S
smallneedle
Sơ cấp
- 3/8/04
- 32
- 1
- 8
Trong TT 200, có quy định như sau:
1.5. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ thuần mà doanh nghiệp thực hiện được trong kỳ kế toán có thể thấp hơn doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ ghi nhận ban đầu do các nguyên nhân: Doanh nghiệp chiết khấu thương mại, giảm giá hàng đã bán cho khách hàng hoặc hàng đã bán bị trả lại (do không đảm bảo điều kiện về quy cách, phẩm chất ghi trong hợp đồng kinh tế);
Trường hợp sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã tiêu thụ từ các kỳ trước, đến kỳ sau phải chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hoặc hàng bán bị trả lại thì doanh nghiệp được ghi giảm doanh thu theo nguyên tắc:
- Nếu sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã tiêu thụ từ các kỳ trước, đến kỳ sau phải giảm giá, phải chiết khấu thương mại, bị trả lại nhưng phát sinh trước thời điểm phát hành Báo cáo tài chính, kế toán phải coi đây là một sự kiện cần điều chỉnh phát sinh sau ngày lập Bảng cân đối kế toán và ghi giảm doanh thu trên Báo cáo tài chính của kỳ lập báo cáo.
- Trường hợp Sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ phải giảm giá, phải chiết khấu thương mại, bị trả lại sau thời điểm phát hành Báo cáo tài chính thì doanh nghiệp ghi giảm doanh thu của kỳ phát sinh.
Cái này có vẻ hơi chặt chẽ quá so với chuẩn mực VAS 23 - Sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán.
Trước đây, áp dụng VAS 23 thì tùy trường hợp mới phải điều chỉnh.
Nếu giao dịch bán hàng trong kỳ trước đã đủ điều kiện ghi nhận doanh thu (đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích), kỳ này trả lại thì Hàng bán bị trả lại thuộc sự kiện không cần phải điều chỉnh.
Nếu DN hạch toán sai do nghiệp vụ bán hàng chưa đủ điều kiện ghi nhận doanh thu (chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích). Theo quy định của VAS 14:
...Doanh nghiệp còn phải chịu rủi ro gắn liền với quyền sở hữu hàng hóa dưới nhiều hình thức khác nhau, như:
...
(d) Khi người mua có quyền huỷ bỏ việc mua hàng vì một lý do nào đó được nêu trong hợp đồng mua bán và doanh nghiệp chưa chắc chắn về khả năng hàng bán có bị trả lại hay không.
Trong trường hợp này nếu DN đã ghi nhận doanh thu là sai do DN chưa chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu hàng hóa. Do đó khi khách hàng trả lại thì cung cấp bằng chứng về sai sót này và cần điều chỉnh theo VAS 23 (nếu việc trả lại phát sinh trước khi lập Báo cáo tài chính) hay VAS 29 (nếu việc trả lại sau ngày lập báo cáo tàichínhh).
1.5. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ thuần mà doanh nghiệp thực hiện được trong kỳ kế toán có thể thấp hơn doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ ghi nhận ban đầu do các nguyên nhân: Doanh nghiệp chiết khấu thương mại, giảm giá hàng đã bán cho khách hàng hoặc hàng đã bán bị trả lại (do không đảm bảo điều kiện về quy cách, phẩm chất ghi trong hợp đồng kinh tế);
Trường hợp sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã tiêu thụ từ các kỳ trước, đến kỳ sau phải chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hoặc hàng bán bị trả lại thì doanh nghiệp được ghi giảm doanh thu theo nguyên tắc:
- Nếu sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã tiêu thụ từ các kỳ trước, đến kỳ sau phải giảm giá, phải chiết khấu thương mại, bị trả lại nhưng phát sinh trước thời điểm phát hành Báo cáo tài chính, kế toán phải coi đây là một sự kiện cần điều chỉnh phát sinh sau ngày lập Bảng cân đối kế toán và ghi giảm doanh thu trên Báo cáo tài chính của kỳ lập báo cáo.
- Trường hợp Sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ phải giảm giá, phải chiết khấu thương mại, bị trả lại sau thời điểm phát hành Báo cáo tài chính thì doanh nghiệp ghi giảm doanh thu của kỳ phát sinh.
Cái này có vẻ hơi chặt chẽ quá so với chuẩn mực VAS 23 - Sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán.
Trước đây, áp dụng VAS 23 thì tùy trường hợp mới phải điều chỉnh.
Nếu giao dịch bán hàng trong kỳ trước đã đủ điều kiện ghi nhận doanh thu (đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích), kỳ này trả lại thì Hàng bán bị trả lại thuộc sự kiện không cần phải điều chỉnh.
Nếu DN hạch toán sai do nghiệp vụ bán hàng chưa đủ điều kiện ghi nhận doanh thu (chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích). Theo quy định của VAS 14:
...Doanh nghiệp còn phải chịu rủi ro gắn liền với quyền sở hữu hàng hóa dưới nhiều hình thức khác nhau, như:
...
(d) Khi người mua có quyền huỷ bỏ việc mua hàng vì một lý do nào đó được nêu trong hợp đồng mua bán và doanh nghiệp chưa chắc chắn về khả năng hàng bán có bị trả lại hay không.
Trong trường hợp này nếu DN đã ghi nhận doanh thu là sai do DN chưa chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu hàng hóa. Do đó khi khách hàng trả lại thì cung cấp bằng chứng về sai sót này và cần điều chỉnh theo VAS 23 (nếu việc trả lại phát sinh trước khi lập Báo cáo tài chính) hay VAS 29 (nếu việc trả lại sau ngày lập báo cáo tàichínhh).
Sửa lần cuối: