Thuật ngữ về Thuế GTGT

  • Thread starter Phan Quốc Hùng
  • Ngày gửi
Khóa học Quản trị dòng tiền
H

HOANGNAM

Cao cấp
17/10/04
1,257
17
38
58
Binh duong
TK 3331 phản ảnh số thuế mà DN có nghĩa vụ nộp cho Nhà nước nên gọi là thuế phải nộp. Còn TK 133 thể hiện số tiền thuế mà DN nộp trước cho Nhà nước nên sẽ được khấu trừ nên gọi là thuế được khấu trừ. Xin liên hệ địa chỉ sau để biết thêm chi tiết : dangvannamthkt@yahoo.com.vn
 
P

Phan Quốc Hùng

Guest
31/10/05
38
0
0
58
Quy Nhơn - Bình Định
HOANGNAM nói:
TK 3331 phản ảnh số thuế mà DN có nghĩa vụ nộp cho Nhà nước nên gọi là thuế phải nộp. Còn TK 133 thể hiện số tiền thuế mà DN nộp trước cho Nhà nước nên sẽ được khấu trừ nên gọi là thuế được khấu trừ. Xin liên hệ địa chỉ sau để biết thêm chi tiết : dangvannamthkt@yahoo.com.vn
Bạn có lộn không vậy, thuế GTGT là thuế gián thu, số thuế này người tiêu dùng phải chịu chứ doanh nghiệp có liên quan gì, còn số dư có trên TK 3331 trên sổ sách của DN phản ảnh số tiền thuế mà người mua hàng đã nộp cho Nhà nước và DN là người thu hộ cho nên "phải trả" lại cho Nhà nước chứ tại sao lại là "phải nộp". Theo tôi "nghĩa vụ" ở đây là " phải trả " chứ không phải là "phải nộp" .
Cũng lập luận như trên nhưng ngược lại cho TK 133
 
vitconlonton

vitconlonton

Guest
23/11/04
605
6
0
đâu đó ngoài webketoan
Phan Quốc Hùng nói:
Bạn có lộn không vậy, thuế GTGT là thuế gián thu, số thuế này người tiêu dùng phải chịu chứ doanh nghiệp có liên quan gì, còn số dư có trên TK 3331 trên sổ sách của DN phản ảnh số tiền thuế mà người mua hàng đã nộp cho Nhà nước và DN là người thu hộ cho nên "phải trả" lại cho Nhà nước chứ tại sao lại là "phải nộp". Theo tôi "nghĩa vụ" ở đây là " phải trả " chứ không phải là "phải nộp" .
Cũng lập luận như trên nhưng ngược lại cho TK 133
tôi cho rằng dùng từ phải nộp chính xác hơn. Phải trả: vay --> trả, thiếu --> trả.
tiền thuế GTGT này doanh nghiệp thu hộ cho nhà nước chứ không phải vay nhà nước hay thiếu nhà nước --> không dùng từ phải trả, dùng phải nộp chính xác hơn.
 
P

Phan Quốc Hùng

Guest
31/10/05
38
0
0
58
Quy Nhơn - Bình Định
Bạn vitconlonton mô tả rất chính xác vấn đề đó là : vay --> trả, thiếu --> trả .
Đứng trên góc độ DN, khi bạn thu hộ thuế VAT cho NN thì phải đến ngày 25 của tháng sau mới phải hoàn trả lại cho NN. Thế thì trong thời gian đó có phải bạn đã và đang sử dụng số tiền này hay không ? Tiền không phải của mình nhưng mình vẫn được phép sử dụng thì gọi là gì ?
Chính vì ta thường dùng từ "phải nộp" cho nên dẫn đến việc nhầm lẫn giữa một bên là nghĩa vụ và một bên là bắt buộc và cũng từ đó dẫn đến nhiều hệ luỵ xung quanh vấn đề này .
Khi nói đến nghĩa vụ ta cần xét đến những điều kiện cần thiết để thực hiện nghĩa vụ đó, còn khi nói đến bắt buộc có nghĩa là phải thực hiện trong bất cứ điều kiện nào . Nghĩa vụ nộp Thuế TNDN chỉ thực hiện khi làm ăn có lãi, còn thuế VAT cho dù thế nào miễn có số dư Có ở tháng nào thì phải thực hiện ở ngay tháng đó.
Trên quan điểm đó tôi vẫn cho rằng đứng trên góc độ của DN mà nói thì dùng từ "phải trả" chính xác hơn còn đứng trên góc độ người tiêu dùng mới dùng từ "phải nộp" .
Và TK 3331 theo tôi chỉ nên là : thuế GTGT đầu ra

Còn về TK 133 : Thuế VAT được khấu trừ .
Theo Luật thuế GTGT, thuế đầu vào của HH-DV có được khấu trừ hay không còn phụ thuộc vào mục đích tại đầu ra (nếu đầu ra không chịu thuế thì đầu vào không được khấu trừ) , và rõ ràng là có trường hợp thuế VAT đầu vào không được khấu trừ mà phải hạch toán vào giá vốn hàng bán ra.
Như vậy cho dù DN đã nộp trước tiền thuế vào NSNN nhưng việc có được khấu trừ số tiền thuế đã nộp hay không lại là một chuyện khác .
Và như vậy, theo tôi TK 133 cũng chỉ nên là : thuế VAT đầu vào .
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Nguyen Tu Anh

Nguyen Tu Anh

Cao cấp
23/2/05
5,608
23
38
Hà Nội - TP. HCM
Phan Quốc Hùng nói:
Trên quan điểm đó tôi vẫn cho rằng đứng trên góc độ của DN mà nói thì dùng từ "phải trả" chính xác hơn còn đứng trên góc độ người tiêu dùng mới dùng từ "phải nộp" .
Và TK 3331 theo tôi chỉ nên là : thuế GTGT đầu ra
Nếu hiểu chính xác thì sẽ phải như thế này chứ ạ:
- Người tiêu dùng: trả tiền thuế GTGT. Mua hàng, xìa tiền ra trả.
- Doanh nghiệp: nộp thuế GTGT. Thu được của người tiêu dùng và nộp vào ngân sách nhà nước.

Do đó, "phải nộp" vẫn là chính xác.

Phan Quốc Hùng nói:
Còn về TK 133 : Thuế VAT được khấu trừ .
Theo Luật thuế GTGT, thuế đầu vào của HH-DV có được khấu trừ hay không còn phụ thuộc vào mục đích tại đầu ra (nếu đầu ra không chịu thuế thì đầu vào không được khấu trừ) , và rõ ràng là có trường hợp thuế VAT đầu vào không được khấu trừ mà phải hạch toán vào giá vốn hàng bán ra.
Như vậy cho dù DN đã nộp trước tiền thuế vào NSNN nhưng việc có được khấu trừ số tiền thuế đã nộp hay không lại là một chuyện khác .
Và như vậy, theo tôi TK 133 cũng chỉ nên là : thuế VAT đầu vào .
Xét tại thời điểm cuối kỳ, TK 133 chỉ là số thuế GTGT được khấu trừ mà thôi.

- Nếu đầu ra không chịu thuế thì khi hạch toán kế toán, không hạch toán tiền thuế GTGT vào TK 133.
- Nếu có hai hoạt động không chịu thuế và có chịu thuế, đầu vào sử dụng cho cả hai hoạt động, thì ban đầu sẽ tạm hạch toán qua TK 133, đến cuối kỳ sẽ phân bổ lại để số thuế GTGT được khấu trừ chính xác sẽ nằm lại tại TK 133.

Thêm nữa, khi xác định số thuế GTGT phải nộp hay được khấu trừ sẽ xác định tại thời điểm cuối kỳ.

Như vậy, "được khấu trừ" cũng là chính xác đó chứ?

Em xin nhắc bác một điều, bác chỉ có thể chọn một trong hai từ sau để viết thôi ạ: "thuế giá trị gia tăng" hoặc "VAT", chứ không có "thuế VAT".
 
P

Phan Quốc Hùng

Guest
31/10/05
38
0
0
58
Quy Nhơn - Bình Định
Nguyên văn của Tú Anh :
"Em xin nhắc bác một điều, bác chỉ có thể chọn một trong hai từ sau để viết thôi ạ: "thuế giá trị gia tăng" hoặc "VAT", chứ không có "thuế VAT"."

Ừ đúng rồi, đó chỉ là một cách nói quen miệng, cũng như quen miệng nói nộp thuế GTGT hàng tháng vậy mà

Tuy nhiên cả nhà có công nhận rằng khi nói "nộp thuế GTGT" thì những người chủ (kể cả người làm công tác kế toán) sẽ nghĩ rằng đó là số tiền mà họ phải bỏ ra để nộp hay không ? Việc thuyết phục để họ hiểu được rằng tiền thuế GTGT đầu ra là của NN và phải trả lại cho NN thật không dễ dàng (nhất là những DN đi lên từ những hộ cá thể) .

Nguyên văn của Tú Anh :
"- Nếu đầu ra không chịu thuế thì khi hạch toán kế toán, không hạch toán tiền thuế GTGT vào TK 133.
- Nếu có hai hoạt động không chịu thuế và có chịu thuế, đầu vào sử dụng cho cả hai hoạt động, thì ban đầu sẽ tạm hạch toán qua TK 133, đến cuối kỳ sẽ phân bổ lại để số thuế GTGT được khấu trừ chính xác sẽ nằm lại tại TK 133."

Nếu mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh được rạch ròi như thế thì công việc của kế toán quả là nhẹ nhàng . Thế nhưng sự việc lại không như vậy, có những NVKT, đầu ra ban đầu tưởng như là chịu thuế nhưng cho đến một vài năm sau lại trở thành không chịu thuế, thế thì làm sao đây ?
Các NVKT cứ tự nhiên nảy sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh tuỳ thuộc vào những điều kiện cụ thể và không tuân theo một quy định nào cả .
Chúng ta có bao nhiêu NVKT phát sinh nhưng chưa được quy định trong các văn bản pháp quy, và khi những NVKT đó xảy ra người làm kế toán phải bám víu vào đâu ?
Khi nêu lên chủ đề này tôi muốn cả nhà mình cùng tranh luận, không phải vì tính đúng sai của thuật ngữ trên, mà tranh luận để làm rõ bản chất của việc nộp thuế GTGT của doanh nghiệp . Bởi một cách nói nhưng đôi khi lại làm làm ta hiểu sai lệch bản chất của vấn đề .
 
NPT

NPT

Cao cấp
7/6/06
2,083
12
38
53
Rừng Tây Nguyên
Bởi:phan Quốc Hùng
Việc thuyết phục để họ hiểu được rằng tiền thuế GTGT đầu ra là của NN và phải trả lại cho NN thật không dễ dàng (nhất là những DN đi lên từ những hộ cá thể) .
Anh ơi! Theo em được biết thì thuế là của nhân dân đóng góp, nhà nước chỉ quản lý và điều tiết nguồn thuế này,chứ gì mà phải trả cho nhà nước, nói thế không biết có đúng ý ai không ?
không phải vì tính đúng sai của thuật ngữ trên, mà tranh luận để làm rõ bản chất của việc nộp thuế GTGT của doanh nghiệp . Bởi một cách nói nhưng đôi khi lại làm làm ta hiểu sai lệch bản chất của vấn đề .
Theo em có hiểu gì đi chăng nữa thì cứ đầu ra - đầu vào ( nếu >)= phải nộp.
 
xuantham

xuantham

Cao cấp
18/8/05
5,376
652
113
58
TP. Hồ Chí Minh
Nguyên văn của Tú Anh :
"Em xin nhắc bác một điều, bác chỉ có thể chọn một trong hai từ sau để viết thôi ạ: "thuế giá trị gia tăng" hoặc "VAT", chứ không có "thuế VAT"."

Ừ đúng rồi, đó chỉ là một cách nói quen miệng, cũng như quen miệng nói nộp thuế GTGT hàng tháng vậy mà

Tuy nhiên cả nhà có công nhận rằng khi nói "nộp thuế GTGT" thì những người chủ (kể cả người làm công tác kế toán) sẽ nghĩ rằng đó là số tiền mà họ phải bỏ ra để nộp hay không ? Việc thuyết phục để họ hiểu được rằng tiền thuế GTGT đầu ra là của NN và phải trả lại cho NN thật không dễ dàng (nhất là những DN đi lên từ những hộ cá thể) .

Nguyên văn của Tú Anh :
"- Nếu đầu ra không chịu thuế thì khi hạch toán kế toán, không hạch toán tiền thuế GTGT vào TK 133.
- Nếu có hai hoạt động không chịu thuế và có chịu thuế, đầu vào sử dụng cho cả hai hoạt động, thì ban đầu sẽ tạm hạch toán qua TK 133, đến cuối kỳ sẽ phân bổ lại để số thuế GTGT được khấu trừ chính xác sẽ nằm lại tại TK 133."

Nếu mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh được rạch ròi như thế thì công việc của kế toán quả là nhẹ nhàng . Thế nhưng sự việc lại không như vậy, có những NVKT, đầu ra ban đầu tưởng như là chịu thuế nhưng cho đến một vài năm sau lại trở thành không chịu thuế, thế thì làm sao đây ?
Các NVKT cứ tự nhiên nảy sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh tuỳ thuộc vào những điều kiện cụ thể và không tuân theo một quy định nào cả .
Chúng ta có bao nhiêu NVKT phát sinh nhưng chưa được quy định trong các văn bản pháp quy, và khi những NVKT đó xảy ra người làm kế toán phải bám víu vào đâu ?
Khi nêu lên chủ đề này tôi muốn cả nhà mình cùng tranh luận, không phải vì tính đúng sai của thuật ngữ trên, mà tranh luận để làm rõ bản chất của việc nộp thuế GTGT của doanh nghiệp . Bởi một cách nói nhưng đôi khi lại làm làm ta hiểu sai lệch bản chất của vấn đề .

1. Bạn phải nói thế này: đa số (hoặc hầu hết) chủ DN khi "nộp thuế GTGT" thì những người chủ thường nghĩ rằng đó là số tiền mà DN phải chịu (thậm chí 1 số người làm công tác kế toán cũng nghĩ vậy).

2. NVKT thì không chịu thuế mà là đối tượng nào đó có chịu thuế hay không thôi. Bạn nói rằng : "tưởng như là chịu thuế nhưng cho đến một vài năm sau lại trở thành không chịu thuế thế thì làm sao đây ?"

Thứ nhât: những đối tượng không chịu thuế thường là do chính sách khuyến khích cuả nhà nước
Thứ hai: Kinh doanh thì phải chấp nhân rủi ro, trong đó viêc thay đổi chính sách cũng là 1 rủi ro. Nhưng có khi rủi ra của DN này lại là cơ hôị của DN khác. Và ngươc laị.

Làm kế toán thì viêc câp nhât những quy đinh, quy chế rất cần thiết. Tuy nhiên trong trường hợp bạn tôi có cảm giác như chưa từng xảy ra.

3. Tôi nghĩ ban muốn nói đến bản chất cuả thuế GTGT? Hay muốn noí đến thực chất cuả số tiền thuế GTGT mà DN nôp. Còn dùng "bản chất của việc nộp thuế GTGT của doanh nghiệp" thì tôi nghĩ chỉ là làm nghiã vu cuả DN thôi.

Không ai bắt câu chữ và hiểu sai vấn đề bạn nêu lên đâu; ban đọc laị bài cuả Tú Anh đi. Câu chữ, từ ngữ từ luật ra. Khi nào bạn dùng quen rôì thì đọc văn bản, và khi moị người giải thích bằng luật quy định thì sẽ dể hiểu hơn. Tất cả có cùng 1 khái niệm , tất cả dồng ngôn ngữ thì dể trao đôỉ hơn và sôi nổi hơn.
Thân mến
 
tranvanhung

tranvanhung

Gãi ngứa
20/2/04
2,976
10
38
21
Biên Hoà - Đồng Nai
Nói tóm lại là "Phải căn cứ vào bản chất của từng lọai thuế" và "Pháp luật thì không có tính chất hồi tố" nên dù là chủ doanh nghiệp hay là nhân viên kế toán thì cũng đừng "Chết vì thiếu hiểu biết" nhé.

Theo quan niệm của nhà nước thì thuế là khỏan phải nộp chứ không phải là khỏan phải trả nên mới có câu "Nộp thuế là nghĩa vụ của mọi công dân góp phần xây dựng đất nước mà".
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA