Mấy anh chị ơi giúp em tình huống này với: Nguyễn kim bán hàng cho khách hàng dùng thử, phải xuất hóa đơn bán, khách hàng trả tiền. nhưng nếu sau một tuần sử dụng khách hàng không hài lòng có quyền trả lại. Vậy kế toán Nguyễn kim có ghi nhân doanh thu không?
Trường hợp này theo mình, khi xuất hàng cho KH có thể ghi (1) Nợ 157/ Có 156, (2) Nợ 111/ Có 131, sau 1 tuần khách hàng không trả hàng thì ghi nhận DT và giá vốn: (1) Nợ 131/ Có 511, (2) Nợ 632/ Có 157.
Đối với trường hợp bán hàng với quyền trả lại có thể xảy ra 1 trong 3 cách hạch toán:
(1) Không hạch toán doanh thu cho đến khi nào quyền trả lại hết hạn.
(2) Hạch toán doanh thu kèm theo ước tính về hàng bị trả lại.
(3) Hạch toán doanh thu và ghi nhận hàng bị trả lại khi phát sinh.
VAS 18 hiện hành và IAS 12 phiên bản cũ (1993) không quy định cụ thể về hạch toán trường hợp này. IFRS 15 (2014) và FABS Topic 605 quy định khá cụ thể về vấn đề này. Các quy định này về cơ bản tuân thủ theo Khung lý thuyết kế toán (Conceptual Framework). Theo đó doanh nghiệp sẽ hạch toán theo cách (1) nếu doanh nghiệp không xác định được tính chắc chắn hay không của việc trả lại hàng. Trường hợp bằng kinh nghiệm của mình và ngành, doanh nghiệp ước tính được tỷ lệ trả lại hàng thì sẽ hạch toán theo cách (2).
Đối chiếu với các quy định trên thì Nguyễn Kim hạch toán theo cách (2) là hợp lý nhất. Khi đó Nguyễn Kim chỉ hạch toán doanh thu tương ứng với tỷ lệ không bị trả lại, phần tương ứng với tỷ lệ bị trả lại sẽ hạch toán là nợ phải trả, đồng thời ghi nhận giá trị ước tính của hàng tồn kho bị trả lại.
Tuy nhiên trong thực tế Việt Nam theo mình chọn cách (3) là đơn giản nhất, cả cho tính thuế và hạch toán vì tỷ lệ khách hàng trả lại hàng sau khi dùng thử ở Việt Nam chắc là không cao (?)