Kế toán thuế TNDN

  • Thread starter binhcanhsat
  • Ngày gửi
B

binhcanhsat

Guest
24/9/05
17
0
0
48
Hà Nội
Mấy cái này khó hiểu quá:
- Tài sản thuế thu nhập hoãn lại
- Thuế thu nhập hoãn lại phải trả
- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
Ai biết xin giải thích giùm với. Có ví dụ cụ thể thì thật tốt.
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
N

NHNhung

Guest
18/7/07
19
0
0
hà nội
may cai nay dung la kho hieu that giai thich ngan gon thi rat kho, ban co the tham khao tren thong tu 20/2006/TT-BTC o do co huong dan va ca vi du nua day
 
X

x_hiieu

Guest
12/11/04
41
0
0
binh duong
Mình cũng như anh Canhsat thôi, đọc xong thông tư hướng dẫn rồi nhưng vẫn chưa thông gì cả. Các anh chị em có cách gì giải thích cho dễ thông hơn không thì giúp với. Cảm ơn trước luôn nha. ;)
 
NAA 07

NAA 07

Guest
24/8/07
72
0
0
39
HN-HCM
Mấy cái này khó hiểu quá:
Mấy cái này có là do sự khác nhau giữa doanh thu, chi phí của ThuếKế toán.

- Tài sản thuế thu nhập hoãn lại
Trước tiên nó là tài sản của doanh nghiệp

- Thuế thu nhập hoãn lại phải trả
Cũng vậy, là nợ phải trả - trả cho cq Thuế


- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
Là chi phí của DN
 
M

mumly

Trung cấp
9/3/07
180
2
16
37
Hải Phòng- Hà nội
Em cũng chưa hiểu ró lắm về thuế TNDN hoãn lại? Em mới ra trường. Trước kia em hcọ toàn học về thuế TNDN hiện hành. Các anh chị có thể giải thich rõ cho em về thuế TNDN hoãn lại được ko ạ? Thanks trước nhé!
 
G

Gã Sẹo

Cao cấp
16/7/07
319
4
18
63
Hà nội
Mấy cái này khó hiểu quá:
- Tài sản thuế thu nhập hoãn lại
- Thuế thu nhập hoãn lại phải trả
- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
Ai biết xin giải thích giùm với. Có ví dụ cụ thể thì thật tốt.

Để giải thích nghĩa từng cái thì thú thực là từ điển Việt nam chưa có các từ ngữ ghép kiểu này.
Mọi cái là do WTO. Nhưng về ý nghĩa thì em có thể hiểu như thế này:
Trước đây, giữa chi phí mà để tính thuế TNDN và chi phí của DN là 1. Thế nên ta chỉ việc cộng trừ nhân chia một lúc rồi ra. Nhưng vào một ngày đẹp trời thấy rằng doanh nghiệp có những chi phí mà không thể chấp nhận được với cơ quan thuế, nhưng vẫn chấp nhận được với DN. Thế là có sự khác nhau về quan điểm nhưng nó vẫn là chi phí. Thế là phải đổi lại tên. Đó là sự ra đời của chế độ kế toán mới.
Tiếp đó thông thường thi DN có năm lỗ, có năm lãi, trước đây thì năm lỗ thì thuế TNDN =0 (nhớ là bằng không chứ không phải âm), năm lãi thì vẫn đè ngửa ra thu 28%. Tổng cả hai năm lại suy ra doanh nghiệp phải nộp thuế TNDN lớn hơn so với 2 năm để lãi bé bé.
Như vậy sẽ có tình trạng doanh nghiệp không công bằng trong kinh doanh.
Để trấn chỉnh lại thì Nhà nước cho cái gọi là "Thuế TNDN hoãn lại" Tức là ta có thể san sẻ lỗ của năm nay cho các năm tiếp theo để tránh bị thiệt.
Đó là quan điểm tuyệt vời của Nhà nước. Chính vì thế mới sinh ra một loạt các thuật ngữ mới.
Phần đầu như thế, phần hai sẽ được tiếp tục vào một ngày đẹp trời
 
NAA 07

NAA 07

Guest
24/8/07
72
0
0
39
HN-HCM
Để giải thích nghĩa từng cái thì thú thực là từ điển Việt nam chưa có các từ ngữ ghép kiểu này.
Mọi cái là do WTO.
WTO là gì ạ?! Chẳng liên quan gì tới WTO ở đây cả. Tất yếu nó fải ra đời chứ ko nên ... đỗ lỗi cho WTO.

Nhưng về ý nghĩa thì em có thể hiểu như thế này:
Trước đây, giữa chi phí mà để tính thuế TNDN và chi phí của DN là 1. Thế nên ta chỉ việc cộng trừ nhân chia một lúc rồi ra. Nhưng vào một ngày đẹp trời thấy rằng doanh nghiệp có những chi phí mà không thể chấp nhận được với cơ quan thuế, nhưng vẫn chấp nhận được với DN. Thế là có sự khác nhau về quan điểm nhưng nó vẫn là chi phí.
Chi phí có được chấp nhận hay ko với DN là do DN (chủ DN)đó quyết định. Ví dụ như bị phạt vi phạm hợp đồng. CP này ko fải là chi phí tính thuế TNDN. Nhưng nếu lão nói nó ko fải là chi phí của DN thì ai trả?!
Trước đây, chi phí thuế TNDN và chi phí của DN ko là 1 lão, chẳng qua là hầu hết kế toán xem mục đich của công việc kế toán là đối phó với thuế nên thấy ko cần phải đưa nó vào sổ sách mà---> loại ngay từ đầu. Hoặc một số vẫn đưa vào sổ sách nhưng loại ra khỏi chi phí thuế TNDN khi tính thuế thôi.

Thế là phải đổi lại tên. Đó là sự ra đời của chế độ kế toán mới.
Chế độ kế toán mới ra đời ko chỉ mỗi mình sự thay đổi về thế TNDN. Nếu lão nói đến sự ra đời của CM 17 thì ok hơn.

Tiếp đó thông thường thi DN có năm lỗ, có năm lãi, trước đây thì năm lỗ thì thuế TNDN =0 (nhớ là bằng không chứ không phải âm), năm lãi thì vẫn đè ngửa ra thu 28%. Tổng cả hai năm lại suy ra doanh nghiệp phải nộp thuế TNDN lớn hơn so với 2 năm để lãi bé bé.
Như vậy sẽ có tình trạng doanh nghiệp không công bằng trong kinh doanh.
Để trấn chỉnh lại thì Nhà nước cho cái gọi là "Thuế TNDN hoãn lại" Tức là ta có thể san sẻ lỗ của năm nay cho các năm tiếp theo để tránh bị thiệt.
Đó là quan điểm tuyệt vời của Nhà nước. Chính vì thế mới sinh ra một loạt các thuật ngữ mới.
Phần đầu như thế, phần hai sẽ được tiếp tục vào một ngày đẹp trời
Năm lỗ --> chuyển lỗ trong hạn 5 năm. Ko thiệt thòi vào đâu cả!
Vấn đề ko fải ở chỗ này, lão vẫn chưa nói được về ý nghĩa của nó.

Nói chung là NA thấy lão hình như vẫn chưa hiểu về vấn đề này Lêu Lêu
Mai lão xem kỹ lại và post tiếp nhé!

Lão ah, tớ ko kỳ vọng ở lão một bài như thế này! :wall:
 
Sửa lần cuối:
G

Gã Sẹo

Cao cấp
16/7/07
319
4
18
63
Hà nội
To NAA: chỉ đồng ý với NAA mỗi cái chi tiết thêm cái chuẩn mực thôi còn toàn bộ không đồng ý, nói đúng hơn là chưa đồng ý, lý do bởi Gã sẹo viết trên tinh thần so sánh giữa quá khứ, trước khi có chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán mới và khi có các cái gọi là mới đó để mọi người hiểu được nó là cái gì,lý do tại sao mà phải thay đổi.
Phần ý nghĩa của các thuật ngữ kế toán đó Gã sẹo xin phép được sưu tầm như sau:
Những khái niệm cơ bản
- Thuế thu nhập Doanh nghiệp hiện hành: Là số thuế TNDN phải nộp (hoặc thu hồi được) tính trên thu nhập chịu thuế và thuế suất thuế TNDN của năm hiện hành. Công thức xác định thuế TNDN hiện hành: Thuế TNDN hiện hành = Thu nhập chịu thuế trong năm hiện hành x Thuế suất thuế TNDN theo quy định hiện hành Để phản ánh thuế TNDN hiện hành, kế toán sử dụng Tài khoản 3334 – Thuế TNDN, Tài khoản 8211 – Chi phí thuế TNDN hiện hành
- Thuế thu nhập hoãn lại phải trả: Là thuế TNDN sẽ phải nộp trong tương lai tính trên các khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế TNDN trong năm hiện hành. Công thức xác định thuế TNDN hoãn lại phải trả:
Thuế thu nhập hoãn lại phải trả = Tổng chênh lệch tạm thời chịu thuế trong năm x Thuế suất thuế TNDN theo quy định hiện hành
Chênh lệch tạm thời chịu thuế trong năm: Là các khoản chênh lệch tạm thời làm phát sinh thu nhập chịu thuế khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN trong tương lai khi mà giá trị ghi sổ của các khoản mục Tài sản hoặc nợ phải trả liên quan được thu hồi hay được thanh toán.
Thuế Thu nhập hoãn lại phải trả được ghi nhận cho tất cả các khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế trừ khi thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh từ ghi nhận ban đầu của một Tài sản hay Nợ phải trả của một giao dịch mà giao dịch này không ảnh hưởng đến lợi nhuận kế toán hoặc lợi nhuận tính thuế TNDN (hoặc lỗ tính thuế) tại thời điểm phát sinh giao dịch.
Để phản ánh khoản Thuế thu nhập hoãn lại phải trả này, Thông tư quy định sử dụng Tài khoản 347 – Thuế thu nhập hoãn lại phải trả, Tài khoản 8212 – Chi phí thuế thu nhập hoãn lại
- Tài sản thuế thu nhập hoãn lại: Là thuế TNDN sẽ được hoàn lại trong tương lai tính trên các khoản: chênh lệch tạm thời được khấu trừ; Giá trị được khấu trừ chuyển sang năm sau của các khoản lỗ tính thuế chưa sử dụng; Giá trị được khấu trừ chuyển sang năm sau của các khoản ưu đãi thuế chưa sử dụng. Công thức xác định thuế Tài sản thuế TNDN:
Tài sản thuế Thu nhập hoãn lại = Tổng chênh lệch tạm thời được khấu trừ phát sinh trong năm + Giá trị được khấu trừ chuyển sang năm sau của các khoản lỗ tính thuế và ưu đãi thuế chưa sử dụng X Thuế suất thuế TNDN theo quy định hiện hành
Chênh lệch tạm thời được khấu trừ: Là các khoản chênh lệch tạm thời làm phát sinh các khoản được khấu trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN trong tương lai khi mà giá trị ghi sổ của các khoản mục Tài sản hoặc Nợ phải trả liên quan được thu hồi hay được thanh toán.
Doanh nghiệp chỉ được ghi nhận tài sản thuế Thu nhập hoãn lại tính trên các khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ này khi và chỉ khi chắc chắn có đủ lợi nhuận tính thuế trong tương lai để sử dụng các khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ, các khoản lỗ tính thuế và ưu đãi về thuế chưa sử dụng.
Để phản ánh khoản mục Tài sản thuế thu nhập hoãn lại theo quy định của Thông tư kế toán sử dụng Tài khoản 243 – Tài sản thuế thu nhập hoãn lại, Tài khoản 8212- Chi phí thuế thu nhập hoãn lại.
- Chênh lệch tạm thời: Là chênh lệch giữa giá trị ghi sổ của các khoản mục Tài sản hay Nợ phải trả trong Bảng cân đối kế toán và cơ sở tính thuế thu nhập của các khoản mục này.

Thú thực là tối nay về nghiên cứu tiếp để giải thích tiếp cho các bác và cố gắng có ví dụ cụ thể
 
Sửa lần cuối:
NAA 07

NAA 07

Guest
24/8/07
72
0
0
39
HN-HCM
Ok, NAA sẽ đi theo gã trong bài này.

Nhưng mong tối nay về lão xem kỹ hơn một chút. Chứ fần trả lời trên NAA thấy ko xứng tầm với cái nick của lão.

Đùa lão một chút thôi, đừng giận nhé.:bigok: Hẹn gặp lão ngày mai :welcome_2
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA