Mỗi tuần một chuyên đề

Thanh tra thuế TNCN về đầu tư vốn

  • Thread starter xuantham
  • Ngày gửi
xuantham

xuantham

Cao cấp
18/8/05
5,375
652
113
58
TP. Hồ Chí Minh
Đọc được bài này trên trang thuế Cục Thuế Vĩnh Phúc, copy về đây cho các bạn đọc tham khảo:

[h=3]Thanh tra, kiểm tra thuế TNCN đối với thu nhập từ đầu tư vốn tại các doanh nghiệp[/h] Ngày 07/11/2012
Thanh tra, kiểm tra thuế TNCN đối với thu nhập
từ đầu tư vốn tại các doanh nghiệp

1/ Một số vấn đề về thu nhập từ đầu tư vốn
Theo quy định của Luật thuế TNCN, thu nhập từ đầu tư vốn bao gồm:
+ Tiền lãi nhận được từ hoạt động cho các DN vay theo hợp đồng;
+ Cổ tức nhận được khi góp vốn vào các công ty cổ phần;
+ Lợi tức nhận được khi góp vốn vào các công ty TNHH; công ty hợp danh; góp vốn để liên doanh liên kết, góp vốn để hợp đồng hợp tác kinh doanh.
Lợi tức, cổ tức nhận được từ đầu tư vốn trên đây của cá nhân là khoản thu nhập nhận được từ đầu tư vốn dưới tất cả các hình thức, kể cả trường hợp góp vốn đầu tư bằng tiền, hiện vật, bằng danh tiếng, bằng quyền sử dụng đất, bằng phát minh, sáng chế...
+ Thu nhập nhận được từ lãi trái phiếu, tín phiếu (không bao gồm lãi trái phiếu Chính phủ).
+ Phần tăng thêm của giá trị vốn góp khi giải thể DN, chuyển đổi mô hình hoạt động, khi sáp nhập, hợp nhất hoặc khi các cá nhân rút vốn góp ban đầu.
Thuế TNCN của đầu tư vốn là được áp dụng theo Biểu thuế toàn phần với thuế suất 5% tính trên tổng thu nhập mỗi lần nhận được. Thuế suất này áp dụng chung cho cá nhân cư trú và không cư trú.
Tạm thời chưa thu thuế TNCN đối với:
Cần lưu ý các trường hợp cá nhân nhận cổ tức bằng cổ phiếu (trả thay cổ tức) hay cổ phiếu được thưởng, hoặc cổ tức được chia nhưng lại tăng vốn góp thì tạm thời chưa phải nộp thuế TNCN.
Nhưng khi chuyển nhượng các loại cổ phiếu trả thay cổ tức, cổ phiếu thưởng nêu trên thì phải kê khai nộp 2 loại thuế: Thuế TNCN của hoạt động chuyển nhượng chứng khoán và thuế TNCN của đầu tư vốn.
Hoặc khi chuyển nhượng cổ tức đã ghi tăng vốn thì phải nộp 2 loại thuế TNCN: Thu nhập từ cổ tức nhận được và thu nhập của chuyển nhượng vốn.
Ví dụ 1:
Khi giải thể (kể cả phá sản) cá nhân góp vốn sẽ nhận được phần tài sản còn lại tương ứng với số vốn đã góp vào DN sau khi DN đã thực hiện hết các nghĩa vụ tài chính, thanh toán xong các khoản nợ (phải thu và phải trả) và nghĩa vụ tài sản khác.
Sau khi thanh toán hết các khoản nợ, đánh giá lại tài sản khi chia cho các thành viên góp vốn thì phần vốn thực tế nhận được có thể tăng hơn so với số vốn góp ban đầu.
4 thành viên góp mỗi cá nhân 1 tỷ đồng, tổng vốn chủ sở hữu là 4tỷ đồng. Khi giải thể DN đã thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác, tổng giá trị DN còn lại là 5tỷ đồng, mỗi thành viên sẽ nhận được phần tài sản tương ứng khi góp 25% là 1,25 tỷ đồng. Mỗi cá nhân sẽ phải nộp thuế tính trên số chênh lệch là 0,25tỷ đồng.
Ví dụ 2:
Cá nhân góp vốn vào DN là 1tỷ đồng, khi rút vốn có thể được DN cho rút phần gốc 1tỷ đồng và một phần chênh lệch (lấy từ các Quỹ khen thưởng, phúc lợi; Quỹ khác của chủ sở hữu) thì phần chênh lệch này phải tính thuế TNCN.
Ví dụ 3:
Trái phiếu là một chứng nhận nghĩa vụ nợ của người phát hành phải trả cho người sở hữu trái phiếu đối với một khoản tiền cụ thể (mệnh giá của trái phiếu), trong một thời gian xác định và với một lợi tức quy định. Người phát hành có thể là DN, trong trường hợp này được gọi là trái phiếu DN.
Cá nhân, chủ sở hữu trái phiếu đó được nhận một khoản lãi do DN trả định kỳ được gọi là lãi trái phiếu.
Ví dụ 4:
Giả sử trong năm 2011, Công ty CP A là công ty đại chúng (đã thực hiện chào bán cổ phiếu ra công chúng, niêm yết tại các Sở giao dịch chứng khoán hoặc Trung tâm giao dịch chứng khoán) có trả cổ tức cho một cổ đông bằng cổ phiếu có tổng giá trị là: 10.000đ/cp x 10.000cp = 100.000.000đ.
Khi nhận cổ tức bằng cổ phiếu cá nhân này chưa phải nộp thuế TNCN.
Khi cá nhân chuyển nhượng số cổ phiếu nêu trên với giá bán là 150trđ, thì các cá nhân đó đồng thời phải nộp thuế TNCN của chuyện nhượng chứng khoán tính trên số lãi (150tr.đ-100tr.đ = 50tr.đ) và nộp thuế TNCN của đầu tư vốn là 100tr.đ trước đây (giả sử không có các chi phí khác).
Ví dụ 5:
Hết năm 2011, Công ty cổ phần Nam Việt chia lợi tức cho các cổ đông theo tỷ lệ vốn góp.
Ông Nguyễn Văn A góp vốn 1tỷđ và được chia 100tr.đ nhưng ghi tăng vào vốn góp (khi đó vốn góp của Ông A là 1,1tỷđ), tạm thời chưa thu thuế TNCN.
Tháng 10/2012 khi chuyển nhượng toàn bộ số vốn góp ban đầu và số cổ tức nhận được ghi tăng vốn trên đây (1,5tỷđ) thì Ông A phải nộp 2 loại thuế TNCN: Thuế TNCN của thu nhập từ đầu tư vốn tính trên 100trđ (nhận được khi tăng vốn) và thuế TNCN của phần lãi chuyển nhượng vốn 1,5tỷđ – 1,1tỷđ = 400trđ (giả sử không có chi phí khác).
2/ Kiểm tra trên sổ sách kế toán:
2.1 Chia cổ tức, lợi tức:
Hết năm tài chính, khi có quyết định hoặc thông báo xác định khoản cổ tức, lợi tức phải thanh toán cho các nhà đầu tư hoặc các cổ đông kế toán phải ghi:
Nợ TK 421 - Lợi nhuận chưa phân phối;
Có TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (3388)
Khi thanh toán lợi tức, cổ tức ghi:
Nợ TK 338 (3388); - Phải trả, phải nộp khác – Tổng giá thanh toán Có các TK 111, 112. . . (Số tiền thực trả); Có TK 3335 -Thuế TNCN.
Khi mới xác định chưa phải khấu trừ, kê khai, chỉ khi thanh toán, chi trả mới khấu trừ thuế TNCN.
Có thể tóm tắt trên sơ đồ sau:
nmhung1.jpg
Như vậy cán bộ kiểm tra chỉ cần xem số phát sinh và chứng từ các khoản trên TK 338;111;112....421 để kiểm tra
Trường hợp trả cổ tức nhưng ghi tăng vốn góp (tạm thời chưa thu thuế TNCN) DN phải hạch toán đúng như sau, ghi:
Nợ TK 421 - Lợi nhuận chưa phân phối
Có TK 411 - Nguồn vốn kinh doanh.
Trong tất cả các trường hợp không hạch toán ghi Có TK 411 thì không được coi là ghi tăng vốn góp.
Có thể cá nhân không nhận tiền nhưng có thể cho DN vay lại (ghi Có TK 311 – Vay ngắn hạn; ghi Có TK 341 - Vay dài hạn); đối trừ công nợ (ghi Nợ các TK 338 - Phải trả, phải nộp khác;138 - Phải thu, phải trả; 131 – thanh toán với người mua...)
2.2 Trả lãi tiền vay:
+ Nếu là lãi tiền vay phải trả trước ngắn hạn, ghi:
Nợ TK142 – Chi phí ngắn hạn
Có TK111,112...- Tiền mặt, tiền gửi
Có TK3335 - Thuế TNCN
+ Nếu là lãi tiền vay ngắn hạn nhưng thanh toán theo từng kỳ (không trả trước cho nhiều kỳ) ghi:
Nợ TK635 – Chi phí tài chính
Có TK 111,112 - Tiền mặt, tiền gửi
Có TK3335 - Thuế TNCN phải nộp
+ Nếu trả trước lãi tiền vay dài hạn cho nhiều năm ghi:
Nợ TK242 (Chi phí trả trước dài hạn);
Có TK111,112 - Tiền mặt, tiền gửi
Có TK3335 - Thuế TNCN phải nộp
Có thể biểu diễn theo sơ đồ sau:
nmhung2.jpg
Khi kiểm tra xem xét số phát sinh trên TK 142;635;242 yêu cầu giải trình kết hợp với chứng từ kế toán đển xác định khoản chi phí lãi vay.
2.3/ Đối với lãi trái phiếu:
Về nguyên tắc DN phát hành trái phiếu phải trả một khoản lãi theo thoả thuận, DN có thể trả trước ngay khi phát hành, có thể trả định kỳ hàng quý, năm..., có thể trả sau (khi trái phiếu đáo hạn).
Khoản lãi trái phiếu được coi là một khoản chi phí, tuy nhiên đều theo một nguyên tắc hạch toán sau đây:
a/ Nếu trả lãi trái phiếu định kỳ, khi trả lãi tính vào chi phí SXKD hoặc vốn hoá, kế toán phải ghi:
Nợ TK 635 - Chi phí tài chính - nếu tính vào chi phí T/Chính trong kỳ
Nợ TK 241 - XDCB dở dang - nếu được vốn hoá vào giá trị tài sản đầu tư XD dở dang)
Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung - nếu được vốn hoá vào giá trị tài sản
đang SX dở dang tại phân xưởng.
Có các TK 111, 112,... Số tiền trả lãi trái phiếu trong kỳ.
Có TK 3335 - Thuế TNCN
Có thể biểu diễn bằng sơ đồ sau:
nmhung3.jpg
b/ Nếu trả lãi trái phiếu sau (khi trái phiếu đáo hạn - thường là 01 năm), từng kỳ DN phải tính trước chi phí lãi phải trả trong kỳ vào chi phí SXKD hoặc vốn hoá kế toán phải ghi:
Nợ TK 635 - Chi phí tài chính - nếu tính vào chi phí TC trong kỳ
Nợ các TK 241, 627 Nếu được vốn hoá vào giá trị tài sản dở dang
Có TK 335 - Chi phí phải trả - phần lãi trái phiếu phải trả trong kỳ.
- Cuối thời hạn của trái phiếu, DN thanh toán lãi trái phiếu cho người mua phải ghi:
Nợ TK 335 - Chi phí phải trả (Tổng số tiền lãi trái phiếu).
nmhung4.jpg
c/ Trường hợp trả trước lãi trái phiếu ngay khi phát hành, chi phí lãi vay được phản ánh vào bên Nợ TK 242 (Chi phí trả trước dài hạn -chi tiết lãi trái phiếu trả trước), sau đó phân bổ dần vào các đối tượng chịu chi phí và cách hạch toán phải như sơ đồ trên nhưng thay TK 335 bằng TK 242 .
Như vậy cán bộ kiểm tra chỉ cần nghiên cứu rõ cách và sơ đồ hạch toán, yêu cầu DN cung cấp các sổ kế toán và chứng từ liên quan...thì có thể kiểm tra được những khoản trả lãi chưa kê khai thuế TNCN
2.4/ Đối với phần tăng thêm của giá trị vốn góp khi giải thể doanh nghiệp, chuyển đổi mô hình hoạt động, khi sáp nhập:
Trường hợp này khi có sự tham gia của cơ quan thuế thì phải căn cứ vào hồ sơ khi giải thể, sáp nhập hoặc chuyển đổi mô hình hoạt động...trong đó bao giờ cũng có phần đánh giá lại tài sản hiện có sau khi thực hiện các nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật. Khi có giá trị tài sản toán DN sau đánh giá, lúc đó căn cứ vào số cổ đông, thành viên góp vốn để xác định phần tăng thêm so với giá trị ban đầu.
2.5/ Trường hợp rút vốn góp có giá trị tăng hơn số vốn góp ban đầu:
Về nguyên tắc kế toán khi hoàn trả vốn góp cho các cổ đông, các thanh viên góp vốn phải ghi:
Nợ TK 411 - Nguồn vốn kinh doanh
Có TK 111;112;211 - Tiền mặt; tiền gửi; TSCĐ
Số vốn rút có thể tăng hơn so với vốn góp ban đầu từ nhiều nguồn khác nhau: Các quỹ khác của vốn chủ sở hữu (TK 418); từ Quỹ khen thưởng
nmhung5.jpg
Hãy kiểm tra quyết định, biên bản, các tài liệu khác... liên quan đến việc cho phép thành viên hay cổ đông rút vốn.



Nguyễn Mạnh Hùng
Phó trưởng phòng thuế TNCN
 
Khóa học Quản trị dòng tiền

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA