Chuyện vui nói lái của ISKATA

  • Thread starter ISKATA
  • Ngày gửi
I

ISKATA

Trung cấp
9/9/06
77
1
0
Cố đô
Hôm nay ISKATA kể chuyện :
TẠI SAO CÓ TÊN CÁI THANG MÁY
Hồi đó, lâu rồi, người Hà Lan, Pháp hay Tây Ban Nha gì đó, sang giao thương với nước ta. Họ nhập vào thương cảng Hội An một thiết bị, gọi là elevator . Qua một viên quan, họ giới thiệu với vua.
Quan : Bẩm tâu hòang thượng, người nước ngòai giới thiệu một thiết bị rất tiện.
Nhà vua: Khanh xem thiết bị đó tên gì? dùng để làm gì nói TRẪM biết
Quan : Dạ, Bẩm tâu hòang thượng , tên nước ngòai là Elevator. Dùng để nâng hạ vật liệu, người,..
Nhà vua: Nó như thế nào? đang ở đâu? Khanh đã thấy chưa?
Quan : Muôn tâu hòang thượng, họ đang lắp tạm ở nhà hàng, họ định khi lắp đặt xong, sẽ mời Hòang thượng sang dự tiệc ở nhà hàng, xong rồi thử luôn.
Nói về nhà hàng đang lắp cái Elevator, đây là nơi vua thường tiếp các sứ giả, khách quý. Nhà hàng có một tầng trệt, một tầng lầu. Mỗi khi đến , vua tự đi lên lầu, nhưng sau khi yến tiệc xong, vua thường mệt, nên các quan lắp một cầu trượt bằng gỗ, nhà vua muốn xuống thì đến đó và trượt xuồng, nhà vua gọi cái đó là cái máng.

Trở lại cái Elevator , sau khi lắp xong, người nước ngòai mời nhà vua, các quan đến để thử. Sau khi kết thúc tiệc, họ mời nhà vua đi thử cái Elevator. Vua , quan vào trong, người ta điều khiển bấm nút để đi xuống. Nhà vua thấy cảm giác lạ kỳ, không như những lúc trượt xuống bằng máng. Như thế này, có say nữa cũng xuống khỏe.
Vừa bước ra, nhà vua nói với các quan: Cái này dùng được. mua về lắp thêm trong cung vua để dùng. nhưng TRẪM thấy tên nước ngòai khó đọc quá, các khanh nghiên cứu đặt tên theo tiếng Việt cho để đọc.
Các quan chụm đầu một lúc, không đưa ra tên gì hợp lý.
Nhà vua hỏi quan phụ trách nhà hàng:
- Thế thì cái máng TRÃM thường dùng đâu rồi?
Quan : Muôn tâu, có cái elevator thay máng rồi ạ.
Nhà vua nói: Được, TRẪM quyết định đặt tên là THANG MÁY
Các quan cúi đầu thán phục nhà vua. Cái tên thang máy có tên từ đó.
 
Sửa lần cuối:
Khóa học Quản trị dòng tiền
I

ISKATA

Trung cấp
9/9/06
77
1
0
Cố đô
Cá Chẻm

:a_ok_u:CÁ CHẺM

Trong một lần vi hành bằng thuyền, nhà vua đến một vùng đầm phá rộng lớn, nay gọi là Đấm phá Tam Giang - Cầu Hai Huyện Phú Lộc, Thừa Thiên Huế. Trong lúc làm tiệc chuẩn bị dâng vua, một ngư dân đến, trình với quan là có một con cá rất ngon, nay xin kinh dâng vua thưởng thức.
Con cá được đưa vào cho quan đầu bếp. Làm nhiều món. Sau khi thử không có độc, quan dâng lên vua và hòang hậu thưởng thức . Nhà vua vừa ăn, vừa gật gù khen ngon. Ăn xong, vua hỏi : Cá mà TRẪM vừa ăn là cá gì mà ngon quá vậy các khanh?
Quan triều đình nhìn nhau, không biết :wall:. Vua cho mời quan phủ, cai quan vùng này vào. Vị quan này cũng đành chịu.
Anh ngư dân được mời vào. Nhà vua thưởng cho anh 10 lạng bạc và 20mét vải.
Nhà vua hỏi: Ngươi biết tên cá này là gì không?
Anh ngư dân : Muôn tâu hòang thượng, con không biết, lần trước con đánh bắt được ở cửa biển Tư Hiền, ăn rất ngon. Hôm nay lại bắt được, nghe hòang thượng qua đây, con xin dâng đề hòang thượng thưởng thức.
Nói xong, anh ngư dân , thật thà hỏi: Bẩm thưa Hòang thượng ăn thế nào? có ngon không?
Nhà vua : TRẪM ăn rất ngon, chưa có cá nào ngon như cá này, chỉ kém nem, kém chả một chút thôi.
Nhà vua nói xong, sực nhớ câu mình vừa nói có từ kém chả. Nhà vua nói với các quan : cá chưa có tên, xếp hạng món ngon chỉ kém chả. Nay TRẪM đặt tên là CÁ CHẺM.
Các khanh nhớ mà ghi vào sử sách, ghi vào từ điển bách khoa :0frown:. xếp vào lòai cá quý , phổ biến cho bách họ biết.
Các quan vâng dạ nghe lời.
----------------------------
 
Sửa lần cuối:
I

ISKATA

Trung cấp
9/9/06
77
1
0
Cố đô
Trái tim có chân ?

Cô giáo dạy sinh vật chuẩn bị bài giảng mới bằng cách hỏi các em học sinh:
- Các em hãy cho cô biết cái gì, con gì có chân ? và bao nhiêu chân?
Học sinh con nhà thợ mộc : Thưa cô cái bàn có 4 chân
Học sinh con nhà nông : Thưa cô con trâu có 4 chân
Học sinh con nhà điện tử : Thưa cô con IC có chân, nhiều lọai : 2 chân có , 4 chân có, 12 chân cũng có:atom:
Học sinh con nhà bác sỹ : Thưa cô trái tim có chân, nhưng em không biết là mấy chân
Cô giáo: Trái tim có chân là thế nào? em có thể nói rõ thêm để cô và các bạn nghe
Học sinh con nhà bác sỹ :Thưa cô, hôm qua, ở phòng khám của bố em, có một cô gái trẻ vào khám, một lát sau, em nghe bố em nói :
Trái tim yêu dấu, hãy dang chân ra.
Như thế trái tim không có chân là gì?
Cô giáo: ??? :wall:
 
Sửa lần cuối:
I

ISKATA

Trung cấp
9/9/06
77
1
0
Cố đô
Cá thu, đặc sản biển

Có hai anh ngư dân, câu được 1 con cá lạ ở ngoài khơi biển Vinh Hiền, Phú Lộc, TT Huế. Hai anh chèo thuyền nan về đến bờ thì trời xẩm tối. Sẵn có rượu, hai anh đem ra, nướng một nửa con cá ra làm mồi nhậu. dự định còn nửa con đem về nhà vợ con ăn. Mồi ngon, hai anh say khi nào không biết. Một con thấy còn nửa con cá, sà xuống gắp đi. hai anh ngư dân thấy nhưng say qua, không làm gì được.
Về nhà kể lại, không ai tin, vì cá gì cũng phải có tên. Hai anh ngư dân ấm ức. Mấy ngày sau, hai anh ra đúng chổ đã câu con cá lần trước, và thật may: câu được một con to hơn. Hai anh quyết không ăn nhậu nữa, đem về. Cả xóm chài kéo nhau đi xem cá lạ. Đúng là chưa ai từng thấy. Nhưng hỏi cá gì, không ai biết. Một trong hai anh ngư dân nói:con này câu được lần trước nhưng cú tha đó.
Mọi người thống nhất đặt tên là cá thu.:inlove:
Cá thu có tên từ đó.

-----------

Bạn nào muốn câu cá thu, liên hệ với ISKATA. hoặc đi thuyền ra vị trí : 16'24 vĩ độ bắc, 108'36 kinh độ đông. Neo thuyến, thả câu sẽ bắt được cá.
 
Sửa lần cuối:
I

ISKATA

Trung cấp
9/9/06
77
1
0
Cố đô
Bà mẹ trẻ đem con trai đến bác sỹ khám bệnh. Thật ra thằng bé chẳng đau ốm gì, chỉ mội tội ngày càng béo ra.
Bác sỹ đang khám
Bà mẹ sốt ruột hỏi: Thưa bác sĩ, con tôi bệnh gì?
Bác sĩ trả lời : bệnh do ăn uống, tiêu hoá
Bà mẹ: Thưa bác, nghĩa là sao? con tôi chăm sóc kỹ lắm mà
Bác sĩ : Bà có đồng ý là trong hệ tiêu hóa, có thực quản, dạ dày, ruột non,... đúng không?
Bà mẹ : Dạ đúng
Bác sĩ : Thức ăn đi qua thực quan, vào dạ dày, đến ruột non, ruôt già,.. nhưng đến ruột non ( còn gọi là phèo) không qua được, gây ra bệnh này.
Bà mẹ : tên là bệnh gì , thưa bác sĩ ?
Bác sĩ : Bệnh bí phèo, hay còn gọi là béo phì
Bà mẹ : Dạ, hiểu rồi, nhờ bác giúp kê toa cho cháu.

------------------------------
Đọc mẫu truyện trên, các bác sĩ, con nhà bác sĩ đừng la TRẪM nhé
 
tiger2774

tiger2774

Guest
10/1/07
2,517
2
0
49
Vô định
tiger2774.blogketoan.com
:wall::wall:Sao cái gì cũng phát xuất từ Thừa Thiên Huế hít vậy trùi:wall::wall:pó tay, pó chân , pó toàn thân.
 
I

ISKATA

Trung cấp
9/9/06
77
1
0
Cố đô
:wall::wall:Sao cái gì cũng phát xuất từ Thừa Thiên Huế hít vậy trùi:wall::wall:pó tay, pó chân , pó toàn thân.

ISKATA kể chuyện từ thời vua Hùng mà, tỉnh Vĩnh Phúc, tỉnh Phú Thọ, tỉnh Quảng Nam, tỉnh Quảng Ngãi, tỉnh Tiền Giang trước mà Tiger2774? Lần lượt rồi tỉnh nào cũng được nhắc đến. Tiger nhé!

Hôm nay kể chuyện ở tỉnh Quảng Ninh.

Ngày xưa, năm 1468 - 1469 , vua Lê đi viếng chùa Yên Tử, tỉnh Quảng Ninh. Thuyền từ Đông Triều theo hướng Móng Cái thẳng tiến. gần đến Hạ Long, vua thấy một mảnh đất rất đẹp. Vua nói với quan : Cảnh non nước, trời mây thật đẹp, TRẪM chưa thấy nợi nào đẹp bằng. Nói xong, vua hỏi quan tri phủ : đây là tổng nào? trấn nào?
Vị quan tri phủ: Muôn tâu: vùng này còn hoang sơ, dân cư thưa thớt, ruộng vuờn không có là bao nên chưa đặt tên.
Nhà vua nói : Ruộng vườn không có do địa thế hẹp thì vươn ra biển mà làm. Dân không có từ từ rồi cũng sẽ có.
Nhà vua hỏi : Thế vùng này có bao nhiêu dân? bao nhiêu hộ?
Quan tri phủ : Muôn tâu, vùng này chỉ có 7 hộ gia đình, ở trên 7 cái chái vên bờ biển, làm nghề đánh bắt cá.

(Giải thích thêm: Chái là mái lều tranh nhỏ , chỉ một mái xuôi)

Nhà vua nói : vùng này địa thế tốt, cảnh đẹp, phải tím cách phát triển. Trước mắt phải đặt cho 1 cái tên mới quàng bá, tuyên truyền được.
Các quan họp bàn nhưng không tìm được tên để đặt.
Nhà vua nói : Ờ đây, hiện nay có bảy chái, sau này sẽ phát triển thên nhiều chái, nhiều nhà, ta đặt tên là BÃI CHÁY.
Các quan vâng lời, ghi vào sổ sách. Địa danh BÃI CHÁY có từ đó, đến nay hơn 600năm rồi
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Lại nói về vùng đất và lời nói của vua: sau này Bãi Cháy- Hạ Long là nơi phát triển du lịch được cả thế giới biết đến, được tổ chức UNESCO công nhận là di sản của thế giới.
Và cũng nói thêm về vua Lê, sau khi rời Bãi Cháy, thuyền nhà vua cập bến Hạ Long, ở đó, nhà vua làm một bài thơ rất hay, được khắc trên núi đá. Núi đó ngày nay gọi là núi Bài Thơ.
 
Sửa lần cuối:
tiger2774

tiger2774

Guest
10/1/07
2,517
2
0
49
Vô định
tiger2774.blogketoan.com
TRẪM kể chuyện từ thời vua Hùng mà, tỉnh Vĩnh Phú, tỉnh Phú Thọ, tỉnh Quảng Nam, tỉnh Quảng Ngãi, tỉnh Tiền Giang trước mà Tiger2774? Lần lượt rồi tỉng nào cũng được TRẪM nhắc đến. Tiger nhé!

Hôm nay TRẪM kể chuyện ở tỉnh Quảng Ninh.

Ngày xưa, năm 1468 - 1469 , vua Lê đi viếng chùa Yên Tử, tỉnh Quảng Ninh. Thuyền từ Đông Triều theo hướng móng cái thẳng tiến. gần đến Hạ Long, vua thấy một mảnh đất rất đẹp. Vua nói với quan : Cảnh non nước, trời mây thật đẹp, TRẪM chưa thấy nợi nào đẹp bằng. Nói xong, vua hỏi quan tri phủ : đây là tổng nào? trấn nào?
Vị quan tri phủ: Muôn tâu: vùng này còn hoang sơ, dân cư thưa thớt, ruộng vuờn không có là bao nên chưa đặt tên.
Nhà vua nói : Ruộng vườn không có do địa thế hẹp thì vươn ra biển mà làm. Dân không có từ từ rồi cũng sẽ có.
Nhà vua hỏi : Thế vùng này có bao nhiêu dân? bao nhiêu hộ?
Quan tri phủ : Muôn tâu, vùng này chỉ có 7 hộ gia đình, ở trên 7 cái chái vên bờ biển, làm nghề đánh bắt cá.

(Giải thích thêm: Chái là mái lều tranh nhỏ , chỉ một mái xuôi)

Nhà vua nói : vùng này địa thế tốt, cảnh đẹp, phải tím cách phát triển. Trước mắt phải đặt cho 1 cái tên mới quàng bá, tuyên truyền được.
Các quan họp bàn nhưng không tìm được tên để đặt.
Nhà vua nói : Ờ đây, hiện nay có bảy chái, sau này sẽ phát triển thên nhiều chái, nhiều nhà, ta đặt tên là BÃI CHÁY.
Các quan vâng lời, ghi vào sổ sách. Địa danh BÃI CHÁY có từ đó, đến nay hơn 600năm rồi
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Lại nói về vùng đất và lời nói của vua: sau này Bãi Cháy- Hạ Long là nơi phát triển du lịch được cả thế giới biết đến, được tổ chức UNESCO công nhận là di sản của thế giới.
Và cũng nói thêm về vua Lê, sau khi rời Bãi Cháy, thuyền nhà vua cập bến Hạ Long, ở đó, nhà vua làm một bài thơ rất hay, được khắc trên núi đá. Núi đó ngày nay gọi là núi Bài Thơ.
Thanks những câu chuyện của Trẫm, nhưng chừng nào Trẫm đi hết 64 tỉnh thành thì mới okie nhé.
 
H

HienMQ

Guest
11/5/06
19
1
3
Tp HCM
Sao nhà vua ngày xưa thích nói lái thế nhỉ?!

Lại nói về Thừa Thiên Huế - quê hương của Trẫm đây:

Ngày xưa có 3 tỉnh nối tiếp nhau là Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên
Thiên tai lũ lụt liên miên, dân tình khổ sở, oán trách ông trời lắm lắm.
Nhà vua thương dân, bất bình với ông trời, bèn nghĩ cách đối phó: Gom 3 tỉnh lại làm 1 lớn, đổi tên thành tỉnh Bình Trị Thiên (hà hà, sợ chưa, trời mà yếu vía thì nghe tên này chắc cũng vãi... các thứ ra ngoài).
Hix, nhưng trời cũng cao tay lắm chứ bộ, đâu có sợ mấy anh nói xạo, đất mà dám trị cả trời. Hừ, rồi chúng mày biết tay ông, mỗi năm ông cho thêm mấy trận lụt nữa.
Mấy năm sau nhà vua thấy trị trời không được mà còn bị trời trị lại, sợ quá bèn khiêm tốn trở về: Quảng Bình - Quảng Trị - Thừa Thiên.
 
Sửa lần cuối:
H

HienMQ

Guest
11/5/06
19
1
3
Tp HCM
Lại nói về việc chia tách tỉnh của nhà vua (hix, sory, hơi "đêm trước đổi mới" chút xíu).
Sau khi chiến thắng thù trong giặc ngoài, nhà vua bèn cho gom các tỉnh nhỏ lại thành tỉnh lớn cho xứng tầm với công cuộc đổi mới. Nhà vua thiết triều họp chọn tên cho các tỉnh mới thành lập. Phương pháp chung là lấy một chữ trong tên của mỗi tỉnh cũ ghép lại với nhau thành tên của tỉnh mới - quán triệt phương án, đồng thời để tạo khí thế sôi nổi, cứ khi hoạn quan e é đọc tên các tỉnh được sát nhập thì nhà vua lại dõng dạc xướng lên tên mới như để chốt lại lần cuối:

- thứ nhất: Hà Nam + Nam Định + Ninh Bình -> nhà vua dõng dạc: Hà Nam Ninh.
- thứ hai: Nghệ An + Hà Tĩnh -> nhà vua tự tin: Nghệ Tĩnh
- thứ ba: Quảng Bình + Quảng Trị + Thừa Thiên Huế -> nhà vua phản xạ: Bình Trị Thiên
.....
- cuối cùng: Bà Rịa + Vũng Tàu -> nhà vua tự tin: Vũng Bà

Nghe đến từ "Vũng Bà" thì mọi người cười nghiêng ngả. Nhà vua mắc cỡ đỏ mặt, ngài phán: "Thôi, từ Vũng Bà hơi nhạy cảm, chi bằng ta cứ để nguyên là tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu"
 
I

ISKATA

Trung cấp
9/9/06
77
1
0
Cố đô
Quảng Bình - Hà Tĩnh đây Tiger2774 ơi!

Trong lần nhà vua đi vi hành , đoạn qua núi rừng , nhìn xuống thấy một vùng đất nghèo khó, nhà vua hỏi qua :
Vùng này sao mà TRẪM thấy dân tình nghèo quá, nhà tranh vách đất, cây cối hoa màu không có vậy?
Quan trả lời: Muôn thưa Hoàng thượng, vùng này mưa không thuận, gió không hoà, đất đai ít, nên mùa màng thường thất bát, dân chúng nghèo khổ.
Nhà vua nói : Vùng này tương lai sẽ hết nghèo, nếu các khanh nghĩ cho dân thêm, vùng này có sông, có suối, nước chưa lên ruộng thì phải ngăn sông, đắp đập, dẫn nước về. Vùng này có biển nữa, như vậy rừng vàng, biển bạc, biết làm sẽ không nghèo nữa.
Quan: Xin tuân chỉ.
Nhà vua hỏi: vùng này có tên gì?
Vị quan lúng túng, chưa kịp nói, vua bèn phán:
Tên địa danh, tên phủ, trấn, tổng giữ nguyên. Riêng vùng này, ở đây đang nghèo, TRẪM đặt tên là ĐÈO NGANG

------------------
Nghe lời vua nói, sau này, quan dân chung sức lắp sông, xây hồ Kẻ Gỗ. Vùng đất này trở nên trú phú. Nên người dân quên luôn đang nghèo ngày xưa, chỉ biết đó là Đèo Ngang.
 
Sửa lần cuối:
I

ISKATA

Trung cấp
9/9/06
77
1
0
Cố đô
Chào anh Tiger2774!
Hôm qua ISKATA về Bến Tre - Vĩnh Long, nghe chuyện

NHÃN DA BÒ

Hai vợ chồng nông dân ở Huyện Bình Minh- tỉnh Vĩnh Long, nghề làm vườn, tròng nhãn, ổi,... Trong một dịp đi tham quan học hỏi kinh nghiệm làm vườn, người vợ đi từ Nam ra Bắc, đi qua Huế, thấy nhãn Huế dày cơm, chị được tặng 1 nhánh đã cùi, có rễ. Ra đến Hưng Yên, lại thấy trái nhãn to như trứng gà, chị cũng xin mua, và được tặng 1 cành. Chị quyết tâm sẽ đem về Vĩnh Long trồng, sẽ lai tạo một giống nhãn vừa to như nhãn Hưng Yên, vừa dày cơm như nhãn Huế và vừa ngọt, mọng nước như nhãn miền tây. Sau mấy năm trồng ghép, anh chị tạo được giống nhãn mới.
Thường thì 3 năm nhãn có trái, nhưng đã 4 năm giống nhãn này chưa ra hoa. Bà con đi qua, đi lại hỏi, anh nông dân thầm trách vợ và nói: "do bà, giống đó ở đâu bà đem về, tui không biết"
Buồn rười rượi, nhưng chị quyết tâm thuyết phục chồng chờ thêm 1 năm nữa, nếu vẫn không ra hoa, kết trái sẽ chặt bỏ, trồng lại giống nhãn miền tây. Năm sau, giống nhãn mới cho nhiều hoa, kết nhiều trái. Khi thu họach, đem ra chợ, ai cũng hỏi giống gì? Anh nông dân rất vui vì được mùa, trái to, ngon, bán được giá cao. Vô cùng ghi ơn vợ, và để chuộc lỗi vì lời trách vợ năm trước, anh ta cũng nói : giống nhãn DO BÀ.

Chị vợ nghe vậy, thấy đúng, nhưng công sức cũng có của chồng, nên chị trả lời là giống nhãn DA BÒ.

Nhãn DA BÒ có từ đó và được nhanh chóng nhân rộng cả vùng:huyệnChợ Lách (Bến Tre), huyện Bình Minh, huyện Mang Thít( Vĩnh Long), huyện Tháp Muời, huyện Cao Lãnh, TX Sa Đéc ( Đồng Tháp)


Khi nào cọp con biết ăn, ISKATA sẽ mua cho cọp con ăn nhãn DA BÒ, nhé !:bigok:
 
Sửa lần cuối:
I

ISKATA

Trung cấp
9/9/06
77
1
0
Cố đô
Truyện "lứ chãi"

Có một thời gian, doanh thu bán lợn Móng Cái giảm sút nghiêm trọng, cả lợn thịt và lợn con giống làm ảnh hưởng đến đời sống dân cư một vùng. Quan tỉnh Quảng Ninh báo cáo vể triều đình. Nhà vua sai quan đi điều tra sự việc. Cả đòan trinh thám theo hướng từ Cẩm Phả, sang Huyện Tiên Yên, Huyện Bình Liêu, dọc theo đường biên giới để kiểm tra. Khi vuợt sông Tiên Yên khỏang 10km, trời sẩm tối, đòan quan quân, người ngựa phải dừng, đựng lều trại nghỉ, tính ngày mai đi tiếp. Bất ngờ, lính canh báo cáo là có hiện tượng buôn lậu sang biên giới. Các quan thức dậy và bí mật theo dõi. Từ phía bên kia biên giới, từng đòan xe kéo, xe ngựa chở rất nhiều lợn: lợn thịt, lợn giống chuẩn bị vượt biên giới đưa vào đất Việt. Bên này bọn buôn lậu kêu nhau ý ới : lợn sang, lợn sang
Các quan biết được nguyên nhân và đã đạt mục đích của chuyến đi, nên bí mật rút quân về. Quan báo cáo lên triều đình. Nhà vua đích thân nghe báo cáo.
Nghe xong , vua hỏi :
- Vùng đó là vùng nào?
Quan trả lời :
- Muôn tâu hòang thượng, vùng này qua khỏi tỉnh Quảng Ninh,thần chưa biết tên địa danh, vì trời rất tối, mà các thần thì phải bí mật.
Nhà vua lệnh:
- TRẪM thấy giải quyết tình thế của khanh đáng khen, đã tìm ra nguyên nhân.
Nói xong, vua nói tiếp :
- TRẪM thấy nơi đó là nơi lợn sang, TRẪM đặt tên là LẠNG SƠN, để các khanh nhớ mà canh giữ, không cho buôn lậu lợn sang nữa.

Tên tỉnh Lạng Sơn bắt đầu từ đó.
:wave-smil
 
Sửa lần cuối:
Nguyen Minh Kha

Nguyen Minh Kha

...Tổng hợp tùm lum...
- TRẪM thấy nơi đó là nơi lợn sang, TRẪM đặt tên là LẠNG SƠN, để các khanh nhớ mà canh giữ, không cho buôn lậu lợn sang nữa.

Tên tỉnh Lạng Sơn bắt đầu từ đó.
:wave-smil

hahahaha...... LẠNG SƠN = LỢN SANG........ Em mới phát hiện ra đấy bác ạ.:bigok::bigok:
 
bichvan.tax06

bichvan.tax06

Điều hành viên
Thành viên BQT
4/8/07
4,116
514
113
Thủ Đô
Có một thời gian, doanh thu bán lợn Móng Cái giảm sút nghiêm trọng, cả lợn thịt và lợn con giống làm ảnh hưởng đến đời sống dân cư một vùng. Quan tỉnh Quảng Ninh báo cáo vể triều đình. Nhà vua sai quan đi điều tra sự việc. Cả đòan trinh thám theo hướng từ Cẩm Phả, sang Huyện Tiên Yên, Huyện Bình Liêu, dọc theo đường biên giới để kiểm tra. Khi vuợt sông Tiên Yên khỏang 10km, trời sẩm tối, đòan quan quân, người ngựa phải dừng, đựng lều trại nghỉ, tính ngày mai đi tiếp. Bất ngờ, lính canh báo cáo là có hiện tượng buôn lậu sang biên giới. Các quan thức dậy và bí mật theo dõi. Từ phía bên kia biên giới, từng đòan xe kéo, xe ngựa chở rất nhiều lợn: lợn thịt, lợn giống chuẩn bị vượt biên giới đưa vào đất Việt. Bên này bọn buôn lậu kêu nhau ý ới : lợn sang, lợn sang
Các quan biết được nguyên nhân và đã đạt mục đích của chuyến đi, nên bí mật rút quân về. Quan báo cáo lên triều đình. Nhà vua đích thân nghe báo cáo.
Nghe xong , vua hỏi :
- Vùng đó là vùng nào?
Quan trả lời :
- Muôn tâu hòang thượng, vùng này qua khỏi tỉnh Quảng Ninh,thần chưa biết tên địa danh, vì trời rất tối, mà các thần thì phải bí mật.
Nhà vua lệnh:
- TRẪM thấy giải quyết tình thế của khanh đáng khen, đã tìm ra nguyên nhân.
Nói xong, vua nói tiếp :
- TRẪM thấy nơi đó là nơi lợn sang, TRẪM đặt tên là LẠNG SƠN, để các khanh nhớ mà canh giữ, không cho buôn lậu lợn sang nữa.

Tên tỉnh Lạng Sơn bắt đầu từ đó.
:wave-smil
ĐỌc các câu chuyện anh kể hay lắm!Cảm ơn đã có những câu chuyện trong phút nghỉ nghơi thú vị như vậy....khi nào thì anh viết về Ninh Bình và Hà Nội đây?:bigok:
 
hồngtrường

hồngtrường

Guest
3/3/07
1,077
3
38
Hà Lội
Vào Sài Gòn đi ISKATA ơi :bigok::bigok:
 
I

ISKATA

Trung cấp
9/9/06
77
1
0
Cố đô
Vào Sài Gòn đi ISKATA ơi :bigok::bigok:

Zui zẻ nhận lời!:banana:

DÒNG SÔNG AI ĐÃ ĐẶT TÊN ( Nhưng không phải Huế đâu nhé)

Một gia đình CÓ HAI ANH EM: Bá Quảng và Thúc Đà . Gia đình thuộc hạng đại gia (trong tứ trụ nhất thiên hạ). Hai anh em được hưởng gia tài to lớn từ gia tiên để lại.
Một ngày đẹp trời, hai anh em bàn bạc tách ra để chủ động vươn lên. Hai anh em lần lượt chia các vùng đất rồng lớn theo tinh thần : Bá Quảng ở phía Nam, Thúc Đà ở phía Bắc. Chia gần hết, còn một thôn ở giữa không chia được. Người anh Bá Quảng nói với em:
- Còn thôn đó, giao chú vì chú sinh sau đẻ muộn
Thúc Đà nói:
- Em sinh sau, như vậy tuổi trẻ, còn sức, còn thời gian. Hơn nữa em có nhiều lợi thế: cảng biển,cơ sở vật chất đầy đủ, chỉ cần em lấn biển làm một cầu cảng Liên Chiểu và cho nuớc Lào thuê quá cảnh xuất nhật khẩu thôi cũng đủ sống khỏe, thôn đó nhường phần anh, xem như thôn bù cho tuổi già của anh.
Bá Quảng nghe cũng có lý,nên đồng ý.
Hàng ngày hai anh em vẫn ngồi chung tâm sự, ngồi bên này sông, ờ Cẩm Nam ( Hội An ) nhìn sang thấy mảnh đất đầy nghĩa tính đó, cứ nghĩ là thôn bù cũng hơi kỳ kỳ, hai anh em thống nhất đổi là THU BỒN. dòng sông cũng được đặt tên là sông Thu Bồn, chảy qua Thị xã Hội An.

-----------------
Nói về tình nghỉa anh em Quảng - Đà :Thúc Đà luôn sẵn sàng hỗ trợ Bác Quảng: nào là đào tạo kỹ sư bách khoa, cử nhân kinh tế, thầy cô giáo,...Và những lúc bão lụt như bão số 6, lụt lội nấy ngày nay, thúc Đà luôn sát bên Bá Quảng, tiếp tế lương thực,nhân lực ứng phó kịp thời giúp Bá Quảng.
 
Sửa lần cuối:
I

ISKATA

Trung cấp
9/9/06
77
1
0
Cố đô
ISKATA mắc họa!

Hôm qua, ISKATA ở Đà Nẵng, vào wkt hơi khuya ở tiệm Internet, buồn ngủ nhưng cũng ráng đọc bài, để khỏi buồn ngủ, ISKATA gọi 1 ly CÀ PHÊ ĐÁ để tỉnh táo.
Một lát sau, cô bé chủ quán đem ra 1 ly sinh tố cà chua cắt lát, ngửi thấy thơm thơm ruợu.
ISKATA nói : anh có gọi sinh tố cà đâu em?
Cô bé tươi cười và trả lời : Có mà, bác gọi sao em làm vậy chứ.
ISKATA nói : anh gọi sao?
Cô bé vui vẻ hơn, trả lời : em nghe bác gọi là CÀ PHA ĐẾ. Em cắt lát cà chua và dầm thêm ít rượu trắng nữa đấy bác ạ!
ISKATA :wall:: thôi chết rồi, lại nói lái: CÀ PHÊ ĐÁ lại nói CÀ PHA ĐẾ

Thử thì rất tuyệt, khi nào buồn ngủ, các bạn thử dùng CÀ PHA ĐẾ xem nhé! Rất tuyệt, rất tuyệt!
 
hồngtrường

hồngtrường

Guest
3/3/07
1,077
3
38
Hà Lội
Bó tay với ông ISKATA này luôn.:rotfl::rotfl:
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA