Thông tư 96/2015/TT-BTC Hướng dẫn về thuế TNDN tại Nghị định 12/2015/NĐ-CP

  • Thread starter phantuannam
  • Ngày gửi
phantuannam

phantuannam

Altria Tax
Thành viên BQT
Quản lý cao cấp
17/12/04
4,331
1,028
113
42
Quận 12 - Hồ Chí Minh
www.tapchiketoan.vn
Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp tại Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12/2/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014, Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014, Thông tư số 151/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014 của Bộ Tài chính.

Thông tư số 96/2015/TT-BTC có hiệu lực thi hành từ ngày 6/8/2015 và áp dụng cho kỳ tính thuế TNDN từ năm 2015 trở đi.

Ngoài ra Tổng cục thuế cũng có công văn số 2512/TCT-CS 24/6/2015 giới thiệu các điểm mới của Thông tư 96/2015/TT-BTC

MỤC LỤC:

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung Khoản 1 Điều 3 Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014

Điều 2. Sửa đổi, bổ sung Khoản 2, Điều 4, Thông tư số 78/2014/TT-BTC

Điều 3. Sửa đổi, bổ sung Khoản 2 Điều 5 Thông tư số 78/2014/TT-BTC

Điều 4. Sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC (đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 119/2014/TT-BTC và Điều 1 Thông tư số 151/2014/TT-BTC)

Điều 5. Sửa đổi, bổ sung một số nội dung tại Điều 7 Thông tư số 78/2014/TT-BTC

Điều 6. Sửa đổi, bổ sung một số nội dung tại Điều 8 Thông tư số 78/2014/TT-BTC (đã được sửa đổi, bổ sung tại Điều 4 Thông tư số 151/2014/TT-BTC)

Điều 7. Sửa đổi, bổ sung Khoản 3 Điều 9 Thông tư số 78/2014/TT-BTC

Điều 8. Sửa đổi, bổ sung gạch đầu dòng thứ hai điểm a Khoản 2 Điều 14 Thông tư số 78/2014/TT-BTC

Điều 9. Sửa đổi, bổ sung Khoản 3 Điều 17 Thông tư số 78/2014/TT-BTC

Điều 10. Sửa đổi, bổ sung một số nội dung tại Điều 18 Thông tư số 78/2014/TT-BTC (đã được sửa đổi, bổ sung tại Điều 5 Thông tư số 151/2014/TT-BTC)

Điều 11. Sửa đổi, bổ sung một số nội dung tại Điều 19 Thông tư số 78/2014/TT-BTC

Điều 12. Sửa đổi, bổ sung một số nội dung tại Điều 20 Thông tư số 78/2014/TT-BTC

Điều 13. Bổ sung Khoản 2a, 2b, 2c, 2d, 2đ Điều 23; Sửa đổi, bổ sung Khoản 3 Điều 23 Thông tư số 78/2014/TT-BTC

Điều 14. Hiệu lực thi hành: Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 06 tháng 08 năm 2015 và áp dụng cho kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp từ năm 2015 trở đi.

Điều 15. Trách nhiệm thi hành.
 

Đính kèm

  • 96_2015_TT-BTC Huong dan ve thue TNDN tai Nghi dinh 12_2015_ND-CP.docx
    89.7 KB · Lượt xem: 9,535
  • 2512_TCT_CS 24-6-2015 Huong dan diem moi TT96.docx
    28.7 KB · Lượt xem: 4,473
Sửa lần cuối:
Khóa học Quản trị dòng tiền
phantuannam

phantuannam

Altria Tax
Thành viên BQT
Quản lý cao cấp
17/12/04
4,331
1,028
113
42
Quận 12 - Hồ Chí Minh
www.tapchiketoan.vn
phongthanhtp

phongthanhtp

miêu tẩy diện
29/8/05
1,309
133
63
đất võ trời văn
Bỏ quy định doanh nghiệp tự xây dựng, quản lý định mức tiêu hao nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hoá sử dụng vào sản xuất, kinh doanh

=> vụ này lạ quá nhỉ.
 
  • Like
Reactions: phantuannam
amtich

amtich

Mơ về nơi xa...
14/10/11
1,483
261
83
38
TP Vinh - TP HCM
Bỏ quy định doanh nghiệp tự xây dựng, quản lý định mức tiêu hao nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hoá sử dụng vào sản xuất, kinh doanh
=> vụ này lạ quá nhỉ.
Có lẽ quan điểm của Cơ quan Thuế là một khi đã giao cho DN chủ động quản lý định mức tiêu hao nhiên liệu (đối với những trường hợp chưa có trong danh mục Nhà nước xây dựng), thì việc bắt họ tự xây dựng hay không cũng không có nhiều ý nghĩa trong công tác quản lý. Nếu xây dựng xong cuối năm lại bị vượt, thì họ lại xây dựng định mức mới, kí lùi ngày ra QĐ, :D. Với lại những trường hợp Nhà nước ko qui định về định mức có lẽ không phổ biến, ít phát sinh.

Ngoài ra Thuế đang hướng tới việc cải cách các thủ tục, chính sách để nâng cao hiệu quả công tác quản lý Thuế, giảm nhẹ thời gian cho DN, riêng cái định mức này đi từ việc: DN phải tự xây dựng, gửi cơ quan Thuế quản lý (TT123) => DN tự xây dựng, lưu tại đơn vị khi Thuế kiểm tra (TT 78) => DN không bắt buộc phải xây dựng (TT 96). Tương tự cũng bãi bỏ một số văn bản đối với hồ sơ chứng từ xử lý hàng hóa hư hỏng, thiên tai, hỏa hoạn...
 
phongthanhtp

phongthanhtp

miêu tẩy diện
29/8/05
1,309
133
63
đất võ trời văn
TT 96/2015, quy định chỗ này đây:

2.3.Phần chi vượt định mức tiêu hao nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hoá đối với một số nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hóa đã được Nhà nước ban hành định mức

=> đối với nguyên liệu nhà nước ko ban hành định mức thì doanh nghiệp đều được chấp nhận hết là CP được trừ (kể cả phần vượt định mức nếu có).

Ngộ nhỉ?
 
  • Like
Reactions: phantuannam
HaiTam

HaiTam

Nguyễn Hải Tâm
Thành viên BQT
7/11/02
2,177
596
113
TP.HCM
www.webketoan.vn
@phongthanhtp : Phải hiểu ngược lại chứ, đó là phần không được trừ.

Đồng thời mở rộng thêm là đối với những cái nhà nước không quy định thì doanh nghiệp được tính hết.
 
Sửa lần cuối:
phongthanhtp

phongthanhtp

miêu tẩy diện
29/8/05
1,309
133
63
đất võ trời văn
@phongthanhtp : Phải hiểu ngược lại chứ, đó là phần không được trừ.

Đồng thời mở rộng thêm là đối với những cái nhà nước không quy định thì doanh nghiệp được tính hết.

@HaiTam: anh Tâm, có nghĩa là "Định mức do DN tự xây dựng" ko có ý nghĩa gì về tính thuế TNDN hả?
 
  • Like
Reactions: phantuannam
H

HO Anh Hue

Cao cấp
11/11/11
6,185
1,235
113
Hoa Binh
Có lẽ quan điểm của Cơ quan Thuế là một khi đã giao cho DN chủ động quản lý định mức tiêu hao nhiên liệu (đối với những trường hợp chưa có trong danh mục Nhà nước xây dựng), thì việc bắt họ tự xây dựng hay không cũng không có nhiều ý nghĩa trong công tác quản lý. Nếu xây dựng xong cuối năm lại bị vượt, thì họ lại xây dựng định mức mới, kí lùi ngày ra QĐ, :D. Với lại những trường hợp Nhà nước ko qui định về định mức có lẽ không phổ biến, ít phát sinh.
Ngoài ra Thuế đang hướng tới việc cải cách các thủ tục, chính sách để nâng cao hiệu quả công tác quản lý Thuế, giảm nhẹ thời gian cho DN, riêng cái định mức này đi từ việc: DN phải tự xây dựng, gửi cơ quan Thuế quản lý (TT123) => DN tự xây dựng, lưu tại đơn vị khi Thuế kiểm tra (TT 78) => DN không bắt buộc phải xây dựng (TT 96). Tương tự cũng bãi bỏ một số văn bản đối với hồ sơ chứng từ xử lý hàng hóa hư hỏng, thiên tai, hỏa hoạn...

- Doanh nghiệp: Hoa cả mắt không biết có ai nhớ hết nội dung các TT, NĐ ... không?
- Mình nghỉ: ĐM là một công cụ QL hữu hiệu nhưng lại phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Đơn giản nhất như các bạn đi xe máy: Xe mới ( cots 0, 1, 2 .. ) xe củ .. trình độ người lái xe, loại đường ...loại xăng ... khác nhau thì có ĐM khác nhau. Hiện nay đa số các DN mua xe, máy móc, thiết bị từ ( Bãi thải ) vừa cũ, vừa lạc hậu nếu theo ĐM nhà nước thì .. !!! có lợi cho thuế thôi.
- TT 96 không nói đến trường hợp: Các loại SP, HH .. nhà nước chưa có ĐM ( hiện nay còn khá nhiều chứ không như amtich nói:(.. có lẽ không phổ biến, ít phát sinh... đâu ) thì giải quyết thế nào?
Chắc lại có TT hướng dẫn mới .
 
  • Like
Reactions: phantuannam
amtich

amtich

Mơ về nơi xa...
14/10/11
1,483
261
83
38
TP Vinh - TP HCM
- TT 96 không nói đến trường hợp: Các loại SP, HH .. nhà nước chưa có ĐM ( hiện nay còn khá nhiều chứ không như amtich nói:(.. có lẽ không phổ biến, ít phát sinh... đâu ) thì giải quyết thế nào?
Chắc lại có TT hướng dẫn mới .
Trường hợp này không còn bị khống chế nữa, như em nói thì trước kia TT 123 bắt xây dựng những định mức này và gửi Cơ quan Thuế quản lý, TT 78 thì bắt xây dựng và lưu tại đơn vị và đưa ra khi Thuế kiểm tra, tới TT 96 thì không đề cập đến việc xây dựng. Như vậy Thuế đã để đơn vị tự chủ động quản lý định mức này (nếu ko thì đã không bãi bỏ).

Còn các định mức Nhà nước đã xây dựng thì từ trước tới nay DN vẫn phải tuân theo thôi.
 
  • Like
Reactions: phantuannam
H

HO Anh Hue

Cao cấp
11/11/11
6,185
1,235
113
Hoa Binh
Trường hợp này không còn bị khống chế nữa ....
Còn các định mức Nhà nước đã xây dựng thì từ trước tới nay DN vẫn phải tuân theo thôi.

Không hẳn như thế đâu. bạn nói chỉ đúng với các DN chưa có khả năng để XD ĐM nội bộ nên phải chịu thôi, còn các DN có điều kiện họ đều XD ĐM nội bộ để QL cả, Chỉ có điều ĐM họ đăng ký với thuế có đúng với ĐM QL nội bộ không thôi.
 
  • Like
Reactions: phantuannam
amtich

amtich

Mơ về nơi xa...
14/10/11
1,483
261
83
38
TP Vinh - TP HCM
Không hẳn như thế đâu. bạn nói chỉ đúng với các DN chưa có khả năng để XD ĐM nội bộ nên phải chịu thôi, còn các DN có điều kiện họ đều XD ĐM nội bộ để QL cả, Chỉ có điều ĐM họ đăng ký với thuế có đúng với ĐM QL nội bộ không thôi.
Vâng thì đúng rồi em chỉ nói về mặt chi phí tính thuế. Còn kể cả trong trường hợp Nhà nước có qui định hay không thì DN vẫn có thể xây dựng định mức riêng để phục vụ cho công tác quản trị DN. Tuy nhiên đối với những định mức Nhà nước đã ban hành, nếu định mức thực hiện của DN vượt qui định thì sẽ bị loại trừ chi phí, trong qui định thì được chấp nhận.
 
  • Like
Reactions: phantuannam
amtich

amtich

Mơ về nơi xa...
14/10/11
1,483
261
83
38
TP Vinh - TP HCM
Trong TT 96 có qui định chi tiết hơn về chi phí lãi vay khi góp thiếu vốn điều lệ như sau:

"Chi trả lãi tiền vay tương ứng với vốn điều lệ còn thiếu theo tiến độ góp vốn ghi trong điều lệ của doanh nghiệp không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế được xác định như sau:

- Trường hợp số tiền vay nhỏ hơn hoặc bằng số vốn điều lệ còn thiếu thì toàn bộ lãi tiền vay là khoản chi không được trừ.

- Trường hợp số tiền vay lớn hơn số vốn điều lệ còn thiếu theo tiến độ góp vốn:

+ Nếu doanh nghiệp phát sinh nhiều khoản vay thì khoản chi trả lãi tiền vay không được trừ bằng tỷ lệ (%) giữa vốn điều lệ còn thiếu trên tổng số tiền vay nhân (x) tổng số lãi vay.(1)

+ Nếu doanh nghiệp chỉ phát sinh một khoản vay thì khoản chi trả lãi tiền không được trừ bằng số vốn điều lệ còn thiếu nhân (x) lãi suất của khoản vay nhân (x) thời gian góp vốn điều lệ còn thiếu. (2)"

Thực sự thì em thấy trường hợp (1)(2) đi tới cùng một kết quả trong cả hai trường hợp có một hay nhiều khoản vay. Vậy chỉ cần áp dụng chung cho cách tính (1) là được, sao tách ra làm gì cho rắc rối thế nhỉ?
 
  • Like
Reactions: phantuannam
amtich

amtich

Mơ về nơi xa...
14/10/11
1,483
261
83
38
TP Vinh - TP HCM
Một điều nữa là mẫu thuẫn giữa TT 96 và TT 200, mặc dù những qui định về tính thuế TNDN và hạch toán kế toán không giống nhau nhưng trong trường hợp này không nhất thiết Thuế phải quy định khác, trong khi đó TT 96 ra sau TT 200 và có thể sửa điều khoản này. Đó là về Chênh lệch tỷ giá trong hoạt động XDCB.

- Theo TT 200 thì:
"+ Đối với tất cả các loại doanh nghiệp khác, chênh lệch tỷ giá trong giai đoạn trước hoạt động được tính ngay vào doanh thu hoạt động tài chính (nếu lãi) hoặc chi phí tài chính (nếu lỗ) tại thời điểm phát sinh, không được treo lại chênh lệch tỷ giá trên TK 413."

- Theo TT 96 thì:
"Trong giai đoạn đầu tư xây dựng để hình thành tài sản cố định của doanh nghiệp mới thành lập, chưa đi vào hoạt động, chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong giai đoạn đầu tư xây dựng (sau khi bù trừ số chênh lệch tăng và chênh lệch giảm) được phân bổ dần vào doanh thu hoạt động tài chính hoặc chi phí tài chính, thời gian phân bổ không quá 5 năm kể từ khi công trình đưa vào hoạt động."

Thực ra qui định này Thuế sẽ bị thiệt, vì nếu DN lãi CLTG thì họ sẽ phân bổ để giãn thời gian đóng thuế TNDN, trong khi lỗ CLTG họ sẽ đưa vào chi phí 1 lần luôn.

Ngoài ra khái niệm về chi phí trích trước trong TT 96 cũng không thống nhất với TT 200, TT 96 đang quan niệm chi phí chưa phát sinh nhưng sẽ phát sinh là chi phí trích trước, còn TT 200 thì đây là các khoản dự phòng phải trả, TT 200 quan điểm chi phí trích trước là đã phát sinh. Ví dụ theo TT 200 thì chi phí sữa chữa lớn TSCĐ chưa phát sinh được hạch toán vào dự phòng phải trả nhưng TT 96 gọi đây là chi phí trích trước.

Bác @Hien xem giúp em xem đoạn này có phải như vậy không ạ hay em bị hiểu sai?
 
H

HO Anh Hue

Cao cấp
11/11/11
6,185
1,235
113
Hoa Binh
Một điều nữa là mẫu thuẫn giữa TT 96 và TT 200, mặc dù những qui định về tính thuế TNDN và hạch toán kế toán không giống nhau nhưng trong trường hợp này không nhất thiết Thuế phải quy định khác, trong khi đó TT 96 ra sau TT 200 và có thể sửa điều khoản này. .........
Ngoài ra khái niệm về chi phí trích trước trong TT 96 cũng không thống nhất với TT 200, TT 96 đang quan niệm chi phí chưa phát sinh nhưng sẽ phát sinh là chi phí trích trước, còn TT 200 thì đây là các khoản dự phòng phải trả, TT 200 quan điểm chi phí trích trước là đã phát sinh. Ví dụ theo TT 200 thì chi phí sữa chữa lớn TSCĐ chưa phát sinh được hạch toán vào dự phòng phải trả nhưng TT 96 gọi đây là chi phí trích trước.
Bác @Hien xem giúp em xem đoạn này có phải như vậy không ạ hay em bị hiểu sai?
Theo mình:
hai khái niệm:(chi phí trích trước .. chi phí chưa phát sinh nhưng sẽ phát sinh ) với ( .. thì đây là các khoản dự phòng phải trả nhưng sẽ trả ) ý nghĩa giống nhau thôi nhưng không phải: ( .. chi phí trích trước là đã phát sinh .. ) Nếu đã phát sinh mà không đưa vào chi phí 1 lần ngay thì gọi là chi phí trả trước.
 
  • Like
Reactions: phantuannam
Hien

Hien

WKTER
Thành viên BQT
18/2/05
4,303
1,511
113
Hà Nội - Thái Nguyên
Một điều nữa là mẫu thuẫn giữa TT 96 và TT 200, mặc dù những qui định về tính thuế TNDN và hạch toán kế toán không giống nhau nhưng trong trường hợp này không nhất thiết Thuế phải quy định khác, trong khi đó TT 96 ra sau TT 200 và có thể sửa điều khoản này. Đó là về Chênh lệch tỷ giá trong hoạt động XDCB.

- Theo TT 200 thì:
"+ Đối với tất cả các loại doanh nghiệp khác, chênh lệch tỷ giá trong giai đoạn trước hoạt động được tính ngay vào doanh thu hoạt động tài chính (nếu lãi) hoặc chi phí tài chính (nếu lỗ) tại thời điểm phát sinh, không được treo lại chênh lệch tỷ giá trên TK 413."

- Theo TT 96 thì:
"Trong giai đoạn đầu tư xây dựng để hình thành tài sản cố định của doanh nghiệp mới thành lập, chưa đi vào hoạt động, chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong giai đoạn đầu tư xây dựng (sau khi bù trừ số chênh lệch tăng và chênh lệch giảm) được phân bổ dần vào doanh thu hoạt động tài chính hoặc chi phí tài chính, thời gian phân bổ không quá 5 năm kể từ khi công trình đưa vào hoạt động."

Thực ra qui định này Thuế sẽ bị thiệt, vì nếu DN lãi CLTG thì họ sẽ phân bổ để giãn thời gian đóng thuế TNDN, trong khi lỗ CLTG họ sẽ đưa vào chi phí 1 lần luôn.

Đoạn này vẫn theo tinh thần của TT 78 trước khi ban hành TT 200 hướng dẫn chế độ kế toán. Xét ở góc độ nào đó thì đây là chính sách thuế để khuyến khích, thu hút đầu tư: Nếu có lỗ/lãi tỷ giá thì được quyền lựa chọn phân bổ để tối ưu hoá số thuế phải nộp (Nếu trong thời hạn ưu đãi thuế thì phân bổ kéo dài thời gian, nếu không được ưu đã thuế thì đưa hết vào chi phí khi đầu tư xây dựng hoàn thành).

Ngoài ra khái niệm về chi phí trích trước trong TT 96 cũng không thống nhất với TT 200, TT 96 đang quan niệm chi phí chưa phát sinh nhưng sẽ phát sinh là chi phí trích trước, còn TT 200 thì đây là các khoản dự phòng phải trả, TT 200 quan điểm chi phí trích trước là đã phát sinh. Ví dụ theo TT 200 thì chi phí sữa chữa lớn TSCĐ chưa phát sinh được hạch toán vào dự phòng phải trả nhưng TT 96 gọi đây là chi phí trích trước.
Vấn đề quan niệm trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ là "dự phòng phải trả" hay "trích trước" vẫn còn nhiều tranh luận.

Theo các thông tin mình "nghe lỏm" được thì quan điểm của BTC khi quy định chuyển "trích trước" chi phí sửa chữa lớn thành "dự phòng phải trả" vì họ cho rằng chi phí sửa chữa lớn TSCĐ không có chủ nợ xác định nên nó có tính chất giống với các khoản dự phòng phải trả. Tuy nhiên một số người khác lại cho rằng bản chất cái món "trích trước" là các món mang tính điều chỉnh, phân bổ dồn tích nên đưa khoản trích trước chi phí sửa chữa lớn vào nhóm trích trước sẽ hợp lý hơn.

Theo US GAAP thì từ năm 2005 không còn cho phép trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ (trong một số bài trước mình đã phân tích, lý do là không có nghĩa vụ nợ phải trả tại thời điểm trích trước).

Ở Việt Nam có lẽ do vấn đề thông lệ và các vấn đề phức tạp khác trong quản lý các DN nhà nước nên chế độ kế toán và thuế vẫn cho phép hạch toán (và tính vào chi phí tính thuế) phần trích trước chi phí sửa chữa lớn.
 
H

HO Anh Hue

Cao cấp
11/11/11
6,185
1,235
113
Hoa Binh
Đoạn này vẫn theo tinh thần của TT 78 trước khi ban hành TT 200 hướng ..
Vấn đề quan niệm trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ là "dự phòng phải trả" hay "trích trước" vẫn còn nhiều tranh luận.
Theo các thông tin mình "nghe lỏm" được thì quan điểm của BTC khi quy định chuyển "trích trước" chi phí sửa chữa lớn thành "dự phòng phải trả" vì họ cho rằng chi phí sửa chữa lớn TSCĐ không có chủ nợ xác định nên nó có tính chất giống với các khoản dự phòng phải trả. Tuy nhiên một số người khác lại cho rằng bản chất cái món "trích trước" là các món mang tính điều chỉnh, phân bổ dồn tích nên đưa khoản trích trước chi phí sửa chữa lớn vào nhóm trích trước sẽ hợp lý hơn.
Theo US GAAP thì từ năm 2005 không còn cho phép trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ (trong một số bài trước mình đã phân tích, lý do là không có nghĩa vụ nợ phải trả tại thời điểm trích trước).
Ở Việt Nam có lẽ do vấn đề thông lệ và các vấn đề phức tạp khác trong quản lý các DN nhà nước nên chế độ kế toán và thuế vẫn cho phép hạch toán (và tính vào chi phí tính thuế) phần trích trước chi phí sửa chữa lớn.


Theo mình:
Chúng ta cần làm rõ 2 khái niệm: Trích trướcPhải trả.
- Trích trước là những khoản trích đưa vào chi phí trong kỳ theo kế hoạch ( thực tế trong kỳ HT chưa phát sinh chưa có giá trị, đối tượng, thời gian .. cụ thể ) như: lương nghỉ phép, SC lớn TSCĐ, Lãi vay ĐT ...
- Phải trả là những khoản đã phát sinh thực tế ( Có đối tượng, giá trị và thời gian cụ thể .. ) mà DN còn nợ chưa trả như: Thuế đã phát sinh DN ghi nợ 333 ( phải trả ), Mua đã nhận HH, VT ... DN ghi nợ 331 ( phải trả ) ...
Từ đó để xem xét sử dụng từ ngữ thế nào cho hợp lý.
 
  • Like
Reactions: phantuannam
Hien

Hien

WKTER
Thành viên BQT
18/2/05
4,303
1,511
113
Hà Nội - Thái Nguyên
Theo mình:
Chúng ta cần làm rõ 2 khái niệm: Trích trướcPhải trả.
- Trích trước là những khoản trích đưa vào chi phí trong kỳ theo kế hoạch ( thực tế trong kỳ HT chưa phát sinh chưa có giá trị, đối tượng, thời gian .. cụ thể ) như: lương nghỉ phép, SC lớn TSCĐ, Lãi vay ĐT ...
- Phải trả là những khoản đã phát sinh thực tế ( Có đối tượng, giá trị và thời gian cụ thể .. ) mà DN còn nợ chưa trả như: Thuế đã phát sinh DN ghi nợ 333 ( phải trả ), Mua đã nhận HH, VT ... DN ghi nợ 331 ( phải trả ) ...
Từ đó để xem xét sử dụng từ ngữ thế nào cho hợp lý.
"Trích trước" hay "Phải trả" như bạn phân tích thì trong kế toán đều phát sinh Nợ phải trả.

Đối với các khoản trích trước như lương nghỉ phép, lãi vay thì các khoản này thoã mãn định nghĩa nợ phải trả theo khuôn mẫu lý thuyết kế toán. Riêng khoản trích trước chi phí sửa chữa lớn không thoả mãn định nghĩa này (mình phân tích nhiều lần rồi, có người cho rằng trích trước chi phí sửa chữa lớn để đảm bảo nguyên tắc phù hợp thì cũng không đúng vì việc sửa chữa sẽ mang lại lợi ích của việc sử dụng sau khi sửa chữa). Từ 2005 FASB không cho phép trích trước nữa.

Ở VN các bác làm chế độ có quan điểm là trích trước là các khoản nợ mà không có các chủ nợ cụ thể nhưng giá trị của khoản nợ được xác định một cách chắc chắn, không cần phải thực hiện ước tính như dự phòng phải trả.
 
  • Like
Reactions: phantuannam
H

HO Anh Hue

Cao cấp
11/11/11
6,185
1,235
113
Hoa Binh
"Trích trước" hay "Phải trả" như bạn phân tích thì trong kế toán đều phát sinh Nợ phải trả.
Đối với các khoản trích trước như lương nghỉ phép, lãi vay thì các khoản này thoã mãn định nghĩa nợ phải trả theo khuôn mẫu lý thuyết kế toán. Riêng khoản trích trước chi phí sửa chữa lớn không thoả mãn định nghĩa này (mình phân tích nhiều lần rồi, có người cho rằng trích trước chi phí sửa chữa lớn để đảm bảo nguyên tắc phù hợp thì cũng không đúng vì việc sửa chữa sẽ mang lại lợi ích của việc sử dụng sau khi sửa chữa). Từ 2005 FASB không cho phép trích trước nữa.
Ở VN các bác làm chế độ có quan điểm là trích trước là các khoản nợ mà không có các chủ nợ cụ thể nhưng giá trị của khoản nợ được xác định một cách chắc chắn, không cần phải thực hiện ước tính như dự phòng phải trả.

Mình nhất trí với bạn về:
- Riêng khoản trích trước chi phí sửa chữa lớn không thoả mãn định nghĩa này .. vì việc sửa chữa sẽ mang lại lợi ích của việc sử dụng sau khi sửa chữa ..
Nhưng về:
- Lương nghỉ phép và lãi vay không thể: thoã mãn định nghĩa nợ phải trả vì: đây là các khoản trích theo kế hoạch để đưa trước vào chi phí Trong quá trình SX - KD có thể có người LĐ nghỉ việc ( giảm ) hay DN mới nhận thêm ( tăng ) .. làm cho lương nghỉ phép không còn đung như ban đầu dự kiến. Lãi vay tính theo KH tín dụng ban đầu nhưng DN có thể trã gốc sớm hơn KH là cho chi phí lãi vay thực tế giảm đi không dư dự kiến ban đầu ..
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA