L
Nhiều chính sách, Luật có hiêu lực từ 01/01/2015
1.Luật hải quan số 54/2014/QH13
Ngày 23 tháng 6 năm 2014, Quốc hội đã thông qua Luật hải quan số 54/2014/QH13 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2015, thay thế Luật Hải quan số 29/2001/QH10 năm 2001 và Luật số 42/2005/QH11 năm 2005 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật hải quan. Một số điều luật đáng chú ý của Luật hải quan số 54/2014/QH13 được tóm tắt như sau:
-Thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia trong hoạt động nghiệp vụ hải quan: Người khai hải quan gửi thông tin, chứng từ điện tử để thực hiện thủ tục hải quan và thủ tục của cơ của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thông qua một hệ thống thông tin tích hợp. Hải quan quyết định thông quan, giải phóng hàng hóa trên hệ thống thông tin tích hợp.
- Quy định mới về việc thành lập Cục Hải quan: giao cho Chính phủ căn cứ vào khối lượng công việc, quy mô, tính chất hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, đặc thù, điều kiện kinh tế - xã hội của từng địa bàn để quy định tiêu chí thành lập Cục Hải quan.
-Cơ quan hải quan xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trên cơ sở kiểm tra nội dung khai của người khai hải quan, chứng từ thuộc hồ sơ hải quan và kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa.
- Về thời hạn nộp hồ sơ hải quan đối với hàng xuất khẩu: Nộp sau khi đã tập kết hàng hóa tại địa điểm người khai hải quan thông báo và chậm nhất là 04 giờ trước khi phương tiện vận tải xuất cảnh; đối với hàng hóa xuất khẩu gửi bằng dịch vụ chuyển phát nhanh thì chậm nhất là 02 giờ trước khi phương tiện vận tải xuất cảnh.
-Thời hạn cơ quan hải quan làm thủ tục hải quan: Hoàn thành việc kiểm tra hồ sơ chậm nhất là 02 giờ làm việc kể từ thời điểm cơ quan hải quan tiếp nhận đầy đủ hồ sơ hải quan; Hoàn thành việc kiểm tra thực tế hàng hóa chậm nhất là 08 giờ làm việc, hoặc tối đa không quá 02 ngày (số lượng lớn) kể từ thời điểm người khai hải quan xuất trình đầy đủ hàng hóa cho cơ quan hải quan.
-Cơ quan hải quan được thực hiện, phối hợp thực hiện tuần tra, kiểm soát nhằm ngăn ngừa hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới tại vùng nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải; thực hiện các biện pháp ngăn chặn và xử lý vi phạm theo thẩm quyền trong vùng nội thủy, lãnh hải phù hợp với quy định của Luật biển Việt Nam.
2. Luật số 46/2014/QH13: Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế.
- Ngày 13/6/2014, Quốc hội đã thông qua Luật số 46/2014/QH13, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2015. Theo đó, Luật mới sẽ tạo thuận lợi và khuyến khích, đông đảo nhân dân tham gia BHYT:
- Về quyền lợi của người tham gia BHYT,nâng mức thanh toán trong trường hợp KCB trái tuyến, vượt tuyến lên 70%, 60% và 40% tương ứng với bệnh viện tuyến huyện, tỉnh, Trung ương theo lộ trình: Từ ngày 01/01/2021, mở thông tuyến tỉnh trên toàn quốc và riêng đối với tuyến Trung ương thì nâng mức hưởng lên 40% đối với trường hợp điều trị nội trú; tuyến tỉnh là 60% chi phí điều trị nội trú từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 31/12/2020 và được hưởng 100% chi phí điều trị nội trú kể từ ngày 01/01/2021.
- Người tham gia BHYT đăng ký KCB ban đầu tại bệnh viện đa khoa huyện hoặc bệnh viện đa khoa khu vực nơi không có bệnh viện đa khoa huyện được quyền KCB BHYT tại trạm y tế xã trên cùng địa bàn huyện và không bị xem là trái tuyến, vượt tuyến.
- Trẻ em dưới 6 tuổi được Quỹ BHYT chi trả điều trị lác, cận thị và tật khúc xạ của mắt; trường hợp trẻ đủ 72 tháng tuổi mà chưa đến kỳ nhập học thì thẻ BHYT có giá trị sử dụng đến ngày 30/9 năm đó; bãi bỏ quy định BHYT không chi trả với trường hợp tự tử, tự gây thương tích, bị tai nạn giao thông, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.
- Quỹ BHYT sẽ thanh toán 100% chi phí khi người bệnh có thời gian tham gia BHYT 5 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí KCB trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở, trừ trường hợp đi KCB không đúng tuyến, sử dụng dịch vụ kỹ thuật cao chi phí lớn, thuốc ngoài danh mục thuốc BHYT.
- Người tham gia BHYT theo hộ gia đình được giảm trừ mức đóng cho các thành viên trong cùng hộ: Người thứ nhất đóng bằng mức qui định; người thứ hai, thứ ba, thứ tư, thứ năm đóng lần lượt bằng 80%, 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất, từ người thứ sáu trở đi đóng bằng cố định là 40% mức đóng của người thứ nhất.
3. Luât số 38/2013/QH13: Về việc làm và người lao động
Luật số 38/2013/QH13- Luật việc làm được Quốc hội thông qua ngày 16/11/2013, người lao động sẽ được hưởng nhiều quyền lợi khi luật trên có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2015:
- Doanh nghiệp phải tham gia Bảo hiểm thất nghiệp bắt buộc cho người lao động ký kết Hợp đồng lao động từ đủ 3 tháng trở lên, thay vì trước đây chỉ Doanh nghiệp sử dụng từ 10 lao động trở lên mới phải tham gia.
- Ngoài người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động từ đủ 12 tháng trở lên thì người lao động có hợp đồng lao động từ 3 đến dưới 12 tháng cũng thuộc đối tượng tham gia Bảo hiểm thất nghiệp bắt buộc.
...
Xem thêm tại đây http://www.blogketoan.tk/2014/11/nhieu-chinh-sach-luat-co-hieu-luc-tu-2015.html
P/S. Có thông tin mới hơn anh/em bổ sung giúp nhé!
1.Luật hải quan số 54/2014/QH13
Ngày 23 tháng 6 năm 2014, Quốc hội đã thông qua Luật hải quan số 54/2014/QH13 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2015, thay thế Luật Hải quan số 29/2001/QH10 năm 2001 và Luật số 42/2005/QH11 năm 2005 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật hải quan. Một số điều luật đáng chú ý của Luật hải quan số 54/2014/QH13 được tóm tắt như sau:
-Thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia trong hoạt động nghiệp vụ hải quan: Người khai hải quan gửi thông tin, chứng từ điện tử để thực hiện thủ tục hải quan và thủ tục của cơ của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thông qua một hệ thống thông tin tích hợp. Hải quan quyết định thông quan, giải phóng hàng hóa trên hệ thống thông tin tích hợp.
- Quy định mới về việc thành lập Cục Hải quan: giao cho Chính phủ căn cứ vào khối lượng công việc, quy mô, tính chất hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, đặc thù, điều kiện kinh tế - xã hội của từng địa bàn để quy định tiêu chí thành lập Cục Hải quan.
-Cơ quan hải quan xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trên cơ sở kiểm tra nội dung khai của người khai hải quan, chứng từ thuộc hồ sơ hải quan và kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa.
- Về thời hạn nộp hồ sơ hải quan đối với hàng xuất khẩu: Nộp sau khi đã tập kết hàng hóa tại địa điểm người khai hải quan thông báo và chậm nhất là 04 giờ trước khi phương tiện vận tải xuất cảnh; đối với hàng hóa xuất khẩu gửi bằng dịch vụ chuyển phát nhanh thì chậm nhất là 02 giờ trước khi phương tiện vận tải xuất cảnh.
-Thời hạn cơ quan hải quan làm thủ tục hải quan: Hoàn thành việc kiểm tra hồ sơ chậm nhất là 02 giờ làm việc kể từ thời điểm cơ quan hải quan tiếp nhận đầy đủ hồ sơ hải quan; Hoàn thành việc kiểm tra thực tế hàng hóa chậm nhất là 08 giờ làm việc, hoặc tối đa không quá 02 ngày (số lượng lớn) kể từ thời điểm người khai hải quan xuất trình đầy đủ hàng hóa cho cơ quan hải quan.
-Cơ quan hải quan được thực hiện, phối hợp thực hiện tuần tra, kiểm soát nhằm ngăn ngừa hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới tại vùng nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải; thực hiện các biện pháp ngăn chặn và xử lý vi phạm theo thẩm quyền trong vùng nội thủy, lãnh hải phù hợp với quy định của Luật biển Việt Nam.
2. Luật số 46/2014/QH13: Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế.
- Ngày 13/6/2014, Quốc hội đã thông qua Luật số 46/2014/QH13, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2015. Theo đó, Luật mới sẽ tạo thuận lợi và khuyến khích, đông đảo nhân dân tham gia BHYT:
- Về quyền lợi của người tham gia BHYT,nâng mức thanh toán trong trường hợp KCB trái tuyến, vượt tuyến lên 70%, 60% và 40% tương ứng với bệnh viện tuyến huyện, tỉnh, Trung ương theo lộ trình: Từ ngày 01/01/2021, mở thông tuyến tỉnh trên toàn quốc và riêng đối với tuyến Trung ương thì nâng mức hưởng lên 40% đối với trường hợp điều trị nội trú; tuyến tỉnh là 60% chi phí điều trị nội trú từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 31/12/2020 và được hưởng 100% chi phí điều trị nội trú kể từ ngày 01/01/2021.
- Người tham gia BHYT đăng ký KCB ban đầu tại bệnh viện đa khoa huyện hoặc bệnh viện đa khoa khu vực nơi không có bệnh viện đa khoa huyện được quyền KCB BHYT tại trạm y tế xã trên cùng địa bàn huyện và không bị xem là trái tuyến, vượt tuyến.
- Trẻ em dưới 6 tuổi được Quỹ BHYT chi trả điều trị lác, cận thị và tật khúc xạ của mắt; trường hợp trẻ đủ 72 tháng tuổi mà chưa đến kỳ nhập học thì thẻ BHYT có giá trị sử dụng đến ngày 30/9 năm đó; bãi bỏ quy định BHYT không chi trả với trường hợp tự tử, tự gây thương tích, bị tai nạn giao thông, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.
- Quỹ BHYT sẽ thanh toán 100% chi phí khi người bệnh có thời gian tham gia BHYT 5 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí KCB trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở, trừ trường hợp đi KCB không đúng tuyến, sử dụng dịch vụ kỹ thuật cao chi phí lớn, thuốc ngoài danh mục thuốc BHYT.
- Người tham gia BHYT theo hộ gia đình được giảm trừ mức đóng cho các thành viên trong cùng hộ: Người thứ nhất đóng bằng mức qui định; người thứ hai, thứ ba, thứ tư, thứ năm đóng lần lượt bằng 80%, 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất, từ người thứ sáu trở đi đóng bằng cố định là 40% mức đóng của người thứ nhất.
3. Luât số 38/2013/QH13: Về việc làm và người lao động
Luật số 38/2013/QH13- Luật việc làm được Quốc hội thông qua ngày 16/11/2013, người lao động sẽ được hưởng nhiều quyền lợi khi luật trên có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2015:
- Doanh nghiệp phải tham gia Bảo hiểm thất nghiệp bắt buộc cho người lao động ký kết Hợp đồng lao động từ đủ 3 tháng trở lên, thay vì trước đây chỉ Doanh nghiệp sử dụng từ 10 lao động trở lên mới phải tham gia.
- Ngoài người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động từ đủ 12 tháng trở lên thì người lao động có hợp đồng lao động từ 3 đến dưới 12 tháng cũng thuộc đối tượng tham gia Bảo hiểm thất nghiệp bắt buộc.
...
Xem thêm tại đây http://www.blogketoan.tk/2014/11/nhieu-chinh-sach-luat-co-hieu-luc-tu-2015.html
P/S. Có thông tin mới hơn anh/em bổ sung giúp nhé!