Cp lãi vay quá hạn có được trừ khi tính thuế TNDN?

  • Thread starter tomatominh
  • Ngày gửi
amtich

amtich

Mơ về nơi xa...
14/10/11
1,483
261
83
38
TP Vinh - TP HCM
Ðề: Cp lãi vay quá hạn có được trừ khi tính thuế TNDN?

Hê hê mấy bạn này xem cái này nhé, rồi cho ý kiến:
Mà Luật NHNN 1997 có còn hiệu lực đâu kể từ 01/01/2011 như mình nói ở trên, cái này đi tập huấn từ Bộ tài chính đã nói rồi + hội thảo các bác NHNN đã trao đổi từ lúc lãi suất NH trên 20% kia. Khi nhà nước đã tháo gông lại thích giữ lại . Các bạn nghiên cứu đi !
Bạn vẫn không hiểu về văn bản pháp luật, Luật vô hiệu không có nghĩa là văn bản dưới Luật vô hiệu theo, điều kiện để văn bản vô hiệu mình cũng đã trích dẫn rất rõ rồi. Sao bạn cứ đồng nghĩa Luật vô hiệu là tất cả TT, NĐ, QĐ kèm theo vô hiệu hết nhỉ?
Đúng là bất cập khi trong năm 2011-2012 ls cho vay lên tới 20%, lãi suất huy động lên tới 14% trong khi lscb có 9%. Nhưng kế toán mình ko cần quan tâm đến mấy điều này, cái mình cần quan tâm là Thuế kìa, Thuế khống chế 150% lscb thì cứ căn cứ vào đấy mà thực hiện thôi, còn Ngân hàng hay Nhà nước muốn để ls bao nhiêu kệ mấy ổng.
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
Vo Danh Khach

Vo Danh Khach

Cao cấp
25/2/14
246
32
16
hn
Ðề: Cp lãi vay quá hạn có được trừ khi tính thuế TNDN?

Trong Luật NHNN mới vẫn có quy định về lãi suất cơ bản mà bạn:
" Điều 12. Lãi suất
1. Ngân hàng Nhà nước công bố lãi suất tái cấp vốn, lãi suất cơ bản và các loại lãi suất khác để điều hành chính sách tiền tệ, chống cho vay nặng lãi.", do không có văn bản nào bãi bỏ và thay thế QĐ năm 2010 nên QĐ này vẫn còn hiệu lực dù Luật thay đổi.
Hơn nữa TT123 đã quy định phần lãi vay vượt 150% lscb thì đương nhiên phải có căn cứ lscb mà thực hiện rồi.

Tranh cãi gì hả bạn?

.

Tranh cãi thì sâu và xa hơn

Ngoài hoạt động cho vay chuyên nghiệp của ngân hàng được luật chuyên ngành điều chỉnh, các hoạt động vay dân sự khác phải tuân theo quy định của Bộ luật Dân sự. Bộ luật này quy định lãi suất vay do các bên thỏa thuận, nhưng không được vượt quá 150% lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố đối với loại cho vay tương ứng.

Quy định về lãi vay rõ ràng và nếu các bên thỏa thuận lãi vay quá với quy định trên, pháp luật sẽ không bảo vệ quyền lợi đối với phần lãi suất vượt quá. Tuy nhiên, khi một khoản nợ quá hạn hoặc một khoản thanh toán bị chậm, lãi phạt được tính toán ra sao vẫn chưa có quy định cụ thể, rõ ràng để các bên tuân thủ.

Theo quy định của Bộ luật Dân sự, bên vay có nghĩa vụ trả nợ và trong trường hợp quá hạn, bên vay phải trả lãi trên nợ gốc và lãi nợ quá hạn theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ.

Tuy nhiên, hiện nay, Ngân hàng Nhà nước không quy định lãi nợ quá hạn cụ thể, mà chỉ quy định khung lãi suất nợ quá hạn không quá 150% lãi suất trong hạn. Cũng không có cơ sở pháp lý để xác định lãi suất “trong hạn” để tính lãi suất nợ quá hạn. Việc dựa vào mức lãi suất cho vay của các ngân hàng cũng không khả thi, bởi có vài chục ngân hàng đang hoạt động và mỗi ngân hàng có mức lãi suất khác nhau.

Thậm chí, trong cùng một ngân hàng, cùng là ngắn hạn hoặc trung hạn, có thể có thể hàng chục mức lãi suất khác nhau, tuỳ thuộc vào đối tượng khách hàng, lĩnh vực cho vay và địa bàn hoạt động của các chi nhánh khác nhau. Do đó, khi có tranh chấp xảy ra do tình trạng thanh toán chậm trả, lãi phạt là một điểm rắc rối và tranh luận về tính toán nợ gốc, lãi… thường phiền toái và kéo dài.

Đơn cử, trường hợp tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa giữa 2 DN mới được Tòa án mang ra xét xử mới đây. Sau khi giao đợt hàng cuối cùng, bên mua đã nợ lại bên bán khoảng 200 triệu đồng. Theo quy định tại hợp đồng thì khi chậm thanh toán, bên mua phải chịu lãi phạt là 2%/tháng. Số tiền 200 triệu đồng không phải là quá lớn, nhưng sau một thời gian tranh chấp cùng với lãi suất 2%/tháng, toàn bộ khoản phải trả đã gấp đôi nợ gốc. Không thỏa thuận được, các bên lôi nhau ra tòa. Bên mua không chấp nhận lãi phạt 2%/tháng, vì lý do quá cao, không phù hợp với quy định lãi phạt không quá 150% lãi suất do Ngân hàng Nhà nước công bố. Trong khi bên bán lại cho rằng, lãi suất 2%/tháng (tương đương 24%/năm) là phù hợp với lãi suất trên thị trường tại thời điểm xảy ra tranh chấp.

Ngoài ra, theo Luật Thương mại, trường hợp bên vi phạm hợp đồng chậm thanh toán tiền hàng hay chậm thanh toán thù lao dịch vụ và các chi phí hợp lý khác, thì bên bị vi phạm hợp đồng có quyền yêu cầu trả tiền lãi trên số tiền chậm trả đó theo lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường tại thời điểm thanh toán, tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

Cuối cùng, Hội đồng xét xử tính toán lãi phạt bằng cách tính trung bình lãi suất cho vay trung hạn của 3 ngân hàng nhà nước nhân với 150% để ra lãi phạt là 22,2%/năm. Đây cũng là cách thức tính toán và xác định lãi phạt trong trường hợp các bên giao dịch không có thỏa thuận, điều khoản về lãi phạt
 
KTVVN

KTVVN

Trung cấp
Ðề: Cp lãi vay quá hạn có được trừ khi tính thuế TNDN?

Hơ hơ, mình thấy các bạn vui quá :p
Câu hỏi là về chi phí được trừ, nhưng nội dung thì tranh luận về còn/ hết hiệu lực của văn bản quy định về lãi suất cơ bản, hơ hơ.
 
amtich

amtich

Mơ về nơi xa...
14/10/11
1,483
261
83
38
TP Vinh - TP HCM
Ðề: Cp lãi vay quá hạn có được trừ khi tính thuế TNDN?

Tranh cãi thì sâu và xa hơn
Đúng là lscb có những thời điểm không thực tế (tuy nhiên hiện nay 9% là phù hợp), vậy nên Thuế ko khống chế khi vay NH và vay tổ chức kinh tế, mà chỉ khống chế khi vay cá nhân.
Vậy nên tốt nhất là tuân thủ đi bạn, đã có Thông tư ban hành rõ ràng rồi, phù hợp hay ko thì mấy ổng sẽ sửa Thông tư, còn DN thì cứ thế mà thực hiện.
 
C

cocle

Cao cấp
19/9/12
555
7
0
Vietnam
Ðề: Cp lãi vay quá hạn có được trừ khi tính thuế TNDN?

Tranh thủ tháng 3 ngày 8 các quyết toán báo cáo Tc đã xong cả, mang tý chuyện ra tranh luận cho vui. Amtich đừng vội quy chụp vội. Mình đã dẫn dắt văn bản đầy đủ ( chung quy là mấy chú trông coi cái web của Ngân hàng nhà nước mải chơi, bác Bình thì mải chỉ đạo lãi suất chiết khấu, với liên ngân hàng,...chả nhìn cái bấy lâu hết hiệu lực mà gỡ bỏ .) Còn các bạn cứ nghiên cứu nhá! Còn tớ tuân thủ cái món này nên năm trước các hàng xóm nhà tớ đã giảm được in ít kinh phí từ chỗ này được thuế chấp nhận roài, giá mà gần rủ các bạn đi uống rượu . Tin hay không tùy các bạn !
 
Vo Danh Khach

Vo Danh Khach

Cao cấp
25/2/14
246
32
16
hn
Ðề: Cp lãi vay quá hạn có được trừ khi tính thuế TNDN?

Đúng là lscb có những thời điểm không thực tế (tuy nhiên hiện nay 9% là phù hợp), vậy nên Thuế ko khống chế khi vay NH và vay tổ chức kinh tế, mà chỉ khống chế khi vay cá nhân.
Vậy nên tốt nhất là tuân thủ đi bạn, đã có Thông tư ban hành rõ ràng rồi, phù hợp hay ko thì mấy ổng sẽ sửa Thông tư, còn DN thì cứ thế mà thực hiện.
Như thế nào mà gọi là phù hợp?

Huy động 6%,7%,8%,9% mà vẫn áp dụng mức lãi suất cơ bản từ thời Naponeon
...

Đúng thì tuân thủ, còn hở thì còn lọt :004:
 
amtich

amtich

Mơ về nơi xa...
14/10/11
1,483
261
83
38
TP Vinh - TP HCM
Ðề: Cp lãi vay quá hạn có được trừ khi tính thuế TNDN?

Tranh thủ tháng 3 ngày 8 các quyết toán báo cáo Tc đã xong cả, mang tý chuyện ra tranh luận cho vui. Amtich đừng vội quy chụp vội. Mình đã dẫn dắt văn bản đầy đủ ( chung quy là mấy chú trông coi cái web của Ngân hàng nhà nước mải chơi, bác Bình thì mải chỉ đạo lãi suất chiết khấu, với liên ngân hàng,...chả nhìn cái bấy lâu hết hiệu lực mà gỡ bỏ .) Còn các bạn cứ nghiên cứu nhá! Còn tớ tuân thủ cái món này nên năm trước các hàng xóm nhà tớ đã giảm được in ít kinh phí từ chỗ này được thuế chấp nhận roài, giá mà gần rủ các bạn đi uống rượu . Tin hay không tùy các bạn !
Thật ra mình cũng ko thích tranh luận chủ đề này lắm, cơ bản là mình thấy mình đưa văn bản rõ ràng mà bạn vẫn cố chấp ấy, trong khi bạn khơi chủ đề này lên trước làm mình lại phải tìm hiểu thêm chút nữa.
Bạn bảo dẫn dắt văn bản đầy đủ trong khi chỉ đưa ra mỗi cái Luật hết hiệu lực chứ có thêm gì nữa đâu, trong khi mình đã trích dẫn Luật hết hiệu lực ko có nghĩa văn bản dưới Luật cũng vậy.
Bạn đùa ah khi mà nghĩ NHNN đưa cái lscb lên website từ năm 2010 cho vui và quên ko cập nhật hả? Trong khi năm 2010 có đến chục cái QĐ về ls này.
Còn việc bạn bảo tin hay ko thì mình chưa hiểu ý bạn, nhưng nếu ý bạn là cty bạn vay cá nhân vượt 150% lscb mà THuế vẫn chấp nhận thì đấy là chuyện bình thường, đơn giản là cách quan hệ của cty bạn hoặc Thuế châm chước cho qua thôi vì nó sát thực tế chẳng hạn.
Như thế nào mà gọi là phù hợp?
Huy động 6%,7%,8%,9% mà vẫn áp dụng mức lãi suất cơ bản từ thời Naponeon
...
Đúng thì tuân thủ, còn hở thì còn lọt :004:
Mình thì ko sâu về cái lscb này lắm, nhưng ls từ thời Napoleon hay ko thì ko quan trọng, mà quan trọng ls đó phù hợp với ls thị trường hiện tại hay ko thôi.
Ví dụ năm 2011-2012 ls huy động 14% và ls cho vay 20% thì rõ ràng lscb 9% không phù hợp rồi. Nhưng tại thời điểm hiện tại ls huy động xuống 7% còn ls cho vay bđs khoảng 13% thì mình nghĩ cũng phù hợp hơn (vì mức khống chế sẽ là 9%*150% = 13,5%).
 
Sửa lần cuối:
C

cocle

Cao cấp
19/9/12
555
7
0
Vietnam
Ðề: Cp lãi vay quá hạn có được trừ khi tính thuế TNDN?

Bà con cư dân trên diễn đàn thân mến! Vậy lãi suất cơ bản có còn tồn tại ở thời điểm hiện nay hay không ?Điểm dừng của các văn bản luật về vấn đề lãi suất cơ bản mà cả 2 người tranh luận đưa ra đang ở đâu ? Câu trả lời xin dành cho mọi người những ai quan tâm nghiên cứu nhé! Chúc một ngày làm việc hiệu quả và lại nhiều cuộc tranh luận hữu ích !
 
amtich

amtich

Mơ về nơi xa...
14/10/11
1,483
261
83
38
TP Vinh - TP HCM
Ðề: Cp lãi vay quá hạn có được trừ khi tính thuế TNDN?

Bà con cư dân trên diễn đàn thân mến! Vậy lãi suất cơ bản có còn tồn tại ở thời điểm hiện nay hay không ?Điểm dừng của các văn bản luật về vấn đề lãi suất cơ bản mà cả 2 người tranh luận đưa ra đang ở đâu ? Câu trả lời xin dành cho mọi người những ai quan tâm nghiên cứu nhé! Chúc một ngày làm việc hiệu quả và lại nhiều cuộc tranh luận hữu ích !
Tặng bạn Công văn của Tòa án nhân dân tối cao gửi Tòa án các Tỉnh về việc phải tuân thủ đúng lscb 9% trong năm 2010 khi mà chưa có văn bản bãi bỏ nhé, may mà cái công văn này ra sau ngày Luật NHNN mới nên bạn yên tâm nhé:
http://thuvienphapluat.vn/archive/C...-suat-co-ban-bang-dong-Viet-Nam-vb151389.aspx

TÒA ÁN NHÂN DÂN
TỐI CAO
-------
Số: 244/TANDTC-KHXX
V/v: mức lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam
Hà Nội, ngày 05 tháng 11 năm 2012
Kính gửi:
- Tòa án nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Tòa án nhân dân các huyện, quận, thị xã thành phố thuộc tỉnh.
Để áp dụng đúng và thống nhất một số quy định của pháp luật liên quan đến mức lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam, Tòa án nhân dân tối cao yêu cầu Tòa án nhân dân các cấp thực hiện quy định sau đây:
Theo quy định tại Quyết định số 2868/QĐ-NHNN ngày 29-11-2010 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây viết tắt là Quyết định 2868) quy định mức lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam là 9%/năm, có hiệu lực từ ngày 01-12-2010. Hiện nay, Ngân hàng Nhà nước chưa có văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế, hủy bỏ hoặc bãi bỏ Quyết định 2868. Do đó, trong quá trình giải quyết các loại vụ, việc tại Tòa án có liên quan đến vấn đề áp dụng mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố thì hiện nay vẫn áp dụng mức lãi suất cơ bản quy định tại Quyết định 2868 cho đến khi có văn bản sửa đổi, hủy bỏ Quyết định 2868 nêu trên.
Tòa án nhân dân tối cao yêu cầu các đồng chí Chánh án Tòa án nhân dân các cấp nhận được Công văn này cần tổ chức quán triệt và triển khai thực hiện.
KT. CHÁNH ÁN
PHÓ CHÁNH ÁN
 
C

cocle

Cao cấp
19/9/12
555
7
0
Vietnam
Ðề: Cp lãi vay quá hạn có được trừ khi tính thuế TNDN?

Cám ơn bạn amtich nha , có văn bản nào xin vui lòng giới thiệu giúp nha !
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA