G
Tình cờ, đọc được bài viết này trên báo. Hy vọng mang lại một thông tin hữu ích cho mọi người
Miễn thuế TNCN thế nào?
Theo nghị quyết vừa được Quốc hội thông qua, người có thu nhập hơn 9 triệu đồng/tháng mới phải nộp thuế thu nhập cá nhân
Để chia sẻ khó khăn với người dân, Quốc hội (QH) vừa có nghị quyết miễn thuế thu nhập cá nhân (TNCN) trong 6 tháng cuối năm 2012 cho các cá nhân có thu nhập tính thuế từ tiền lương, tiền công và từ kinh doanh đến mức phải chịu thuế bậc 1 của biểu thuế lũy tiến từng phần.
Luật Thuế TNCN hiện hành quy định giảm trừ một khoản thu nhập cho cá nhân trước khi tính thuế mà không áp dụng thu thuế ngay từ đồng đầu tiên. Giảm trừ gia cảnh là số tiền được trừ vào thu nhập chịu thuế trước khi tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền công của đối tượng nộp thuế.
Mức giảm trừ gia cảnh gồm: Giảm trừ cho bản thân người nộp thuế 4 triệu đồng/tháng (nói cách khác, mức khởi điểm chịu thuế là 4 triệu đồng/tháng), giảm trừ cho mỗi người phụ thuộc 1,6 triệu đồng/tháng (không hạn chế số người).
Luật Thuế TNCN cũng quy định biểu thuế lũy tiến từng phần đối với thu nhập chịu thuế gồm 7 bậc với thuế suất từ 5% đến 35%. Sau khi trừ các khoản giảm trừ gia cảnh, khoản đóng góp BHXH, BHYT, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp, đóng góp từ thiện, nhân đạo, phần thu nhập còn lại mới phải chịu thuế TNCN áp theo 7 bậc thuế nói trên.
Như vậy, cá nhân có thu nhập đến mức phải chịu thuế TNCN ở bậc 1 là người có thu nhập chịu thuế từ 5 triệu đồng/tháng trở xuống với mức thuế suất 5%. Điều này có nghĩa là tổng thu nhập thực tế của cá nhân đó mỗi tháng là dưới 9 triệu đồng. Theo nghị quyết của QH, cá nhân có thu nhập dưới 9 triệu đồng và không có người phụ thuộc sẽ được miễn thuế TNCN đến hết năm nay. Trường hợp có người phụ thuộc sẽ được giảm trừ thêm 1,6 triệu đồng/người.
CÒN PHỤ THUỘC VÀO CÁCH QUYẾT TOÁN
Hiện đang có 2 cách hiểu về miễn thuế. Cách thứ nhất cho rằng việc miễn thuế được áp dụng từ ngày 1-7 đến 31-12 nên thu nhập chịu thuế chỉ được tính theo bình quân 6 tháng cuối năm. Cách hiểu thứ hai là về mặt kỹ thuật, việc quyết toán thuế được tính theo năm nên sẽ phải theo mức thu nhập trung bình của cả 12 tháng; sau đó lấy kết quả này tính riêng cho 6 tháng cuối năm, tháng nào có thu nhập từ 9 triệu đồng trở xuống mới được miễn thuế.
Với cách tính thứ hai, nhiều người dù trong 6 tháng cuối năm có thu nhập thực tế thấp hơn 9 triệu đồng/tháng cũng không được miễn thuế TNCN như nghị quyết của QH vì thu nhập bình quân đã trội lên do phải cộng cả các khoản, lương thưởng từ đầu năm.
Năm 2011, QH cũng đã có Nghị quyết 08 về việc miễn thuế TNCN 5 tháng cuối năm cho các cá nhân có thu nhập tính thuế từ tiền lương, tiền công và từ kinh doanh đến mức phải chịu thuế bậc 1 của biểu thuế lũy tiến từng phần. Sau đó, Bộ Tài chính đã có hướng dẫn thực hiện chủ trương này theo nguyên tắc quyết toán thuế theo năm nên nhiều chuyên gia cho rằng đã làm giảm bớt hiệu quả của Nghị quyết 08 vì nhiều người lẽ ra đủ điều kiện được miễn thuế lại không được hưởng.
Bà Đỗ Thị Thìn, Phó Chủ tịch Hội Tư vấn thuế Việt Nam, nguyên trưởng Ban Quản lý thuế TNCN thuộc Tổng cục Thuế - Bộ Tài chính, cho rằng việc quyết toán thuế sẽ được tính tương tự năm 2011, tức là quyết toán theo năm vì sắc thuế này áp dụng cho thu nhập từ tiền công tiền lương và kinh doanh, mà bản chất của các loại thu nhập này được tính theo năm chứ không tính phát sinh theo từng lần thu nhập.
Vì thế, khi quyết toán thuế phải tổng hợp thu nhập của năm, tính bình quân một tháng để quyết toán mới bảo đảm công bằng, không thể “ngắt” thu nhập 6 tháng cuối năm để quyết toán riêng.
Cách tính thuế TNCN 5 tháng cuối năm 2011
Ví dụ 1: Anh A có thu nhập từ tiền lương, tiền công của tháng 8-2011 là 9,2 triệu đồng. Anh A chỉ giảm trừ cho bản thân là 4 triệu đồng, các khoản đóng bảo hiểm là 200.000 đồng, không đóng góp từ thiện, nhân đạo, không giảm trừ cho người phụ thuộc. Thu nhập tính thuế của anh A là: 9,2 triệu đồng - 4 triệu đồng - 200.000 đồng = 5 triệu đồng. Anh A có thu nhập tính thuế ở bậc 1 của biểu thuế lũy tiến từng phần nên tạm thời chưa phải nộp thuế TNCN của tháng 8-2011.
Ví dụ 2: Anh B có thu nhập từ tiền lương, tiền công của tháng 8-2011 là 21,2 triệu đồng. Anh B chỉ giảm trừ cho bản thân 4 triệu đồng, các khoản đóng bảo hiểm là 318.000 đồng, không đóng góp từ thiện, nhân đạo, không giảm trừ cho người phụ thuộc. Thu nhập tính thuế của anh B là: 21,2 triệu đồng - 4 triệu đồng - 318.000 đồng = 16,882 triệu đồng. Anh B có thu nhập tính thuế từ bậc 2 trở lên (đến bậc 3) của biểu thuế lũy tiến từng phần nên không được tạm thời miễn thuế TNCN mà phải nộp thuế ở bậc 2 và bậc 3.
Miễn thuế TNCN thế nào?
Theo nghị quyết vừa được Quốc hội thông qua, người có thu nhập hơn 9 triệu đồng/tháng mới phải nộp thuế thu nhập cá nhân
Để chia sẻ khó khăn với người dân, Quốc hội (QH) vừa có nghị quyết miễn thuế thu nhập cá nhân (TNCN) trong 6 tháng cuối năm 2012 cho các cá nhân có thu nhập tính thuế từ tiền lương, tiền công và từ kinh doanh đến mức phải chịu thuế bậc 1 của biểu thuế lũy tiến từng phần.
Luật Thuế TNCN hiện hành quy định giảm trừ một khoản thu nhập cho cá nhân trước khi tính thuế mà không áp dụng thu thuế ngay từ đồng đầu tiên. Giảm trừ gia cảnh là số tiền được trừ vào thu nhập chịu thuế trước khi tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền công của đối tượng nộp thuế.
Mức giảm trừ gia cảnh gồm: Giảm trừ cho bản thân người nộp thuế 4 triệu đồng/tháng (nói cách khác, mức khởi điểm chịu thuế là 4 triệu đồng/tháng), giảm trừ cho mỗi người phụ thuộc 1,6 triệu đồng/tháng (không hạn chế số người).
Luật Thuế TNCN cũng quy định biểu thuế lũy tiến từng phần đối với thu nhập chịu thuế gồm 7 bậc với thuế suất từ 5% đến 35%. Sau khi trừ các khoản giảm trừ gia cảnh, khoản đóng góp BHXH, BHYT, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp, đóng góp từ thiện, nhân đạo, phần thu nhập còn lại mới phải chịu thuế TNCN áp theo 7 bậc thuế nói trên.
Như vậy, cá nhân có thu nhập đến mức phải chịu thuế TNCN ở bậc 1 là người có thu nhập chịu thuế từ 5 triệu đồng/tháng trở xuống với mức thuế suất 5%. Điều này có nghĩa là tổng thu nhập thực tế của cá nhân đó mỗi tháng là dưới 9 triệu đồng. Theo nghị quyết của QH, cá nhân có thu nhập dưới 9 triệu đồng và không có người phụ thuộc sẽ được miễn thuế TNCN đến hết năm nay. Trường hợp có người phụ thuộc sẽ được giảm trừ thêm 1,6 triệu đồng/người.
CÒN PHỤ THUỘC VÀO CÁCH QUYẾT TOÁN
Hiện đang có 2 cách hiểu về miễn thuế. Cách thứ nhất cho rằng việc miễn thuế được áp dụng từ ngày 1-7 đến 31-12 nên thu nhập chịu thuế chỉ được tính theo bình quân 6 tháng cuối năm. Cách hiểu thứ hai là về mặt kỹ thuật, việc quyết toán thuế được tính theo năm nên sẽ phải theo mức thu nhập trung bình của cả 12 tháng; sau đó lấy kết quả này tính riêng cho 6 tháng cuối năm, tháng nào có thu nhập từ 9 triệu đồng trở xuống mới được miễn thuế.
Với cách tính thứ hai, nhiều người dù trong 6 tháng cuối năm có thu nhập thực tế thấp hơn 9 triệu đồng/tháng cũng không được miễn thuế TNCN như nghị quyết của QH vì thu nhập bình quân đã trội lên do phải cộng cả các khoản, lương thưởng từ đầu năm.
Năm 2011, QH cũng đã có Nghị quyết 08 về việc miễn thuế TNCN 5 tháng cuối năm cho các cá nhân có thu nhập tính thuế từ tiền lương, tiền công và từ kinh doanh đến mức phải chịu thuế bậc 1 của biểu thuế lũy tiến từng phần. Sau đó, Bộ Tài chính đã có hướng dẫn thực hiện chủ trương này theo nguyên tắc quyết toán thuế theo năm nên nhiều chuyên gia cho rằng đã làm giảm bớt hiệu quả của Nghị quyết 08 vì nhiều người lẽ ra đủ điều kiện được miễn thuế lại không được hưởng.
Bà Đỗ Thị Thìn, Phó Chủ tịch Hội Tư vấn thuế Việt Nam, nguyên trưởng Ban Quản lý thuế TNCN thuộc Tổng cục Thuế - Bộ Tài chính, cho rằng việc quyết toán thuế sẽ được tính tương tự năm 2011, tức là quyết toán theo năm vì sắc thuế này áp dụng cho thu nhập từ tiền công tiền lương và kinh doanh, mà bản chất của các loại thu nhập này được tính theo năm chứ không tính phát sinh theo từng lần thu nhập.
Vì thế, khi quyết toán thuế phải tổng hợp thu nhập của năm, tính bình quân một tháng để quyết toán mới bảo đảm công bằng, không thể “ngắt” thu nhập 6 tháng cuối năm để quyết toán riêng.
Cách tính thuế TNCN 5 tháng cuối năm 2011
Ví dụ 1: Anh A có thu nhập từ tiền lương, tiền công của tháng 8-2011 là 9,2 triệu đồng. Anh A chỉ giảm trừ cho bản thân là 4 triệu đồng, các khoản đóng bảo hiểm là 200.000 đồng, không đóng góp từ thiện, nhân đạo, không giảm trừ cho người phụ thuộc. Thu nhập tính thuế của anh A là: 9,2 triệu đồng - 4 triệu đồng - 200.000 đồng = 5 triệu đồng. Anh A có thu nhập tính thuế ở bậc 1 của biểu thuế lũy tiến từng phần nên tạm thời chưa phải nộp thuế TNCN của tháng 8-2011.
Ví dụ 2: Anh B có thu nhập từ tiền lương, tiền công của tháng 8-2011 là 21,2 triệu đồng. Anh B chỉ giảm trừ cho bản thân 4 triệu đồng, các khoản đóng bảo hiểm là 318.000 đồng, không đóng góp từ thiện, nhân đạo, không giảm trừ cho người phụ thuộc. Thu nhập tính thuế của anh B là: 21,2 triệu đồng - 4 triệu đồng - 318.000 đồng = 16,882 triệu đồng. Anh B có thu nhập tính thuế từ bậc 2 trở lên (đến bậc 3) của biểu thuế lũy tiến từng phần nên không được tạm thời miễn thuế TNCN mà phải nộp thuế ở bậc 2 và bậc 3.