Thi tuyển công chức thuế năm 2012!

  • Thread starter MINA
  • Ngày gửi
T

thanhnhan2350

Sơ cấp
18/12/11
24
0
0
Hà Nội
Ðề: Thi tuyển công chức thuế năm 2012!

Công thức: "Số thuế tính trùng đuợc trừ = Số thuế nộp trong năm tính thuế thứ 1 / 12 tháng x số tháng trùng" này được lấy ra ở phần "Khai thuế đối với cá nhân cư trú có thu nhập từ kinh doanh, thu nhập từ tiền lương, tiền công trong trường hợp số ngày có mặt tại Việt Nam tính trong năm dương lịch đầu tiên là dưới 183 ngày, nhưng tính trong 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam là từ 183 ngày trở lên"
Mà năm N của ông Gun là cá nhân không cư trú, vậy nên em nghĩ không áp dụng công thức trên được. Đồng ý cách tính thuế trùng của bạn thanhnhan111
(Hix, mặc dù như anh SangVo nói :Chẵng lẽ bọn Thuế lại chịu thiệt")

Ah, chào mừng anh SangVo quay lại với topic này. Chắc nhiều người vui lắm, mặc dù không nói ra. Hi, như e đây, giờ mới nhớ ra:014:
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
T

thaophuong89

Guest
17/11/09
1
0
1
hai duong
Ðề: Thi tuyển công chức thuế năm 2012!

ĐÂY LÀ BÀI TẬP SANGVO KHUYÊN CÁC BÁC NÊN HỌC THUỘC ĐỂ GẶP NHỮNG BÀI TUƠNG TỰ THÌ XÀO NÓ NHƯ XÀO CHÁO DZỊ ĐÓ NHÉ
Ông Gun là người Han Quoc đến công tác và có thu nhập Việt Nam lần đầu tiên vào ngày 1/3/năm N. Tính đến ngày 29/2/năm N+1 ông có mặt ở Việt Nam 160 ngày, trong đó có 40 ngày ở trong quãng thời gian từ 1/1/năm N+1 đến ngày 29/2/năm N+1. Các đợt ông sang làm việc ở Việt Nam không có đợt nào dài quá 2 tháng.
Trong quãng thời gian từ 1/3/N đến 31/12/N, số thu nhập từ tiền lương ông nhận được ở Việt Nam là 180 triệu đồng.
Trong quãng thời gian từ 1/1/N+1 đến 29/2/N+1, thu nhập từ tiền lương ông nhận được tại Việt Nam là 80 triệu đồng.
Trong quãng thời gian từ 1/3/N+1 đến hết năm N+1 ông công tác ở Việt Nam là 145 ngày. Thu nhập từ tiền lương trong quãng thời gian này ở Việt Nam là 200 triệu đồng.
Theo các chứng từ ông Gun xuất trình, thu nhập của ông trong quãng thời gian từ 1/3/N đến 31/12/N ở Han Quoc quy ra tiền Việt Nam là 180 triệu đồng sau khi đã nộp thuế cho Han Quoc 20 triệu đồng; thu nhập trong quãng thời gian từ 1/1/N+1 đến 29/2/N+1 ở Han Quoc là 60 triệu đồng sau khi đã nộp thuế cho Han Quoc là 3 triệu đồng; thu nhập cho thời gian còn lại của năm N+1 là 200 triệu đồng sau khi đã nộp thuế cho Han Quoc là 25 triệu đồng.
Yêu cầu: Xác định số thuế TNCN ông Gun phải nộp trong 2 năm tính thuế nói trên. Biết rằng:
+ Ông Gun có xuất trình được giấy tờ chứng minh đang nuôi một con 15 tuổi. Vợ ông chưa giảm trừ gia cảnh
+ Hiệp định tránh đánh thuế 2 lần giữa Việt Nam và Hàn Quốc chưa có hiệu lực thi hành.


Phân tích số ngày mà ông Gun đã cư trú tại Việt Nam để tính thuế cho năm N và năm N+1

- 1/3/N đến 31/12/N: 160 – 40 = 120 ngày
- 1/1/N+1 đến 29/2/N+1: 40 ngày
- 1/3/N+1 đến 31/12/N+1: 145 ngày

Ta nhận thấy Ông Gun có 2 năm tính thuế là năm N và năm N+1

- Năm tính thuế N: tính từ 1/3/N đến ngày 29/2/N+1: 160 ngày (thuộc diện cá nhân không cư trú)
- Năm tính thuế N+1: tính từ 1/1/N+1 đến 31/12/N+1:185 ngày>183 ngày(thuộc diện cá nhân cư trú)

Thu nhập chịu thuế năm N: gồm 2 khoảng thu nhập cộng lại trong 2 khoảng thời gian từ 1/3/N đến 31/12/N và 1/1/N+1 đến 29/2/N+1: 180+80=260 triệu (vì là cá nhân kg cư trú nên không cần tính phần thu nhập tại HQ của ông ta)




Các bạn có thể giải thích giúp tớ tại sao Thu nhập chịu thuế năm N lại gồm tổng thu nhập 2 khoảng thời gian trên. Theo tớ hiểu chỉ trong trường hợp 12 tháng liên tục có mặt ở Việt Nam trên 183 ngày thì năm tính thuế đầu tiên mới đc xđ là 12 tháng đó. Còn nếu dưới 183 ngày thì kỳ tính thuế theo từng lần phát sinh thu nhập. Theo đề bài có nói từ 1/3/N - 29/2/N+1 là 1 lần phát sinh thu nhập đâu sao lại xác định cả 12 tháng như vậy??? Tớ rất băn khoăn mong các bạn giải thích giúp nhe.
 
S

Sang Vo

Cao cấp
13/8/12
430
0
16
Tphcm
Ðề: Thi tuyển công chức thuế năm 2012!

ĐÂY LÀ BÀI TẬP SANGVO KHUYÊN CÁC BÁC NÊN HỌC THUỘC ĐỂ GẶP NHỮNG BÀI TUƠNG TỰ THÌ XÀO NÓ NHƯ XÀO CHÁO DZỊ ĐÓ NHÉ
Ông Gun là người Han Quoc đến công tác và có thu nhập Việt Nam lần đầu tiên vào ngày 1/3/năm N. Tính đến ngày 29/2/năm N+1 ông có mặt ở Việt Nam 160 ngày, trong đó có 40 ngày ở trong quãng thời gian từ 1/1/năm N+1 đến ngày 29/2/năm N+1. Các đợt ông sang làm việc ở Việt Nam không có đợt nào dài quá 2 tháng.
Trong quãng thời gian từ 1/3/N đến 31/12/N, số thu nhập từ tiền lương ông nhận được ở Việt Nam là 180 triệu đồng.
Trong quãng thời gian từ 1/1/N+1 đến 29/2/N+1, thu nhập từ tiền lương ông nhận được tại Việt Nam là 80 triệu đồng.
Trong quãng thời gian từ 1/3/N+1 đến hết năm N+1 ông công tác ở Việt Nam là 145 ngày. Thu nhập từ tiền lương trong quãng thời gian này ở Việt Nam là 200 triệu đồng.
Theo các chứng từ ông Gun xuất trình, thu nhập của ông trong quãng thời gian từ 1/3/N đến 31/12/N ở Han Quoc quy ra tiền Việt Nam là 180 triệu đồng sau khi đã nộp thuế cho Han Quoc 20 triệu đồng; thu nhập trong quãng thời gian từ 1/1/N+1 đến 29/2/N+1 ở Han Quoc là 60 triệu đồng sau khi đã nộp thuế cho Han Quoc là 3 triệu đồng; thu nhập cho thời gian còn lại của năm N+1 là 200 triệu đồng sau khi đã nộp thuế cho Han Quoc là 25 triệu đồng.
Yêu cầu: Xác định số thuế TNCN ông Gun phải nộp trong 2 năm tính thuế nói trên. Biết rằng:
+ Ông Gun có xuất trình được giấy tờ chứng minh đang nuôi một con 15 tuổi. Vợ ông chưa giảm trừ gia cảnh
+ Hiệp định tránh đánh thuế 2 lần giữa Việt Nam và Hàn Quốc chưa có hiệu lực thi hành.


Phân tích số ngày mà ông Gun đã cư trú tại Việt Nam để tính thuế cho năm N và năm N+1

- 1/3/N đến 31/12/N: 160 – 40 = 120 ngày
- 1/1/N+1 đến 29/2/N+1: 40 ngày
- 1/3/N+1 đến 31/12/N+1: 145 ngày

Ta nhận thấy Ông Gun có 2 năm tính thuế là năm N và năm N+1

- Năm tính thuế N: tính từ 1/3/N đến ngày 29/2/N+1: 160 ngày (thuộc diện cá nhân không cư trú)
- Năm tính thuế N+1: tính từ 1/1/N+1 đến 31/12/N+1:185 ngày>183 ngày(thuộc diện cá nhân cư trú)

Thu nhập chịu thuế năm N: gồm 2 khoảng thu nhập cộng lại trong 2 khoảng thời gian từ 1/3/N đến 31/12/N và 1/1/N+1 đến 29/2/N+1: 180+80=260 triệu (vì là cá nhân kg cư trú nên không cần tính phần thu nhập tại HQ của ông ta)




Các bạn có thể giải thích giúp tớ tại sao Thu nhập chịu thuế năm N lại gồm tổng thu nhập 2 khoảng thời gian trên. Theo tớ hiểu chỉ trong trường hợp 12 tháng liên tục có mặt ở Việt Nam trên 183 ngày thì năm tính thuế đầu tiên mới đc xđ là 12 tháng đó. Còn nếu dưới 183 ngày thì kỳ tính thuế theo từng lần phát sinh thu nhập. Theo đề bài có nói từ 1/3/N - 29/2/N+1 là 1 lần phát sinh thu nhập đâu sao lại xác định cả 12 tháng như vậy??? Tớ rất băn khoăn mong các bạn giải thích giúp nhe.


Thật là 1 cô gái sáng dạ ... 1 điểm sáng cho toàn bộ bài lảo già Gun. mọi người học quá cao siêu nên cái cốt lõi không phát hiện ra. sr e nhé, ngay mài a sẽ post đáp án cuối cùng về lão già Gun 1 lần cuối thì chắc chắn các bác sẽ hài lòng khi mỗ sẽ và hiểu được vấn đề nhờ vào sự phát hiện cuối cùng của 1 mem mới tinh. tks alot !!!

Lời giải thích sẽ nằm trong bài giải đó luôn nhé em !!!

Thân !!!
 
M

mitvn

Guest
13/9/12
46
1
8
Ha Noi
Ðề: Hỏi về việc thi và làm việc tại cục thuế?

cảm ơn 2 bạn, hộ khẩu thì mình ở Cầu Giấy. Tiện mình hỏi thêm chút là có thông tin nói rằng "năm nay cục thuế Hà Nội ko có chỉ tiêu nội thành, mà sẽ phân đi các huyện ngoại thành (chủ yếu là Hà Tây cũ)". Có bạn nào có thông tin gì thêm xác thực chuyện này không ? Mình đăng lăn tăn vì nếu đúng thế thì sẽ không thi và chuyển sang định hướng khác, cũng định nộp vào TCT nhưng thấy chỉ tiếu ít quá (chỉ có 5) :(
 
T

thanhnhan111

Cao cấp
24/8/12
338
0
0
QN
Ðề: Thi tuyển công chức thuế năm 2012!

Thanhnhan và yenanlgel phát hiện rất chí lí... nhưng... haizaa... a đang suy nghĩ, search tùm lum coi có vụ này hông... đúng như yenagel nói là kg thấy TT nào về vụ này... mà cũng kg có vụ tính trùng như cách của em Nhân. vì em Nhân lấy 80 x 20% (thuế tính trùng) nhưng suy xét lại, hiễu mạnh công thức của TT :

Số thuế tính trùng đuợc trừ = Số thuế nộp trong năm tính thuế thứ 1 / 12 tháng x số tháng trùng MÀ CHỈ ÁP DỤNG CHO NĂM THỨ 1 LÀ NĂM TÀI CHÍNH TÍNH ĐỦ 12 THÁNG LIÊN TỤC. và cái số tháng trùng là chỉ hiểu 1 cách đơn giản là trùng nhau mấy tháng rồi trừ ra thôi. cách thanhnhan là trùng 16 triệu, cách anh là trùng 8,67 triệu. 2 con số này rất xa. kg lẽ tụi Thuế nó tính toán để dân nước ngoài có lợi sao ta?? lạ lắm !!!

Anh phản bác riêng cách tính của thanhnhan coi thử xem sao: e lấy 80x20% áp dụng cho cá nhân kg cứ trú trong năm I, vậy sao kg áp dụng 80 là phần tính thuế cho cá nhân cư trú năm II để tính trùng đi em vì 80 LÀ ĐOẠN CHUNG GIAO NHAU GIỮA 2 NĂM nên cách e tính là kg ổn. do đó a sẽ suy nghĩ thêm để có kết luận cuối cùng nhưng a vẫn giữ quan điễm là áp dụng công thức trong TT là chính xác vì trong công thức kg có bàn cải gì về cách của e hết.

Thân !!!

Không phải là ai thiệt mà có lý thôi. người ta quy định 183 ngày là trên nửa năm đó, bạn ah. cá nhân cư trú thể hiện thu nhập chủ yếu phát sinh ở Việt Nam, có thể là sinh sống nữa nên sẽ được bình quân tháng. nên khi quy định, ngta tính cho khấu trừ bản thân và phụ thuộc.
Còn cá nhân ko cư trú thì tính trên từng lần thu nhập và ko được khấu trừ nên ko thể bình quân tháng được.
Vì vậy, ngta quy định về chuyển khai thuế cá nhân ko cư trú sang cư trú để hưởng lợi từ các quy định cư trú.
Mình nghĩ trừ cho thu nhập phát sinh trong 2 tháng trùng là ổn đấy.
 
T

thanhnhan111

Cao cấp
24/8/12
338
0
0
QN
Ðề: Thi tuyển công chức thuế năm 2012!

Mình nhầm giảm trừ mà bảo khấu trừ. Mình cũng nhầm trường hợp này nhưng được bạn nhok hướng dẫn, mình đọc lại thông tư và cách khai nộp thuế TNCN cho 2 trường hợp cư trú và ko là khác nhau; chỉ có cư trú mới có quyết toán thuế năm.
 
hauacc

hauacc

Trung cấp
7/9/12
75
0
6
Ha Noi
Ðề: Thi tuyển công chức thuế năm 2012!

Sory các bạn nhé. vì tức khí những lá mail đã gữi cho sangvo nói những câu rất khó nghe nên làm các bạn lo lắng. nhưng cũng có nhiều bạn ở xa vì hoàn cảnh không có điều kiện ôn tập thôi thì giúp mọi người trở lại tinh thần học tập cho đến cuối cùng. cũng xin lỗi các bạn nào đang đồng hành với sangvo mà lại hụt hững

Các ơn cục kỳ những nick như: thanhnhan, yenanlel,link, wingirl,coxuoc, alright,ailight,lamtung,hauacc,caothuyhoa,malmal... )nhiều nữa kễ hông hết... hehe.

2 ngày nay mà thấy các bác cũng tích cực ôn dữ dội quá nhưng nó hỗng có hệ thống làm khỗ cho các Bác ôn luyện dò trang cực nhọc và mất thời gian. nên sangvo mạo muội quay lại diễn đàn đồng hành cùng các bạn tới khi ngày kết thúc thi thuế luôn !!!

Cám ơn các Bác đã gửi mail ũng hộ tinh thần và cảnh cáo những kẽ giỡn mặt đừng ném đá sau lưng muốn gì thì ra gặp mặt vì sangvo ở Hồ Chí Minh - quận 10 nhé

Tối nay chúng ta sẽ tổng hợp lại và giúp các Bác 1 lần nữa đi toàn bộ hành trình: KIẾN THỨC CHUNG - CHUYÊN NGÀNH - TRẮC NGHIỆM - ANH VĂN - TIN HỌC (tóm lại là kg bỏ sót em nào ẽm nào nhé nhé.

thân !!!

Có thêm tinh thần ôn rùi, mọi người cố gắng ôn tốt nhé. Cảm ơn anh Sang Vo nhìu! ^_^
 
P

phuonglycat7122008

Sơ cấp
19/8/12
22
0
0
34
ha noi
Ðề: Thi tuyển công chức thuế năm 2012!

Ù, mình cũng bị nhầm. Như vậy bài ông Gun giải thế này, đúng k nhé:
Từ ngày 1/3/N đến 31/12/N: ông ở VN 120 ngày
Từ ngay 1/3/N đến 29/2/N+1: ông ở VN 160 ngày<183 ngày (trong 12 tháng liên tục)
-> Kỳ tính thuế của ông là từng lần phát sinh thu nhập.
Tình theo năm dương lịch từ 1/1/N+1 đến 31/12/N+1: ông ở VN 40+145 = 185 ngày >183 ngày nên được coi là cá nhân cư trú.
vậy số thuế TNCN ông Gun phải nộp:
- Từ 1/3/N đến 31/12/N: 180*20%=36 trđ
- Từ 1/1/N+1 đến 31/12/N+1: ông G là cá nhân cư trú
TN chiu thuê: 80+60+3+200+200+25=568 trđ
TN tính thuê: 568-48-19,2=500,8 tr
Thuế TNCN pn: 86,2 tr
 
L

lenhutinh

Sơ cấp
11/5/12
19
0
0
35
ha noi
Ðề: Topic dành riêng cho thi công chức thuế - Ngạch cán sự và chuyên viên CNTT

sao mọi người nói về sql nhiều vậy.chúng ta còn thi nhiều môn khác nữa mà.Mọi người cùng bàn luận về môn kiến thức hệ điều hành windows đi,phải chăng nó dễ quá nên mọi người không cần học
 
A

austea

Trung cấp
17/8/12
54
0
0
34
cao bằng
Ðề: Thi tuyển công chức thuế năm 2012!

Ù, mình cũng bị nhầm. Như vậy bài ông Gun giải thế này, đúng k nhé:
Từ ngày 1/3/N đến 31/12/N: ông ở VN 120 ngày
Từ ngay 1/3/N đến 29/2/N+1: ông ở VN 160 ngày<183 ngày (trong 12 tháng liên tục)
-> Kỳ tính thuế của ông là từng lần phát sinh thu nhập.
Tình theo năm dương lịch từ 1/1/N+1 đến 31/12/N+1: ông ở VN 40+145 = 185 ngày >183 ngày nên được coi là cá nhân cư trú.
vậy số thuế TNCN ông Gun phải nộp:
- Từ 1/3/N đến 31/12/N: 180*20%=36 trđ
- Từ 1/1/N+1 đến 31/12/N+1: ông G là cá nhân cư trú
TN chiu thuê: 80+60+3+200+200+25=568 trđ
TN tính thuê: 568-48-19,2=500,8 tr
Thuế TNCN pn: 86,2 tr
hehe lúc đầu mình cũng làm thế này cơ mà thấy mọi người tính kiểu khác mà mình chẳng hiểu j cả :)) tại cũng mới học nên ko dám hỏi hehe
 
M

missghost012

Sơ cấp
29/8/12
24
0
0
33
thanh hóa
Ðề: Thi tuyển công chức thuế năm 2012!

Ù, mình cũng bị nhầm. Như vậy bài ông Gun giải thế này, đúng k nhé:
Từ ngày 1/3/N đến 31/12/N: ông ở VN 120 ngày
Từ ngay 1/3/N đến 29/2/N+1: ông ở VN 160 ngày<183 ngày (trong 12 tháng liên tục)
-> Kỳ tính thuế của ông là từng lần phát sinh thu nhập.
Tình theo năm dương lịch từ 1/1/N+1 đến 31/12/N+1: ông ở VN 40+145 = 185 ngày >183 ngày nên được coi là cá nhân cư trú.
vậy số thuế TNCN ông Gun phải nộp:
- Từ 1/3/N đến 31/12/N: 180*20%=36 trđ
- Từ 1/1/N+1 đến 31/12/N+1: ông G là cá nhân cư trú
TN chiu thuê: 80+60+3+200+200+25=568 trđ
TN tính thuê: 568-48-19,2=500,8 tr
Thuế TNCN pn: 86,2 tr

mình cũng tính như này
 
D

dingboutique

Trung cấp
7/9/12
113
0
0
Ha Noi
Ðề: Thi tuyển công chức thuế năm 2012!

câu 11 : t cũng phân vân. nhưng đọc lại cái thông tư mà vẫn lung bung wa!! hì.
ừ. làm đi rùi cùng trao đổi nhé!!!
bạn vhang ơi, câu 11 chính xác là 11b nhé theo thông tư 06/2012 btc, phần giá tính thuế đối với xây dựng, lắp đặt công trình....
 
M

missghost012

Sơ cấp
29/8/12
24
0
0
33
thanh hóa
Ðề: Thi tuyển công chức thuế năm 2012!

Sang Vo cho mình hỏi cái,sao lại lấy trừ 28trđ là sao,mình ko hiểu
 
hauacc

hauacc

Trung cấp
7/9/12
75
0
6
Ha Noi
Ðề: Thi tuyển công chức thuế năm 2012!

KHỞI ĐỘNG NGÀY THỨ 7 (qua 6 ngày chúng ta đã đi gần 300 câu trắc nghiệm)

1/ Câu trắc nghiệm lý thuyết: (30 câu)
Câu 1. Trường hợp nào dưới đây đáp ứng điều kiện là cá nhân cư trú theo pháp luật thuế TNCN:
a. Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc tính theo 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam, trong đó ngày đến và ngày đi được tính là 01 ngày.
b. Có nơi ở đăng ký thường trú theo quy định của pháp luật về cư trú.
c. Có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về nhà ở, với thời hạn của hợp đồng thuê từ 90 ngày trở lên trong năm tính thuế.
d. Tất cả các trường hợp trên.

Câu 2. Theo quy định của pháp luật thuế TNCN, khoản thu nhập nào dưới đây là thu nhập chịu thuế từ kinh doanh:
a. Thu nhập từ hoạt động hành nghề độc lập của cá nhân trong các lĩnh vực, ngành nghề được cấp giấy phép hoặc chứng chỉ hành nghề theo quy định.
b. Thu nhập nhận được từ các khoản lãi trái phiếu, tín phiếu, các giấy tờ có giá.
c. Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán.
d. Thu nhập từ chuyển giao công nghệ.

Câu 3. Trong các khoản thu nhập của cá nhân nêu dưới đây, khoản thu nhập nào chịu thuế TNCN:
a. Tiền thù lao nhận được do tham gia vào hội đồng quản trị doanh nghiệp.
b. Tiền thưởng kèm theo các giải thưởng quốc gia được Nhà nước Việt Nam thừa nhận.
c. Thu nhập từ lãi tiền gửi tại ngân hàng, tổ chức tín dụng.
d. Thu nhập từ bồi thường hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ.

Câu 4. Khoản thu nhập nào của cá nhân dưới đây có thu nhập chịu thuế TNCN là phần vượt trên 10 triệu đồng/ lần phát sinh thu nhập:
a. Thu nhập từ việc nhận cổ tức.
b. Thu nhập từ nhận thừa kế là bất động sản.
c. Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản.
d. Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán.

Câu 5. Thu nhập chịu thuế TNCN từ bản quyền đối với cá nhân cư trú là:
a. Là toàn bộ phần thu nhập nhận được khi chuyển giao, chuyển quyền sử dụng các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ theo từng hợp đồng.
b. Là thu nhập nhận được khi chuyển giao, chuyển quyền sử dụng các đối tượng của quyền sử hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ có giá trị dưới 10 triệu đồng theo từng hợp đồng.
c. Là thu nhập nhận được khi chuyển giao, chuyển quyền sử dụng các đối tượng của quyền sử hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ có giá trị từ 10 triệu đồng trở lên theo từng hợp đồng.
d. Là phần thu nhập vượt trên 10 triệu đồng nhận được khi chuyển giao, chuyển quyền sử dụng các đối tượng của quyền sử hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ theo từng hợp đồng.

Câu 6. Trường hợp nào dưới đây được xác định là người phụ thuộc theo pháp luật thuế TNCN:
a. Con 20 tuổi đang học đại học, có thu nhập từ hoạt động gia sư 400.000 đồng/ tháng.
b. Mẹ vợ 70 tuổi, có lương hưu.
c. Vợ 40 tuổi, không có thu nhập ở nhà làm nội trợ.
d. Không có trường hợp nào nêu trên.

Câu 7. Trong các khoản thu nhập của cá nhân nêu dưới đây, khoản thu nhập nào là thu nhập chịu thuế TNCN:
a. Thu nhập từ tiền lương hưu.
b. Thu nhập từ tiền lương tăng thêm do tăng năng suất
c. Thu nhập từ tiền trợ cấp một lần sinh con
d. Thu nhập từ phần tiền lương làm việc ban đêm được trả cao hơn so với tiền lương làm việc ban ngày theo quy định của Bộ Luật lao động.
Câu 8. Khoản thu nhập nào của cá nhân nêu dưới đây là thu nhập được miễn thuế TNCN:
a. Thu nhập từ tiền lương, tiền công.
b. Tiền lương hưu do Bảo hiểm xã hội chi trả.
c. Thu nhập từ nhượng quyền thương mại.
d. Thu nhập từ nhận quà tặng là chứng khoán, phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh, bất động sản và tài sản khác phải đăng ký sở hữu hoặc đăng ký sử dụng.
Câu 9. Khoản thu nhập nào của cá nhân nêu dưới đây là thu nhập được miễn thuế TNCN:
a. Thu nhập từ đầu tư vốn.
b. Thu nhập từ lãi tiền gửi tại tổ chức tín dụng, lãi từ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ.
c. Thu nhập từ trúng thưởng.
d. Thu nhập từ bản quyền.

Câu 10. Trong các khoản thu nhập của cá nhân nêu dưới đây, khoản thu nhập nào thuộc thu nhập được miễn thuế TNCN:
a. Thu nhập từ bồi thường hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ, tiền bồi thường tai nạn lao động, khoản bồi thường nhà nước và các khoản bồi thường khác theo quy định của pháp luật.
b. Thu nhập nhận được từ quỹ từ thiện được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập hoặc công nhận, hoạt động vì mục đích từ thiện, nhân đạo, không nhằm mục đích lợi nhuận.
c. Thu nhập nhận được từ nguồn viện trợ nước ngoài vì mục đích từ thiện, nhân đạo dưới hình thức chính phủ và phi chính phủ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
d. Tất cả các khoản thu nhập trên.

Câu 11. Người nộp thuế TNCN gặp thiên tai, hoả hoạn, tai nạn, bệnh hiểm nghèo thì theo quy định:
a. Được miễn thuế TNCN phải nộp tương ứng với mức độ thiệt hại.
b. Được xét giảm thuế TNCN tương ứng với mức độ thiệt hại
c. Được xét giảm thuế TNCN tương ứng với mức độ thiệt hại, số thuế được giảm không vượt quá số thuế phải nộp
d. Được xét giảm thuế TNCN, số thuế được giảm không vượt quá số thuế phải nộp

Câu 12. Trường hợp Người nộp thuế TNCN gặp thiên tai, hoả hoạn, tai nạn, bệnh hiểm nghèo ảnh hưởng đến khả năng nộp thuế, có số thuế TNCN phải nộp trong năm tính thuế lớn hơn mức độ thiệt hại thì số thuế được xét giảm xác định:
a. Bằng số thuế phải nộp
b. Bằng mức độ thiệt hại
c. Lớn hơn mức độ thiệt hại
d. Nhỏ hơn mức độ thiệt hại

Câu 13. Kỳ tính thuế TNCN đối với cá nhân cư trú có thu nhập từ kinh doanh, thu nhập từ tiền lương, tiền công được quy định:
a. Theo từng lần phát sinh thu nhập
b. Theo năm
c. Theo quý
d. Theo tháng

Câu 14. Không áp dụng kỳ tính thuế TNCN theo từng lần phát sinh thu nhập đối với khoản thu nhập nào của cá nhân dưới đây:
a. Thu nhập từ đầu tư vốn.
b. Thu nhập từ tiền lương của cá nhân không cư trú.
c.Thu nhập từ tiền lương của cá nhân cư trú.
d. Thu nhập từ trúng thưởng.

Câu 15. Cá nhân được hoàn thuế TNCN trong trường hợp:
a. Số tiền thuế TNCN đã nộp lớn hơn số thuế TNCN phải nộp.
b. Cá nhân đã nộp thuế TNCN nhưng có thu nhập tính thuế chưa đến mức phải nộp thuế TNCN.
c. Các trường hợp khác theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
d. Tất cả các trường hợp trên.

Câu 16. Theo quy định của Luật thuế TNCN, đối với cá nhân cư trú kinh doanh thực hiện đầy đủ chế độ kế toán hoá đơn chứng từ thì thu nhập chịu thuế TNCN từ kinh doanh được xác định:
a. Doanh thu trừ (-) Các khoản chi phí hợp lý liên quan đến việc tạo ra thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế
b. Doanh thu trừ (-) Các khoản chi phí hợp lý liên quan đến việc tạo ra thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế trừ (-) Các khoản giảm trừ gia cảnh.
c. Doanh thu trừ (-) Các khoản chi phí hợp lý liên quan đến việc tạo ra thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế cộng (+) Thu nhập chịu thuế khác trong kỳ tính thuế
d. Doanh thu trừ (-) Các khoản chi phí hợp lý liên quan đến việc tạo ra thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế cộng (+) Thu nhập chịu thuế khác trong kỳ tính thuế trừ (-) Các khoản giảm trừ gia cảnh.


Câu 17. Thu nhập tính thuế TNCN từ kinh doanh của cá nhân cư trú được xác định như sau :
a. Thu nhập chịu thuế trừ (-) Các khoản được giảm trừ
b. Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế trừ (-) Chi phí hợp lý liên quan đến việc tạo ra thu nhập trong kỳ tính thuế
c. Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế trừ (-) Chi phí hợp lý liên quan đến việc tạo ra thu nhập trong kỳ tính thuế cộng (+) Thu nhập chịu thuế khác trong kỳ tính thuế

Câu 18. Mức hỗ trợ khám chữa bệnh hiểm nghèo cho người lao động và thân nhân người lao động từ nguồn thu nhập sau thuế TNDN của doanh nghiệp không tính vào thu nhập chịu thuế TNCN từ tiền lương, tiền công của người lao động được xác định như sau:
a. Một phần hoặc toàn bộ số tiền khám chữa bệnh nhưng tối đa không vượt quá số tiền trả viện phí
b. Một phần số tiền khám chữa bệnh nhưng tối đa không vượt quá số tiền trả viện phí sau khi đã trừ số tiền chi trả của cơ quan bảo hiểm y tế.
c. Toàn bộ số tiền khám chữa bệnh nhưng tối đa không vượt quá số tiền trả viện phí sau khi đã trừ số tiền chi trả của cơ quan bảo hiểm y tế.
d. Một phần hoặc toàn bộ số tiền khám chữa bệnh nhưng tối đa không vượt quá số tiền trả viện phí sau khi đã trừ số tiền chi trả của cơ quan bảo hiểm y tế.

Câu 19. Cá nhân cư trú được giảm trừ khoản nào sau đây khi xác định thu nhập tính thuế TNCN từ kinh doanh và từ tiền lương, tiền công:
a. Các khoản giảm trừ gia cảnh
b. Các khoản đóng góp bảo hiểm bắt buộc
c. Các khoản đóng góp vào quỹ từ thiện, quỹ nhân đạo, quỹ khuyến học theo quy định.
d. Tất cả các khoản trên.

Câu 20. Mức giảm trừ gia cảnh bình quân/tháng đối với bản thân đối tượng nộp thuế là cá nhân cư trú:
a. 0,5 triệu đồng/tháng
b. 1,6 triệu đồng/tháng
c. 4 triệu đồng/tháng
d. 5 triệu đồng/tháng

Câu 21. Những trường hợp nào thì con của đối tượng nộp thuế được xác định là người phụ thuộc được tính giảm trừ gia cảnh ?
a. Con dưới 18 tuổi (được tính đủ theo tháng).
b. Con trên 18 tuổi nhưng bị tàn tật, không có khả năng lao động.
c. Con đang theo học tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, không có thu nhập hoặc có thu nhập nhưng không vượt quá mức quy định (mức thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 500.000 đồng).
d. Tất cả các trường hợp trên.

Câu 22. Đối với cá nhân cư trú vừa có thu nhập từ kinh doanh, vừa có thu nhập từ tiền lương, tiền công thì sẽ tính giảm trừ gia cảnh như thế nào?
a. Tính giảm trừ một lần vào tổng thu nhập từ kinh doanh và từ tiền lương, tiền công.
b. Tính giảm trừ vào thu nhập từ kinh doanh
c. Tính giảm trừ vào thu nhập từ tiền lương, tiền công.
d. Vừa được tính giảm trừ vào thu nhập từ kinh doanh, vừa được tính giảm trừ vào thu nhập từ tiền lương, tiền công.

Câu 23. Mức thu nhập làm căn cứ để xác định người phụ thuộc được áp dụng giảm trừ là mức thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá:
a. 500.000đ/tháng
b. 550.000đ/tháng
c. 630.000đ/tháng
d. 730.000đ/tháng

Câu 24. Chế độ phụ cấp được hưởng của cá nhân nào dưới đây được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNCN:
a. Phụ cấp chức vụ theo quy định của pháp luật.
b. Phụ cấp tham gia công tác đoàn thể.
c. Phụ cấp quản lý trong doanh nghiệp.
d. Phụ cấp khu vực theo quy định của pháp luật đối với người làm việc tại vùng xa xôi hẻo lánh và khí hậu xấu.

Câu 25. Thuế suất thuế TNCN đối với thu nhập từ bản quyền của cá nhân cư trú là bao nhiêu?
a. 2%
b. 5%
c. 20%
d. 25%

Câu 26. Thuế TNCN đối với thu nhập từ kinh doanh của cá nhân không cư trú được xác định bằng:
a. Doanh thu nhân (x) thuế suất thuế TNCN tương ứng với từng lĩnh vực, ngành nghề theo quy định.
b. [Doanh thu trừ (-) Các khoản chi phí hợp lý] nhân (x) thuế suất thuế TNCN tương ứng với từng lĩnh vực, ngành nghề.
c. [Doanh thu trừ (-) Các khoản chi phí hợp lý trừ (-) Các khoản giảm trừ gia cảnh] nhân (x) thuế suất thuế TNCN tương ứng với từng lĩnh vực, ngành nghề.
d. [Doanh thu trừ (-) Các khoản chi phí hợp lý cộng (+) Thu nhập chịu thuế khác trừ (-) Các khoản giảm trừ gia cảnh] nhân (x) thuế suất thuế TNCN tương ứng với từng lĩnh vực, ngành nghề.

Câu 27. Thuế TNCN đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công của cá nhân không cư trú được xác định :
a. Thu nhập chịu thuế nhân (x) thuế suất theo biểu thuế luỹ tiến từng phần
b. Thu nhập chịu thuế nhân (x) thuế suất 20%
c. [Thu nhập chịu thuế trừ (-) Giảm trừ gia cảnh] nhân (x) thuế suất 20%
d. [Thu nhập chịu thuế trừ (-) Giảm trừ gia cảnh trừ (-) Các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo] nhân (x) thuế suất 20%.

Câu 28. Thuế suất thuế TNCN đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công của cá nhân không cư trú:
a. 10%
b. 15%
c. 20%
d. 25%

Câu 29. Thuế suất thuế TNCN đối với thu nhập từ hoạt động kinh doanh hàng hóa của cá nhân không cư trú là:
a. 1%
b. 2%
c. 5%
d. Theo biểu thuế luỹ tiến từng phần

Câu 30. Trường hợp cá nhân không cư trú có doanh thu từ nhiều lĩnh vực, ngành nghề, sản xuất, kinh doanh khác nhau nhưng không tách riêng được doanh thu của từng lĩnh vực thì việc áp dụng thuế suất thuế TNCN thực hiện theo quy định nào dưới đây:
a. Áp dụng thuế suất trung bình của các lĩnh vực, ngành nghề thực tế hoạt động trên toàn bộ doanh thu.
b. Áp dụng thuế suất cao nhất đối với lĩnh vực, ngành nghề thực tế hoạt động trên toàn bộ doanh thu.
c. Áp dụng thuế suất thấp nhất đối với lĩnh vực, ngành nghề thực tế hoạt động trên toàn bộ doanh thu.
d. Được lựa chọn bất kỳ thuế suất của một lĩnh vực, ngành nghề thực tế hoạt động để áp dụng trên toàn bộ doanh thu.

II/ Phần bài tập (LÝ GIẢI NGẮN GỌN NHỮNG CON SỐ NHÉ CÁC MEM)

(CÂU NÀO BÍ CỨ VIỆC BỎ. ĐỪNG MẤT TIME, DIỄN ĐÀN SẼ GIÚP CÁC BẠN HỌC NHANH CHÓNG HƠN LÀ CỨ BÍ 1 CÂU RỒI NGỒI QUÀI KHÔNG RA)

Câu hỏi 1: Anh A là cá nhân cư trú phải nuôi bố mẹ già ngoài độ tuổi lao động, không có thu nhập và trực tiếp nuôi dưỡng 1 cháu tàn tật không có khả năng lao động, không nơi nương tựa, không có thu nhập. Thu nhập từ tiền lương của anh là 14,5 triệu đồng/tháng sau khi đã trừ đi các khoản BHXH và BHYT. Thu nhập tính thuế hàng tháng của anh là bao nhiêu?
a. 3.500.000 đồng
b. 4.500.000 đồng
c. 5.200.000 đồng
d. 5.700.000 đồng = 14.5 -4 -1.6 x 3

Câu hỏi 2: Một gia đình có 2 con nhỏ và một mẹ già ngoài độ tuổi lao động không có thu nhập. Thu nhập của người chồng là 17triệu đồng/tháng. Thu nhập của người vợ bị tàn tật không có khả năng lao động là 450.000đồng/tháng. Thu nhập tính thuế bình quân một tháng là bao nhiêu?

a. 5.500.000 đồng
b. 6.200.000 đồng
c. 6.500.000 đồng
d. 6.600.000 đồng = 17 - 4 - 1.6 x 4

Câu hỏi 3: Cá nhân C là đối tượng cư trú đồng sở hữu 2 căn hộ. Tháng 8/2009 anh C quyết định bán 1 căn hộ với giá 800 triệu đồng. Giá mua căn hộ này là 500trđ (có hoá đơn chứng từ hợp lý) chi phí cho việc chuyển nhượng có chứng từ hợp pháp là 30trđ. Thuế thu nhập cá nhân do bán căn hộ này là bao nhiêu?

a. 52.000.000 đồng
b. 67.500.000 đồng = (800 - 500 - 30) x 25%
c. 72.300.000 đồng
d. 75.000.000 đồng

Câu hỏi 4: Cá nhân C là đối tượng cư trú đồng sở hữu 2 căn hộ. Tháng 8/2009 anh C quyết định bán cả 2 căn hộ với giá 800 trđ và 750 trđ mỗi căn. Anh C không còn giấy tờ mua 2 căn hộ nên không xác định được giá vốn của 2 căn hộ này. Thuế thu nhập cá nhân do bán 2 căn hộ này được xác định như thế nào?
a. 23.000.000 đồng
b. 27.500.000 đồng
c. 31.000.000 đồng = (800 + 750)x 2%
d. 30.000.000 đồng

Câu hỏi 5: Cá nhân C trúng thưởng 01 vé xổ số với giá trị là 25 triệu đồng, thuế TNCN phải nộp là bao nhiêu?

a. 500.000 đồng
b. 750.000 đồng
c. 1.500.000 đồng = (25 - 10) x 10%
d. 2.200.000 đồng

Câu hỏi 6: Ông B có viết 1 tác phẩm văn học và ông quyết định nhượng bản quyền tác giả cho ông C với trị giá 75 triệu đồng. Số thuế TNCN ông B phải nộp là bao nhiêu?
a. 1.200.000 đồng
b. 2.300.000 đồng
c. 3.150.000 đồng
d. 3.250.000 đồng = (75 -10)x 5%

Câu hỏi 7: Năm 2010, Ông B bán 500 cổ phiếu của Công ty đại chúng A với giá bán là 25.000 đồng/cổ phiếu, giá mua 8.500 đồng/cổ phiếu, chi phí liên quan cho việc bán 500 cổ phiếu này là 750.000 đồng (các chứng từ mua, bán và chi phí hợp lý). Thuế TNCN ông B còn phải nộp là bao nhiêu biết rằng ông B đăng ký nộp thuế chuyển nhượng chứng khoán theo biểu thuế suất toàn phần với mức thuế là 20% (Giả sử trong năm ông B chỉ phát sinh một giao dịch từ chuyển nhượng chứng khoán và đã tạm nộp thuế TNCN theo thuế suất 0,1% trên giá bán).
a. 1.487.500 đồng
b. 1.500.000 đồng
c. 1.950.000 đồng
d. 2.200.000 đồng
=> Thu nhập từ bán cp: 500x25.000 - 500x8.500 - 750.000 = 7.500.000đ
Thuế TNCN từ bán cp pải nộp: 7.500.000x20% = 1.500.000đ
Thuế TNCN từ chuyển nhượng ck đã nộp: 0,1%x25.000x500= 12.500đ
Thuế TNCN còn phải nộp: 1.500.000 - 12.500 = a
Câu hỏi 8: Chị C được ông B tặng một chiếc xe máy trị giá 25 triệu đồng. số thuế TNCN chị C phải nộp là bao nhiêu?
a. 1.200.000 đồng
b. 1.500.000 đồng = (25-10)x10%
c. 1.750.000 đồng
d. 2.100.000 đồng

Câu hỏi 9: Bà Jolie sang Việt Nam giảng dạy từ tháng 3/2009 đến tháng 6/2009. Tháng 3/2009 Bà nhận được khoản lương là 2,500USD thì thuế TNCN của Bà phải nộp là bao nhiêu với tỷ giá 1USD = 17.000 VN đồng? (giả thiết Bà Jolie không phải đóng góp các khoản BHXH, BHYT bắt buộc và không có khoản đóng góp từ thiện nhân đạo nào)
a. 7.500.000 đồng
b. 8.200.000 đồng
c. 8.500.000 đồng = 2.500 x 17.000 x 20%
d. 8.000.000 đồng

Câu hỏi 10: ông Henmus trong 2 tuần du lịch tại Việt Nam đã trúng thưởng 01 vé xổ số 300 tr đồng. Thuế TNCN ông Henmus phải nộp là bao nhiêu?
a. 29.000.000 đồng = (300 - 10) x 10%
b. 30.000.000 đồng
c. 31.000.000 đồng
d. 32.000.000 đồng

Mong nhận đc ý kiến từ các mem!!!
 
Sửa lần cuối:
P

phuonglycat7122008

Sơ cấp
19/8/12
22
0
0
34
ha noi
Ðề: Thi tuyển công chức thuế năm 2012!

Mình khác bạn các câu sau này:
Câu 7. Trong các khoản thu nhập của cá nhân nêu dưới đây, khoản thu nhập nào là thu nhập chịu thuế TNCN:
a. Thu nhập từ tiền lương hưu.
b. Thu nhập từ tiền lương tăng thêm do tăng năng suất
c. Thu nhập từ tiền trợ cấp một lần sinh con.
d. Thu nhập từ phần tiền lương làm việc ban đêm được trả cao hơn so với tiền lương làm việc ban ngày theo quy định của Bộ Luật lao động.
-> chọn B (vì a và d là được miễn thuế, còn c được trừ khi tính thu nhập từ kinh doanh)
Câu 16. Theo quy định của Luật thuế TNCN, đối với cá nhân cư trú kinh doanh thực hiện đầy đủ chế độ kế toán hoá đơn chứng từ thì thu nhập chịu thuế TNCN từ kinh doanh được xác định:
a. Doanh thu trừ (-) Các khoản chi phí hợp lý liên quan đến việc tạo ra thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế
b. Doanh thu trừ (-) Các khoản chi phí hợp lý liên quan đến việc tạo ra thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế trừ (-) Các khoản giảm trừ gia cảnh.
c. Doanh thu trừ (-) Các khoản chi phí hợp lý liên quan đến việc tạo ra thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế cộng (+) Thu nhập chịu thuế khác trong kỳ tính thuế
d. Doanh thu trừ (-) Các khoản chi phí hợp lý liên quan đến việc tạo ra thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế cộng (+) Thu nhập chịu thuế khác trong kỳ tính thuế trừ (-) Các khoản giảm trừ gia cảnh.
-> chọn C
Câu 18. Mức hỗ trợ khám chữa bệnh hiểm nghèo cho người lao động và thân nhân người lao động từ nguồn thu nhập sau thuế TNDN của doanh nghiệp không tính vào thu nhập chịu thuế TNCN từ tiền lương, tiền công của người lao động được xác định như sau:
a. Một phần hoặc toàn bộ số tiền khám chữa bệnh nhưng tối đa không vượt quá số tiền trả viện phí
b. Một phần số tiền khám chữa bệnh nhưng tối đa không vượt quá số tiền trả viện phí sau khi đã trừ số tiền chi trả của cơ quan bảo hiểm y tế.
c. Toàn bộ số tiền khám chữa bệnh nhưng tối đa không vượt quá số tiền trả viện phí sau khi đã trừ số tiền chi trả của cơ quan bảo hiểm y tế.
d. Một phần hoặc toàn bộ số tiền khám chữa bệnh nhưng tối đa không vượt quá số tiền trả viện phí sau khi đã trừ số tiền chi trả của cơ quan bảo hiểm y tế.
-> Chọn D
Còn lại thì mình giống bạn, các bạn cho ý kiến nhé^^
 
M

missyoumissyou

Sơ cấp
2/9/12
40
0
0
34
ha nam
Ðề: Thi tuyển công chức thuế năm 2012!

Sory các bạn nhé. vì tức khí những lá mail đã gữi cho sangvo nói những câu rất khó nghe nên làm các bạn lo lắng. nhưng cũng có nhiều bạn ở xa vì hoàn cảnh không có điều kiện ôn tập thôi thì giúp mọi người trở lại tinh thần học tập cho đến cuối cùng. cũng xin lỗi các bạn nào đang đồng hành với sangvo mà lại hụt hững

Các ơn cục kỳ những nick như: thanhnhan, yenanlel,link, wingirl,coxuoc, alright,ailight,lamtung,hauacc,caothuyhoa,malmal... )nhiều nữa kễ hông hết... hehe.

2 ngày nay mà thấy các bác cũng tích cực ôn dữ dội quá nhưng nó hỗng có hệ thống làm khỗ cho các Bác ôn luyện dò trang cực nhọc và mất thời gian. nên sangvo mạo muội quay lại diễn đàn đồng hành cùng các bạn tới khi ngày kết thúc thi thuế luôn !!!

Cám ơn các Bác đã gửi mail ũng hộ tinh thần và cảnh cáo những kẽ giỡn mặt đừng ném đá sau lưng muốn gì thì ra gặp mặt vì sangvo ở Hồ Chí Minh - quận 10 nhé

Tối nay chúng ta sẽ tổng hợp lại và giúp các Bác 1 lần nữa đi toàn bộ hành trình: KIẾN THỨC CHUNG - CHUYÊN NGÀNH - TRẮC NGHIỆM - ANH VĂN - TIN HỌC (tóm lại là kg bỏ sót em nào ẽm nào nhé nhé.

thân !!!
trời hay quá! từ hum nghe sangvo không giúp mọi người ôn tập nữa mình cũng không vao diễn đàn để học nữa. suốt ngày chỉ ngồi chơi thui. hum nay mình mới lại ghé vào diễn đàn. thấy thông tin này. mình vui quá. hjhj. cảm ơn sangvo nha.
 
C

Chevening

Sơ cấp
3/9/10
31
0
6
Hà Nội
Ðề: Thi tuyển công chức thuế năm 2012!

Anh chị em trong nhà cho mình hỏi tí. Theo TT 123 ở chương VI, điều 19 là Thuế suất ưu đãi, và điều 20 là Ưu đãi về tg miễn giảm thuế. Em thấy đối tượng qui định tại 2 điều này là cùng 1 đối tượng. Vậy Khi nào thì áp dụng thuế suất ưu đãi, Khi nào thì áp dụng miễn giảm thuế cho cùng 1 đối tượng? các bác nào rõ điểm này giúp em với ạ. Em xin phép được pót điều 19, 20 nhé
theo

Theo mình nghĩ thì những doanh nghiệp có đủ điều kiện hưởng cả ưu đãi và miễn giảm thì được phép chọn một trong 2 (chọn cái nào có lợi nhất). còn đối tượng cụ thể thì đã đc quy định trong luật và Thông tư rùi.
 
P

pepooh256

Sơ cấp
14/10/09
8
0
0
hcm
Ðề: Thi tuyển công chức thuế năm 2012!

Mọi người giải thử bài này giúp mình nha, khó quá mình hok bít làm :wall:
Một đơn vị kinh doanh thực phẩm X có số liệu kinh doanh cả năm 2005 như sau:
A/ có các nghiệp vụ mua bán hàng hoá trong năm:
1) Bán cho cty thương nghiệp nội địa 300.000 sp, giá 210.000 đ/sp.
2) Nhận xuất khẩu uỷ thác một lô hàng theo giá FOB là 9 tỷ đồng. Tỷ lệ hoa hồng tình trên giá trị lô hàng là 4%.
3) Làm đại lý tiêu thụ hàng cho một cty nước ngoài có trụ sở tại TP.HCM, tổng hàng nhập theo điều kiện CIF là 50 tỷ đồng. Tổng giá hàng bán theo đúng qui định là 60 tỷ đồng. Tỷ lệ hoa hồng là 5% giá bán.
4) Nhận 30 tỷ đồng vật tư để gia công cho cty nước ngoài. Công việc hoàn thành 100% và toàn bộ thành phẩm đã xuất trả. Doanh nghiệp được hưởng tiền gia công 4 tỷ đồng.
5) Xuất ra nước ngoài 130.000 sp theo giá CIF là 244.800 đ/sp: phí bảo hiểm và vận chuyển quốc tế được tính bằng 2% FOB.
6) Bán 17.000 sp cho doanh nghiệp chế xuất, giá bán 200.000 đ/sp.

B/ Chi phí
Tổng chi phí hợp lý cả năm (chưa kể thuế xuất khẩu) liên quan đến các hoạt động nói trên là 130,9 tỷ đồng (acer4310). Thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ cả năm là 8,963 tỷ đồng.

C/ Thu nhập khác:
- lãi tiền gửi : 340 triệu đồng
- chuyển nhượng tài sản: 160 triệu đồng

Yêu cầu: tính các thuế mà cty phải nộp trong năm 2005.
- thuế giá trị gia tăng.
- Thuế xuất khẩu.
- Thuế thu nhập doanh nghiệp.
Biế rằng:
- Thuế xuất thuế GTGT các mặt hàng là 10%
- Thuế xuất thuế TNDN là 28%.
- Thuế xuất thuế xuất khẩu các mặt hàng là 4%.
 
P

phongvubn

Sơ cấp
16/9/12
38
0
0
bac ninh
Ðề: Topic dành riêng cho thi công chức thuế - Ngạch cán sự và chuyên viên CNTT

ôn hoài mà cứ như mơ đọc tài liệu thấy mơ hồ quá. Ai có tài liệu kiến trúc máy tính, mạng và truyền thông up lên cho mọi ngưòi với

Cái này bạn xem mấy trang đầu có post 1 số đấy!:)
 
hoangxuan281

hoangxuan281

Sơ cấp
24/8/12
26
0
1
Ninh bình
www.facebook.com
Ðề: Topic dành riêng cho thi công chức thuế - Ngạch cán sự và chuyên viên CNTT

sao mọi người nói về sql nhiều vậy.chúng ta còn thi nhiều môn khác nữa mà.Mọi người cùng bàn luận về môn kiến thức hệ điều hành windows đi,phải chăng nó dễ quá nên mọi người không cần học
Không phải dễ đâu, mà là bởi vì chưa có ai đưa ra thắc mắc gì trong môn đó. Vì môn SQL có thắc mắc, có đề bài nên m.n chia sẻ cách làm. Còn những môn khác, ai có thắc mắc thì chia sẻ rồi m.n cũng sẽ qtâm như vậy thôi :)
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA