáp án đã được các bạn nhu austa, alright,caothuhoa.. nhưng sangvo muốn tổng kết để các bạn khỏi phải hỏi đi hỏi lại dứt điểm bộ trắc nghiệm thuế chuyển sang đề tài khác)
Câu 1. Trường hợp nào dưới đây đáp ứng điều kiện là cá nhân cư trú theo pháp luật thuế TNCN:
a. Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc tính theo 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam, trong đó ngày đến và ngày đi được tính là 01 ngày.
b. Có nơi ở đăng ký thường trú theo quy định của pháp luật về cư trú.
c. Có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về nhà ở, với thời hạn của hợp đồng thuê từ 90 ngày trở lên trong năm tính thuế.
d. Tất cả các trường hợp trên.
Câu 2. Theo quy định của pháp luật thuế TNCN, khoản thu nhập nào dưới đây là thu nhập chịu thuế từ kinh doanh:
a. Thu nhập từ hoạt động hành nghề độc lập của cá nhân trong các lĩnh vực, ngành nghề được cấp giấy phép hoặc chứng chỉ hành nghề theo quy định.
b. Thu nhập nhận được từ các khoản lãi trái phiếu, tín phiếu, các giấy tờ có giá.
c. Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán.
d. Thu nhập từ chuyển giao công nghệ.
Câu 3. Trong các khoản thu nhập của cá nhân nêu dưới đây, khoản thu nhập nào chịu thuế TNCN:
a. Tiền thù lao nhận được do tham gia vào hội đồng quản trị doanh nghiệp.
b. Tiền thưởng kèm theo các giải thưởng quốc gia được Nhà nước Việt Nam thừa nhận.
c. Thu nhập từ lãi tiền gửi tại ngân hàng, tổ chức tín dụng.
d. Thu nhập từ bồi thường hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ.
Câu 4. Khoản thu nhập nào của cá nhân dưới đây có thu nhập chịu thuế TNCN là phần vượt trên 10 triệu đồng/ lần phát sinh thu nhập:
a. Thu nhập từ việc nhận cổ tức.
b. Thu nhập từ nhận thừa kế là bất động sản.
c. Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản.
d. Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán.
Câu 5. Thu nhập chịu thuế TNCN từ bản quyền đối với cá nhân cư trú là:
a. Là toàn bộ phần thu nhập nhận được khi chuyển giao, chuyển quyền sử dụng các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ theo từng hợp đồng.
b. Là thu nhập nhận được khi chuyển giao, chuyển quyền sử dụng các đối tượng của quyền sử hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ có giá trị dưới 10 triệu đồng theo từng hợp đồng.
c. Là thu nhập nhận được khi chuyển giao, chuyển quyền sử dụng các đối tượng của quyền sử hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ có giá trị từ 10 triệu đồng trở lên theo từng hợp đồng.
d. Là phần thu nhập vượt trên 10 triệu đồng nhận được khi chuyển giao, chuyển quyền sử dụng các đối tượng của quyền sử hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ theo từng hợp đồng.
Câu 6. Trường hợp nào dưới đây được xác định là người phụ thuộc theo pháp luật thuế TNCN:
a. Con 20 tuổi đang học đại học, có thu nhập từ hoạt động gia sư 400.000 đồng/ tháng.
b. Mẹ vợ 70 tuổi, có lương hưu.
c. Vợ 40 tuổi, không có thu nhập ở nhà làm nội trợ.
d. Không có trường hợp nào nêu trên.
Câu 7. Trong các khoản thu nhập của cá nhân nêu dưới đây, khoản thu nhập nào là thu nhập chịu thuế TNCN:
a. Thu nhập từ tiền lương hưu.
b. Thu nhập từ tiền lương tăng thêm do tăng năng suất
c. Thu nhập từ tiền trợ cấp một lần sinh con.
d. Thu nhập từ phần tiền lương làm việc ban đêm được trả cao hơn so với tiền lương làm việc ban ngày theo quy định của Bộ Luật lao động.
Câu 8. Khoản thu nhập nào của cá nhân nêu dưới đây là thu nhập được miễn thuế TNCN:
a. Thu nhập từ tiền lương, tiền công.
b. Tiền lương hưu do Bảo hiểm xã hội chi trả.
c. Thu nhập từ nhượng quyền thương mại.
d. Thu nhập từ nhận quà tặng là chứng khoán, phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh, bất động sản và tài sản khác phải đăng ký sở hữu hoặc đăng ký sử dụng.
Câu 9. Khoản thu nhập nào của cá nhân nêu dưới đây là thu nhập được miễn thuế TNCN:
a. Thu nhập từ đầu tư vốn.
b. Thu nhập từ lãi tiền gửi tại tổ chức tín dụng, lãi từ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ.
c. Thu nhập từ trúng thưởng.
d. Thu nhập từ bản quyền.
Câu 10. Trong các khoản thu nhập của cá nhân nêu dưới đây, khoản thu nhập nào thuộc thu nhập được miễn thuế TNCN:
a. Thu nhập từ bồi thường hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ, tiền bồi thường tai nạn lao động, khoản bồi thường nhà nước và các khoản bồi thường khác theo quy định của pháp luật.
b. Thu nhập nhận được từ quỹ từ thiện được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập hoặc công nhận, hoạt động vì mục đích từ thiện, nhân đạo, không nhằm mục đích lợi nhuận.
c. Thu nhập nhận được từ nguồn viện trợ nước ngoài vì mục đích từ thiện, nhân đạo dưới hình thức chính phủ và phi chính phủ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
d. Tất cả các khoản thu nhập trên.
Câu 11. Người nộp thuế TNCN gặp thiên tai, hoả hoạn, tai nạn, bệnh hiểm nghèo thì theo quy định:
a. Được miễn thuế TNCN phải nộp tương ứng với mức độ thiệt hại.
b. Được xét giảm thuế TNCN tương ứng với mức độ thiệt hại
c. Được xét giảm thuế TNCN tương ứng với mức độ thiệt hại, số thuế được giảm không vượt quá số thuế phải nộp
d. Được xét giảm thuế TNCN, số thuế được giảm không vượt quá số thuế phải nộp
Câu 12. Trường hợp Người nộp thuế TNCN gặp thiên tai, hoả hoạn, tai nạn, bệnh hiểm nghèo ảnh hưởng đến khả năng nộp thuế, có số thuế TNCN phải nộp trong năm tính thuế lớn hơn mức độ thiệt hại thì số thuế được xét giảm xác định:
a. Bằng số thuế phải nộp
b. Bằng mức độ thiệt hại
c. Lớn hơn mức độ thiệt hại
d. Nhỏ hơn mức độ thiệt hại
Câu 13. Kỳ tính thuế TNCN đối với cá nhân cư trú có thu nhập từ kinh doanh, thu nhập từ tiền lương, tiền công được quy định:
a. Theo từng lần phát sinh thu nhập
b. Theo năm
c. Theo quý
d. Theo tháng
Câu 14. Không áp dụng kỳ tính thuế TNCN theo từng lần phát sinh thu nhập đối với khoản thu nhập nào của cá nhân dưới đây:
a. Thu nhập từ đầu tư vốn.
b. Thu nhập từ tiền lương của cá nhân không cư trú.
c.Thu nhập từ tiền lương của cá nhân cư trú.
d. Thu nhập từ trúng thưởng.
Câu 15. Cá nhân được hoàn thuế TNCN trong trường hợp:
a. Số tiền thuế TNCN đã nộp lớn hơn số thuế TNCN phải nộp.
b. Cá nhân đã nộp thuế TNCN nhưng có thu nhập tính thuế chưa đến mức phải nộp thuế TNCN.
c. Các trường hợp khác theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
d. Tất cả các trường hợp trên.
Câu 16. Theo quy định của Luật thuế TNCN, đối với cá nhân cư trú kinh doanh thực hiện đầy đủ chế độ kế toán hoá đơn chứng từ thì thu nhập chịu thuế TNCN từ kinh doanh được xác định:
a. Doanh thu trừ (-) Các khoản chi phí hợp lý liên quan đến việc tạo ra thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế
b. Doanh thu trừ (-) Các khoản chi phí hợp lý liên quan đến việc tạo ra thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế trừ (-) Các khoản giảm trừ gia cảnh.
c. Doanh thu trừ (-) Các khoản chi phí hợp lý liên quan đến việc tạo ra thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế cộng (+) Thu nhập chịu thuế khác trong kỳ tính thuế
d. Doanh thu trừ (-) Các khoản chi phí hợp lý liên quan đến việc tạo ra thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế cộng (+) Thu nhập chịu thuế khác trong kỳ tính thuế trừ (-) Các khoản giảm trừ gia cảnh.
Câu 17. Thu nhập tính thuế TNCN từ kinh doanh của cá nhân cư trú được xác định như sau :
a. Thu nhập chịu thuế trừ (-) Các khoản được giảm trừ
b. Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế trừ (-) Chi phí hợp lý liên quan đến việc tạo ra thu nhập trong kỳ tính thuế
c. Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế trừ (-) Chi phí hợp lý liên quan đến việc tạo ra thu nhập trong kỳ tính thuế cộng (+) Thu nhập chịu thuế khác trong kỳ tính thuế
Câu 18. Mức hỗ trợ khám chữa bệnh hiểm nghèo cho người lao động và thân nhân người lao động từ nguồn thu nhập sau thuế TNDN của doanh nghiệp không tính vào thu nhập chịu thuế TNCN từ tiền lương, tiền công của người lao động được xác định như sau:
a. Một phần hoặc toàn bộ số tiền khám chữa bệnh nhưng tối đa không vượt quá số tiền trả viện phí
b. Một phần số tiền khám chữa bệnh nhưng tối đa không vượt quá số tiền trả viện phí sau khi đã trừ số tiền chi trả của cơ quan bảo hiểm y tế.
c. Toàn bộ số tiền khám chữa bệnh nhưng tối đa không vượt quá số tiền trả viện phí sau khi đã trừ số tiền chi trả của cơ quan bảo hiểm y tế.
d. Một phần hoặc toàn bộ số tiền khám chữa bệnh nhưng tối đa không vượt quá số tiền trả viện phí sau khi đã trừ số tiền chi trả của cơ quan bảo hiểm y tế.
Câu 19. Cá nhân cư trú được giảm trừ khoản nào sau đây khi xác định thu nhập tính thuế TNCN từ kinh doanh và từ tiền lương, tiền công:
a. Các khoản giảm trừ gia cảnh
b. Các khoản đóng góp bảo hiểm bắt buộc
c. Các khoản đóng góp vào quỹ từ thiện, quỹ nhân đạo, quỹ khuyến học theo quy định.
d. Tất cả các khoản trên.
Câu 20. Mức giảm trừ gia cảnh bình quân/tháng đối với bản thân đối tượng nộp thuế là cá nhân cư trú:
a. 0,5 triệu đồng/tháng
b. 1,6 triệu đồng/tháng
c. 4 triệu đồng/tháng
d. 5 triệu đồng/tháng
Câu 21. Những trường hợp nào thì con của đối tượng nộp thuế được xác định là người phụ thuộc được tính giảm trừ gia cảnh ?
a. Con dưới 18 tuổi (được tính đủ theo tháng).
b. Con trên 18 tuổi nhưng bị tàn tật, không có khả năng lao động.
c. Con đang theo học tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, không có thu nhập hoặc có thu nhập nhưng không vượt quá mức quy định (mức thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 500.000 đồng).
d. Tất cả các trường hợp trên.
Câu 22. Đối với cá nhân cư trú vừa có thu nhập từ kinh doanh, vừa có thu nhập từ tiền lương, tiền công thì sẽ tính giảm trừ gia cảnh như thế nào?
a. Tính giảm trừ một lần vào tổng thu nhập từ kinh doanh và từ tiền lương, tiền công.
b. Tính giảm trừ vào thu nhập từ kinh doanh
c. Tính giảm trừ vào thu nhập từ tiền lương, tiền công.
d. Vừa được tính giảm trừ vào thu nhập từ kinh doanh, vừa được tính giảm trừ vào thu nhập từ tiền lương, tiền công.
Câu 23. Mức thu nhập làm căn cứ để xác định người phụ thuộc được áp dụng giảm trừ là mức thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá:
a. 500.000đ/tháng
b. 550.000đ/tháng
c. 630.000đ/tháng
d. 730.000đ/tháng
Câu 24. Chế độ phụ cấp được hưởng của cá nhân nào dưới đây được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNCN:
a. Phụ cấp chức vụ theo quy định của pháp luật.
b. Phụ cấp tham gia công tác đoàn thể.
c. Phụ cấp quản lý trong doanh nghiệp.
d. Phụ cấp khu vực theo quy định của pháp luật đối với người làm việc tại vùng xa xôi hẻo lánh và khí hậu xấu.
Câu 25. Thuế suất thuế TNCN đối với thu nhập từ bản quyền của cá nhân cư trú là bao nhiêu?
a. 2%
b. 5%
c. 20%
d. 25%
Câu 26. Thuế TNCN đối với thu nhập từ kinh doanh của cá nhân không cư trú được xác định bằng:
a. Doanh thu nhân (x) thuế suất thuế TNCN tương ứng với từng lĩnh vực, ngành nghề theo quy định.
b. [Doanh thu trừ (-) Các khoản chi phí hợp lý] nhân (x) thuế suất thuế TNCN tương ứng với từng lĩnh vực, ngành nghề.
c. [Doanh thu trừ (-) Các khoản chi phí hợp lý trừ (-) Các khoản giảm trừ gia cảnh] nhân (x) thuế suất thuế TNCN tương ứng với từng lĩnh vực, ngành nghề.
d. [Doanh thu trừ (-) Các khoản chi phí hợp lý cộng (+) Thu nhập chịu thuế khác trừ (-) Các khoản giảm trừ gia cảnh] nhân (x) thuế suất thuế TNCN tương ứng với từng lĩnh vực, ngành nghề.
Câu 27. Thuế TNCN đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công của cá nhân không cư trú được xác định :
a. Thu nhập chịu thuế nhân (x) thuế suất theo biểu thuế luỹ tiến từng phần
b. Thu nhập chịu thuế nhân (x) thuế suất 20%
c. [Thu nhập chịu thuế trừ (-) Giảm trừ gia cảnh] nhân (x) thuế suất 20%
d. [Thu nhập chịu thuế trừ (-) Giảm trừ gia cảnh trừ (-) Các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo] nhân (x) thuế suất 20%.
Câu 28. Thuế suất thuế TNCN đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công của cá nhân không cư trú:
a. 10%
b. 15%
c. 20%
d. 25%
Câu 29. Thuế suất thuế TNCN đối với thu nhập từ hoạt động kinh doanh hàng hóa của cá nhân không cư trú là:
a. 1%
b. 2%
c. 5%
d. Theo biểu thuế luỹ tiến từng phần
Câu 30. Trường hợp cá nhân không cư trú có doanh thu từ nhiều lĩnh vực, ngành nghề, sản xuất, kinh doanh khác nhau nhưng không tách riêng được doanh thu của từng lĩnh vực thì việc áp dụng thuế suất thuế TNCN thực hiện theo quy định nào dưới đây:
a. Áp dụng thuế suất trung bình của các lĩnh vực, ngành nghề thực tế hoạt động trên toàn bộ doanh thu.
b. Áp dụng thuế suất cao nhất đối với lĩnh vực, ngành nghề thực tế hoạt động trên toàn bộ doanh thu.
c. Áp dụng thuế suất thấp nhất đối với lĩnh vực, ngành nghề thực tế hoạt động trên toàn bộ doanh thu.
d. Được lựa chọn bất kỳ thuế suất của một lĩnh vực, ngành nghề thực tế hoạt động để áp dụng trên toàn bộ doanh thu.
II/ Phần bài tập (LÝ GIẢI NGẮN GỌN NHỮNG CON SỐ NHÉ CÁC MEM)
(CÂU NÀO BÍ CỨ VIỆC BỎ. ĐỪNG MẤT TIME, DIỄN ĐÀN SẼ GIÚP CÁC BẠN HỌC NHANH CHÓNG HƠN LÀ CỨ BÍ 1 CÂU RỒI NGỒI QUÀI KHÔNG RA)
Câu hỏi 1: Anh A là cá nhân cư trú phải nuôi bố mẹ già ngoài độ tuổi lao động, không có thu nhập và trực tiếp nuôi dưỡng 1 cháu tàn tật không có khả năng lao động, không nơi nương tựa, không có thu nhập. Thu nhập từ tiền lương của anh là 14,5 triệu đồng/tháng sau khi đã trừ đi các khoản BHXH và BHYT. Thu nhập tính thuế hàng tháng của anh là bao nhiêu?
a. 3.500.000 đồng
b. 4.500.000 đồng
c. 5.200.000 đồng
d. 5.700.000 đồng
Câu hỏi 2: Một gia đình có 2 con nhỏ và một mẹ già ngoài độ tuổi lao động không có thu nhập. Thu nhập của người chồng là 17triệu đồng/tháng. Thu nhập của người vợ bị tàn tật không có khả năng lao động là 450.000đồng/tháng. Thu nhập tính thuế bình quân một tháng là bao nhiêu?
a. 5.500.000 đồng
b. 6.200.000 đồng
c. 6.500.000 đồng
d. 6.600.000 đồng
Câu hỏi 3: Cá nhân C là đối tượng cư trú đồng sở hữu 2 căn hộ. Tháng 8/2009 anh C quyết định bán 1 căn hộ với giá 800 triệu đồng. Giá mua căn hộ này là 500trđ (có hoá đơn chứng từ hợp lý) chi phí cho việc chuyển nhượng có chứng từ hợp pháp là 30trđ. Thuế thu nhập cá nhân do bán căn hộ này là bao nhiêu?
a. 52.000.000 đồng
b. 67.500.000 đồng
c. 72.300.000 đồng
d. 75.000.000 đồng
Câu hỏi 4: Cá nhân C là đối tượng cư trú đồng sở hữu 2 căn hộ. Tháng 8/2009 anh C quyết định bán cả 2 căn hộ với giá 800 trđ và 750 trđ mỗi căn. Anh C không còn giấy tờ mua 2 căn hộ nên không xác định được giá vốn của 2 căn hộ này. Thuế thu nhập cá nhân do bán 2 căn hộ này được xác định như thế nào?
a. 23.000.000 đồng
b. 27.500.000 đồng
c. 31.000.000 đồng
d. 30.000.000 đồng
Câu hỏi 5: Cá nhân C trúng thưởng 01 vé xổ số với giá trị là 25 triệu đồng, thuế TNCN phải nộp là bao nhiêu?
a. 500.000 đồng
b. 750.000 đồng
c. 1.500.000 đồng
d. 2.200.000 đồng
Câu hỏi 6: Ông B có viết 1 tác phẩm văn học và ông quyết định nhượng bản quyền tác giả cho ông C với trị giá 75 triệu đồng. Số thuế TNCN ông B phải nộp là bao nhiêu?
a. 1.200.000 đồng
b. 2.300.000 đồng
c. 3.150.000 đồng
d. 3.250.000 đồng
Câu hỏi 7: Năm 2010, Ông B bán 500 cổ phiếu của Công ty đại chúng A với giá bán là 25.000 đồng/cổ phiếu, giá mua 8.500 đồng/cổ phiếu, chi phí liên quan cho việc bán 500 cổ phiếu này là 750.000 đồng (các chứng từ mua, bán và chi phí hợp lý). Thuế TNCN ông B còn phải nộp là bao nhiêu biết rằng ông B đăng ký nộp thuế chuyển nhượng chứng khoán theo biểu thuế suất toàn phần với mức thuế là 20% (Giả sử trong năm ông B chỉ phát sinh một giao dịch từ chuyển nhượng chứng khoán và đã tạm nộp thuế TNCN theo thuế suất 0,1% trên giá bán).
a. 1.487.500 đồng
b. 1.500.000 đồng
c. 1.950.000 đồng
d. 2.200.000 đồng
Câu hỏi 8: Chị C được ông B tặng một chiếc xe máy trị giá 25 triệu đồng. số thuế TNCN chị C phải nộp là bao nhiêu?
a. 1.200.000 đồng
b. 1.500.000 đồng
c. 1.750.000 đồng
d. 2.100.000 đồng
Câu hỏi 9: Bà Jolie sang Việt Nam giảng dạy từ tháng 3/2009 đến tháng 6/2009. Tháng 3/2009 Bà nhận được khoản lương là 2,500USD thì thuế TNCN của Bà phải nộp là bao nhiêu với tỷ giá 1USD = 17.000 VN đồng? (giả thiết Bà Jolie không phải đóng góp các khoản BHXH, BHYT bắt buộc và không có khoản đóng góp từ thiện nhân đạo nào)
a. 7.500.000 đồng
b. 8.200.000 đồng
c. 8.500.000 đồng
d. 8.000.000 đồng
Câu hỏi 10: ông Henmus trong 2 tuần du lịch tại Việt Nam đã trúng thưởng 01 vé xổ số 300 tr đồng. Thuế TNCN ông Henmus phải nộp là bao nhiêu?
a. 29.000.000 đồng
b. 30.000.000 đồng
c. 31.000.000 đồng
d. 32.000.000 đồng
=================================================================================Về phần tin học. đây là sự thật 100%. sangvo đã nộp hồ sơ vào Kho Bạc và được anh chị trong Kho Bạc gửi Tài liệu tin học để ôn - đó là tài liệu tin học 2003 về word,excel và window. Nhưng đề thi năm ngoái gì đó lại cho là 2007, do đó, theo chính kiến của sangvo, các mem nên ôn cả 2 nhưng vì đây là môn điều kiện chỉ cần 50 điểm là qua, do đó ôn ít đủ sài thôi. sangvo sẽ up lên cho các mem cùng giải đề tin học sau nhé
Đáp án cuối cùng sẽ được úp vào mỗi tối trước đáp án nháp mục đích các câu chưa chuẩn xác tối ưu sẽ có đáp án chính xác 100%
Lưu ý: khi hỏi gì hay thắc mắc gì các mem nhớ trích lọc tránh topic bị dàn trang và loảng để phục vụ cho nhu câu dò và học cho chính xác. (sangvo thấy nhiều bạn vui lắm, nhào vào diễn đàn, hỏi gì, ghi gì, kg đầu kg đuôi, kg biết các bạn nói gì, thì có trời mới giúp và trả lời cho mấy bạn được).
=======================================================================
ĐÂY LÀ BÀI TẬP SANGVO KHUYÊN CÁC BÁC NÊN HỌC THUỘC ĐỂ GẶP NHỮNG BÀI TUƠNG TỰ THÌ XÀO NÓ NHƯ XÀO CHÁO DZỊ ĐÓ NHÉ
Ông Gun là người Han Quoc đến công tác và có thu nhập Việt Nam lần đầu tiên vào ngày 1/3/năm N. Tính đến ngày 29/2/năm N+1 ông có mặt ở Việt Nam 160 ngày, trong đó có 40 ngày ở trong quãng thời gian từ 1/1/năm N+1 đến ngày 29/2/năm N+1. Các đợt ông sang làm việc ở Việt Nam không có đợt nào dài quá 2 tháng.
Trong quãng thời gian từ 1/3/N đến 31/12/N, số thu nhập từ tiền lương ông nhận được ở Việt Nam là 180 triệu đồng.
Trong quãng thời gian từ 1/1/N+1 đến 29/2/N+1, thu nhập từ tiền lương ông nhận được tại Việt Nam là 80 triệu đồng.
Trong quãng thời gian từ 1/3/N+1 đến hết năm N+1 ông công tác ở Việt Nam là 145 ngày. Thu nhập từ tiền lương trong quãng thời gian này ở Việt Nam là 200 triệu đồng.
Theo các chứng từ ông Gun xuất trình, thu nhập của ông trong quãng thời gian từ 1/3/N đến 31/12/N ở Han Quoc quy ra tiền Việt Nam là 180 triệu đồng sau khi đã nộp thuế cho Han Quoc 20 triệu đồng; thu nhập trong quãng thời gian từ 1/1/N+1 đến 29/2/N+1 ở Han Quoc là 60 triệu đồng sau khi đã nộp thuế cho Han Quoc là 3 triệu đồng; thu nhập cho thời gian còn lại của năm N+1 là 200 triệu đồng sau khi đã nộp thuế cho Han Quoc là 25 triệu đồng.
Yêu cầu: Xác định số thuế TNCN ông Gun phải nộp trong 2 năm tính thuế nói trên. Biết rằng:
+ Ông Gun có xuất trình được giấy tờ chứng minh đang nuôi một con 15 tuổi. Vợ ông chưa giảm trừ gia cảnh
+ Hiệp định tránh đánh thuế 2 lần giữa Việt Nam và Hàn Quốc chưa có hiệu lực thi hành.
Phân tích số ngày mà ông Gun đã cư trú tại Việt Nam để tính thuế cho năm N và năm N+1
- 1/3/N đến 31/12/N: 160 – 40 = 120 ngày
- 1/1/N+1 đến 29/2/N+1: 40 ngày
- 1/3/N+1 đến 31/12/N+1: 145 ngày
Ta nhận thấy Ông Gun có 2 năm tính thuế là năm N và năm N+1
- Năm tính thuế N: tính từ 1/3/N đến ngày 29/2/N+1: 160 ngày (thuộc diện cá nhân không cư trú)
- Năm tính thuế N+1: tính từ 1/1/N+1 đến 31/12/N+1:185 ngày>183 ngày(thuộc diện cá nhân cư trú)
Thu nhập chịu thuế năm N: gồm 2 khoảng thu nhập cộng lại trong 2 khoảng thời gian từ 1/3/N đến 31/12/N và 1/1/N+1 đến 29/2/N+1: 180+80=260 triệu (vì là cá nhân kg cư trú nên không cần tính phần thu nhập tại HQ của ông ta)
Thu nhập chịu thuế trong năm N+1(tính cho thời gian còn lại năm N+1):80+60+3+200+200+25=568 triệu
Giảm trừ gia cảnh: 48 triệu / 1 năm
1 người phụ thuộc: 1,6x12=19,2 triệu/ 1 năm
Vợ: chưa thực hiện giảm trừ gia cảnh
Phần thuế TNCN phải nộp:
- Năm N: 260 triệu x 20%=52 triệu (áp dụng cho không cư trú)
- Năm N+1: Thu nhập tính thuế=568-48-19,2=500,8 triệu
Áp dụng biểu thuế bậc 4: thuế TNCN: 60*5%+(120-60)*10%+(216-120)*15%+(384-216)*20%+(500,8-384)*25%=86,2
Số thuế tính trùng được trừ: Số thuế phải nộp năm N /12 x số tháng trùng=52/12 x2 tháng trùng=8,67 triệu
Thuế năm N+1 phải nộp: 86,2-8,67=77,53 triệu
Thuế TNCN được trừ tại VN=77,53 x 280/568 = 38,22 triệu(PHẢI PHÂN BỔ - nhớ đọc TT nhé) vượt con số 25+3=28 triệu NỘP THUẾ TẠI hq (tính tỷ lệ TN tại nuoc ngoài với tn tại việt nam)
Tộng nộp: 52+77,53-28=101,53 triệu
Đây là bài của Yên anle và châu ngọc oanh gì đó đã giải. các bạn xem lại nhé (Đề bài: ông C là người nước ngoài, độc thân, làm việc cho 1 dn tại VN, năm 2009 là năm đầu tiên ông C đến VN, đã có mặt ở việt nam trong năm này là 160 ngày (từ 1/5/2009 đến 31/12/2009), thu nhập từ tiền luơgn tháng cảu ông là 50.000.000 đ, sang năm 2010l, từ ngày 1/1/2010 đến 30/4/2010, ông có mặt ở việt năm 30 ngày, thu nhập lương tháng của ông là 55tr đông.
yêu câu: tính số thuế tncn của ông C phải nộp trong năm tính thuế đầu tiên và năm tính thuế tiếp theo là bao nhiêu. (biết rằng NN IEÄT NAM không có chính sách miễn giảm thuế tncn để chống suy thoái kinh tế trong năm 2009)
Cao thủ yenAngle đã giải:
Năm tính thuế thứ nhất được xác định từ ngày 1/5/2009 đến 30/4/2010:
Số thuế TNCN ông C phải nộp là (50+55)-48=57*5%=2.85tr
Năm tính thuế thứ 2 được xác định từ ngay 1/1/2010 đến 31/12/2010:
Số thuế cá nhân ông C phải nộp là (55-48)*5%=0.35tr
Vì năm thứ nhất ông C đã nộp thuế TNCN từ 1/1/2010 đến 30/4/2010 nên số thuế TNCN ông C được trừ là
(2.85/12)*4=0.95tr
Vậy số thuế ông C phải nộp năm tính thuế tiếp theo là 0.35-0.95=-0.6trChau ngoc oanh đã giải?
sao khi tính thu nhập bạn tính chỉ có 1 tháng mà giảm trừ gia cảnh bạn lại giảm cho 12 tháng vậy(55+50) - 48?
mình thì tính thế này này: Năm tính thuế thứ nhất: từ ngày 1/5/2009 đến 30/4/2010: áp dụng cách tính đối với cá nhận cư trú là:
thu nhập chịu thuế= 50*8+55*4 -( 4*12)= 572(tr)
thuế TNCN phải nộp năm thứ 1: 60 *5%+60*10%+96*15+168*20%+[572-384)*25%= 66.4 (tr).
- năm tính thuế thứ 2: từ ngày 1/1/2010 đến ngày 30/4/2010 ( vỉ đề bài chỉ nói tới 30/4/2010 chứ không nói là 31/12/2010): áp dụng cách tính đối với cá nhân không cư trú:
thuế TNCN phải nộp năm 2 : 55*4*20%= (44 tr);
quyết toán thuế năm tính thuế thứ 2 có 4 tháng trùng với năm 1 . Số thuế tính trùng được trừ: 66.4 /12 *4= 22.13(tr)
vậy số thuế TNCN phải nộp trong năm tính thuế thứ 2 là: 44- 22.13=21.87(tr)
sangvo ý kiến thế này:
Bác yenagle giải đúng rồi mà... nhưng có lẽ bác kg để ý tới cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú nên nhầm lẫn
Còn bác Chau ngoc oanh thì bác lại nhân cho 8 và nhân cho 4.điều này chăc có lẽ Bác nghĩ ở mấy tháng thì sẽ nhân lên mấy tháng ah, không phải nhé, phải phân tích câu chữ:
Thí dụ: TRONG KHOẢNG THỜI GIAN 1/5 đến 31/12 THÌ THU NHẬP ÔNG C THEO THÁNG LÀ 10 ĐỒNG điều này có nghĩa là khoảng thời gian này thu nhập ông nhận được là 10 đồg chứ kg phải là từng tháng ông nhận được 10 đồng khác xa với câu: HÀNG THÁNG ÔNG C NHẬN ĐƯỢC 10Đ / THÁNG. với lại dạng bài này đâu phải ông C ở liên tục trong 1 tháng đâu mà nhận tiền theo từng tháng. do đó, lời giải nào là hợp lý cho bài này. (các mem đọc bài mẫu của sangvo ở trên rồi sẽ giải được thôi)
Đáp án nào là chính xác? mời các mem giải lại rồi sangvo sẽ công bố lời giải sau nhé)
Ông C là người nước ngoài, độc thân, làm việc cho 1 dn tại VN, năm 2009 là năm đầu tiên ông C đến VN, đã có mặt ở việt nam trong năm này là 160 ngày (từ 1/5/2009 đến 31/12/2009), thu nhập từ tiền luơgn tháng cảu ông là 50.000.000đ, sang năm 2010, từ ngày 1/1/2010 đến 30/4/2010, ông có mặt ở việt năm 30 ngày, thu nhập lương tháng của ông là 55tr đông.
yêu cầu: tính số thuế tncn của ông C phải nộp trong năm tính thuế đầu tiên và năm tính thuế tiếp theo là bao nhiêu. (biết rằng NN VIỆT NAM không có chính sách miễn giảm thuế tncn để chống suy thoái kinh tế trong năm 2009
thân !!!
Cảm ơn Sang Võ đã trả lời bài về TT123 giúp mình nhé. Mình rất muốn tham gia giải bài, nhưng mới học được cái GTGT và cái TNDN thôi. Đang mày mò để tiếp xong 2 cái kia. Nếu có Bt về GTGT và TNDN mình sẽ giải cùng mòi người.