NHẬP SAI GIÁ TRỊ HÀNG HÓA MUA VÀO

  • Thread starter Belonton2305
  • Ngày gửi
B

Belonton2305

Guest
16/10/14
5
1
3
32
Cho e hỏi ý kiến ạ, Tình hình em mới phát hiện kê khai 11/2017 bị sai giá trị hàng hóa mua vào ( do nhập liệu sai) nhưng không ảnh hưởng tăng giảm tiền thuế, vậy e có cần kê bổ sung, trường hợp không kê khai có bị phạt như thuế nào ạ?
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
hocviecchuaxong

hocviecchuaxong

Cao cấp
8/6/16
1,952
748
113
35
Cho e hỏi ý kiến ạ, Tình hình em mới phát hiện kê khai 11/2017 bị sai giá trị hàng hóa mua vào ( do nhập liệu sai) nhưng không ảnh hưởng tăng giảm tiền thuế, vậy e có cần kê bổ sung, trường hợp không kê khai có bị phạt như thuế nào ạ?
Trường hợp này tờ khai bổ sung ko làm tăng giảm số thuế phải nộp thì bạn sửa lại chỉ tiêu 23 trên tờ khai GTGT rồi nộp lại là đc, sai xót ko sửa để phát hiện có thể bị phạt hành chính hoặc bỏ qua....
 
K

Kin7

Cao cấp
8/5/15
5,194
987
113
Sai kiểu gì mà ko làm tăng giảm tiền thuế?
Ý là giá trị chưa thuế sai?
 
H

Ho Anh Hue10 10

Cao cấp
22/4/17
794
267
63
68
Cho e hỏi ý kiến ạ, Tình hình em mới phát hiện kê khai 11/2017 bị sai giá trị hàng hóa mua vào ( do nhập liệu sai) nhưng không ảnh hưởng tăng giảm tiền thuế, vậy e có cần kê bổ sung, trường hợp không kê khai có bị phạt như thuế nào ạ?

Bạn đọc lại hướng dẫn: (..
7. Sửa chữa sổ kế toán
7.1. Khi phát hiện sổ kế toán ghi
bằng tay có sai sót trong quá trình ghi sổ kế toán thì không được tẩy xoá làm mất dấu vết thông tin, số liệu ghi sai mà phải sửa chữa theo một trong các phương pháp sau:
(a) Phương pháp cải chính:
Phương pháp này dùng để đính chính những sai sót bằng cách gạch một đường thẳng xoá bỏ chỗ ghi sai nhưng vẫn đảm bảo nhìn rõ nội dung sai. Trên chỗ bị xoá bỏ ghi con số hoặc chữ đúng bằng mực thường ở phía trên và phải có chữ ký của kế toán trưởng hoặc phụ trách kế toán bên cạnh chỗ sửa. Phương pháp này áp dụng cho các trường hợp:
- Sai sót trong diễn giải, không liên quan đến quan hệ đối ứng của các tài khoản;
- Sai sót không ảnh hưởng đến số tiền tổng cộng.
(b) Phương pháp ghi số âm (còn gọi Phương pháp ghi đỏ):
Phương pháp này dùng để điều chỉnh những sai sót bằng cách: Ghi lại bằng mực đỏ hoặc ghi trong ngoặc đơn bút toán đã ghi sai để huỷ bút toán đã ghi sai. Ghi lại bút toán đúng bằng mực thường để thay thế.
Phương pháp này áp dụng cho các trường hợp:
- Sai về quan hệ đối ứng giữa các tài khoản do định khoản sai đã ghi sổ kế toán mà không thể sửa lại bằng phương pháp cải chính;
- Phát hiện ra sai sót sau khi đã nộp báo cáo tài chính cho cơ quan có thẩm quyền. Trong trường hợp này được sửa chữa sai sót vào sổ kế toán năm phát hiện ra sai sót theo phương pháp phi hồi tố, hoặc hồi tố theo quy định của Chuẩn mực kế toán số 29 “Thay đổi chính sách kế toán, ước tính kế toán và các sai sót”;
- Sai sót trong đó bút toán ở tài khoản đã ghi số tiền nhiều lần hoặc con số ghi sai lớn hơn con số ghi đúng.
Khi dùng phương pháp ghi số âm để đính chính chỗ sai thì phải lập một “Chứng từ ghi sổ đính chính” do kế toán trưởng (hoặc phụ trách kế toán) ký xác nhận.
(c) Phương pháp ghi bổ sung:
Phương pháp này áp dụng cho trường hợp ghi đúng về quan hệ đối ứng tài khoản nhưng số tiền ghi sổ ít hơn số tiền trên chứng từ hoặc là bỏ sót không cộng đủ số tiền ghi trên chứng từ. Sửa chữa theo phương pháp này phải lập “Chứng từ ghi sổ bổ sung" để ghi bổ sung bằng mực thường số tiền chênh lệch còn thiếu so với chứng từ.
7.2. Sửa chữa trong trường hợp ghi sổ kế toán bằng máy vi tính
- Trường hợp phát hiện sai sót trước khi báo cáo tài chính năm nộp cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thì phải sửa chữa trực tiếp vào sổ kế toán của năm đó trên máy vi tính;
- Trường hợp phát hiện sai sót sau khi báo cáo tài chính năm đã nộp cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thì phải sửa chữa trực tiếp vào sổ kế toán của năm đã phát hiện sai sót trên máy vi tính và ghi chú vào dòng cuối của sổ kế toán năm có sai sót;
- Các trường hợp sửa chữa khi ghi sổ kế toán bằng máy vi tính đều được thực hiện theo “Phương pháp ghi số âm” hoặc “Phương pháp ghi bổ sung”.
7.3. Khi báo cáo quyết toán năm được duyệt hoặc khi công việc thanh tra, kiểm tra, kiểm toán kết thúc và đã có ý kiến kết luận chính thức, nếu có quyết định phải sửa chữa lại số liệu trên báo cáo tài chính liên quan đến số liệu đã ghi sổ kế toán thì đơn vị phải sửa lại sổ kế toán và số dư của những tài khoản kế toán có liên quan theo phương pháp quy định. Việc sửa chữa được thực hiện trực tiếp trên sổ kế toán của năm đã phát hiện sai sót, đồng thời phải ghi chú vào trang cuối (dòng cuối) của sổ kế toán năm trước có sai sót (nếu phát hiện sai sót sau khi báo cáo tài chính năm đã nộp cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền) để tiện đối chiếu, kiểm tra.
8. Điều chỉnh sổ kế toán

Trường hợp doanh nghiệp phải điều chỉnh hồi tố do phát hiện sai sót trọng yếu trong các năm trước theo quy định của Chuẩn mực kế toán số 29 “Thay đổi chính sách kế toán, ước tính kế toán và các sai sót” thì kế toán phải điều chỉnh số dư đầu năm trên sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết của các tài khoản có liên quan.
..)
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA