Hạch toán Quyền sử dụng đất trong xây dựng cơ bản

  • Thread starter muco9
  • Ngày gửi
amtich

amtich

Mơ về nơi xa...
14/10/11
1,483
261
83
37
TP Vinh - TP HCM
Ðề: Hạch toán Quyền sử dụng đất trong xây dựng cơ bản

Hehe... Tiếp tục:
Dù chúng ta đang nói về kế toán, nhưng lấy 1 dẫn chứng từ thuế là Thông tư 78 (đang hot) để chứng minh:
Tại Điểm K) Khoản 2 Điều 6 TT 78 có ghi:
"...k) Quyền sử dụng đất lâu dài không được trích khấu hao và phân bổ vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế; quyền sử dụng đất có thời hạn nếu có đầy đủ hoá đơn chứng từ và thực hiện đúng các thủ tục theo quy định của pháp luật, có tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì được phân bổ dần vào chi phí được trừ theo thời hạn được phép sử dụng đất ghi trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (bao gồm cả trường hợp dừng hoạt động để sửa chữa, đầu tư xây dựng mới)..."
Như vậy, trong thời gian đầu tư xây dựng mới, chi phi khấu hao đất được đưa vào chi phí được trừ (chứ không phải ghi tăng giá trị công trình).
Bác nào có ý kiến thêm đi, sáng giờ có 2 a e chiến đấu mệt quá, hehe...
Hi, chỗ này mình cũng đọc hồi TT mới ra rồi.
Mình đang hiểu cái này liên quan đến chi phí tính thuế TNDN, trước kia bị loại (hoặc ko rõ ràng) còn giờ được đưa vào chi phí. Chứ ko nói cách hạch toán, bạn vốn hóa hay ko vốn hóa thì phần chi phí thuê đất này cũng có thể bị loại hoặc được trừ mà, với lại TT này hướng dẫn về thuế thôi mà! :)D, mình đang cãi theo cách của bạn đấy.)
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
nguoilysu

nguoilysu

Amư Minh Khuê
Ðề: Hạch toán Quyền sử dụng đất trong xây dựng cơ bản

...mình đang cãi theo cách của bạn đấy....

Không "bỏ bóng đá người" nhé, hehe...

Nhiều khi bạn đọc rồi quên hoặc chưa đọc thì mình không biết. Nhưng sao lại nói "mình đang cãi theo cách của bạn đấy", mình đâu có cố cãi cho thắng, cãi bừa không biết đầu đuôi mà bạn nói thế, hihi... Vì 1 số khái niệm (như vốn hóa) bạn đã hiểu sai và mình chỉ cho cho bạn thấy cái bạn sai mà. Tuy nhiên, việc hiểu sai 1 vấn đề cũng là bình thường thôi nhỉ, đâu phải thần thánh đâu mà cái gì bạn (hay là mình) cũng biết (vì nếu nghĩ rằng mình biết hết rồi thì đâu tham gia diễn đàn này). Chắc stop tại đây hỉ?
 
Sửa lần cuối:
amtich

amtich

Mơ về nơi xa...
14/10/11
1,483
261
83
37
TP Vinh - TP HCM
Ðề: Hạch toán Quyền sử dụng đất trong xây dựng cơ bản

Sao lại nói "mình đang cãi theo cách của bạn đấy", mình đâu có cố cãi cho thắng, không biết đầu đuôi mà bạn nói thế, hihi...
:D, tại mình thấy bạn hay cãi kiểu đó.
Thôi nhỉ 2 bên về nghiên cứu thêm lúc nào có chứng cứ rõ ràng rồi tranh luận tiếp vậy. Chẳng biết thế nào chứ kế toán bên mình trước giờ đều hạch toán như mình nói, toàn công trình lớn trở lên, kiểm toán bên KPMG chứ ít gì, báo cáo chẳng loại trừ, mình hỏi ai cũng bảo vậy, mỗi bạn là người duy nhất đưa quan điểm khác, :D.
 
amtich

amtich

Mơ về nơi xa...
14/10/11
1,483
261
83
37
TP Vinh - TP HCM
Ðề: Hạch toán Quyền sử dụng đất trong xây dựng cơ bản

Không "bỏ bóng đá người" nhé, hehe...
Nhiều khi bạn đọc rồi quên hoặc chưa đọc thì mình không biết. Nhưng sao lại nói "mình đang cãi theo cách của bạn đấy", mình đâu có cố cãi cho thắng, cãi bừa không biết đầu đuôi mà bạn nói thế, hihi... Vì 1 số khái niệm (như vốn hóa) bạn đã hiểu sai và mình chỉ cho cho bạn thấy cái bạn sai mà. Tuy nhiên, việc hiểu sai 1 vấn đề cũng là bình thường thôi nhỉ, đâu phải thần thánh đâu mà cái gì bạn (hay là mình) cũng biết (vì nếu nghĩ rằng mình biết hết rồi thì đâu tham gia diễn đàn này). Chắc stop tại đây hỉ?
Hi nói thật mình thấy bạn hay cãi cùn với lại cãi mấy cái đâu đâu, vì vấn đề này cũng quan trọng nên mình mới tranh luận với bạn chứ các cái nhỏ nhặt khác (ví dụ như cái khái niệm vốn hóa hay TK 242) mình chẳng buồn nói thêm làm gì, đối với mình mấy cái đấy chẳng có gì quan trọng cả.
Được rồi để mình tìm hiểu rõ hơn rồi đưa dẫn chứng cho bạn, tính mình cũng hay hiếu thắng trong mấy cái tranh luận, lại gặp bạn cũng là thầy cãi nữa nên mãi chẳng đến hồi kết, :D. Nhưng nếu mình nhận ra mình sai, mình sẽ thừa nhận và tiếp thu ngay chứ ko cãi nữa, :).
Thui mình về đây, cả tuần rồi đi công tác bơ phờ (toàn do nhậu, :() hôm nay mới về thì tranh luận hết mất buổi chiều, giờ về đi nhậu nữa, :D.
Nguoilysu hôm nào mấy a/e có dịp thu xếp thời gian giao lưu học hỏi kinh nghiệm tí nhỉ, tranh luận thì tranh luận nhưng mục tiêu của mình vẫn là học hỏi và trau dồi thêm kiến thức, kinh nghiệm chứ cũng ko có gì khác ở đây đâu nha, có gì đừng trách mình, :)
(Mà giờ lên cái nick màu đỏ này rồi, ko biết tranh luận nãy giờ các bác Mod có quạt gì ko đây nữa).
 
nguoilysu

nguoilysu

Amư Minh Khuê
Ðề: Hạch toán Quyền sử dụng đất trong xây dựng cơ bản

(Mà giờ lên cái nick màu đỏ này rồi, ko biết tranh luận nãy giờ các bác Mod có quạt gì ko đây nữa).

Uh, mình cũng định nói vậy, vì nói như bạn không lôi kéo được thành viên tham gia tranh luận.

Hi nói thật mình thấy bạn hay cãi cùn với lại cãi mấy cái đâu đâu, vì vấn đề này cũng quan trọng nên mình mới tranh luận với bạn chứ các cái nhỏ nhặt khác (ví dụ như cái khái niệm vốn hóa hay TK 242) mình chẳng buồn nói thêm làm gì, đối với mình mấy cái đấy chẳng có gì quan trọng cả.

Nghe bạn nói thế này mình cũng hơi ngỡ ngàng, mình thấy bạn hiểu về vốn hoá chưa đúng mình nhắc thêm thôi, còn lại thì minh vẫn bám chủ đề chính mà. Nhậu thì ok thôi, hihi...
 
Sửa lần cuối:
Hien

Hien

WKTER
Thành viên BQT
18/2/05
4,303
1,509
113
Hà Nội - Thái Nguyên
Ðề: Hạch toán Quyền sử dụng đất trong xây dựng cơ bản

2 bạn chiến đấu kịch liệt thật. Mình đọc để theo dõi cuộc chiến cũng mất gần 1 giờ.

Cả 2 bạn đều có những lý lẽ lập luận đúng. Một số vấn đề lý thuyết mà các bạn tranh luận:

- Về nguyên tắc phù hợp: Nguyên tắc này vẫn được xem là một thông lệ kế toán, tuy nhiên hiện đang có nhiều tranh cãi về tính hợp lý của nguyên tắc này (ví dụ: công ty có thể hoãn lại và ghi nhận là tài sản trên Bảng cân đối kế toán nhưng thực tế chúng không mang lại lợi ích kinh tế trong tương lai).

- Khái niệm vốn hóa:
Capitalized. A company acquires land, building, or other assets and capitalizes the cost by debiting (increasing) an asset account (Horngren et al., 2012, Financial and Management Accounting).
Tạm dịch: Vốn hóa: Một công ty mua đất, nhà cửa, hoặc các tài sản khác và vốn hóa các chi phí phí này bằng cách ghi nợ (tăng) một tài khoản tài sản.

Định nghĩa khác có thể xem ở investopedia

Như vậy thì cách hiểu của Nguoilysu rộng hơn và phù hợp với khái niệm vốn hóa được sử dụng trong kế toán.

- Xác định giá trị của đất theo mô hình nào? Hiện tại chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam đang áp dụng mô hình giá gốc để định giá các tài sản là bất động sản, nhà xưởng, thiết bị (Dự thảo các chuẩn mực Việt Nam dịch y nguyên từ IAS 16 ver 2003 có đề cập đến mô hình đánh giá lại nhưng chắc Việt Nam sẽ không áp dụng mô hình này. Việt nam cũng chưa có chuẩn mực kế toán về Giảm giá trị tài sản). Theo đó tài sản được ghi nhận theo giá gốc và khấu hao là việc phân bổ một cách hệ thống giá trị phải khấu hao vào chi phí.

Áp dụng nguyên tắc phù hợp và vốn hóa vào tình huống này:

(1) Giá trị của mảnh đất cần được vốn hóa (theo chế độ kế toán ghi nhận vào tài khoản tài sản cố định vô hình, tách biệt với giá trị của phần các công trình trên đất) và khấu hao thời gian công trình trên đất nếu công ty mua mảnh đất đó với dự tính ban đầu để xây dựng tòa nhà để sử dụng (nếu thời gian sử dụng của tòa nhà xấp xỉ thời gian thuê), hoặc theo thời gian thuê (nếu thời gian sử dụng của các công trình trên đất thấp hơn thời gian thuê - trong thời gian thuê có thể đập đi - xây lại nhiều lần). Thực tế thì nên khấu hao theo thời gian thuê vì nó đảm bảo nguyên tắc là tài sản không bị đánh giá cao hơn giá trị có thể thu hồi (vì nếu không sử dụng hay đang xây dựng thì giá trị của mảnh đất sẽ giảm theo thời gian do thời gian thuê còn lại giảm).

Có bạn có ý kiến cho rằng khấu hao trong thời gian đang thi công xây dựng thì vốn hóa vào giá trị công trình: Cái này có vẻ không phù hợp với nguyên tắc xác định giá trị ban đầu của tài sản cố định và thông lệ kế toán. Khấu hao trong thời gian này nên đưa vào chi phí thời kỳ.

(2) Giá trị mảnh đất cộng các chi phí liên quan được tính vào giá thành của công trình được xây dựng để bán, công ty không phải khấu hao phần đất thuê.

(3) Giá trị trị mảnh đất được tính vào giá thành của bất động sản đầu tư (nếu công ty xây dựng để chuyên cho thuê hoạt động, hoặc chờ tăng giá để bán). Nếu là bất động sản đầu tư cho thuê hoạt động, phần đất (và nhà) cần được khấu hao kể cả trong thời gian chờ tăng giá (cái này không thỏa mãn nguyên tắc phù hợp, nhưng đảm bảo là tài sản không bị đánh giá thấp hơn giá trị có thể thu hồi).

Vài ý kiến nhỏ góp vui cùng 2 bạn.
 
Sửa lần cuối:
N

ngocht

Sơ cấp
10/4/09
6
0
0
40
Ha Noi
Ðề: Hạch toán Quyền sử dụng đất trong xây dựng cơ bản

Các bạn nên phân rõ là tiền thuê này trả hàng năm hoặc trả 1 lần hết thời hạn thuê nhé. Nếu trả hàng năm thì là khác đấy bạn ạ, làm sao tính khấu hao được chứ.
 
nguoilysu

nguoilysu

Amư Minh Khuê
Ðề: Hạch toán Quyền sử dụng đất trong xây dựng cơ bản

@Hien: Bác nói ra em mới nhớ tới Nguyên tắc không đánh giá cao hơn giá trị của tài sản (thận trọng). Thiếu "vũ khí" nên "chiến đấu" thật vất vả.
 
Hien

Hien

WKTER
Thành viên BQT
18/2/05
4,303
1,509
113
Hà Nội - Thái Nguyên
Ðề: Hạch toán Quyền sử dụng đất trong xây dựng cơ bản

@Hien: Bác nói ra em mới nhớ tới Nguyên tắc không đánh giá cao hơn giá trị của tài sản (thận trọng). Thiếu "vũ khí" nên "chiến đấu" thật vất vả.

Thực ra nguyên tắc thận trọng không còn là nguyên tắc kế toán trong IASB và FABS Framework nữa (Chuẩn mực Việt Nam sắp ban hành cũng theo các Framework này) mà phải là khách quan (trung tính - neutral). Có nhiều tranh luận của các học giả về tính thích hợp của nguyên tắc thận trọng. Tuy nhiên trong thực hành kế toán và nhiều chuẩn mực cụ thể vẫn áp dụng nguyên tắc này.
 
nguoilysu

nguoilysu

Amư Minh Khuê
Ðề: Hạch toán Quyền sử dụng đất trong xây dựng cơ bản

Thực ra nguyên tắc thận trọng không còn là nguyên tắc kế toán trong IASB và FABS Framework nữa (Chuẩn mực Việt Nam sắp ban hành cũng theo các Framework này) mà phải là khách quan (trung tính - neutral). Có nhiều tranh luận của các học giả về tính thích hợp của nguyên tắc thận trọng. Tuy nhiên trong thực hành kế toán và nhiều chuẩn mực cụ thể vẫn áp dụng nguyên tắc này.

Nguyên tắc Thận trọng chỉ nhắc tới trong Chuẩn mực chung hiện tại, còn cái dự thảo em cũng đã đọc, tuy nhiên, em thấy nó "xa lạ" quá. Như trong phần về Bảo toàn vốn, khái niệm vốn tài chính may ra còn hiểu được chút chút, chứ khái niệm vốn vật chất em mơ hồ gì đâu.
 
Sửa lần cuối:
Hien

Hien

WKTER
Thành viên BQT
18/2/05
4,303
1,509
113
Hà Nội - Thái Nguyên
Ðề: Hạch toán Quyền sử dụng đất trong xây dựng cơ bản

Nguyên tắc Thận trọng chỉ nhắc tới trong Chuẩn mực chung hiện tại, còn cái dự thảo em cũng đã đọc, tuy nhiên, em thấy nó "xa lạ" quá. Như trong phần về Bảo toàn vốn, khái niệm vốn tài chính may ra còn hiểu được chút chút, chứ khái niệm vốn vật chất em mơ hồ gì đâu.

OK. Khái niệm bảo toàn vốn hơi khó hiểu nếu không có ví dụ minh họa. Hôm nào có thời gian mình viết 1 bài giải thích về các khái niệm này cho WKT.
 
H

HO Anh Hue

Cao cấp
11/11/11
6,185
1,235
113
Hoa Binh
Ðề: Hạch toán Quyền sử dụng đất trong xây dựng cơ bản

Hehe... Tiếp tục:
Dù chúng ta đang nói về kế toán, nhưng lấy 1 dẫn chứng từ thuế là Thông tư 78 (đang hot) để chứng minh:
Tại Điểm K) Khoản 2 Điều 6 TT 78 có ghi:
"...k) Quyền sử dụng đất lâu dài không được trích khấu hao và phân bổ vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế; quyền sử dụng đất có thời hạn nếu có đầy đủ hoá đơn chứng từ và thực hiện đúng các thủ tục theo quy định của pháp luật, có tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì được phân bổ dần vào chi phí được trừ theo thời hạn được phép sử dụng đất ghi trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (bao gồm cả trường hợp dừng hoạt động để sửa chữa, đầu tư xây dựng mới)..."
Như vậy, trong thời gian đầu tư xây dựng mới, chi phi khấu hao đất được đưa vào chi phí được trừ (chứ không phải ghi tăng giá trị công trình).
Bác nào có ý kiến thêm đi, sáng giờ có 2 a e chiến đấu mệt quá, hehe...

Bạn trích dẫn đúng rồi: ( ... chi phi khấu hao đất được đưa vào chi phí được trừ ... ) Mà chi phí trong thời gian ĐT - XD được tập hợp vào 241 khi hoàn thành sang 211 làm tăng GT TS XD trên đất ( Nói cách khác KH đất trong QT ĐT được vốn hóa vào GT nhà ) cũng không sai.
 
amtich

amtich

Mơ về nơi xa...
14/10/11
1,483
261
83
37
TP Vinh - TP HCM
Ðề: Hạch toán Quyền sử dụng đất trong xây dựng cơ bản

@nguoilysu; @Hien:
Hi mọi người. Mấy hôm không lên mạng được, hôm nay mới trao đổi thêm.

Về nguyên tắc giá gốc thì mình cũng không rành, chuẩn mực mình ko giỏi nhưng về lý luận mình có quan điểm như sau: Thực tế quan điểm TSCĐ được xác định theo giá gốc, vậy công trình xây dựng trên đất thuê sẽ khác với công trình xây dựng trên đất sử dụng miễn phí. Đối với công trình xây dựng trên đất thuê, ngoài giá trị xây dựng, thì còn phải bỏ ra một khoản chi phí thuê đất trong thời gian xây dựng - bản chất là trả tiền thuê đất để có thời gian xây - trong khi đối với 1 công trình xây dựng trên đất miễn phí sẽ ko mất chi phí này - do đó nếu có chuyển nhượng 2 công trình này thì giá vốn sẽ được xác định khác nhau.
Việc định giá một công trình xây dựng không thể bỏ qua chi phí thuê đất, ví dụ cty tính toán nên tự đầu tư xây dựng một tòa nhà hay mua lại từ một bên khác, vậy chi phí nằm trong dự toán bắt buộc phải tính cả tiền thuê đất trong thời gian xây dựng, không thể tính mỗi giá trị hữu hình nằm trong tòa nhà đó được. Giả sử công trình A được định giá riêng phần xây dựng trên mặt đất là 10 tỷ đồng, không có nghĩa bỏ 10 tỷ ra là có thể sở hữu ngay công trình đó, để định giá trị công trình, ngoài chi phí xây dựng cần kèm theo vô số các khoản chi phí khác liên quan, trong đó không thể thiếu tiền thuê đất.

Trường hợp cty thuê đất, nếu đưa vào hđkd luôn như làm mặt bằng kinh doanh hoặc cho thuê…, sẽ tạo ra một khoản doanh thu tương ứng với tiền thuê đất. Bây giờ cty đầu tư XDCB, như vậy ko có doanh thu phát sinh trên mảnh đất này, vậy vẫn hạch toán vào chi phí kinh doanh trong kỳ là không hề hợp lý.

Đối với 1 công trình xây dựng trong vài tháng trở lại, chi phí này không đáng kể, nên không quá quan trọng trong việc hạch toán vào chi phí hay vốn hóa, mà hình như mọi người ở đây đang hiểu rằng chi phí thuê đất để xây dựng một tòa nhà đơn thuần trong thời gian ngắn, không hình thành dự án. Tuy nhiên đối với những cty chuyên đầu tư BĐS, đầu tư nhiều dự án cùng lúc mà không tạo pháp nhân riêng, thời gian triển khai một dự án kéo dài từ 3-5 năm, chi phí dự án phải được tách khỏi chi phí hđkd chính, không thể hạch toán vào chi phí kinh doanh trong kỳ được. Một dự án khi đi vào hoạt động sẽ tạo ra lợi nhuận, tuy nhiên để có được dự án này phải mất thời gian xây dựng, đầu tư, thuê đất, đền bù giải tỏa mặt bằng…, tất cả các khoản chi phí này phục vụ cho việc hình thành dự án, tại sao lại chỉ đi tách chi phí thuê đất ra được? Nếu không có chi phí thuê đất thì làm sao hình thành nên được công trình?
Ví dụ ở công ty mình triển khai rất nhiều dự án xây dựng, giá trị vốn hóa hàng trăm tỷ đồng, nếu chi phí thuê đất mà hạch toán hết vào chi phí kinh doanh trong kỳ thì lợi nhuận của cty sẽ bị ảnh hưởng rất lớn - DN không thể chấp nhận chi phí này được. Kế toán bên cty mình vẫn hạch toán toàn bộ chi phí thuê đất các dự án vào giá trị công trình, sáng nay mới qua hỏi kế toán mà cảm giác hơi ngại - vì kế toán ngạc nhiên khi thấy mình hỏi câu đó, :(. Giá trị lớn vậy sao kiểm toán chẳng lẽ chấp nhận nếu nó trái chuẩn mực kế toán?

Có vẻ mấu chốt tranh luận ở đây là dự án lớn hay không, có hình thành dự án hay không. Ví dụ công ty đang có hđkd chính, nay xây dựng thêm văn phòng kinh doanh, thời gian xây ngắn vài tháng, chi phí thuê đất không đáng kể, trường hợp này có thể hạch toán vào chi phí hoặc vốn hóa vào giá trị công trình đều được, không quá quan trọng.
Tuy nhiên nếu công ty triển khai dự án lớn, giá trị lớn, thời gian xây dựng dài, chi phí thuê đất mà hạch toán vào chi phí trong kỳ thật quá vô lý.
 
nguoilysu

nguoilysu

Amư Minh Khuê
Ðề: Hạch toán Quyền sử dụng đất trong xây dựng cơ bản

Một dự án khi đi vào hoạt động sẽ tạo ra lợi nhuận, tuy nhiên để có được dự án này phải mất thời gian xây dựng, đầu tư, thuê đất, đền bù giải tỏa mặt bằng…, tất cả các khoản chi phí này phục vụ cho việc hình thành dự án, tại sao lại chỉ đi tách chi phí thuê đất ra được?

Tài khoản 2131 - Quyền sử dụng đất: Phản ánh giá trị TSCĐ vô hình là toàn bộ các chi phí thực tế đã chi ra có liên quan trực tiếp tới đất sử dụng, bao gồm: Tiền chi ra để có quyền sử dụng đất, chi phí cho đền bù, giải phóng mặt bằng, san lấp mặt bằng (trường hợp quyền sử dụng đất riêng biệt đối với giai đoạn đầu tư nhà cửa, vật kiến trúc trên đất), lệ phí trước bạ (nếu có)... Tài khoản này không bao gồm các chi phí chi ra để xây dựng các công trình trên đất.

Như vậy, các chi phí bạn nêu là nằm trong Giá trị đất chứ không nằm trong giá trị công trình.

Nếu không có chi phí thuê đất thì làm sao hình thành nên được công trình?

Không có đất thì không tồn tại mọi vật chứ không riêng gì công trình của bạn đâu, hehe... Nếu nói như bạn thì Nguyên giá của toàn bộ tài sản đặt trên đất cũng phải bao gồm tiền thuê đất.

Bây giờ cty đầu tư XDCB, như vậy ko có doanh thu phát sinh trên mảnh đất này, vậy vẫn hạch toán vào chi phí kinh doanh trong kỳ là không hề hợp lý.

Cái này thì bạn nghĩ hơi cứng nhắc, vì theo quy định, BĐS trong thời gian chờ tăng giá để bán, chưa có doanh thu nhưng cũng yêu cầu phải trích KH vào chi phí trong kỳ mà.
 
amtich

amtich

Mơ về nơi xa...
14/10/11
1,483
261
83
37
TP Vinh - TP HCM
Ðề: Hạch toán Quyền sử dụng đất trong xây dựng cơ bản

Tài khoản 2131 - Quyền sử dụng đất: Phản ánh giá trị TSCĐ vô hình là toàn bộ các chi phí thực tế đã chi ra có liên quan trực tiếp tới đất sử dụng, bao gồm: Tiền chi ra để có quyền sử dụng đất, chi phí cho đền bù, giải phóng mặt bằng, san lấp mặt bằng (trường hợp quyền sử dụng đất riêng biệt đối với giai đoạn đầu tư nhà cửa, vật kiến trúc trên đất), lệ phí trước bạ (nếu có)... Tài khoản này không bao gồm các chi phí chi ra để xây dựng các công trình trên đất.

Như vậy, các chi phí bạn nêu là nằm trong Giá trị đất chứ không nằm trong giá trị công trình.
Đúng, đấy vẫn là TSCĐ vô hình nếu đáp ứng đủ tiêu chuẩn. Vấn đề ở đây là khấu hao của nó trong thời gian xây dựng phải vốn hóa vào công trình.
Nói như bạn thì 1 TSCĐ khác như cái máy xúc khi nó tham gia vào xây dựng thì vẫn khấu hao vào chi phí kinh doanh trong kỳ ah?

Không có đất thì không tồn tại mọi vật chứ không riêng gì công trình của bạn đâu, hehe... Nếu nói như bạn thì Nguyên giá của toàn bộ tài sản đặt trên đất cũng phải bao gồm tiền thuê đất.
Đúng, nhưng chỉ là khấu hao phân bổ trong thời gian xây dựng mà thôi.

Cái này thì bạn nghĩ hơi cứng nhắc, vì theo quy định, BĐS trong thời gian chờ tăng giá để bán, chưa có doanh thu nhưng cũng yêu cầu phải trích KH vào chi phí trong kỳ mà.
Đấy là BĐS chờ tăng giá bán chứ ko phải là dự án đầu tư xây dựng.
 
Hien

Hien

WKTER
Thành viên BQT
18/2/05
4,303
1,509
113
Hà Nội - Thái Nguyên
Ðề: Hạch toán Quyền sử dụng đất trong xây dựng cơ bản

@nguoilysu; @Hien:
Hi mọi người. Mấy hôm không lên mạng được, hôm nay mới trao đổi thêm.

Về nguyên tắc giá gốc thì mình cũng không rành, chuẩn mực mình ko giỏi nhưng về lý luận mình có quan điểm như sau: Thực tế quan điểm TSCĐ được xác định theo giá gốc, vậy công trình xây dựng trên đất thuê sẽ khác với công trình xây dựng trên đất sử dụng miễn phí. Đối với công trình xây dựng trên đất thuê, ngoài giá trị xây dựng, thì còn phải bỏ ra một khoản chi phí thuê đất trong thời gian xây dựng - bản chất là trả tiền thuê đất để có thời gian xây - trong khi đối với 1 công trình xây dựng trên đất miễn phí sẽ ko mất chi phí này - do đó nếu có chuyển nhượng 2 công trình này thì giá vốn sẽ được xác định khác nhau.
Việc định giá một công trình xây dựng không thể bỏ qua chi phí thuê đất, ví dụ cty tính toán nên tự đầu tư xây dựng một tòa nhà hay mua lại từ một bên khác, vậy chi phí nằm trong dự toán bắt buộc phải tính cả tiền thuê đất trong thời gian xây dựng, không thể tính mỗi giá trị hữu hình nằm trong tòa nhà đó được. Giả sử công trình A được định giá riêng phần xây dựng trên mặt đất là 10 tỷ đồng, không có nghĩa bỏ 10 tỷ ra là có thể sở hữu ngay công trình đó, để định giá trị công trình, ngoài chi phí xây dựng cần kèm theo vô số các khoản chi phí khác liên quan, trong đó không thể thiếu tiền thuê đất.

Trường hợp cty thuê đất, nếu đưa vào hđkd luôn như làm mặt bằng kinh doanh hoặc cho thuê…, sẽ tạo ra một khoản doanh thu tương ứng với tiền thuê đất. Bây giờ cty đầu tư XDCB, như vậy ko có doanh thu phát sinh trên mảnh đất này, vậy vẫn hạch toán vào chi phí kinh doanh trong kỳ là không hề hợp lý.

Đối với 1 công trình xây dựng trong vài tháng trở lại, chi phí này không đáng kể, nên không quá quan trọng trong việc hạch toán vào chi phí hay vốn hóa, mà hình như mọi người ở đây đang hiểu rằng chi phí thuê đất để xây dựng một tòa nhà đơn thuần trong thời gian ngắn, không hình thành dự án. Tuy nhiên đối với những cty chuyên đầu tư BĐS, đầu tư nhiều dự án cùng lúc mà không tạo pháp nhân riêng, thời gian triển khai một dự án kéo dài từ 3-5 năm, chi phí dự án phải được tách khỏi chi phí hđkd chính, không thể hạch toán vào chi phí kinh doanh trong kỳ được. Một dự án khi đi vào hoạt động sẽ tạo ra lợi nhuận, tuy nhiên để có được dự án này phải mất thời gian xây dựng, đầu tư, thuê đất, đền bù giải tỏa mặt bằng…, tất cả các khoản chi phí này phục vụ cho việc hình thành dự án, tại sao lại chỉ đi tách chi phí thuê đất ra được? Nếu không có chi phí thuê đất thì làm sao hình thành nên được công trình?
Ví dụ ở công ty mình triển khai rất nhiều dự án xây dựng, giá trị vốn hóa hàng trăm tỷ đồng, nếu chi phí thuê đất mà hạch toán hết vào chi phí kinh doanh trong kỳ thì lợi nhuận của cty sẽ bị ảnh hưởng rất lớn - DN không thể chấp nhận chi phí này được. Kế toán bên cty mình vẫn hạch toán toàn bộ chi phí thuê đất các dự án vào giá trị công trình, sáng nay mới qua hỏi kế toán mà cảm giác hơi ngại - vì kế toán ngạc nhiên khi thấy mình hỏi câu đó, :(. Giá trị lớn vậy sao kiểm toán chẳng lẽ chấp nhận nếu nó trái chuẩn mực kế toán?

Có vẻ mấu chốt tranh luận ở đây là dự án lớn hay không, có hình thành dự án hay không. Ví dụ công ty đang có hđkd chính, nay xây dựng thêm văn phòng kinh doanh, thời gian xây ngắn vài tháng, chi phí thuê đất không đáng kể, trường hợp này có thể hạch toán vào chi phí hoặc vốn hóa vào giá trị công trình đều được, không quá quan trọng.
Tuy nhiên nếu công ty triển khai dự án lớn, giá trị lớn, thời gian xây dựng dài, chi phí thuê đất mà hạch toán vào chi phí trong kỳ thật quá vô lý.
Bàn thêm 1 chút về lý thuyết kế toán

Quan điểm của bạn áp dụng nguyên tắc "phù hợp" (matching) trong kế toán. Hiện nay vẫn còn nhiều tranh cãi của các nhà xây dựng chuẩn mực cũng như các học giả về nguyên tắc này. Trong Framework của IASB và FASB hiện hành thì nguyên tắc này không là một đặc tính chất lượng của thông tin kế toán.

Bên cạnh nguyên tắc "phù hợp" còn nhiều nguyên tắc khác như có thể so sánh được, neutral,...

Các nhà xây dựng chuẩn mực hiện nay có xu hướng đặt nặng giá trị của Bảng cân đối kế toán hơn nên các nguyên tắc kế toán hiện hành tập trung vào nâng cao giá trị của các yếu tố được ghi nhận trên Bảng cân đối kế toán.

Do đó nếu thuê đất dài hạn trả tiền trước để xây dựng công trình trên đất mà vốn hóa vào giá trị của phần nhà tiền thuê đất trong thời gian xây dựng thì vi phạm nguyên tắc có thể so sánh được, có thể vốn hóa các chi phí không đem lại lợi ích kinh tế trong tương lai. Chẳng hạn công ty thuê đất 50 năm để xây nhà cao ốc cho thuê, nhưng vì bất động sản đóng băng nên trong vòng 5 năm công ty không đầu tư vốn để hoàn thành công trình mà cứ để dở dang, khi nào thị trường bất động sản ấm lên thì hoàn thành và cho thuê. Như vậy công ty vốn hóa chi phí thuê đất 5 năm vào giá trị của tòa cao ốc là không thực sự hợp lý, trong khi lợi ích kinh tế của mảnh đất thuê đã giảm.

Quay lại tình huống của topic này và các quy định trong chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam hiện hành:
Công ty em thuê một miếng đất 50 năm và có cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đồng thời 2 năm sau xây dựng Cao ốc văn phòng trên đó luôn.
Nếu vậy mình có được ghi nhận miếng đất đó là 241- Xây dựng cơ bản dở dang không ạ.
Và nếu ghi nhận là 241 thì mình có phải trích khấu hao cho miếng đất đó không? hay là đợi Cao ốc hoàn thành mới trích ạ.

Chế độ kế toán Việt Nam quy định tiền thuê đất dài hạn trả tiền 1 lần và chủ sở hữu sử dụng thì hạch toán vào tài khoản 213 "Tài sản cố định vô hình". Giá trị phần nhà cao ốc văn phòng xây dựng để sử dụng thì hạch toán vào TK 211 - TSCĐ hữu hình; Giá trị nhà cao ốc xây để cho thuê hoạt động + giá trị mảnh đất thuê được hạch toán vào TK 213 - Bất động sản đầu tư.

Do đó nếu doanh nghiệp thuê để xây văn phòng sử dụng thì hạch toán phần đất và phần nhà trên 2 tài khoản riêng, và cũng nên khấu hao riêng (trừ khi thời gian từ khi thuê đất đến khi hoàn thành là tương đối ngắn, thời gian sử dụng của toà cao ốc đó = thời gian thuê đất). Vấn đề này chi phí khấu hao đất trong thời gian xây dựng toà cao ốc có được cộng vào giá trị của toà nhà hay không? Các lập luận để cho rằng tiền thuê đất (khấu hao tiền thuê đất) trong thời gian xây dựng toà cao ốc cần được vốn hoá vào toà cao ốc dựa trên lập luận nó là chi phí cần thiết để đưa toà cao ốc vào trạng thái sẵn sàng sử dụng. Việc hạch toán thế này sẽ vi phạm nguyên tắc "có thể so sánh được" vì như vậy có sự khác biệt giữa nhà xây trên đất chủ sở hữu và đất thuê. Nhưng chuẩn mực kế toán cũng quy định vốn hóa chi phí đi vay vào nguyên giá của tài sản dài hạn?
Quan điểm của mình là vốn hóa phần tiền thuê đất (khấu hao) này vào nguyên giá cao ốc trong thời gian xây dựng hay không cũng được. Bên cạnh đó cũng cần áp dụng các điều kiện về thời điểm bắt đầu vốn hóa, tạm dừng vốn hóa, chấm dứt vốn hóa như chi phí đi vay. Tuy nhiên Luật thuế quy định cho phép trừ chi phí thuê đất theo thời gian thuê nên việc hạch toán chi phí này vào chi phí trong kỳ là đơn giản hơn cả.

Nếu xây cao ốc để cho thuê hoạt động thì toàn bộ giá trị mảnh đất và tòa cao ốc được hạch toán vào tài khoản bất động sản đầu tư, và cũng nên khấu hao riêng phần nhà và đất (thậm chí nên khấu hao riêng các phần trong tòa nhà như hệ thống cửa, vách ngăn, phần thô,... vì các phần này của tòa nhà có thời gian hữu ích khác nhau).
 
nguoilysu

nguoilysu

Amư Minh Khuê
Ðề: Hạch toán Quyền sử dụng đất trong xây dựng cơ bản

@Hien: Với các miêng dât o những vị trí "vàng", thời gian thực hiện dự án dài thì việc vốn hoá hoặc không vốn hoá chi phí KH đất trong thời gian xây dựng em nghĩ giữa được hay không được có sự chênh lệch trọng yếu.
@amtich:
1. Thực ra, nếu căn cứ theo các quy định về Giá trị ghi nhận ban đầu của TSCD là nhà cửa của cả Kế toán và thuế đều nói là giá trị quyết toán công trình (nếu giao thầu là giá trị trên hoá đơn nhà thầu xuất cho chủ đầu tư - trong hoá đơn này chắc chắn không có CP tiền thuê đất) + với các chi phí trực tiếp khác đưa TS vào tình trạng sẵn sàng sử dụng. Trong chuẩn mực kế toán hiện hành, TT 45 không ghi rõ, nhưng trong dự thảo VAS 16 về TSCD hữu hình có ghi như sau:

Ví dụ các chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng:
- Chi phí liên quan đến lợi ích của nhân viên (như đã nêu trong VAS 19 - Lợi ích của nhân viên) phát sinh trực tiếp từ việc xây dựng hay mua sắm TSCĐ hữu hình;
- Chi phí chuẩn bị mặt bằng;
- Chi phí vận chuyển và bốc xếp ban đầu;
- Chi phí lắp đặt;
- Chi phí chạy thử, sản xuất thử sau khi trừ thu nhập thuần từ việc bán các sản phẩm sản xuất thử trước khi đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng (chẳng hạn sản phẩm mẫu trong khi thử nghiệm thiết bị); và
- Chi phí nghề nghiệp chuyên môn.

Như vậy là không có chi phí KH đất

2. Thông tư 78 cũng nói là chi phí KH đat trong thời gian đầu tư mới được tính vào chi phí trong kỳ mà không tính vào giá trị công trình.

3. Nếu lập luận như bạn, thì các tài sản như dây chuyền sản xuất cần có thời gian lắp đặt dài cũng bao gồm chi phí thuê đất trong nguyên giá. Tuy nhiên, trong thực tế, bạn có thấy có trường hợp máy móc, dây chuyền sản xuất mà nguyên giá bao gồm cả tiền thuê đất? Chỗ này xin các thành viên trong diễn đàn có ý kiến sẽ khách quan

Từ 3 điem trên, mình giữ quan điểm của mình như từ đầu.
 
Sửa lần cuối:
  • Like
Reactions: Santa.santa
Hien

Hien

WKTER
Thành viên BQT
18/2/05
4,303
1,509
113
Hà Nội - Thái Nguyên
Ðề: Hạch toán Quyền sử dụng đất trong xây dựng cơ bản

@nguoilysu: Vấn đề là chuẩn mực và chế độ kế toán chưa quy định rõ trường hợp này, do đó có thể chấp nhận vốn hóa hay không vốn hóa chi phí khấu hao đất trong thời gian xây dựng công trình (giống như trước đây IAS 23 cho phép cả 2 phương pháp vốn hóa hoặc không vốn hóa chi phí đi vay đối với tài sản dở dang).

Nếu vốn hóa thì sẽ thỏa mãn nguyên tắc phù hợp vì doanh nghiệp thuê đất chỉ để xây dựng cao ốc, mà trong thời gian xây dựng thì chưa có doanh thu nên cần hoãn lại các chi phí này đến khi nào có doanh thu. Ở đây không thể so sánh chi phí thuê đất để xây cao ốc với việc lắp đặt thiết bị trên đó vì diện tích đất sử dụng để lắp đặt thiết bị thường khá nhỏ so với tổng diện tích thuê

Tuy nhiên như mình nói: Phải áp dụng các quy tắc về thời điểm bắt đầu vốn hóa, tạm ngừng vốn hóa, chấm dứt vốn hóa như đối với chi phí đi vay.

Chẳng hạn trong trường hợp của chủ Topic này: Tiền thuê đất 2 năm đầu chưa xây cao ốc không thể vốn hóa, tiền thuê đất trong thời gian công trình bị bỏ dở khi thị trường BĐS đóng băng cũng không thể vốn hóa,...

Lập luận cho việc không vốn hóa: Ảnh hưởng đến tính so sánh được.
 
nguoilysu

nguoilysu

Amư Minh Khuê
Ðề: Hạch toán Quyền sử dụng đất trong xây dựng cơ bản

Phải áp dụng các quy tắc về thời điểm bắt đầu vốn hóa, tạm ngừng vốn hóa, chấm dứt vốn hóa như đối với chi phí đi vay...
Lập luận cho việc không vốn hóa: Ảnh hưởng đến tính so sánh được...

Em nghĩ không so sánh Đất với chi phí lãi vay được, vì đất thì cần thiết cho công trình (không riêng gì công mà toàn bộ hoạt động của con người trên quả đất này) chứ không như lãi vay, khi hoàn thành công trình thì không cần đến khoản vay đó nữa.

Vì vậy, để đảm bảo tính nhất quán để thể so sánh như anh nói thì khi có phát sinh tiền thuê đất thì: hoặc là tất cả sẽ phải vốn hóa, kể từ việc xây cao ốc, xây nhà xưởng, xây văn phòng, lắp đặt máy móc, dây chuyền... Nói chung, cái nào được đặt trên đất và có thời gian đủ dài (hoặc giá trị KH đất chiếm trọng yếu trong giá trị công trình). Thử tưởng tượng đến việc tất cả tài sản đều vốn hóa đất vào thì số liệu kế toán nó sẽ "hỗn loạn" lên thế nào. Hoặc tất cả đều không vốn hóa đất, chi phí đất được tách riêng, các tài sản không bao gồm tiền thuê đất.

Hơn nữa, theo như trích dẫn của em trong VAS 16 (mặc dù là dự thảo nhưng cũng dịch từ chuẩn mực quốc tế chứ không phải VN nghĩ ra) thì các chi phí góp phần đưa tài sản vào trạng thái sẵnn sàng sử dụng không có nói đến chi phí khấu hao đất. Việc này em nghĩ rằng: Việc đặt tài sản trên đất là đương nhiên rồi, cho nên, tất cả sẽ không vốn hóa đất vào Nguyên giá tài sản.

Thêm 1 điểm nữa là Văn bản về thuế cũng không vốn hóa, nếu kế toán vốn hóa, thì theo như anh nói VN luôn có xu hướng làm cho thuế và Kế toán ích lại gần nhau hơn, thì không có lý do gì, lại để cho tồn tại 1 khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế lâu đến như vậy (nhiều nhất có khi đến 40) năm
 
amtich

amtich

Mơ về nơi xa...
14/10/11
1,483
261
83
37
TP Vinh - TP HCM
Ðề: Hạch toán Quyền sử dụng đất trong xây dựng cơ bản

@nguoilysu:
Hoạt động XDCB là một hoạt động đặc thù khác hẳn với tất cả các loại tài sản khác trong DN do giá trị lớn, thời gian dài, nên mình nghĩ ko so sánh với các loại tài sản thông thường được.
TT 78 cũng chỉ hướng dẫn về chi phí, bạn cứ hiểu chi phí này chắc chắn được đưa vào chi phí tính thuế, nhưng nêu thuê đất mà để không đấy thì Thuế cũng loại thẳng tay ngay. Ngoài ra vốn hóa thì vẫn phân bổ được mà. Mình nghĩ nếu đang xây dựng mà chưa có kđkd trên đất thì chi phí này cũng chưa được tính thuế, khi nào công trình sử dụng mới dc tính sau.
Ok bạn cứ giữ quan điểm của bạn.

@Hien: Em đồng ý với quan điểm vốn hóa tiền thuê đất giống như chi phí lãi vay.
Cũng tương tự nếu thời gian đầu tư dưới 12 tháng thì có thể đưa vào chi phí trong kỳ, trên 12 tháng thì được phép vốn hóa.
Nếu trong thời gian đầu tư mà tạm dừng thì cũng phải dừng vốn hóa, hạch toán chi phí thuê đất vào chi phí kinh doanh trong kỳ (do chi phí này thực chất không tạo ra giá trị mang lại trong tương lai - giống như một khoản lỗ đã nhìn thấy, xét về nguyên tắc thận trọng thì cũng phải phản ánh dần vào chi phí kỳ hiện tại - tuy vậy em nghĩ hiếm có DN nào áp dụng theo cách này).
Tuy nhiên nếu xét về mặt thuế, trong thời gian tạm dừng dự án mà hạch toán tiền thuê này vào chi phí thì nhiều khả năng chi phí này không được thuế chấp nhận.
 
  • Like
Reactions: Catepilar

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA