Sản phẩm dở dang

  • Thread starter TSVredsar
  • Ngày gửi
TSVredsar

TSVredsar

Sơ cấp
12/8/10
7
0
1
48
Hải Dương
Chào các anh (chị) trên diễn đàn webketoan. Hôm nay tôi có một vấn đề vướng mắc sau nhờ các anh chị cho ý kiến.
- Khi xác định giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ, kế toán tính toán trên TK 154 theo công thức: Dở cuối kỳ = Dở đầu kỳ + Chi phí trong kỳ - giá thành sản phẩm nhập kho.
- Sản phẩm dở dang cuối kỳ tồn tại thực tế trên dây chuyền sản xuất hay các khâu sản xuất được đánh giá xác định theo một trong các phương pháp như tính theo sản lượng hoàn thành tương đương hoặc tính theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Về nguyên tắc giá trị sản phẩm dở trên thực tế phải bằng giá trị sản phẩm dở trên TK 154 của kế toán nhưng ở công ty tôi và hầu hết các công ty khác do tôi tìm hiểu đều không bằng nhau, thậm trí chênh lệch lớn. Chuẩn mực chế độ kế toán không thấy có chỗ nào hướng dẫn về vấn đề này, các doanh nghiệp thường chỉ kiểm kê để đấy chứ hoàn toàn không có xử lý chênh lệch

Xin ý kiến của các anh (chị) về vấn đề này
Thanks
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
khuckhich

khuckhich

Cao cấp
9/4/07
256
4
18
Thành phố Hồ Chí MInh
Ðề: Sản phẩm dở dang

Việc sản phẩm dở dang sai lệch quá nhiều giữa thực tế và sổ sách sẽ làm sai lệch báo cáo kết quả sxkd, việc này thì ai cũng biết và cty có muốn điều chỉnh cho đúng hay không thôi, việc điều chỉnh thì có gì khó đâu. Giả định rằng việc đánh giá giá trị sản phẩm dở dang là đúng (tức là dựa trên cơ sở đánh giá sát thực tế và có đủ bằng hcứng đo lường) thì nên điều chỉnh về 632 trong trường hợp hàng đã xuất bán hoặc tính toán lại giá thành sản phẩm nhập kho.
 
H

HO Anh Hue

Cao cấp
11/11/11
6,185
1,235
113
Hoa Binh
Ðề: Sản phẩm dở dang

Chào các anh (chị) trên diễn đàn webketoan. Hôm nay tôi có một vấn đề vướng mắc sau nhờ các anh chị cho ý kiến.
- Khi xác định giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ, kế toán tính toán trên TK 154 theo công thức: Dở cuối kỳ = Dở đầu kỳ + Chi phí trong kỳ - giá thành sản phẩm nhập kho.
- Sản phẩm dở dang cuối kỳ tồn tại thực tế trên dây chuyền sản xuất hay các khâu sản xuất được đánh giá xác định theo một trong các phương pháp như tính theo sản lượng hoàn thành tương đương hoặc tính theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Về nguyên tắc giá trị sản phẩm dở trên thực tế phải bằng giá trị sản phẩm dở trên TK 154 của kế toán nhưng ở công ty tôi và hầu hết các công ty khác do tôi tìm hiểu đều không bằng nhau, thậm trí chênh lệch lớn. Chuẩn mực chế độ kế toán không thấy có chỗ nào hướng dẫn về vấn đề này, các doanh nghiệp thường chỉ kiểm kê để đấy chứ hoàn toàn không có xử lý chênh lệch
Thanks
- Bạn nhầm chi phí sản xuất trực tiếp với chi phí NVL trực tiếp.
- Cùng 1 loại SP nhưng mỗi đơn vị do trình độ tổ chức, tay nghề, máy móc thiết bị, công nghệ SX ... khác nhau nên giá thành SP cũng khác nhau ví vậy SPDD có giá trị khác nhau là bình thường có đơn vị SX lãi nhiều, đơn vị lãi ít, có đơn vị lỗ mà bạn.
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA