Hiểu đúng và đủ về kế toán công nợ trong doanh nghiệp

Phần mềm SIS

Phần mềm SIS

Phần mềm SIS Việt Nam
9/9/22
20
3
3
28
Hà Nội
sis.vn
Kế toán công nợ là một trong những bộ phận quan trọng trong doanh nghiệp. Họ thực hiện theo dõi các khoản phải thu và các khoản nợ phải trả. Bộ phận này góp phần rất lớn vào việc giúp doanh nghiệp lành mạnh hóa tình hình tài chính. Vậy thực chất công việc của kế toán công nợ diễn ra như thế nào tại các doanh nghiệp, cùng Phần mềm kế toán SIS Việt Nam đi tìm hiểu chi tiết chủ đề này nhé.

1. Kế toán công nợ là gì?

Kế toán công nợ là người trực tiếp chịu trách nhiệm quản lý và theo dõi công nợ của doanh nghiệp từ các khoản thu, chi, sổ quỹ tiền mặt, tiền mặt gửi ngân hàng, các khoản thu, các khoản phải trả…Kế toán công nợ còn là một mảng nhỏ trong kế toán thanh toán ở doanh nghiệp.

2. Công việc của kế toán công nợ

2.1. Quản lý các khoản thu

  • Quản lý các khoản thu. Thực hiện các nghiệp vụ thu tiền: của các cổ đông, thu hồi công nợ, thu tiền của thu ngân hàng ngày.
  • Theo dõi tiền gửi ngân hàng
  • Theo dõi công nợ của cổ đông, khách hàng, nhân viên và đôn đốc thu hồi nợ. – Theo dõi tiền gửi ngân hàng
  • Theo dõi việc thanh toán thẻ của khách hàng
  • Quản lý các chứng từ liên quan đến thu chi

2.2. Quản lý các khoản chi

  • Lập kế hoạch thanh toán với nhà cung cấp hàng tháng, tuần
  • Chủ động liên hệ với nhà cung cấp trong trường hợp kế hoạch thanh toán không đảm bảo
  • Trực tiếp thực hiện nghiệp vụ thanh toán tiền mặt, qua ngân hàng cho nhà cung cấp như: đối chiếu công nợ, nhận hoá đơn, xem xét phiếu đề nghị thanh toán, lập phiếu chi…
  • Thực hiện các nghiệp vụ chi nội bộ như lương, thanh toán mua hàng ngoài…
  • Theo dõi nghiệp vụ tạm ứng.

2.3. Kiểm soát hoạt động của thu ngân

  • Trực tiếp nhận các chứng từ liên quan từ bộ phận thu ngân
  • Kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ các chứng từ của thu ngân.
  • Kiểm soát các chứng từ của thu ngân trong trường hợp hệ thống PDA không hoạt động

2.3. Theo dõi việc quản lý quỹ tiền mặt

  • Kết hợp với thủ quỹ thực hiện nghiệp vụ thu chi theo quy định.
  • In báo cáo tồn quỹ, tiền mặt hàng ngày cho GD
  • Đối chiếu kiểm tra tồn quỹ cuối ngày với thủ quỹ.

3. Số hóa Công việc của kế toán công nợ

Phần mềm kế toán giúp theo dõi công nợ có ý nghĩa rất lớn đối với người làm kế toán bởi:

  • Giúp chủ doanh nghiệp theo dõi và quản lý dữ liệu trên một hệ thống duy nhất, từ đó sẽ hạn chế tối đa tình trạng dữ liệu bị phân tán.
  • Các đơn hàng mua, bán đều được ghi lại chi tiết giá trị công nợ và thống kê chi tiết số lượng, số tiền của từng sản phẩm.
  • Quản lý tập trung thông tin công nợ của khách hàng và nhà cung cấp từ đó có thể dễ dàng tìm kiếm cũng như phân loại.
  • Xác nhận công nợ định kỳ với các khách hàng và doanh nghiệp cũng như lập báo cáo công nợ. Từ các mã truy xuất, biểu mẫu, công cụ có thể lập thông báo lịch thanh toán công nợ đặc biệt thông qua các cài đặt nhắc nhở.
  • Các chi tiết có công nợ được theo dõi chi tiết một cách dễ dàng vì công nợ được quản lý dựa trên số công nợ và người quản lý công nợ.
  • Hạn chế lỗi và sai sót phát sinh. Kế toán viên sử dụng có thể xử lý và tiến hành áp thanh toán các khoản chi và khoản thu để có thể phù hợp với từng công nợ, kể cả trong trường hợp nhiều giao dịch được tiến hành cho cùng một khách hàng.

Theo dõi, báo cáo và đối chiếu các khoản

  • Theo dõi các khoản tạm ứng nội bộ.
  • In báo cáo quỹ và sổ quỹ tiền mặt.
  • Đối chiếu kiểm tra tồn quỹ cuối ngày với thủ quỹ.
  • Đối chiếu tồn quỹ tiền mặt giữa báo cáo quỹ với kế toán tổng hợp Công ty.
  • Làm các phiếu để nộp ngân sách – ngân hàng.
  • Theo dõi cũng như lập các báo cáo tình hình của số dư công nợ trong nội bộ theo các đối tượng không theo dự kiến hoặc định kỳ (tháng quý năm ) theo yêu cầu BGĐ ,KTT , TPTV
  • Tính toán số công nợ phát sinh hằng tháng. Từ đó lập giấy thông báo thanh toán công nợ (của cả nội bộ cũng như khách hàng).Thực hiện công tác kế toán thu chi tiền mặt và ứng trước tiền mặt (đối với các khoản tạm ứng không nằm trong các công trình do kế toán công trình theo dõi), định kỳ hàng tuần đối chiếu số.
  • Hàng tháng đối chiếu với kế toán cơ sở tình hình công nợ của cả nội bộ và của khách hàng.

Quản lý công nợ hiệu quả

công nợ phải thu là yếu tố quan trọng thể hiện sự thu hồi vốn của doanh nghiệp có hiệu quả hay không. Hầu hết mọi doanh nghiệp đều muốn thu hồi nhanh những khoản phải thu từ khách hàng. Để có thể thực hiện được mục tiêu đó thì doanh nghiệp cần có cách quản lý công nợ khách hàng hiệu quả. Dưới đây là một số điều cần lưu ý:
  1. Đánh giá và phân loại khách hàng thành từng nhóm để dễ dàng quản lý.
  2. Lập Bảng đối chiếu công nợ phải thu khách hàng
  3. Báo cáo công nợ khách hàng: Là biểu mẫu mà các doanh nghiệp được sử dụng phổ biến để tổng hợp chi tiết tình hình công nợ của doanh nghiệp đó. Đối với biểu mẫu này, kế toán công nợ phải thu sẽ liệt kê chi tiết tất các các khoản nợ của khách hàng trong kỳ.
ke-toan-cong-no-trong-doanh-nghiep-01.png


Đọc chi tiết: https://sis.vn/hieu-dung-va-du-ve-ke-toan-cong-no-trong-doanh-nghiep


Nếu bạn đang cần một giải pháp Phần mềm Kế Toán thông minh, giải quyết mọi bài toán về các nghiệp vụ kế toán, hãy liên hệ với chúng tôi - SIS Việt Nam để được tư vấn và hỗ trợ miễn phí qua Hotline: 0912.210.210. Với hơn 20 năm kinh nghiệm, triển khai hơn 5000 dự án thành công, chúng tôi luôn là đối tác đáng tin cậy của nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam.

 
Khóa học Quản trị dòng tiền
Phần mềm Kế toán MISA

Phần mềm Kế toán MISA

Đối tác đồng hành
Thành viên BQT
23/12/22
46
3
8
amis.misa.vn
Quản lý tốt công nợ là yêu cầu cần thiết, quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp nên vị trí kế toán công nợ giữ một vai trò quan trọng và thường có trong bộ máy kế toán của mỗi doanh nghiệp.
Kế toán công nợ thực hiện ba nhiệm vụ của kế toán bao gồm: ghi chép, kiểm soát và báo cáo.
  • Thứ nhất, tính toán, ghi chép, phản ánh một cách kịp thời, đầy đủ, chính xác các khoản nợ phải thu, phải trả theo từng đối tượng, từng nghiệp vụ phát sinh trong doanh nghiệp.
  • Thứ hai, tổ chức kiểm tra, giám sát, kiểm soát chặt chẽ việc chấp hành các quy định của pháp luật; các quy định, quy chế của doanh nghiệp về tài chính, bán hàng, hạn mức tín dụng…; chủ động các biện pháp nhắc nợ, thu nợ.
  • Thứ ba, báo cáo kịp thời (thường xuyên và định kỳ) những thông tin về tình hình công nợ để ban lãnh đạo làm cơ sở, căn cứ cho việc đề ra các quyết định quản trị. Báo cáo tình hình thực hiện các kế hoạch về công nợ và đưa ra các cảnh báo kịp thời về các khoản công nợ có khả năng khó đáo hạn như dự kiến
Trên đây là nhiệm vụ của kế toán công nợ tại doanh nghiệp. Vậy Công việc kế toán công nợ gồm những gì? Mối quan hệ tác nghiệp của Kế toán công nợ như thế nào? Những yêu cầu đối với nhân viên kế toán công nợ là gì?....

Quý độc giả hãy theo dõi chi tiết tại bài viết này nhé: Đọc TẠI ĐÂY

______
MISA SME - Phần mềm Kế toán phổ biến nhất Việt Nam: https://sme.misa.vn/
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA