Cp lãi vay quá hạn có được trừ khi tính thuế TNDN?

  • Thread starter tomatominh
  • Ngày gửi
T

tomatominh

Trung cấp
7/4/11
98
3
18
36
da nang
Các bác cho em hỏi vấn đề này với.
- Công ty em vay ngân hàng, từ tháng 4/2013, bắt đầu phát sinh lãi quá hạn = 150% lãi suất trong hạn. Vậy khoản lãi quá hạn này có được trừ khi tính thuế TNDN 2013 hay không?
- Công ty em vay vốn của Công ty khác, cũng bị quá hạn và lãi suất quá hạn = 150% lãi suất trog hạn. Vậy khoản lãi này có được trừ khi tính thuế TNDN không.
- Công ty em mua hàng nhưng đến hạn thanh toán mà chưa trả được nợ, bị tính lãi với mức lãi suất = lãi suất ngân hàng. Vậy khoản lãi này có được trừ khi xác định CP tính thuế TNDN hay không ạ?
Theo TT123 có quy định " 2.15. Phần chi phí trả lãi tiền vay vốn sản xuất kinh doanh của đối tượng không phải là tổ chức tín dụng hoặc tổ chức kinh tế vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm vay" thì không được trừ khi xác định TN tính thuế. Đoạn này có thuộc một trong các trường hợp trên không.
Rất mong nhận được sự giúp đỡ của mọi người. Xin cảm ơn.
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
amtich

amtich

Mơ về nơi xa...
14/10/11
1,483
261
83
38
TP Vinh - TP HCM
Ðề: Cp lãi vay quá hạn có được trừ khi tính thuế TNDN?

Chào bạn,
Trong TT123 đoạn mà bạn trích dẫn thì BTC chỉ khống chế chi phí lãi vay đối với trường hợp vay của đối tượng không phải là tổ chức tín dụng và kinh tế, đồng thời ls vay phải vượt quá 150% lãi suất cơ bản của NHNN. Như vậy trường hợp bạn vay của ngân hàng và doanh nghiệp sẽ không bị khống chế lãi suất tiền vay, nên cty bạn có vay quá hạn hay trong hạn và lãi suất bao nhiều cũng được miễn có đầy đủ chứng từ chứng minh tiền lãi.
Trường hợp bạn mua hàng nhưng quá hạn thanh toán bị tính lãi, bản chất cũng là một khoản vay của Cty bạn, là một khoản chi phí liên quan đến hđkd thôi. Tuy nhiên lại quay lại vấn đề trên, nếu nhà cung cấp là cá nhân thì lãi vay không được vượt 150% lscb (hiện nay là 9%/năm), còn nhà cung cấp là DN thì ko vấn đề gì, nhưng trong hợp đồng cần quy định rõ điều khoản này để chi phí lãi vay được ghi nhận đúng.
 
C

cocle

Cao cấp
19/9/12
555
7
0
Vietnam
Ðề: Cp lãi vay quá hạn có được trừ khi tính thuế TNDN?

Chào bạn,
Trong TT123 đoạn mà bạn trích dẫn thì BTC chỉ khống chế chi phí lãi vay đối với trường hợp vay của đối tượng không phải là tổ chức tín dụng và kinh tế, đồng thời ls vay phải vượt quá 150% lãi suất cơ bản của NHNN. Như vậy trường hợp bạn vay của ngân hàng và doanh nghiệp sẽ không bị khống chế lãi suất tiền vay, nên cty bạn có vay quá hạn hay trong hạn và lãi suất bao nhiều cũng được miễn có đầy đủ chứng từ chứng minh tiền lãi.
Trường hợp bạn mua hàng nhưng quá hạn thanh toán bị tính lãi, bản chất cũng là một khoản vay của Cty bạn, là một khoản chi phí liên quan đến hđkd thôi. Tuy nhiên lại quay lại vấn đề trên, nếu nhà cung cấp là cá nhân thì lãi vay không được vượt 150% lscb (hiện nay là 9%/năm), còn nhà cung cấp là DN thì ko vấn đề gì, nhưng trong hợp đồng cần quy định rõ điều khoản này để chi phí lãi vay được ghi nhận đúng.

Nhân đây mình muốn trao đổi với amtich : lâu nay NHNN không còn còn công bố lãi suất cơ bản nữa thì cái 9% năm kia đâu có hiệu lực nhỉ ?
 
amtich

amtich

Mơ về nơi xa...
14/10/11
1,483
261
83
38
TP Vinh - TP HCM
Ðề: Cp lãi vay quá hạn có được trừ khi tính thuế TNDN?

Nhân đây mình muốn trao đổi với amtich : lâu nay NHNN không còn còn công bố lãi suất cơ bản nữa thì cái 9% năm kia đâu có hiệu lực nhỉ ?
Lãi suất cơ bản từ năm 2010 đến nay vẫn không thay đổi và giữ nguyên ở mức 9% mà bạn.
 
C

cocle

Cao cấp
19/9/12
555
7
0
Vietnam
Ðề: Cp lãi vay quá hạn có được trừ khi tính thuế TNDN?

Lãi suất cơ bản từ năm 2010 đến nay vẫn không thay đổi và giữ nguyên ở mức 9% mà bạn.

Nếu không nhầm thì văn bản đó hết hiệu lực rùi mà amtich !
 
C

cocle

Cao cấp
19/9/12
555
7
0
Vietnam
Ðề: Cp lãi vay quá hạn có được trừ khi tính thuế TNDN?

Mình thấy thế này k bit sao:
MỨC LÃI SUẤT CƠ BẢN
Từ 01/01/20111 đến nay ( 23/5/2012 )
NHNN không công bố áp dụng

Căn cứ : Luật ngân hàng nhà nước số 46/2010/QH12 ngày 16/6/2010 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2011.
Thay thế : Luật ngân hàng nhà nước số 01/1997/QH10 và Luật sửa đổi, bổ xung một số điều của Luật ngân hàng nhà nước Việt nam số 10/2003/QH11
Mà : Quyêt định số 2868/QĐ –NHNN ngày 29/11/2010 về mức lãi suất cơ bản bằng đồng Việt nam được lập trên căn cứ của Luật ngân hàng nhà nước số 01/1997/QH10 và Luật sửa đổi, bổ xung một số điều của Luật ngân hàng nhà nước Việt nam số 10/2003/QH11( QĐ 2868 là qđ cuối cùng công bố lãi suất cơ bản trong giai đoạn 29/11/2010 đến nay 23/5/2012 )
Như vậy : Từ 01/01/2011 đễn nay ( 23/5/2012 )Ngân hàng nhà nước Việt nam đã không công bố mức lãi suất cơ bản
Bạn tham khảo nha !
 
amtich

amtich

Mơ về nơi xa...
14/10/11
1,483
261
83
38
TP Vinh - TP HCM
Ðề: Cp lãi vay quá hạn có được trừ khi tính thuế TNDN?

Mình thấy thế này k bit sao:
MỨC LÃI SUẤT CƠ BẢN
Từ 01/01/20111 đến nay ( 23/5/2012 )
NHNN không công bố áp dụng
Căn cứ : Luật ngân hàng nhà nước số 46/2010/QH12 ngày 16/6/2010 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2011.
Thay thế : Luật ngân hàng nhà nước số 01/1997/QH10 và Luật sửa đổi, bổ xung một số điều của Luật ngân hàng nhà nước Việt nam số 10/2003/QH11
Mà : Quyêt định số 2868/QĐ –NHNN ngày 29/11/2010 về mức lãi suất cơ bản bằng đồng Việt nam được lập trên căn cứ của Luật ngân hàng nhà nước số 01/1997/QH10 và Luật sửa đổi, bổ xung một số điều của Luật ngân hàng nhà nước Việt nam số 10/2003/QH11( QĐ 2868 là qđ cuối cùng công bố lãi suất cơ bản trong giai đoạn 29/11/2010 đến nay 23/5/2012 )
Như vậy : Từ 01/01/2011 đễn nay ( 23/5/2012 )Ngân hàng nhà nước Việt nam đã không công bố mức lãi suất cơ bản
Bạn tham khảo nha !

Bạn làm mình giật mình nữa, cái bạn để ý hay thiệt, mình mất thêm chút thời gian tìm kiếm nhưng công nhận biết thêm cái này:
"Khi một văn bản qui phạm pháp luật hết hiệu lực thi hành thì những văn bản qui phạm pháp luật hướng dẫn thi hành văn bản đó còn hiệu lực không?

Theo Điều 81 Luật Ban hành văn bản qui phạm pháp luật thì một văn bản qui phạm pháp luật chỉ hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần trong các trường hợp sau đây:
- Hết thời hạn có hiệu lực đã được quy định trong văn bản;
- Được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng văn bản mới của chính cơ quan nhà nước đã ban hành văn bản đó;
- Bị hủy bỏ hoặc bãi bỏ bằng một văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

Như vậy, không thể tự suy diễn khi một văn bản qui phạm pháp luật (thí dụ là văn bản Luật) hết hiệu lực thi hành thì những văn bản qui phạm pháp luật hướng dẫn thi hành văn bản đó (các Nghị định, Thông tư) cũng hết hiệu lực thi hành, nếu chưa thỏa mãn 1 trong 3 điều kiện nêu trên.
Tuy nhiên, trong khi chờ hệ thống các văn bản bản qui phạm pháp luật mới (Nghị định, Thông tư) hướng dẫn thi hành Luật mới và bãi bỏ văn bản Nghị định, Thông tư cũ, quá trình vận dụng những văn bản qui phạm pháp luật Nghị định, Thông tư cũ cần rà soát và đảm bảo nội dung áp dụng không trái với văn bản qui pháp luật Luật mới ban hành."

http://lawonline.vn/hoi-dap-phap-luat.htm/2f365e99-66af-44c0-a630-cd15de647bd4
 
C

cocle

Cao cấp
19/9/12
555
7
0
Vietnam
Ðề: Cp lãi vay quá hạn có được trừ khi tính thuế TNDN?

Đó cũng là 1 ý kiến hay , tuy nhiên mỗi người 1 lối đi riêng , chúc bạn một ngày làm việc vui vẻ !
 
Vo Danh Khach

Vo Danh Khach

Cao cấp
25/2/14
246
32
16
hn
Ðề: Cp lãi vay quá hạn có được trừ khi tính thuế TNDN?

Các bác cho em hỏi vấn đề này với.
- Công ty em vay ngân hàng, từ tháng 4/2013, bắt đầu phát sinh lãi quá hạn = 150% lãi suất trong hạn. Vậy khoản lãi quá hạn này có được trừ khi tính thuế TNDN 2013 hay không?
- Công ty em vay vốn của Công ty khác, cũng bị quá hạn và lãi suất quá hạn = 150% lãi suất trog hạn. Vậy khoản lãi này có được trừ khi tính thuế TNDN không.
- Công ty em mua hàng nhưng đến hạn thanh toán mà chưa trả được nợ, bị tính lãi với mức lãi suất = lãi suất ngân hàng. Vậy khoản lãi này có được trừ khi xác định CP tính thuế TNDN hay không ạ?
Theo TT123 có quy định " 2.15. Phần chi phí trả lãi tiền vay vốn sản xuất kinh doanh của đối tượng không phải là tổ chức tín dụng hoặc tổ chức kinh tế vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm vay" thì không được trừ khi xác định TN tính thuế. Đoạn này có thuộc một trong các trường hợp trên không.
Rất mong nhận được sự giúp đỡ của mọi người. Xin cảm ơn.

Lan man quá :045:
Theo quy định thì tất cả các khoản mang tính chất phạt đều không được tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế TNDN
Vì vậy cả 3 trường hợp bạn nêu trên ( phạt quá hạn đều không được tính)

------

Nếu được tính thì có lẽ doanh nghiệp chịu phạt hết cả ( thỏa thuận ngầm) để tránh bị nộp thuế TNDN
 
amtich

amtich

Mơ về nơi xa...
14/10/11
1,483
261
83
38
TP Vinh - TP HCM
Ðề: Cp lãi vay quá hạn có được trừ khi tính thuế TNDN?

Lan man quá :045:
Theo quy định thì tất cả các khoản mang tính chất phạt đều không được tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế TNDN
Vì vậy cả 3 trường hợp bạn nêu trên ( phạt quá hạn đều không được tính)
------
Nếu được tính thì có lẽ doanh nghiệp chịu phạt hết cả ( thỏa thuận ngầm) để tránh bị nộp thuế TNDN
Bạn đọc kỹ lại đi, chỉ phạt vi phạm hành chính thôi nhé (phạt của Nhà nước), còn phạt vi phạm hợp đồng kinh tế vẫn tính bình thường. Ngoài ra đây là lãi suất quá hạn chứ không phải phạt, đối với ngân hàng thì phạt quá hạn khác lãi quá hạn.
Thêm nữa, bạn bảo tính vào chi phí để trốn Thuế thì bên kia cũng sẽ bị tính vào thu nhập tương ứng, trong khi vay cá nhân thì đã bị khống chế rồi, ko đơn giản như bạn nghĩ đâu.
 
H

Hoa Tuyet Le

Guest
20/5/10
3
0
0
Ha Noi
Ðề: Cp lãi vay quá hạn có được trừ khi tính thuế TNDN?

Nhân đây mình muốn trao đổi với amtich : lâu nay NHNN không còn còn công bố lãi suất cơ bản nữa thì cái 9% năm kia đâu có hiệu lực nhỉ ?

Vậy bây giờ chúng ta phải căn cứ vào đâu để biết được chi phí lãi vay có vượt quá quy định hay ko hả mọi người???
 
C

cocle

Cao cấp
19/9/12
555
7
0
Vietnam
Ðề: Cp lãi vay quá hạn có được trừ khi tính thuế TNDN?

Vậy bây giờ chúng ta phải căn cứ vào đâu để biết được chi phí lãi vay có vượt quá quy định hay ko hả mọi người???
Sau vụ này có cái gì mà căn cứ đâu, tuy nhiên cũng nhìn theo lãi suất vay NH mà cho phải thôi các bạn à
 
amtich

amtich

Mơ về nơi xa...
14/10/11
1,483
261
83
38
TP Vinh - TP HCM
Ðề: Cp lãi vay quá hạn có được trừ khi tính thuế TNDN?

Sau vụ này có cái gì mà căn cứ đâu, tuy nhiên cũng nhìn theo lãi suất vay NH mà cho phải thôi các bạn à
Dựa vào luật ban hành văn bản QPPL thì quyết định đó vẫn còn hiệu lực mà bạn, chứ đâu vô hiệu được.
Lên trang NHNN vẫn công bố lãi suất cơ bản là 9% còn gì nữa.
 
T

tuanthuykt

Cao cấp
3/8/10
202
2
0
hà nội
Ðề: Cp lãi vay quá hạn có được trừ khi tính thuế TNDN?

Bạn đọc kỹ lại đi, chỉ phạt vi phạm hành chính thôi nhé (phạt của Nhà nước), còn phạt vi phạm hợp đồng kinh tế vẫn tính bình thường. Ngoài ra đây là lãi suất quá hạn chứ không phải phạt, đối với ngân hàng thì phạt quá hạn khác lãi quá hạn.
Thêm nữa, bạn bảo tính vào chi phí để trốn Thuế thì bên kia cũng sẽ bị tính vào thu nhập tương ứng, trong khi vay cá nhân thì đã bị khống chế rồi, ko đơn giản như bạn nghĩ đâu.
Bạn amtich ơi thế bên mình có khoản:" phạt lãi chậm trả và phạt chậm tất toán khoản vay " thì có được tính vào chi phí hợp lý không vậy?
 
C

cocle

Cao cấp
19/9/12
555
7
0
Vietnam
Ðề: Cp lãi vay quá hạn có được trừ khi tính thuế TNDN?

Dựa vào luật ban hành văn bản QPPL thì quyết định đó vẫn còn hiệu lực mà bạn, chứ đâu vô hiệu được.
Lên trang NHNN vẫn công bố lãi suất cơ bản là 9% còn gì nữa.

Thực ra khi không còn 1 căn cứ từ văn bản luật thì rất khó cho việc thực hiện, nhưng Luật ngân hàng Nhà nước số 46 /2010/QH12:

Điều 65. Hiệu lực thi hành
1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2011.
2. Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 01/1997/QH10 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 10/2003/QH11 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực.
Vậy kể từ khi Luật này có hiệu lực NHNN có còn công bố lãi suất cơ bản không , thay vì trước đây hàng tháng ra quyết định công bố !
 
Vo Danh Khach

Vo Danh Khach

Cao cấp
25/2/14
246
32
16
hn
Ðề: Cp lãi vay quá hạn có được trừ khi tính thuế TNDN?

Để tìm văn bản cụ thể :045:
 
Vo Danh Khach

Vo Danh Khach

Cao cấp
25/2/14
246
32
16
hn
Ðề: Cp lãi vay quá hạn có được trừ khi tính thuế TNDN?

Các bác cho em hỏi vấn đề này với.
- Công ty em vay ngân hàng, từ tháng 4/2013, bắt đầu phát sinh lãi quá hạn = 150% lãi suất trong hạn. Vậy khoản lãi quá hạn này có được trừ khi tính thuế TNDN 2013 hay không?
- Công ty em vay vốn của Công ty khác, cũng bị quá hạn và lãi suất quá hạn = 150% lãi suất trog hạn. Vậy khoản lãi này có được trừ khi tính thuế TNDN không.
- Công ty em mua hàng nhưng đến hạn thanh toán mà chưa trả được nợ, bị tính lãi với mức lãi suất = lãi suất ngân hàng. Vậy khoản lãi này có được trừ khi xác định CP tính thuế TNDN hay không ạ?
Theo TT123 có quy định " 2.15. Phần chi phí trả lãi tiền vay vốn sản xuất kinh doanh của đối tượng không phải là tổ chức tín dụng hoặc tổ chức kinh tế vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm vay" thì không được trừ khi xác định TN tính thuế. Đoạn này có thuộc một trong các trường hợp trên không.
Rất mong nhận được sự giúp đỡ của mọi người. Xin cảm ơn.

Chào bạn,
Trong TT123 đoạn mà bạn trích dẫn thì BTC chỉ khống chế chi phí lãi vay đối với trường hợp vay của đối tượng không phải là tổ chức tín dụng và kinh tế, đồng thời ls vay phải vượt quá 150% lãi suất cơ bản của NHNN. Như vậy trường hợp bạn vay của ngân hàng và doanh nghiệp sẽ không bị khống chế lãi suất tiền vay, nên cty bạn có vay quá hạn hay trong hạn và lãi suất bao nhiều cũng được miễn có đầy đủ chứng từ chứng minh tiền lãi.
Trường hợp bạn mua hàng nhưng quá hạn thanh toán bị tính lãi, bản chất cũng là một khoản vay của Cty bạn, là một khoản chi phí liên quan đến hđkd thôi. Tuy nhiên lại quay lại vấn đề trên, nếu nhà cung cấp là cá nhân thì lãi vay không được vượt 150% lscb (hiện nay là 9%/năm), còn nhà cung cấp là DN thì ko vấn đề gì, nhưng trong hợp đồng cần quy định rõ điều khoản này để chi phí lãi vay được ghi nhận đúng.

Thống nhất quan điểm với bạn, nhưng vấn đề lãi suất quá hạn này so với lãi suất cơ bản thì đúng là vẫn còn nhiều tranh cãi
 
amtich

amtich

Mơ về nơi xa...
14/10/11
1,483
261
83
38
TP Vinh - TP HCM
Ðề: Cp lãi vay quá hạn có được trừ khi tính thuế TNDN?

Thực ra khi không còn 1 căn cứ từ văn bản luật thì rất khó cho việc thực hiện, nhưng Luật ngân hàng Nhà nước số 46 /2010/QH12:
Điều 65. Hiệu lực thi hành
1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2011.
2. Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 01/1997/QH10 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 10/2003/QH11 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực.
Vậy kể từ khi Luật này có hiệu lực NHNN có còn công bố lãi suất cơ bản không , thay vì trước đây hàng tháng ra quyết định công bố !
Trong Luật NHNN mới vẫn có quy định về lãi suất cơ bản mà bạn:
" Điều 12. Lãi suất
1. Ngân hàng Nhà nước công bố lãi suất tái cấp vốn, lãi suất cơ bản và các loại lãi suất khác để điều hành chính sách tiền tệ, chống cho vay nặng lãi.", do không có văn bản nào bãi bỏ và thay thế QĐ năm 2010 nên QĐ này vẫn còn hiệu lực dù Luật thay đổi.
Hơn nữa TT123 đã quy định phần lãi vay vượt 150% lscb thì đương nhiên phải có căn cứ lscb mà thực hiện rồi.
Thống nhất quan điểm với bạn, nhưng vấn đề lãi suất quá hạn này so với lãi suất cơ bản thì đúng là vẫn còn nhiều tranh cãi
Tranh cãi gì hả bạn?
Bạn amtich ơi thế bên mình có khoản:" phạt lãi chậm trả và phạt chậm tất toán khoản vay " thì có được tính vào chi phí hợp lý không vậy?
Đây là khoản phạt vi phạm hợp đồng kinh tế thông thường, không phải phạt vi phạm hành chính nên vẫn được xem là chi phí hợp lệ bình thường bạn.
 
C

cocle

Cao cấp
19/9/12
555
7
0
Vietnam
Ðề: Cp lãi vay quá hạn có được trừ khi tính thuế TNDN?

Hê hê mấy bạn này xem cái này nhé, rồi cho ý kiến:
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------
Số: 2868/QĐ-NHNN
Hà Nội, ngày 29 tháng 11 năm 2010

QUYẾT ĐỊNH
VỀ MỨC LÃI SUẤT CƠ BẢN BẰNG ĐỒNG VIỆT NAM
THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 1997; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2003;
Căn cứ Luật Các tổ chức tín dụng năm 1997; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng năm 2004;
Căn cứ Nghị định số 96/2008/NĐ-CP ngày 26 tháng 8 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Quy định mức lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam là 9,0%/năm.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 12 năm 2010 và thay thế Quyết định số 2619/QĐ-NHNN ngày 05 tháng 11 năm 2010 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về mức lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam.
Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ và Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc (Giám đốc) tổ chức tín dụng chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Ban Lãnh đạo NHNN;
- Lưu: VP, Vụ CSTT.
KT. THỐNG ĐỐC
PHÓ THỐNG ĐỐC




Nguyễn Đồng Tiến

Mà Luật NHNN 1997 có còn hiệu lực đâu kể từ 01/01/2011 như mình nói ở trên, cái này đi tập huấn từ Bộ tài chính đã nói rồi + hội thảo các bác NHNN đã trao đổi từ lúc lãi suất NH trên 20% kia. Khi nhà nước đã tháo gông lại thích giữ lại . Các bạn nghiên cứu đi !
 
Sửa lần cuối:

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA