Nợ ngắn hạn

  • Thread starter Ngô ThịThu
  • Ngày gửi
N

Ngô ThịThu

Sơ cấp
13/4/20
8
0
1
41
Anh chị cho em biết theo thông tư 133 những tài khoản nào được gọi là nợ ngắn hạn
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
Viet Huong

Viet Huong

TV Ban Quản Trị / Admin
Thành viên BQT
Quản lý cao cấp
28/7/05
3,705
1,384
113
50
TP.HCM
Chào @Ngô ThịThu,
1. Bạn đã nắm hết bản chất và ý nghĩa của các tài khoản kế toán theo Thông tư 133 chưa?
2. Theo nguyên tắc lập và trình bày BCTC được quy định tại Điều 73, Thông tư 133/2016/TT-BTC (http://tuvan.webketoan.vn/nguyen-ta...dap-ung-gia-dinh-hoat-dong-lien-tuc_1171.html)

Trên Báo cáo tình hình tài chính, các khoản mục Tài sản và Nợ phải trả phải được trình bày riêng biệt thành ngắn hạn và dài hạn, tùy theo thời hạn của chu kỳ kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, cụ thể như sau:

a) Đối với doanh nghiệp có chu kỳ kinh doanh thông thường trong vòng 12 tháng, thì Tài sản và Nợ phải trả được phân thành ngắn hạn và dài hạn theo nguyên tắc sau:

- Tài sản và Nợ phải trả được thu hồi hay thanh toán trong vòng không quá 12 tháng tới kể từ thời điểm báo cáo được xếp vào loại ngắn hạn;

- Tài sản và Nợ phải trả được thu hồi hay thanh toán từ 12 tháng trở lên kể từ thời điểm báo cáo được xếp vào loại dài hạn.

b) Đối với doanh nghiệp có chu kỳ kinh doanh thông thường dài hơn 12 tháng thì Tài sản và Nợ phải trả được phân thành ngắn hạn và dài hạn theo điều kiện sau:

- Tài sản và Nợ phải trả được thu hồi hay thanh toán trong vòng một chu kỳ kinh doanh bình thường được xếp vào loại ngắn hạn;

- Tài sản và Nợ phải trả được thu hồi hay thanh toán trong thời gian dài hơn một chu kỳ kinh doanh thông thường được xếp vào loại dài hạn.

Trường hợp này, doanh nghiệp phải thuyết minh rõ đặc điểm xác định chu kỳ kinh doanh thông thường, thời gian bình quân của chu kỳ kinh doanh thông thường, các bằng chứng về chu kỳ sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp cũng như của ngành, lĩnh vực mà doanh nghiệp hoạt động.

c) Đối với các doanh nghiệp do tính chất hoạt động không thể dựa vào chu kỳ kinh doanh để phân biệt giữa ngắn hạn và dài hạn, thì các Tài sản và Nợ phải trả được trình bày như điểm a mục này.

5.
Tài sản và nợ phải trả phải được trình bày riêng biệt. Chỉ thực hiện bù trừ khi tài sản và nợ phải trả liên quan đến cùng một đối tượng, phát sinh từ các giao dịch và sự kiện cùng loại.

Cũng theo TT133, các tài khoản dùng để ghi nhận nợ phải trả của doanh nghiệp hầu hết thuộc nhóm 3 (http://tuvan.webketoan.vn/tt133-tai-khoan-nhom-3-153/ & http://tuvan.webketoan.vn/nguyen-tac-ke-toan-no-phai-tra_1140.html)

=> Như vậy, việc phân biệt NỢ NGẮN HẠN hay NỢ DÀI HẠN tuỳ thuộc vào kỳ hạn còn lại của các khoản phải trả chứ không phải dựa vào SỐ HIỆU TÀI KHOẢN.
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA