CP Lãi vay của tài sản gốp vốn

  • Thread starter kienbon888
  • Ngày gửi
K

kienbon888

Sơ cấp
31/7/13
10
1
3
ninh bình
Mình có vấn đề này mong cao thủ nào chỉ giáo
Cty A là cổ đông của cty B, Có góp vốn = Tài sản X
Cty A vay vốn của Ngân Hàng để đầu tư tài sản X (Thế chấp TS X)
giữa Cty A, Cty B, Ngân Hàng có ký 1 thỏa thuận 3 bên về việc Cty B sẽ thay mặt cty A trả tiền lãi vay dài hạn Cty B đã vay để đầu tư Tài sản X.
Hiện tại chi phí lãi vay trên đang đc hạch toán vào CP SXKD của cty B.
Hỏi: chi phí lãi vay trên hạch toán như vậy có đúng ko
Nếu ko đúng mong các a/c tư vấn cho e phương án giải quyết
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
amtich

amtich

Mơ về nơi xa...
14/10/11
1,483
261
83
37
TP Vinh - TP HCM
Ðề: CP Lãi vay của tài sản gốp vốn

Cty B chỉ trả hộ lãi vay và thu lại của cty A thì được, chẳng vấn đề gì vì đây là thu chi hộ, lãi vay Cty A hạch toán vào chi phí Cty A.
Chứ làm sao cty B lại đi hạch toán chi phí lãi vay này vào chi phí kinh doanh trong kỳ của Cty B được??? Làm vậy khác gì cty B đi vay để mua tài sản chứ đâu phải do Cty A góp vốn nữa!
 
K

kienbon888

Sơ cấp
31/7/13
10
1
3
ninh bình
Ðề: CP Lãi vay của tài sản gốp vốn

Bên mình có BB thỏa thuận 3 bên giữa Cty A,B, Ngân hàng cho vay nên đang hạch toán như vậy
vấn đề là khi Cty A góp vốn vào cty B = ts X, thì CP lãi vay trên ko đuọc tính vào thu nhập chịu thuế TNDN, do đó ko thể sử dụng phương án Cty A góp vốn vào cty B
Mục đích cuối cũng là vấn đề chuyển giao tài sản X giữa Cty A sang Cty B, VÀ Khoản lãi vay đầu tư tài sản ở trên
 
amtich

amtich

Mơ về nơi xa...
14/10/11
1,483
261
83
37
TP Vinh - TP HCM
Ðề: CP Lãi vay của tài sản gốp vốn

Bên mình có BB thỏa thuận 3 bên giữa Cty A,B, Ngân hàng cho vay nên đang hạch toán như vậy
vấn đề là khi Cty A góp vốn vào cty B = ts X, thì CP lãi vay trên ko đuọc tính vào thu nhập chịu thuế TNDN, do đó ko thể sử dụng phương án Cty A góp vốn vào cty B
Mục đích cuối cũng là vấn đề chuyển giao tài sản X giữa Cty A sang Cty B, VÀ Khoản lãi vay đầu tư tài sản ở trên
Thỏa thuận thì đơn giản, Ngân hàng họ cũng chẳng cần quan tâm nhiều bên nào trả tiền. Vấn đề của bạn là Thuế có chấp nhận chi phí này cho bạn không (theo mình thì bị loại chắc chắn), ngoài ra xét về mặt kế toán thì đây cũng chẳng phải là chi phí của Cty B, vì đây là vốn góp đi vay của Cty A mà, B chỉ nhận vốn chứ sao lại phải trả lãi vay được.

Trước kia chi phí lãi vay để góp vốn điều lệ bị loại trừ khi tính thuế, nhưng theo TT 78 mới đây thì không bị loại trừ chi phí này nữa, tuy nhiên TT này có hiệu lực từ ngày 2/8/2014.
Bạn tham khảo qui định này thêm ở đây:
http://www.webketoan.vn/forum/threa...chap-nhan-chi-phi-tinh-Thue-TNDN-#post3798859
 
K

kienbon888

Sơ cấp
31/7/13
10
1
3
ninh bình
Ðề: CP Lãi vay của tài sản gốp vốn

Thanks bạn đã trả lời.
CP lãi vay mình đã hạch toán năm 2013 rùi, gần 100 tỷ nên h cũng chịu ko xử lý đc
bên mình h có vấn đề là việc chuyển giao tài sản tù Cty A sang Cty B, như đã nói ở trên Phương án Góp vốn ko khả thi, vậy có thể dũng phương án nào khả thi không, VD như chuyển giao từ Cty mẹ sang Cty con??/
 
amtich

amtich

Mơ về nơi xa...
14/10/11
1,483
261
83
37
TP Vinh - TP HCM
Ðề: CP Lãi vay của tài sản gốp vốn

Thanks bạn đã trả lời.
CP lãi vay mình đã hạch toán năm 2013 rùi, gần 100 tỷ nên h cũng chịu ko xử lý đc
bên mình h có vấn đề là việc chuyển giao tài sản tù Cty A sang Cty B, như đã nói ở trên Phương án Góp vốn ko khả thi, vậy có thể dũng phương án nào khả thi không, VD như chuyển giao từ Cty mẹ sang Cty con??/
Công ty bạn cũng lớn ghê, trường hợp này phải xử lý khéo không bị loại chi phí lãi vay là nguy đấy bạn.
Ý bạn là tài sản này cty A đã mua từ năm 2013 và sử dụng đến nay.
Bây giờ muốn chuyển giao sang Cty B, đồng thời chuyển luôn khoản vay này đúng không. Vậy hiện tại bên A đang sở hữu bao nhiêu % vốn của B?
 
K

kienbon888

Sơ cấp
31/7/13
10
1
3
ninh bình
Ðề: CP Lãi vay của tài sản gốp vốn

Cty A đầu tư xd nhà máy là cty B
Năm 2013 do chưa chuyển giao đc nên làm phương án cho thuê ts + bb thỏa thuận 3 bên phần cp lãi vay đầu tư
mình làm ở cty B và đã hạch toán xong năm 2013 (Mặc dù có nguy cơ bị thuế bóc phần CP lãi vay là rất lớn như bạn nói)
Sang năm 2014 này theo cam kết với Ngân hàng cho vay, 2 bên phải tiến hành bàn giao tài sản.
đồng thời cũng muốn sd tiếp bb thỏa thuận 3 bên về khoản lãi vay trên
PA góp vốn thì ko hợp lý rùi, hiện tại đang loay hoay phương án bàn giao mà hóc búa quá.
Hiện tại Cty A giữ 91% vốn của Cty B
Mong bạn tư vấn cho bên mình
 
amtich

amtich

Mơ về nơi xa...
14/10/11
1,483
261
83
37
TP Vinh - TP HCM
Ðề: CP Lãi vay của tài sản gốp vốn

@kienbon888: Mình có chút ý kiến tư vấn, bạn xem thế nào.
Không biết trong năm 2013 Công ty bạn xử lý theo cách nào, bởi vì nếu cho thuê thì tài sản vẫn là của Cty A, chi phí lãi vay đương nhiên Cty A phải thanh toán. Mình nghĩ chỉ cần làm theo 2 cách sau để hạch toán chi phí lãi vay:

1. Cty B chỉ thanh toán hộ chi phí lãi vay, sau đó Cty A hoàn trả cho Cty B và cty A hạch toán vào chi phí của mình.

2. Xem như lãi vay là một phần trong chi phí thuê tài sản, ví dụ đáng ra thuê 10 đồng, thì chỉ cần trả tiền thuê 5 đồng, còn 5 đồng trả lãi vay. Như vậy lãi vay do B thanh toán và đưa vào chi phí cty, xem như 1 phần chi phí thuê tài sản, chẳng qua thay vì trả cho A thì thanh toán cho A tiền lãi vay luôn. Tuy nhiên khi hạch toán thì B chỉ hạch toán tiền thuê chứ ko phải tiền vay, A xuất HĐ cho thuê bao gồm cả tiền vay này, A vẫn ghi nhận chi phí lãi vay vào chi phí của A (lúc này A vừa hạch toán doanh thu vừa hạch toán chi phí đối với lãi vay).
Còn nếu HĐ 3 bên chỉ thỏa thuận B trả tiền lãi mà ko kèm theo 1 lợi ích nào thì mình nghĩ Thuế ko chấp nhận.


Còn sang năm 2014, nãy mình quên ko hỏi bạn ý là góp vốn bằng toàn bộ giá trị tài sản, hay góp bằng giá trị tài sản trừ đi phần vay ngân hàng - lúc này vay NH có thể chuyển giao cho B được.

1. Nếu góp vốn bằng toàn bộ giá trị tài sản, thì theo mình Cty A chờ đến hết tháng 7/2014 rồi góp, vì từ tháng 8/2014 thì lãi vay mang đi góp VĐL vẫn được chấp nhận, hoặc có thể góp trước đó thì cũng chỉ bị loại trừ 1 phần lãi vay thôi. Lúc này lãi vay vẫn do Cty A chịu, phần vốn góp là toàn bộ giá trị tài sản.

2. Nếu góp vốn bằng giá trị còn lại của tài sản sau khi trừ vốn vay, thì mình nghĩ được, sẽ phức tạp hơn chút. Lúc này 2 bên đánh giá lại giá trị tài sản, và số tiền vay NH còn lại. Lúc này Cty A chỉ góp vốn bằng giá trị đánh giá lại sau khi trừ đi vốn vay NH còn phải trả, lúc này sẽ chuyển giao vốn vay cho Cty B. Giá trị đánh giá lại do 2 bên thỏa thuận, có thể lấy theo giá trị còn lại cũng được.

3. Cty A bán tài sản cho B theo giá thỏa thuận (tất nhiên giá này chỉ dựa trên giá trị tài sản sau khi trừ vốn vay NH), phần vay NH chuyển cho B vay. Lúc này ko liên quan đến vốn góp nữa, A giảm tài sản, giảm nợ vay, tăng tiền. B giảm tiền, tăng tài sản, tăng nợ vay NH.
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA