Phế liệu thu hồi khi thanh lý TSCĐ

  • Thread starter ngoctrang80
  • Ngày gửi
B

bigpig83

Guest
8/8/07
6
0
1
An Giang
Hi bà con,
khi thanh lý TSCĐ có phát sinh phế liệu thu hồi nhập kho và bán lấy TM, định khoản ntn? hay là Đk N152,N111/C711?

:drummer:Em nghĩ thanh lý cũng giống như nhượng bán TSCĐ thôi. Anh chị xem hộ em định khoản thế này có ổn không ạ (em chả có nhập kho phế liệu):
Nợ TK 111,112,131
Có TK 333 - Thuế GTGT đầu ra
Có TK 711 - Thu nhập khác (Giá không thuế)
Sau đó ghi giảm TS:
Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (giá trị đã hao mòn)
Nợ TK 811 - Chi phí khác (giá trị còn lại - nếu có)
Có TK 211 - TSCĐ hữu hình
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
letmyha

letmyha

Hư không
18/5/04
815
6
0
43
The land of the living
He he, xin lỗi toàn thể anh em đọc bài này bởi khất đến ngày mai nhưng ở Việt nam theo phong tục thì mai dài hơn thuổng.
Hôm nay có thời gian ngồi nghiên cứu chuẩn mực kế toán về tài sản cố đinh thì thấy thực sự không có điều chỉnh việc phế liệu thu hồi qua thanh lý TSCĐ.
Bác Le van ton có quan điểm rất hay là giảm trừ chi phí thanh lý. Việc giảm trừ chi phí thanh lý này rất hay, tuy nhiên, khi nhập kho phế liệu đó sẽ dẫn tới tình trạng 2 lần doanh thu hoặc chi phí. Bởi nếu xuất kho nguyên vật liệu bán thì theo thông thường hay phải xuất hóa đơn GTGT...., phức tạp, bút toán này lại tương đối "lạ" nên dẫn tới trường hợp phải giải trình.
Với em thì em hạch toán như sau các bác xem có vấn đề gì không nhé (ở đây em không liên quan gì tới cái TSCĐ thanh lý":
Bởi nguyên tắc "thận trọng" trong kế toán:
- Khi thanh lý TSCĐ thấy có phế liệu thu hồi, phế liệu đó nhập kho (ví dụ kho 152) em hạch toán:
Nợ 152/Có 3388 (theo dõi theo mã riêng) và theo giá của biên bản.
Vào một ngày đẹp trời, bán nó đi em hạch toán như bình thường (cũng xuất hóa đơn GTGT như ai, cũng kết chuyển giá vốn của nó như bình thường)
Nợ 111,112,131../Có 511(711 tùy).
và cũng kết chuyển giá vốn của nó : Nợ 632,(811 tùy)/Có 152 (giá mình đang theo dõi.
Coi là xong cái phần nhập kho rồi bán.
Còn tiếp, cái phần Có 3388 (theo mã) nếu đến một ngày đẹp trời nào đó (em cảm thấy chứng cứ đã đủ, không thằng (ngôi thứ 3 số ít, hehe, không lại bị cảnh cáo) nào đến đòi nữa thì em điềm nhiêm hạch toán vào thu nhập 711.
Nợ 3388/Có 711.
Hehe
Đại khái là em tách từng việc ra một, kế toán không phải nhớ cái gì cả, chỉ việc hạch toán theo đúng cái mà mình đã học.
Đó là thô thiển của em, mong các bác gọt rũa.:bigok:
Ơ sao lại đưa cái đống phế liệu ấy vào 3388 được nhỉ? Khi thanh lý tài sản xong rồi thì cái đống phế liệu dôi dư ra kia... chả nhẽ đã mượn của ai àh? Hay là của mấy ông đi mua bỏ quên lại hả Gã Sẹo???

Ờ mà cũng không thấy Gã sẹo đá động gì đến phần thuế má nhỉ? Chắc là quên rồi hay là cố tình không thèm nộp thuế chơi vậy ta???!!!

Trở lại vấn đề chính, không thấy tác giả đề cập đến khối tài sản này thuộc bộ phận sản xuất hay bộ phận xây lắp??? Nếu thuộc bộ phận xây lắp thì ta ghi giảm chi phí 154, còn nếu thuộc bộ phận sản xuất thì:

Let nghĩ, khi thanh lý tài sản cố định, chúng ta đã ghi nhận chi phí 1 lần rồi nên không lần này khi bán nốt số phế liệu nhập kho ta không phải tính giá vốn hay giảm chi phí cho nó được. Chi phí ở đây nếu có thì là chi phí lãi lỗ khi định giá nhập kho và chi phí môi giới để bán mà thôi. Cho nên:

Khi phế liệu còn lại nhập kho, Ban định giá sẽ định giá lại số phế liệu nhập kho này trị giá bao nhiêu là lập biên bản ghi nhận cho nó để làm căn cứ giá cho nó. Và đây là khoản doanh thu mà DN có từ thanh lý TSCĐ nên DN phải ghi nhận vào 711 và tính thuế đầu ra cho nó khi xuất bán. Let ví dụ số phế liệu nhập kho này được định giá là 100 nhé. Và kế toán hạch toán:

Nợ 152 100
Có 711 100

Sẽ xảy ra 3 trường hợp khi xuất bán số phế liệu nhập kho này, có thể bán giá thấp hơn giá nhập kho, hoặc bán bằng giá nhập kho, hoặc bán cao hơn giá nhập kho.

+ Trường hợp bán thấp hơn giá nhập kho, ví dụ bán được 90 đồng thì ta ghi nhận giảm chi phí:
Nợ 111, 112, 131... 99
Nợ 811 10
Có 152 100
Có 33311 9

+ Trường hợp bán đồng giá nhập kho:
Nợ 111, 112, 131... 110
Có 152 100
Có 33311 10

+ Trường hợp bán cao hơn giá nhập kho, ví dụ bán được 110 đồng, thì ta ghi nhận thêm doanh thu cho nó:
Nợ 111, 112, 131... 121
Có 152 100
Có 711 10
Có 33311 11

Trong quá trình thanh lý số phế liệu trên, nếu có phát sinh chi phí thanh lý thì cho vào:
Nợ 811
có 111, 112, 331...

Thân,
 
Sửa lần cuối:
G

Gã Sẹo

Cao cấp
16/7/07
319
4
18
63
Hà nội
Ơ sao lại đưa cái đống phế liệu ấy vào 3388 được nhỉ? Khi thanh lý tài sản xong rồi thì cái đống phế liệu dôi dư ra kia... chả nhẽ đã mượn của ai àh? Hay là của mấy ông đi mua bỏ quên lại hả Gã Sẹo???
Thân,
Đưa vào 3388 để mang tính "thận trọng". bởi có thể chuyện quên là chuyện bình thường, có thể đó là mượn của ai gắn thêm vào, có thể là mấy ông đi mua bỏ quên, chuyện đó là bình thường.

Ờ mà cũng không thấy Gã sẹo đá động gì đến phần thuế má nhỉ? Chắc là quên rồi hay là cố tình không thèm nộp thuế chơi vậy ta???!!!
Thân,
Đúng vậy, Gã sẹo không muốn rắc rối thêm vấn đề nên "cố tình" bỏ qua thuế GTGT. bởi chúng ta ở đây không tranh luận về thuế GTGT

Trở lại vấn đề chính, Let nghĩ,
Đúng là Let nghĩ như các bạn khác, vẫn quan điểm như thế, nhưng mà Gã sẹo ở đây tránh việc giải trình khi Let làm bút toán :
Nợ 111/Có 152. (đây là bút toán tương đối lạ à nghe) rất dễ bị giải trình. Lại sẽ liên quan từ năm này sang năm khác.
Các bút toán của Gã sẹo đưa ra hoàn toàn không liên quan gì tới việc thanh lý TSCĐ mà chỉ liên quan tới " phế liệu thu hồi được" khi thanh lý TSCĐ.

và đặc biệt ý của Gã sẹo ở đây là : Kế toán không phải nhớ cái gì cả
 
Sửa lần cuối:
letmyha

letmyha

Hư không
18/5/04
815
6
0
43
The land of the living
Đúng là Let nghĩ như các bạn khác, vẫn quan điểm như thế, nhưng mà Gã sẹo ở đây tránh việc giải trình khi Let làm bút toán :
Nợ 111/Có 152. (đây là bút toán tương đối lạ à nghe) rất dễ bị giải trình. Lại sẽ liên quan từ năm này sang năm khác.[/COLOR][/B]
Bút toán Nợ 111/Có 152 chả có gì là lạ cả. Và chẳng việc gì phải giải trình trong trường hợp này cả. Lúc thanh lý khối TSCĐ tôi không thanh lý được đống phế liệu này thì tôi cho nhập kho và đến khi nào thuận tiện thì tôi xuất ra bán có gì đâu mà phải giải với trình. Có chăng, để tránh quên thì kế toán làm thêm 1 phiếu kế toán để lưu là ok.

Các bút toán của Gã sẹo đưa ra hoàn toàn không liên quan gì tới việc thanh lý TSCĐ mà chỉ liên quan tới " phế liệu thu hồi được" khi thanh lý TSCĐ.[/COLOR][/B]
Từ đầu cả nhà vẫn để cập đến vấn đề "phế liệu thu hồi được" từ thanh lý TSCĐ cho nhập kho đấy chứ.

và đặc biệt ý của Gã sẹo ở đây là : Kế toán không phải nhớ cái gì cả

Còn bảo kế toán không phải nhớ cái gì cả thì... thua! Không nhớ thì chả biết đường mà lần!
 
G

Gã Sẹo

Cao cấp
16/7/07
319
4
18
63
Hà nội
Bút toán Nợ 111/Có 152 chả có gì là lạ cả. Và chẳng việc gì phải giải trình trong trường hợp này cả. Lúc thanh lý khối TSCĐ tôi không thanh lý được đống phế liệu này thì tôi cho nhập kho và đến khi nào thuận tiện thì tôi xuất ra bán có gì đâu mà phải giải với trình. Có chăng, để tránh quên thì kế toán làm thêm 1 phiếu kế toán để lưu là ok.

Còn bảo kế toán không phải nhớ cái gì cả thì... thua! Không nhớ thì chả biết đường mà lần!

Thứ nhất, Nếu nói bút toán Nợ 111/Có 152 mà không lạ thì Let xem lại nhé. Bởi trong giáo trình Gã Sẹo học trước đây, cái loại bút toán này không có hoặc có nhưng hiếm như " chỗ lành" của Gã Sẹo.

Thứ 2 : Cái phần :
Lúc thanh lý khối TSCĐ tôi không thanh lý được đống phế liệu này thì tôi cho nhập kho và đến khi nào thuận tiện thì tôi xuất ra bán [/COLOR]!
Đó chính là giải trình của Let đó.

Có chăng, để tránh quên thì kế toán làm thêm 1 phiếu kế toán để lưu là ok.[/B][/COLOR]Còn bảo kế toán không phải nhớ cái gì cả thì... thua! Không nhớ thì chả biết đường mà lần!
He he chính vì Gã Sẹo sợ quên nên mới dùng hệ thống tài khoản để nó nhớ cho mình, dùng cái sổ sách để nó nhớ cho mình, tránh tình trạng "tránh quên".

Còn thú thực, khi làm kế toán thì Gã sẹo không bao giờ nhớ cái gì cả, Gã Sẹo cố gắng làm theo nguyên tắc, và định khoản xong cái là quên ngay, bao giờ muốn nhớ lại thì lại phải sử dụng cái máy tính, sử dụng hệ thống sổ của mình để tìm kiếm, từ sổ sách đó tìm tiếp đến chứng từ để hiểu nó, để nhớ lại nó.
 
Nhat Dieu

Nhat Dieu

Cao cấp
16/6/05
586
23
18
Pleiku

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA