Thông tư số 200/2014/TT-BTC thay thế toàn bộ Quyết định 15, có hiệu lực thi hành từ 1/1/2015

  • Thread starter Thanh Nam
  • Ngày gửi
Thanh Nam

Thanh Nam

Admin
Thành viên BQT
Quản lý cao cấp
24/4/03
3,314
1,123
113
HCM
www.famaconsulting.vn
Ngày 22/12/2014, Bộ Trưởng Bộ Tài chính ký Thông tư số 200/2014/TT-BTC thay thế Quyết định số 15/2006 ngày 20/03/2006 về chế độ kế toán doanh nghiệp và Quyết định 202/2014 về hướng dẫn lập báo cáo tài chính hợp nhất.

1. Thông tư số 200/2014/TT-BTC thay thế toàn bộ Quyết định 15, có hiệu lực thi hành từ 1/1/2015 và áp dụng cho việc lập và trình bày BCTC từ năm 2015 trở đi;
2. Thông tư số 200/2014/TT-BTC cởi mở hơn so với Quyết định 15, mang tính chất hướng dẫn nhiều, coi trọng BẢN CHẤT HƠN HÌNH THỨC.
3. Thay đổi về bản chất một số điểm chính sau đây:
a. Bỏ 3 hình thức ghi sổ kế toán (nhật ký chứng từ, chứng từ ghi sổ, nhật ký chung)
Nhiều giao dịch/nghiệp vụ thay đổi quan điểm ghi nhận. Theo đó (i) có một số TK bỏ đi, một số TK thêm vào, (ii) trình bày một số chỉ tiêu trên BCTC có thay đổi, (iii) việc hạch toán vào một số TK sẽ khác với việc trình bày trên BCTC, ….
b. Hệ thống mẫu sổ kế toán và chứng từ kế toán không bắt buộc phải tuân thủ, doanh nghiệp có thể tự thiết kế mẫu sổ kế toán, chứng từ kế toán cho phù hợp với từng doanh nghiệp. Tuy nhiên, Bộ Tài chính vẫn ban hành mẫu sổ và chứng từ kế toán để mang tính chất hướng dẫn doanh nghiệp nếu doanh nghiệp không tự thiết kế mẫu sổ và chứng từ cho riêng mình.
c. Khi lập báo cáo tài chính thì sự giảm giá tài sản (impairment asset) được xem xét đến cho một số nghiệp vụ: Ví dụ: Một số khoản đầu tư tài chính và bất động sản đầu tư .
d. Việc ghi nhận giao dịch/nghiệp vụ theo hướng sẽ được tuân thủ cao nhất chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS).
e. Việc hạch toán cho mục đích kế toán sẽ có sự phân biệt rõ với mục đích thuế.
f. Thuyết minh BCTC bao gồm cả nội dung và đối tượng.
g. Các chỉ tiêu không phát sinh trên BCTC doanh nghiệp được phép bỏ đi.
h. Rất nhiều nghiệp vụ hạch toán thay đổi: Thay đổi số hiệu TK hạch toán, thay đổi quan điểm ghi nhận giao dịch. Ví dụ bổ một số TK 129, 139, 142, 144, 223, 311, 315, 342, 415, 512, 531, 532, … đổi tên TK 344, thêm TK 1534, 1557, …, một số tên gọi tài khoản thay đổi, khi hạch toán không quan niệm TK ngắn hạn hay dài hạn, chỉ khi lập BCTC mới quan tâm đến tài sản ngắn hạn và dài hạn.
i. Trong chế độ mới có nội dung hướng dẫn về chuyển số dư và điều chỉnh hồi tố.
j. BCTC hợp nhất là một phần của chế độ kế toán doanh nghiệp.
k. Chia cổ tức dựa trên BCTC hợp nhất, không dựa trên BCTC công ty mẹ.
l. Một số tình huống hợp nhất BCTC được hướng dẫn cụ thể, đặc biệt là hợp nhất BC lưu chuyển tiền tệ.

Nguồn Hội Kế toán hành nghề VN (VICA)
-----------------------------------------------

Đính kèm:

Slide bài giảng thông tư 200 : http://4wkt.net/f/kz63zmepdmkhx5x.pdf

Thông tư 200 bản pdf: http://4wkt.net/f/p4sdll5rhs3s5v3.pdf
Sổ kế toán: http://4wkt.net/f/c290xxnuheiick8.rar
Mẫu chứng từ kế toán:http://4wkt.net/f/o4rmz71ltvj33xz.rar

Thông tư 200 bản word tham khảo: http://4wkt.net/f/tl8ba8j4l7ilxze.rar

Link thông tư 200 trên trang web Bộ Tài Chính: http://vbpq1.mof.gov.vn/Home/DownloadFile?vbID=10501

Ebook thông tư 200: http://webketoan.com/threads/2791484-ebook-thong-tu-200/
 
Sửa lần cuối:
Khóa học Quản trị dòng tiền
Hien

Hien

WKTER
Thành viên BQT
18/2/05
4,303
1,509
113
Hà Nội - Thái Nguyên
Vụ chế độ kế toán và kiểm toán chơi kiểu ra văn bản theo chiều ngược: Ra chế độ trước rồi mới ra chuẩn mực! Sẽ có nhiều việc cho Vụ chế độ, các công ty phần mềm và cả anh chị em kế toán đây!

Mà việc ghi nhận giao dịch/nghiệp vụ theo hướng sẽ được tuân thủ cao nhất chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) là sao đây? Hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế hiện hành đã có khá nhiều thay đổi so với hệ thống mà VAS dựa vào để xây dựng! Sẽ có nhiều điểm không nhất quán giữa chuẩn mực hiện hành và chế độ chăng? Theo chuẩn mực hiện hành hay theo chế độ đây? Các bác Vụ chế độ làm anh em sốt ruột quá.
 
Thanh Nam

Thanh Nam

Admin
Thành viên BQT
Quản lý cao cấp
24/4/03
3,314
1,123
113
HCM
www.famaconsulting.vn
Đã cập nhật văn bản bài đầu tiên

Vụ chế độ kế toán và kiểm toán chơi kiểu ra văn bản theo chiều ngược: Ra chế độ trước rồi mới ra chuẩn mực! Sẽ có nhiều việc cho Vụ chế độ, các công ty phần mềm và cả anh chị em kế toán đây!

Mà việc ghi nhận giao dịch/nghiệp vụ theo hướng sẽ được tuân thủ cao nhất chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) là sao đây? Hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế hiện hành đã có khá nhiều thay đổi so với hệ thống mà VAS dựa vào để xây dựng! Sẽ có nhiều điểm không nhất quán giữa chuẩn mực hiện hành và chế độ chăng? Theo chuẩn mực hiện hành hay theo chế độ đây? Các bác Vụ chế độ làm anh em sốt ruột quá.
 
  • Like
Reactions: meomun193 and Hien
amtich

amtich

Mơ về nơi xa...
14/10/11
1,483
261
83
37
TP Vinh - TP HCM
Hi, có 1 điểm thay đổi khá thú vị về vốn hóa chi phí lãi vay:

"Đối với khoản vay riêng phục vụ việc xây dựng TSCĐ, BĐSĐT, lãi vay được vốn hóa kể cả khi thời gian xây dựng dưới 12 tháng". Như vậy không còn giới hạn tài sản dở dang dưới 12 tháng nữa.

"Nhà thầu không vốn hóa lãi vay khi đi vay để phục vụ việc thi công, xây dựng công trình, tài sản cho khách hàng, kể cả trường hợp đối với khoản vay riêng, vi dụ: Nhà thầy xây lắp vay tiền để thi công xây dựng công trình cho khách hàng, công ty đóng tàu theo hợp đòng cho chủ tàu...". Như vậy đối với nhà thầu xây lắp thì mặc dù đáp ứng tiêu chuẩn tài sản dở dang (hàng tồn kho) đang trong thời gian thi công, thì lãi vay phục vụ dự án này cũng không được vốn hóa.

Xuất ngoại tệ khi thanh toán tỷ giá chỉ được áp dụng phương pháp bình quân sau mỗi lần nhập. Ngoài ra cái đoạn nhầm lẫn về định nghĩa các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cũng được sửa lại rõ ràng trong TT200, đúng như anh @Hien đã nhận định trước đó, là do TT179 gõ sai, :D - sai mà BTC chẳng chịu đính chính gì cả để mọi người thắc mắc (Khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ không bao gồm: Các khoản nhận trước người mua hoặc trả trước người bán bằng ngoại tệ; Doanh thu nhận trước hoặc chi phí trả trước bằng ngoại tệ).

Ngoài ra cũng bỏ bút toán hạch toán thuế, doanh thu nội bộ khi khuyến mại, quảng cáo. Tuy nhiên KM, QC kèm theo bán sản phẩm thì phải ghi nhận vào doanh thu chứ ko phản ánh vào chi phí.
 
Sửa lần cuối:

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA