Trước hết phải xem xét tiền lương đó là tiền trả cho sức lao động bỏ ra của người lao động mà doanh nghiệp phải trả để bù đắp hao phí lao động điều này quá rõ có thể bạn cho là thừa từ đó thấy rằng chẳng có khoản phí lao động nào tôi bỏ ra chờ đến ba tháng sau mới lĩnh về vậy thì đói mất. Tôi nghĩ đó chính là mấu chốt để nhà làm luật quy định rằng trích tiền lương mà tận 3 tháng sau chưa chi là không hợp lý đó là chưa nói đên việc tiền lương để lại đó có phù hợp với tổng quỹ lương không.Nếu nói về tháng thì thế này nhé đầu tháng sau trả lương người lao động nhưng chi phí lương lại của tháng trước do vậy phải hạch toán trước chi phí lương. Đến đây có lẽ đã rõ số dư tiền lương chưa chi cao nhất bằng tổng quỹ lương của tháng trước đó. vài lời vậy cùng góp ý
Trước hết em xin cảm ơn bác vì bác là người đầu tiên tham gia, tính đến thời điểm này chỉ có bác là người duy nhất, các bác lắm sao lắm gạch đi vắng hết rồi.
Hôm nay em xin đứng ở góc độ doanh nghiệp Nhà nước để em phân tích xem sao
Theo các phương pháp tính lương của các doanh nghiệp Nhà nước thì đầu năm bao giờ cũng được giao đơn giá tiền lương. Thường là nhân với chỉ tiêu doanh thu.
Khi đó số phải trả cho cán bộ công nhân viên hàng năm sẽ lấy bằng đơn giá tiền lương x doanh thu (một cục). Thường việc này làm được ở cuối năm tức là 31/12 bởi cuối năm mới kết được doanh thu.
Bây giờ xẩy ra các trường hợp:
- Lương phải trả bằng lương đã trả (tính đến cả lương tháng 12): ok ngon lành không phải điều chỉnh gì nữa.
- Lương phải trả quá lớn so với lương thực phải trả : như vậy có sự sai lệch trong việc xác định đơn giá đầu năm. Như vậy để cho ông 3 tháng để hoàn thiện tìm cách mà chi cho đúng, cho đủ là quá nhân đạo rồi.
- Lương phải trả bằng đúng lương thực phải trả: vẫn như trên nhưng có một yếu tố khách quan đưa lại :
+ Thứ nhất : chưa thu được tiền của khách hàng, tức là dư nợ 131 quá lớn nên không có khả năng chi trả, đây là các trường hợp thuộc về các đơn vị xây dựng (trường hợp này có lẽ người làm luật chưa nghĩ đến).
+ Thứ 2 : Dư nợ 131 bé xíu, chứng tỏ công ty đã dùng nguồn quỹ lương để làm những việc khác, việc này không được. Ông phải kiếm tiền ngay để trả người lao động (ưu tiên số 1 của Nhà nước) không là tôi cắt phéng của ông đi đó. Người lao động gào, cơ quan thuế cầm dao, thế là mấy ông kế toán trưởng, kế toán tổng hợp, giám đốc .... sốt vó lên. Trường hợp này nên cắt
+ Thứ 3: Người làm luật nói cắt chi phí năm nay chứ có cắt chi phí sang năm đâu, cho anh thời gian ân hạn 3 tháng rồi, như vậy kế toán phải luôn luôn theo sát với tình hình thực tế, có tư vấn,có tham mưu cho giám đốc.
Hôm nay em xin phép tạm dừng ở đây.