a/ Về thuế TNCN:
Phụ cấp tiền ăn giữa ca năm 2014
Theo:
THÔNG TƯ :Số: 12/2011/TT-BLĐTBXHHà Nội, ngày 26 tháng 04 năm 2011
Hướng dẫn thực hiện mức lương tối thiểu chung đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu
Điều 5.Điều khoản thi hành
3. Khi thực hiện mức lương tối thiểu chung quy định tại Thông tư này thì mức tiền chi cho bữa ăn giữa ca tính theo ngày làm việc trong tháng cho một người lao động trong các công ty, tổ chức, đơn vị quy định Điều 1 và khoản 1, khoản 2 Điều 4 Thông tư này không được vượt quá620.000 đồng/tháng. Việc thực hiện chế độ ăn giữa ca theo hướng dẫn tại Thông tư số 22/2008/TT-BLĐTBXH ngày 15 tháng 10 năm 2008 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện chế độ ăn giữa ca trong công ty nhà nước.
Theo:
THÔNG TƯ Số: 10/2012/TT-BLĐTBXHHà Nội, ngày 26 tháng 04 năm 2012
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MỨC LƯƠNG TỐI THIỂU CHUNG ĐỐI VỚI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN DO NHÀ NƯỚC LÀM CHỦ SỞ HỮU
Điều 4. Hiệu lực thi hành
2. Mức tiền lương trong hệ thống thang lương, bảng lương, mức phụ cấp lương và các chế độ trợ cấp của các đối tượng quy định tạiThông tư này, từ ngày 01 tháng 5 năm 2011được tính theo mức lương tối thiểu chung 830.000 đồng/tháng.
3. Các công ty quy định tại Điều 1 Thông tư này và các tổ chức, đơn vị của Nhà nước đang áp dụng chế độ như công ty nhà nước,từ ngày 01 tháng 5 năm 2012được thực hiện mức tiền chi bữa ăn giữa ca cho người lao động không vượt quá680.000 đồng/người/tháng. Việc thực hiện chế độ ăn giữa ca theo hướng dẫn tại Thông tư số 22/2008/TT-BLĐTBXH ngày 15 tháng 10 năm 2008 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện chế độ ăn giữa ca trong công ty nhà nước.
Áp dụng khi tính thuế TNCN:
Thu nhập tính thuế = Tổng Lương – Các khoản giảm trừ
Thuế thu nhập chiu thuế TN cá nhân = (Thu nhập - 9 triệu giảm trừ bản thân- (3,6 triệu x số người phụ thuộc)) * Thuế suất
Tổng TN Lương tính thuế TNCN = Lương Căn Bản + phụ cấp trách theo lương + Phụ cấp cơm (Nếu có > 680.000VNĐ)
Các khoản giảm trừ = Mức thu nhập bản than (9 triệu/ tháng) + Số người phụ thuộc*3.6 triệu + Bảo hiểm bắt buộc(10.5%)
Chú ý:chi phí tiền cơm chỉ bị khống chế > 680.000 là phải chịu thuế TNCN, nếu < 680.000 thì không chịu thuế TNCN, với thuế TNDN thì tiền cơm dù > 680.000 hay < 680.000 => đều là chi phí hợp lý được trừ khi tính thuế TNDN
Nếu doanh nghiệp sử dụng vốn ngân sách nhà nước để hoạt động thì phần tiền cơm vượt > 680.000 bị loại khi tính thuế TNDN
-Để là chi phí hợp lý phải Được ghi rõ trong : Hợp đồng lao động; Thoả ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn; Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty, Tong công ty.
-Ghi chú dù chi tiền mặt hay tổ chức bếp ăn tập thể thì khoản phụ cấp này cũng ko được vượt quá 680.000 cho mỗi người lao động nếu vượt quá sẽ bị tính thuế TNCN
+Nếu tổ chức bếp ăn tập thể phải:
-Hàng ngày phải quyết toán chi phí xuất ăn (phiếu báo số lượng người, Định lượng xuất ăn, các bảng kê nguyên vật liệu chế bến: rau củ, quả, thịt, cá….)
= > Như vậy phần chi phí phụ cấp ăn uống mà công ty chi trả cho nhân viên
- 680.000 được trừ khi quyết toán thuế TNCN của nhân viên
- Phần vượt = 1.800.000 – 680.000= 1,120,000 bị tính vào thu nhập chịu thuế khi quyết toán thuế TNCN
b/ Về thuế TNDN: toàn bộ phần chi phí phụ cấp ăn uống đều được tính vào chi phí hợp lý khi quyết toán thuế TNDN năm nếu có ghi trong các mục sau:
-Để là chi phí hợp lý phải Được ghi rõ trong : Hợp đồng lao động; Thoả ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn; Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty, Tong công ty.