Cổ tức bằng cổ phiếu

  • Thread starter uyenthy2005
  • Ngày gửi
U

uyenthy2005

Guest
22/10/06
5
0
0
43
TP.HCM - VN
Bên mình có phát sinh trường hợp đơn vị mình đầu tư mua cổ phiếu của 1 Cty, Cty này chia cổ tức bằng cổ phiếu, mà cổ phiếu này chưa lên sàn, nếu theo chuẩn mực kế toán để hạch toán thì rất khó xác định thị giá của cổ phiếu. Giúp mình với. Thanks.
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
L

L'amour

Trung cấp
11/12/06
199
3
18
43
Sans frontieres
Vđề này mình chưa gặp bao giờ. Nhưng theo mình nghĩ thì khi chia cổ tức bằng cổ phiếu thay vì tiền mặt thì trị giá cổ phiếu cty bạn nhận được sẽ tương đương với số cổ tức mà lẽ ra cty bạn nhận đựoc bằng tiền. Vì thế mình nghĩ thị giá cổ phiếu bao nhiêu đã được bên cty chia cổ tức cho cty bạn xác định rõ ràng trước khi trả cổ tức bằng cổ phiếu cho các cổ đông rồi. Bạn chỉ cần căn cứ vào đó ghi tăng giá trị vốn góp thôi.
 
S

son_ktt

Guest
25/11/06
341
0
0
Ha Noi
uyenthy2005 nói:
Bên mình có phát sinh trường hợp đơn vị mình đầu tư mua cổ phiếu của 1 Cty, Cty này chia cổ tức bằng cổ phiếu, mà cổ phiếu này chưa lên sàn, nếu theo chuẩn mực kế toán để hạch toán thì rất khó xác định thị giá của cổ phiếu. Giúp mình với. Thanks.
Bạn hạch toán tăng giá trị vốn góp.:talk:
 
L

lannhu

It's me!
14/10/04
1,372
2
0
42
~S~
uyenthy2005 nói:
Bên mình có phát sinh trường hợp đơn vị mình đầu tư mua cổ phiếu của 1 Cty, Cty này chia cổ tức bằng cổ phiếu, mà cổ phiếu này chưa lên sàn, nếu theo chuẩn mực kế toán để hạch toán thì rất khó xác định thị giá của cổ phiếu. Giúp mình với. Thanks.
Mua chứng khoán, ko pbiệt OTC hay NY, bạn đều hạch toán theo giá gốc= giá mua (thị giá_OTC hoặc giá khớp lệnh_NY) + CP phát sinh

Nhận cổ tức bằng cổ phiếu, ko hạch toán theo thị giá, mà hạch toán theo mệnh giá.
 
S

Song Huong

Cao cấp
lannhu nói:
...
Nhận cổ tức bằng cổ phiếu, ko hạch toán theo thị giá, mà hạch toán theo mệnh giá.
- Tại đơn vị chi trả cổ tức, khi trả cổ tức bằng cổ phiếu cho các cổ đông, ghi:
Nợ TK 421 - Lợi nhuận chưa phân phối (Theo giá phát hành)
Có TK 4111 - Vốn góp (Ghi bằng mệnh giá)
Có TK 4112 - Thặng dư vốn (Số chênh lệch giá phát hành cao hơn mệnh giá cồ phiếu).

- Tại đơn vị được chia cổ tức bằng cổ phiếu, khi nhận cổ tức bằng cổ phiếu, căn cứ vào giá cổ phiếu trao đổi trên thị trường vào ngày nhận cổ tức, ghi:
Nợ 128, 228…/ Có 515 – Theo thị giá

Thân
 
L

lannhu

It's me!
14/10/04
1,372
2
0
42
~S~
Song Huong nói:
- Tại đơn vị được chia cổ tức bằng cổ phiếu, khi nhận cổ tức bằng cổ phiếu, căn cứ vào giá cổ phiếu trao đổi trên thị trường vào ngày nhận cổ tức, ghi:
Nợ 128, 228…/ Có 515 – Theo thị giá

Thân
Hic, bác SH cho em hỏi việc này có được quy định ở đâu ko ạ? Theo em, ghi theo thị giá sẽ vi phạm nguyên tác thận trọng, vì giá OTC đa phần bị "làm giá" (tung tin thất thiệt gây nhiễu giá), nhiều CP giá bị đẩy lên rất cao so với giá trị thực. ==> DN ko có cơ sở để xác định chính xác giá thị trường như các loại hàng hóa thông thường khác.

Cổ tức, thay vì nhận bằng TM, sẽ nhận bằng cổ phiếu, cũng tính như theo nhận bằng TM, =tỉ lệ*mệnh giá ==> ghi theo MG có lẽ phù hợp hơn.

- Tại đơn vị chi trả cổ tức, khi trả cổ tức bằng cổ phiếu cho các cổ đông, ghi:
Nợ TK 421 - Lợi nhuận chưa phân phối (Theo giá phát hành)
Có TK 4111 - Vốn góp (Ghi bằng mệnh giá)
Có TK 4112 - Thặng dư vốn (Số chênh lệch giá phát hành cao hơn mệnh giá cồ phiếu).
Chi cổ tức bằng cổ phiếu là 1 biểu hiện của hình thức chuyển lợi nhuận thành vốn chứ ko phải phát hành cổ phiếu (bán cổ phiếu). Như vậy tại sao lại có thặng dư vốn ở đây vậy bác? trong khi DN ko hề có 1 tí "thặng dư" nào khi chi cổ tức ("thặng thiếu" thì đúng hơn, hic.., chỉ có cổ đông là "thặng dư" thui.:bigok: )
 
S

Song Huong

Cao cấp
lannhu nói:
Nguyên văn bởi Song Huong
- Tại đơn vị được chia cổ tức bằng cổ phiếu, khi nhận cổ tức bằng cổ phiếu, căn cứ vào giá cổ phiếu trao đổi trên thị trường vào ngày nhận cổ tức, ghi:
Nợ 128, 228…/ Có 515 – Theo thị giá

Thân
Hic, bác SH cho em hỏi việc này có được quy định ở đâu ko ạ? Theo em, ghi theo thị giá sẽ vi phạm nguyên tác thận trọng, vì giá OTC đa phần bị "làm giá" (tung tin thất thiệt gây nhiễu giá), nhiều CP giá bị đẩy lên rất cao so với giá trị thực. ==> DN ko có cơ sở để xác định chính xác giá thị trường như các loại hàng hóa thông thường khác.
Chào Lannhu!
Cái này không có văn bản nào qui định cả. Nhưng theo nguyên tắc kế toán thì nó hoàn toàn phù hợp.
Theo nguyên tắc trung thực và hợp lý, phải phản ảnh theo thị giá. Hầu hết thị giá cổ phiếu của các công ty lớn hơn hoặc nhỏ hơn nhiều lần so với mệnh giá. Nếu phản ảnh theo mệnh giá thì không trung thực và hợp lý tí nào.

Theo nguyên tắc nội dung quan trọng hơn hình thức thì việc nhận cổ tức thực chất là việc dùng lợi nhuận được chia để tái đầu tư. Bạn sở hữu được N cổ phiếu của công ty X thì bạn phải bỏ ra N x thị giá cổ phiếu của công ty X

Theo nguyên tắc thận trọng thì giả sử thị giá của công ty bạn đầu tư, tại thời điểm bạn đựoc chia cổ tức, nếu thị giá < mệnh giá thì phản ảnh như vậy có tuân theo nguyên tắc thận trọng không?
lannhu nói:
- Tại đơn vị chi trả cổ tức, khi trả cổ tức bằng cổ phiếu cho các cổ đông, ghi:
Nợ TK 421 - Lợi nhuận chưa phân phối (Theo giá phát hành)
Có TK 4111 - Vốn góp (Ghi bằng mệnh giá)
Có TK 4112 - Thặng dư vốn (Số chênh lệch giá phát hành cao hơn mệnh giá cồ phiếu).
Chi cổ tức bằng cổ phiếu là 1 biểu hiện của hình thức chuyển lợi nhuận thành vốn chứ ko phải phát hành cổ phiếu (bán cổ phiếu). Như vậy tại sao lại có thặng dư vốn ở đây vậy bác? trong khi DN ko hề có 1 tí "thặng dư" nào khi chi cổ tức ("thặng thiếu" thì đúng hơn, hic.., chỉ có cổ đông là "thặng dư" thui. )
Vấn đề này cũng tương tư như trên. Có qui định hẵn hoi đấy

Thân.
 
nedved

nedved

Guest
14/7/04
687
2
0
Xa xa nương dâu
Hạch toán như Songhuong thì đúng rồi. Chỉ đính chính lại tí teo: không phải là thị giá mà là giá quy đổi. Tức là thay vì nhận tiền thì quy đổi sang cổ phiếu thôi.

Ví dụ: STB chia cho cổ đông 60% bằng tiền tương đương 600tr, 40% cổ phiếu tương ứng bao nhiêu cổ phiếu thì do Đại hội đồng cổ đông quyết định (thường căn cứ vào thị giá). Thì giá quy đổi là 400tr. Hạch toán tăng đầu tư lên. Còn mệnh gía thì vẫn là 10K

Trên đây là hạch toán theo phương pháp giá gốc. Còn phương pháp vốn chủ sở hữu thì phải điều chỉnh theo thị giá tuỳ từng thời điểm (VN chưa áp dụng). PHương pháp này áp dụng cho báo cáo tài chính hợp nhất.

Nhưng tốt nhất trước tiên các bạn tìm hiểu thế nào là cổ phiếu thưởng đã. có link đây

http://www.kiemtoan.com.vn/modules.php?name=News&file=article&sid=907

Sau đó đọc IFRS2 - Share-based payment
 
L

lannhu

It's me!
14/10/04
1,372
2
0
42
~S~
Song Huong nói:
Chào Lannhu!
Cái này không có văn bản nào qui định cả. Nhưng theo nguyên tắc kế toán thì nó hoàn toàn phù hợp.
Theo nguyên tắc trung thực và hợp lý, phải phản ảnh theo thị giá. Hầu hết thị giá cổ phiếu của các công ty lớn hơn hoặc nhỏ hơn nhiều lần so với mệnh giá. Nếu phản ảnh theo mệnh giá thì không trung thực và hợp lý tí nào.

Theo nguyên tắc thận trọng thì giả sử thị giá của công ty bạn đầu tư, tại thời điểm bạn đựoc chia cổ tức, nếu thị giá < mệnh giá thì phản ảnh như vậy có tuân theo nguyên tắc thận trọng không?
Phản ánh theo thị giá, liệu có trung thực và hợp lý??? Khi giá CK hiện nay ở VN đều là giá ảo, DN có thể lợi dụng để kê giá cao nhất có thể (==> kê khống tài sản). Còn nếu lấy giá thị trường để làm cơ sở thì nguồn nào có thể cung cấp đc đây? số liệu từ nguồn nào là hợp lý, hợp pháp đây? (đối với OTC)
Chỉ riêng số liệu thống kê OTC hàng ngày của các cty CK em thấy cũng đã ko đồng nhất nhau và nhiều CP giá khác hẳn so với giá đang giao dịch trên thị trường. Vậy lấy theo thị giá thì lấy từ nguồn nào đây bác SH???

hihi...nếu thị giá mà nhỏ hơn mệnh giá thì cầm tờ cổ phiếu chẳng khác gì tờ giấy lộn nên theo nguyên tác thận trọng em sẽ chẳng hạch toán gì cái tờ cổ phiếu đc nhận đó cả.

Theo nguyên tắc nội dung quan trọng hơn hình thức thì việc nhận cổ tức thực chất là việc dùng lợi nhuận được chia để tái đầu tư. Bạn sở hữu được N cổ phiếu của công ty X thì bạn phải bỏ ra N x thị giá cổ phiếu của công ty X
Hic, quả thật đọc mãi em chẳng hiểu bác SH muốn nói vế vấn đề j ở câu này. Vì 2 câu hình như ko ăn khớp nhau tẹo nào. Bác thông cảm vì em hơi chậm tiêu 1 tí.:bigok:
[QUOTE-Song Huong]- Tại đơn vị chi trả cổ tức, khi trả cổ tức bằng cổ phiếu cho các cổ đông, ghi:
Nợ TK 421 - Lợi nhuận chưa phân phối (Theo giá phát hành)
Có TK 4111 - Vốn góp (Ghi bằng mệnh giá)
Có TK 4112 - Thặng dư vốn (Số chênh lệch giá phát hành cao hơn mệnh giá cồ phiếu). [/QUOTE]
Vấn đề này đc qđ hẳn hoi ở đâu thế bác? Hạch toán như thế quả là có qđ nhưng ko phải dùng cho việc chia cổ tức bằng cp mà là khi DN phát hành cp. Còn chia cổ tức mà xuất hiện thặng dư thì em chưa đc biết ở đâu cả. Mong bác chỉ giáo thêm cho em ạ.:thanx:
Nedved nói:
Hạch toán như Songhuong thì đúng rồi. Chỉ đính chính lại tí teo: không phải là thị giá mà là giá quy đổi. Tức là thay vì nhận tiền thì quy đổi sang cổ phiếu thôi.

Ví dụ: STB chia cho cổ đông 60% bằng tiền tương đương 600tr, 40% cổ phiếu tương ứng bao nhiêu cổ phiếu thì do Đại hội đồng cổ đông quyết định (thường căn cứ vào thị giá). Thì giá quy đổi là 400tr. Hạch toán tăng đầu tư lên. Còn mệnh gía thì vẫn là 10K
Em chẳng hiểu anh Ned quy đổi theo kiểu nào. Nhưng như trên là tính theo mệnh giá roài đấy anh ạ.

Nhưng 40% tương đương bao nhiêu cổ phiếu ko phải do DHDCD qđịnh mà cứ cầm máy tính bấm thôi, ai cũng tính đc cả. Họ chỉ quyết định tỉ lệ thôi. Ví dụ, STB quyết định chia cổ tức 52%, trong đó 50% chia bằng cổ phiếu và 2% còn lại thì bằng TM chẳng hạn. Khi đó CĐ sở hữu 1000cp (mệnh giá 10.000) thì sẽ được nhận cổ tức như sau: 500cp và 200.000 TM.

Em tính như thế có đúng ko ạ? Nếu đúng thì có phải ng ta đã tính theo MG ko ạ?:freddy:
 
S

Song Huong

Cao cấp
lannhu nói:
Phản ánh theo thị giá, liệu có trung thực và hợp lý??? Khi giá CK hiện nay ở VN đều là giá ảo,
Ở đây đang nói theo các nguyên tắc và chuẫn mực kế toán. Việc giá CK của VN hiện nay biến động như thế nào có lẽ nên bàn ở diễn đàn khác.

Bạn nên nhớ rằng, một nguyên tắc cơ bản của thị trường chứng khoán là thông tin phải minh bạch và trung thực. Việc công bố thông tin không trung thực, tung tin thất thiệt… để trục lợi thì bị xử phạt như thế nào thì chắc bạn đã rõ.

lannhu nói:
DN có thể lợi dụng để kê giá cao nhất có thể (==> kê khống tài sản).
Việc này đã có mấy bác kiểm toán. Không có kiểm toán nào xác nhận cho 01 cái báo cáo tài chính như thế cả. Chắc bạn cũng biết, nếu báo cáo tài chính không được kiểm toán thì sẽ như thế nào trong việc kêu gọi đầu tư, hợp tác kinh doanh với đối tác…
lannhu nói:
Còn nếu lấy giá thị trường để làm cơ sở thì nguồn nào có thể cung cấp đc đây? số liệu từ nguồn nào là hợp lý, hợp pháp đây? (đối với OTC)
Chỉ riêng số liệu thống kê OTC hàng ngày của các cty CK em thấy cũng đã ko đồng nhất nhau và nhiều CP giá khác hẳn so với giá đang giao dịch trên thị trường. Vậy lấy theo thị giá thì lấy từ nguồn nào đây bác SH???
Việc này cũng tương tư như bạn xác định giá có thể thực hiện được để lập dự phòng cho hàng tồn kho... Cũng đơn giản như bạn ra siêu thị để xem thịt lợn hôm nay bao nhiêu 01 kg, rau bao nhiêu 01 bó.
lannhu nói:
hihi...nếu thị giá mà nhỏ hơn mệnh giá thì cầm tờ cổ phiếu chẳng khác gì tờ giấy lộn nên theo nguyên tác thận trọng em sẽ chẳng hạch toán gì cái tờ cổ phiếu đc nhận đó cả.
Lại vi phạm các nguyên tắc cơ bản của kế toán nữa rui.
lannhu nói:
Theo nguyên tắc nội dung quan trọng hơn hình thức thì việc nhận cổ tức thực chất là việc dùng lợi nhuận được chia để tái đầu tư. Bạn sở hữu được N cổ phiếu của công ty X thì bạn phải bỏ ra N x thị giá cổ phiếu của công ty X
Hic, quả thật đọc mãi em chẳng hiểu bác SH muốn nói vế vấn đề j ở câu này. Vì 2 câu hình như ko ăn khớp nhau tẹo nào. Bác thông cảm vì em hơi chậm tiêu 1 tí.
Mình cũng không biết diễn đạt sao cho dễ hiểu hơn

lannhu nói:
- Tại đơn vị chi trả cổ tức, khi trả cổ tức bằng cổ phiếu cho các cổ đông, ghi:
Nợ TK 421 - Lợi nhuận chưa phân phối (Theo giá phát hành)
Có TK 4111 - Vốn góp (Ghi bằng mệnh giá)
Có TK 4112 - Thặng dư vốn (Số chênh lệch giá phát hành cao hơn mệnh giá cồ phiếu).
Vấn đề này đc qđ hẳn hoi ở đâu thế bác? Hạch toán như thế quả là có qđ nhưng ko phải dùng cho việc chia cổ tức bằng cp mà là khi DN phát hành cp. Còn chia cổ tức mà xuất hiện thặng dư thì em chưa đc biết ở đâu cả. Mong bác chỉ giáo thêm cho em ạ.

Bạn xem điểm 9, phần B thông tư 40/2004/TT-BTC ngày 13 tháng 05 năm 2004. Đừng có bảo là nó chỉ áp dụng cho DNNN và không còn hiệu lực nhé. Trong QĐ 31/2006/QĐ-BTC không có thông tư 40/2004/TT-BTC đâu.

Thân
 
Sửa lần cuối:
L

lannhu

It's me!
14/10/04
1,372
2
0
42
~S~
Hic, bác SH nếu có gd OTC rùi thì chắc cũng sẽ rõ chứ?! Bây giờ bác sẽ lấy giá từ nguồn nào để ghi nhận đây? Hay là bảo anh Ned cho 1 cái giá để ghi nhận?

Còn cái qđịnh trong TT40, thú thật đọc xong em cũng chẳng hiểu tại sao lại có thặng dư ở đây. Vì mục địch của việc chi trả cổ tức bằng cổ phiếu là để tăng vốn điều lệ, tức 421 sẽ chuyển qua 4111, vậy phần dôi ra hay thiếu hụt là thế nào ạ? Và tại sao lại có giá phát hành ở đây ạ (cao hoặc thấp hơn mệnh giá). Bác có thể giải thích cho em tí đc ko ạ? :thanx: và hậu tạ bằng “...” hihi

Bác có thể lấy ví dụ này để gt cho nó cụ tỉ cũng đc ạ.

Tổ chức niêm yết: Công ty cổ phần Dây và Cáp điện Taya Việt Nam
Mã chứng khoán: TYA
Loại chứng khoán: Cổ phiếu phổ thông
Mệnh giá: 10.000 đồng (Mười ngàn đồng)
Số lượng phát hành: 2.740.144 cổ phiếu (Hai triệu bảy trăm bốn mươi ngàn
một trăm bốn mươi bốn cổ phiếu)
Mục đích phát hành: Trả cổ tức năm 2004 bằng cổ phiếu
 
nedved

nedved

Guest
14/7/04
687
2
0
Xa xa nương dâu
Cái này giống như là việc phát hành cổ phiếu mới ra công chúng. Chỉ có điều là Đại Hội đồng cổ đông không muốn thay đổi cơ cấu cổ đông, muốn giữ lại lợi nhuận tái đầu tư và giảm chi phí phát hành nên họ thực hiện theo cách này.

Do vậy cách thức hạch toán cũng hệt như vậy. Có thặng dư vốn và vốn cổ phần. Thặng dư vốn trong trường hợp này là chênh lệch giữa mệnh giá và giá cổ phiếu thưởng, được xác định bằng chênh lệch giữa mệnh giá và giá trị do Đại hội đồng cổ đông quyết định (thường theo thị giá hoặc do tư vấn xác định). Cái này trên đã nói rồi, không xác định được thì thuê Nedved về xác định cho, đơn giản mà, kiếm tí.

Còn cái thông tư 40 là hướng dẫn kế toán của cái nghị định cũ (ko nhớ số) trước cả NĐ 187 và TT126 - chuyển dnnn thành công ty cổ phần. Nêu nhiều cái rất không phù hợp. Và nó chỉ mang tính tham khảo cho các nghiệp vụ sau này chưa có hướng dẫn thôi. Mà làm kế toán thì cần gì phải dựa vào văn bản đến mức đó, cứ chuẩn mực mà làm.
 
S

Song Huong

Cao cấp
lannhu nói:
Hic, bác SH nếu có gd OTC rùi thì chắc cũng sẽ rõ chứ?! Bây giờ bác sẽ lấy giá từ nguồn nào để ghi nhận đây? Hay là bảo anh Ned cho 1 cái giá để ghi nhận?

Còn cái qđịnh trong TT40, thú thật đọc xong em cũng chẳng hiểu tại sao lại có thặng dư ở đây. Vì mục địch của việc chi trả cổ tức bằng cổ phiếu là để tăng vốn điều lệ, tức 421 sẽ chuyển qua 4111, vậy phần dôi ra hay thiếu hụt là thế nào ạ? Và tại sao lại có giá phát hành ở đây ạ (cao hoặc thấp hơn mệnh giá). Bác có thể giải thích cho em tí đc ko ạ? :thanx: và hậu tạ bằng “...” hihi
Hihi.
Cảm ơn anh nedved đã trả lời hộ.

lannhu nói:
Bác có thể lấy ví dụ này để gt cho nó cụ tỉ cũng đc ạ.

Tổ chức niêm yết: Công ty cổ phần Dây và Cáp điện Taya Việt Nam
Mã chứng khoán: TYA
Loại chứng khoán: Cổ phiếu phổ thông
Mệnh giá: 10.000 đồng (Mười ngàn đồng)
Số lượng phát hành: 2.740.144 cổ phiếu (Hai triệu bảy trăm bốn mươi ngàn
một trăm bốn mươi bốn cổ phiếu)
Mục đích phát hành: Trả cổ tức năm 2004 bằng cổ phiếu

Cái ví dụ trên thì cũng giống như mẫu công bố thông tin của SSC
Trung tâm giao dịch chứng khoán Tp.HCM thông báo về ngày đăng ký cuối cùng trả cổ tức đợt 2/2006 của CTCP Giống cây trồng Miền Nam (mãCK SSC) như sau:
Loại chứng khoán: Cổ phiếu phổ thông
Mệnh giá: 10.000 đ (Mười ngàn đồng)
Ngày giao dịch không hưởng quyền: 11/01/2007.
Ngày đăng ký cuối cùng: 15/01/2007
Tỷ lệ cổ tức: 10% (1.000 đồng cho một cổ phần)
Ngày thanh toán cổ tức: từ 31/01/2007


Nguồn: http://www.bvsc.com.vn/ArticleView.aspx?id=2124
Chắc mọi người quan tâm đến thị trường chứng khoán của VN còn nhớ sự kiện năm 2002.
Một công ty niêm yết công bố thông tin không chính xác khiến thị giá cổ phiếu chỉ còn 8.000đ – 9.000đ/ cổ phiếu trong khi mệnh giá là 10.000đ/cổ phiếu.

Hôm nay, ngày 10 tháng 01 năm 2007, thị giá cổ phiếu của công ty đó > 40.000đ/cổ phiếu.

Giả sử lúc đó công ty này chia cổ tức bằng cổ phiếu, nếu phản ảnh theo mệnh giá thì không thận trọng tí nào. Nếu xem cổ phiếu công ty ấy chẳng khác gì tờ giấy lộn, chẳng hạch toán gì thì phí quá.

Nói thế thôi chứ như Ned đã nói: “chia cổ phiếu là việc phát hành cổ phiếu mới ra công chúng mà Đại Hội đồng cổ đông không muốn thay đổi cơ cấu cổ đông”. Nhà nước đã thận trọng rui, thị giá < mệnh giá thì không được chia cổ tức bằng cổ phiếu đâu.

Thân
 
Sửa lần cuối:
L

lannhu

It's me!
14/10/04
1,372
2
0
42
~S~
Cảm ơn 2 anh lắm lắm nhưng em vẫn chưa tìm đc câu trả lời ạ, hic hic.

1. Nhận cổ tức bằng cổ phiếu sẽ ghi theo giá nào? Theo mệnh giá --> ko thuyết phục, theo thị giá --> ko thuyết phục, theo kiểm toán --> ko nốt. Vậy nếu ko có quy định cụ thể nào thì các DN hiện nay đa phần ghi theo giá nào?

2. Tại sao chia cổ tức bằng cổ phiếu lại xuất hiện thặng dư vốn? Và trong thực tế đã có chưa hay chỉ mới xuất hiện ở mạt lý thuyết (quy định). Ko cần phải TT hay VBPL nào mà ngay trong QD15 vừa rồi quy định cách hạch toán y như vậy?

Nedved nói:
Cái này giống như là việc phát hành cổ phiếu mới ra công chúng. Chỉ có điều là Đại Hội đồng cổ đông không muốn thay đổi cơ cấu cổ đông, muốn giữ lại lợi nhuận tái đầu tư và giảm chi phí phát hành nên họ thực hiện theo cách này.
Chỉ giống ở điểm: đều là hình thức tăng vốn, tăng số lượng cổ phiếu.

Việc phát hành CP mới ra công chúng có thể bằng hình thức (i) đấu giá (anh Ned sẽ tư vấn mức giá khởi điểm đấu, thường thấp nhất là bằng mệnh giá; (ii) quyền mua đối với cổ đông hiện hữu (vd quyền mua theo tỉ lệ 5:1, với giá x hoặc bằng mệnh giá). Lúc này mới xuất hiện thặng dư vốn, tức giá đấu thành công cao hơn mệnh giá hoặc quyền mua với giá x khác mệnh giá.

Còn chia cổ tức bằng cổ phiếu: cũng tương tự như hình thức chia bằng TM, tức cứ theo mệnh giá để chia. Ví dụ: CD sở hữu 10 triệu mệnh giá (tương đương 1000cp), nếu chia 50% bằng TM thì cổ tức họ nhận đc: 5triệu; tương tự nếu chia bằng cổ phiếu thì cũng quy đổi tương tự được 500cp (tương đương 5 triệu mệnh giá)

Nedved nói:
Do vậy cách thức hạch toán cũng hệt như vậy. Có thặng dư vốn và vốn cổ phần. Thặng dư vốn trong trường hợp này là chênh lệch giữa mệnh giá và giá cổ phiếu thưởng, được xác định bằng chênh lệch giữa mệnh giá và giá trị do Đại hội đồng cổ đông quyết định (thường theo thị giá hoặc do tư vấn xác định). Cái này trên đã nói rồi, không xác định được thì thuê Nedved về xác định cho, đơn giản mà, kiếm tí.
Hai khái niệm chênh lệch này mới quá, em chưa đc biết bao giờ anh Ned ạ. (hay là anh Ned bị nhập tâm vào cái bài báo trên link kia, CP thưởng í HI HI )

Hic, ý anh Ned có phải giá CP thưởng là do DHCD quyết định ko vậy (hoặc theo thị giá hoặc do tổ chức tư vấn)? hic hic...

Ví dụ: Cty X dùng nguồn thặng dư vốn để thưởng cho CĐ bằng CP, và anh Ned tư vấn là giá CP thưởng này đc định giá là 50.000, trong khi giá tt là 45.000. Vậy CĐ khi nhận CP thưởng này phải số tiền chênh lệch 40.000? Khi đó cty sẽ xh thặng dư là 40.000.

Hic hic, nếu đúng như trên thì em cũng chưa đc biết bao giờ. Em chỉ biết khi nhận CP thưởng (hay cổ tức bằng CP) thì em ko phải bỏ ra xu nào nữa cả. Mà CĐ ko bỏ thêm vào DN xu nào tiền chênh lệch thì seo DN có thặng dư đc ạ? hu hu

Hic, em ko hiểu bác SH đưa vd của SSC làm j ạ? Nó chia cổ tức bằng TM mừ. Với lị ý em đưa ra ví dụ TYA là để hỏi bác nó sẽ xh thặng dư ở đâu? bao nhiêu? í.:eyepop: chứ ko cần thêm ví dụ nữa.:biggrin:

:thanx:
 
S

Song Huong

Cao cấp
lannhu nói:
Cảm ơn 2 anh lắm lắm nhưng em vẫn chưa tìm đc câu trả lời ạ, hic hic.
Nhận cổ tức bằng cổ phiếu sẽ ghi theo giá nào? Theo mệnh giá --> ko thuyết phục, theo thị giá --> ko thuyết phục, theo kiểm toán --> ko nốt. Vậy nếu ko có quy định cụ thể nào thì các DN hiện nay đa phần ghi theo giá nào?

Phải lấy cái giá nào nó phản ảnh trung thực và hợp lý, thận trọng, tin cậy, đúng bản chất của vấn đề.

Giả sử bạn đầu tư cùng 01 số vốn vào 02 cty A và B. Cố phiếu 02 cty này có mệnh giá là 10.000đ.

Thị giá của A là 15.000đ/cổ phiếu, của B là 500.000đ/cổ phiếu.

Bạn được chia cổ tức bằng cổ phiếu của 02 cty. Số lượng cổ phiếu được chia là như nhau. Bạn không thể nói rằng tui đầu tư vào 02 cty hiệu quả như nhau.

Thân
 
S

sky-blue

Guest
Các bác phải theo nguyên tắc thận trọng của Lannhu, việc Nedved nêu ra chỉ đúng là không thay đổi cơ cấu chủ sở hữu, vậy thì việc thị giá tăng lên hay phát hành bằng mệnh giá có gì ảnh hưởng đâu (chỉ khi nào phát hành ra bên ngoài, sẽ có các cổ đông mới thì phần thặng dư vốn này sẽ ảnh hưởng tới quyền lợi của cổ đông hiện hữu)
Còn việc xác định theo thị giá của Song Huong chỉ có ý nghĩa khi ta hiện thực hóa lợi nhuận (bán CP nắm giữ) thì mới phản ảnh vào KQ SXKD trong kỳ! Nếu ta chưa bán thì thực ra 2 tờ giấy lộn có giá trị ngang nhau!!!
(việc xác định cơ sở đáng tin cậy để phản ảnh vào TK thì chắc chắn trên OTC bác không có cơ sở đâu)
 
nedved

nedved

Guest
14/7/04
687
2
0
Xa xa nương dâu
Đọc mấy con số ngại lắm rồi.

Mình chỉ phân tích thế này, các bạn tự tìm hướng giải quyết bởi vì fair value thì thế giới còn đang tranh cãi ầm ầm. Đặc biệt, vn chưa áp dụng fair value.

Bên nhận cổ phiếu thưởng cần ghi tăng giá trị tài sản đầu tư. Nhận 150 mà chỉ ghi theo mệnh giá là 10 thì not true and fair.

Bên trả cổ phiếu thưởng trả giá trị lợi tức tương đương 150 mà chỉ ghi tăng vốn 10 thì 140 đi vào đâu nếu không vào thặng dư vốn.

Ý kiến của sky-blue chẳng theo nguyên tắc kế toán cũng như nguyên lý tài chính. Nó chỉ không ảnh hưởng đối với cơ cấu cổ đông của bên trả cổ phiếu thưởng. Bởi vì ghi theo giá nào thì thị trường cũng tự điều tiết về giá trị thực của nó và cơ cấu sở hữu vẫn kô thay đổi khi tất cả các cổ đông đều nhận cổ phiếu thưởng.

Còn OTC hay listed thì cũng xác định giá trị cổ phiếu được hết. Cứ áp dụng DCF method vào là ổn. Mình biết E&Y VN hay áp dụng cái này để tư vấn cho acquirer mua doanh nghiệp (chẳng là mua cổ phiếu thì là gì).
 
S

Song Huong

Cao cấp
sky-blue nói:
Các bác phải theo nguyên tắc thận trọng của Lannhu, việc Nedved nêu ra chỉ đúng là không thay đổi cơ cấu chủ sở hữu, vậy thì việc thị giá tăng lên hay phát hành bằng mệnh giá có gì ảnh hưởng đâu (chỉ khi nào phát hành ra bên ngoài, sẽ có các cổ đông mới thì phần thặng dư vốn này sẽ ảnh hưởng tới quyền lợi của cổ đông hiện hữu)
Còn việc xác định theo thị giá của Song Huong chỉ có ý nghĩa khi ta hiện thực hóa lợi nhuận (bán CP nắm giữ) thì mới phản ảnh vào KQ SXKD trong kỳ! Nếu ta chưa bán thì thực ra 2 tờ giấy lộn có giá trị ngang nhau!!!
(việc xác định cơ sở đáng tin cậy để phản ảnh vào TK thì chắc chắn trên OTC bác không có cơ sở đâu)
Hôm ni ngày 11 tháng 1 năm 2007, thị giá của BBT là 15.000đ/cổ phiếu, của FPT là 500.000đ/cổ phiếu.

Nếu sky-blue có 500 tờ giấy A4, anh A sở hữu 500 cổ phiếu BBT, anh B sở hữu 500 cổ phiếu FPT.

sky-blue nói tui với A và B là như nhau thì AQ wa.

Thân.
 
L

lannhu

It's me!
14/10/04
1,372
2
0
42
~S~
Song Huong nói:
Hôm ni ngày 11 tháng 1 năm 2007, thị giá của BBT là 15.000đ/cổ phiếu, của FPT là 500.000đ/cổ phiếu.

Nếu sky-blue có 500 tờ giấy A4, anh A sở hữu 500 cổ phiếu BBT, anh B sở hữu 500 cổ phiếu FPT.

sky-blue nói tui với A và B là như nhau thì AQ wa.

Thân.
Thì nó cũng chỉ 2 tờ giấy thui mừ bác, ah chỉ khác nhau 1 tờ khi A, tờ kia ghi B.:biggrin:

Đâu có ai dám chắc rằng 1 tuần sau giá CP FPT ko quay về bằng BBT HI HI Sorry các bác FPT nhé!
 
S

sky-blue

Guest
To Song huong: Nếu hôm nay bác không bán thì nó bằng nhau đấy bác àh!!!
Nếu bác bán đi thì số liệu TK 515 của bác khác nhau hoàn toàn là chuyện bình thường.
To Nedved:
* "Mình chỉ phân tích thế này, các bạn tự tìm hướng giải quyết bởi vì fair value thì thế giới còn đang tranh cãi ầm ầm. Đặc biệt, vn chưa áp dụng fair value."
=>Bác cũng công nhận fair value đang còn tranh cãi mà. Do đó, nếu có các cơ sở xác đáng thì bác mới áp dụng được việc hạch toán theo thị giá hay mện giá (kể cả khi lãi thì ghi nhận vào KQ, khi lỗ thì bác phải lập dự phòng cho khoản đầu tư này)

* Bên nhận cổ phiếu thưởng cần ghi tăng giá trị tài sản đầu tư. Nhận 150 mà chỉ ghi theo mệnh giá là 10 thì not true and fair.
=> khi nhận cổ phiếu thưởng, mệnh giá 10, thị giá 150 thì bên trả (cty mà mình đầu tư) sẽ chỉ tăng vốn có 10 thôi bác àh, họ có 150 để trả cho mình đâu(mặc dù nếu nhận xong mà mình bán sẽ có giá 150) => bên trả: N421/C411, bên nhận: N2281/C515 10 đồng

* Bên trả cổ phiếu thưởng trả giá trị lợi tức tương đương 150 mà chỉ ghi tăng vốn 10 thì 140 đi vào đâu nếu không vào thặng dư vốn.
Bác hiểu nhầm về thặng dư vốn rồi!!! Thặng dư vốn 4112 là khoản mà khi phát hành ra bên ngoài, khoản chênh lệch giữa giá phát hành và mệnh giá là thặng dư vốn(-nó khác với lợi nhuận chưa phân phối, nhưng khi đại hội cổ đông có thể quyết định việc phân chia này nên họ có thể gộp chung thặng dư vốn(do phát hành) và khoản lợi nhuận chưa phân phối để quyết định việc chia thưởng, tăng vốn sau này cho cổ đông hiện hữu.)

* Ý kiến của sky-blue chẳng theo nguyên tắc kế toán cũng như nguyên lý tài chính. Nó chỉ không ảnh hưởng đối với cơ cấu cổ đông của bên trả cổ phiếu thưởng. Bởi vì ghi theo giá nào thì thị trường cũng tự điều tiết về giá trị thực của nó và cơ cấu sở hữu vẫn kô thay đổi khi tất cả các cổ đông đều nhận cổ phiếu thưởng.
Đúng là khi nêu lên ý kiến của mình, tớ cũng không dựa vào các cái VAS VAS nhức đầu thật (làm kế toán nhưng khi nhắc tới các con số và nguyên tắc là tớ cũng nhức đầu lắm), nhưng nếu không có các cái đó thì vị trí trong ban kiểm soát hiện tại của tớ cũng bị lung lay đấy bác àh, chưa kể nếu bác làm theo đúng như chuẩn mực về các ước tính thì ....
* Còn OTC hay listed thì cũng xác định giá trị cổ phiếu được hết. Cứ áp dụng DCF method vào là ổn. Mình biết E&Y VN hay áp dụng cái này để tư vấn cho acquirer mua doanh nghiệp (chẳng là mua cổ phiếu thì là gì).
Cái method này tớ cũng không rành lắm, E&Y hay Price&Whiter Cooper... thì tớ chẳng dám bàn tới nhưng việc định giá để mua doanh nghiệp mà bác đổ đồng với việc hạch toán (manual) là hơi khập khiễng đấy.

Tóm lại: để trả lời câu hỏi cho topic này (các bác nên nhớ người hỏi ở vị trí là công ty đi đầu tư) khi nhận thông báo chia cổ tức bằng CP, bạn HT N228/C515 bằng giá trị mệnh giá.
 
Sửa lần cuối:

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA