Macroeconomic discussion

  • Thread starter Jonicute
  • Ngày gửi
Jonicute

Jonicute

Guest
21/3/08
495
1
0
Hanoi
Chào các bạn!

Mình muốn mở thread này để bàn về các vấn đề kinh tế vĩ mô nói chung và Việt Nam nói riêng! Kinh tế vĩ mô là một nội dung có nằm trong chương trình CFA, tuy nhiên phạm vi Topic này nới lỏng hơn một chút thể hiện ở chỗ:

1/ Có thể thảo luận các bài báo viết về chính sách kinh tế vĩ mô để hiểu và phản bác lại.

2/ Có thể thảo luận lý thuyết hàn lâm

3/ Có thể thảo luận thực tế ở Việt Nam và một số quốc gia khác.

Với phạm vi rộng như vậy, mình nghĩ tất cả các bạn chăm đọc báo hoặc thích quan tâm vấn đề kinh tế vĩ mô cũng có thể tham gia. Và mục đích của người khai trương topic này là để học hỏi những ý kiến đóng góp của các bạn để có thể tổng kết thành một chuỗi kiến thức biến nó thành của mình. Hi vọng các bạn ủng hộ, tham gia nhiệt tình với tinh thần hợp tác chia sẻ thông tin và học hỏi kiến thức, kinh nghiệm.

Để tránh gây hiểu lầm và tránh gây ức chế trong cách giao tiếp trên forum mình xin giới thiệu luôn. Mình sinh năm 1980 và đã có gần 4 năm kinh nghiệm làm việc (3 năm làm về xuất nhập khẩu purchase và 1 năm gần đây chuyển qua tài chính chứng khoán). Do vậy, kiến thức của mình chắc chắn còn hạn chế và có thể có những chỗ chủ quan. Mình muốn ai kém tuổi mình thì xưng hô đúng vai vế, còn ai hơn tuổi mình thì đề nghị thực hiện nguyên tắc xưng hô trung tính: gọi "bạn" xưng "tôi" và cũng để đề phòng trường hợp mình có tranh luận quá và thể hiện cái TÔI cá nhân quá thì các bạn có thể nhìn vào tuổi + kinh nghiệm + kiến thức của mình để tự phán xét về mình trong đầu (không cần tỏ thái độ ra trên thread).

Điều mình muốn các bạn thảo luận cùng hôm nay là:

1/ Tại sao giá dầu thô thế giới tăng lại luôn khiến giá vàng tăng theo

2/ Tại sao Chính phủ Việt Nam đặt mục tiêu tăng trưởng giảm xuống còn 7% mà lại có thể khắc phục được lạm phát

Ý kiến của Luật sư - chuyên gia kinh tế Nguyễn Ngọc Bích trong bài báo này ở vnexpress nhận định, khi hạ mục tiêu tăng trưởng kinh tế, lạm phát được kéo xuống như vậy mức độ nghèo khổ của cuộc sống người dân sẽ giảm theo. "Đây là tác dụng tích cực nhất của chính sách giảm GDP"

Căn cứ vào đâu mà bác Bích khẳng định như vậy?


Đây hoàn toàn là vấn đề kinh tế mĩ mô nhưng mình thấy khó hiểu. Hi vọng các bạn hợp tác giúp đỡ.

Trân Trọng!

JoniCute :friend:
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
T

tunganhtr

Guest
9/5/08
7
0
0
40
Hanoi
2 câu hỏi của bạn về kinh tế vĩ mô đều là những câu hỏi thú vị và có tính thời sự, mình đưa ra 1 số ý kiến cá nhân :
về câu hỏi 1, giá dầu thô và giá vàng, dầu thô và vàng đều được xếp vào danh mục Commodities. Commodities là chỉ những gì thực chất, không vô hình. Hiện nay bên Mỹ đang có 1 cuộc khủng hoảng, ngân hàng trung ương liên tục cắt lãi suất để kích cầu. Việc cắt lãi suất làm tăng lạm phát, USD mất giá, khủng hoảng làm giá cổ phiếu và bất động sản mất giá. Trong 1 cuộc khủng hoảng và biến động giá cả, chỉ có vàng và kim loại quý là giữ giá tốt nhất. Có 1 sự chuyển đổi danh mục đầu tư từ các loại đầu tư khác sang mua vàng tích trữ để phòng chống rủi ro. Lí do chính của việc tăng giá vàng là do khủng hoảng tài chính và việc liên tục cắt lãi suất tại Mỹ đã làm kích cầu mua vàng khi những lo sợ về bất ổn tăng cao.

Về giá dầu thô, lí do chính của việc tăng giá là nhu cầu sử dụng trên thế giới tăng cao khi Trung Quốc, Ấn Độ và các nước Đông Nam Á như VN cộng với khối nước Đông Âu cũ ngày càng phát triển mạnh về công nghiệp và tiêu thụ. Cộng với đó là việc khai thác khó khăn và các biến động chính trị càng làm tăng giá dầu thô.
Trong thời đại khủng hoảng, bỏ những giá trị trên giấy tờ như cổ phiếu, trái phiếu để mua và tích trữ những thứ có thật, sờ được nắm được như vàng và dầu là cách phòng chống rủi ro khôn ngoan và thực dụng. Cộng vào đó là việc các tay đầu cơ đoán được sự chuộng đầu tư vào commodities của các nhà đầu tư đã tiếp phần đẩy giá commodities như vàng, dầu thô và nông sản - ngũ cốc thêm tăng cao.
Quả là có 1 sự correlation giữa giá dầu thô và vàng. Hiện nay người ta thấy rằng giá dầu thô tăng nhanh hơn giá vàng.


câu 2 về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và lạm phát. Lạm phát có nhiều nguyên nhân. Có khi là do cung không đáp ứng được cầu nên giá tăng, có khi là do giá nguyên liệu sản xuất tăng nên giá tăng (giá dầu thô), có khi là lượng tiền lưu thông trong nước quá nhiều so với hàng hóa có thực làm giá tăng. Cả 3 nguyên nhân này đều đảy giá lên cao và ảnh hưởng đặc biệt đến các hộ thu nhập nhỏ (là đại bộ phận dân chúng). VN là 1 nước đang phát triển. Nhu cầu nhập khẩu nguyên liệu lớn nên bị ảnh hưởng tương đối khi giá dầu thô lên. Là 1 nước đang phát triển, năng suất sản xuất còn thấp mà nhu cầu tiêu thụ của 1 nền kinh tế tăng trưởng còn cao cũng làm giá cả tăng khi cung không đủ cầu. Ngân hàng nhà nước để hộ trợ tính cạnh tranh của nông sản và xuất khẩu VN tăng lượng tiền lưu thông nhằm làm thấp giá VND, cộng với việc các ngân hàng trong 1 thời gian trước đây tăng lượng phát hành tín dụng khi nên kinh tế tăng trưởng và có nhiều cơ hội đầu tư đã làm tăng lượng tiền lưu thông. Cộng cả 3 yếu tố này lại đã làm VN có 1 mức lạm phát tương đối, khoảng 15% thống kê năm 2008. Lạm phát là điều tự nhiên đối với bất cứ nền kinh tế đang phát triển nào chỉ có điều ở VN cộng các hoàn cảnh trong nước và bên ngòai tác động thì tỉ lệ lạm phát như vậy là hơi quá cao, ảnh hưởng nặng đến các hộ thu nhập nhỏ và trung bình, sẽ gây nên những bất ổn không nhỏ.

Về mặt kỹ thuật, quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng có thể được phân tích qua Phillips curve. Đây là 1 lí thuyết nói rằng tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào 3 yếu tố:
Lượng tiền lưu thông ( money supply growth rate)
Lạm phát xảy ra vào thời điểm hiện tại
Lạm phát đoán trước (expected inflation rate)
Mối quan hệ này được miêu tả qua 1 phương trình truy hồi, các hệ số phải sử dụng Time Series và các dữ liệu của tổng cục thống kê và ngân hàng trung ương về lượng tiền lưu hành và lạm phát mới có thể xác định được.
Sau đó, ta lấy đạo hàm với lạm phát đoán trước thì sẽ suy ra giảm lạm phát 1% thì tăng trưởng kinh tế sẽ giảm khoảng bao nhiêu.
Expected Inflation Rate là 1 yếu tố rất quan trọng. 1 chính sách có thành công hay không là ở chỗ có thay đổi được Expected Inflation Rate (lạm phát đoán trước hay không). VN hiện nay muốn kìm lạm phát ở mức 11 - 12%, cách hiệu quả nhất là tăng lãi suất để giảm tín dụng và lượng tiền lưu thông. Nếu các hộ kinh tế tin thì họ sẽ thích nghi với mức độ giá mới và tuân theo, nếu không tin thì các nhu cầu và đòi hỏi về lương, giá sẽ vẫn cứ tăng và chính sách sẽ thất bại trong việc kiềm chế lạm phát.
Thông thường, tăng trưởng kinh tế còn tỉ lệ vào cán cân thương mại, mức độ nợ của nhà nước và cả các chính sách thuế (fiscal policy) chứ không chỉ phụ thuộc duy nhất vào chính sách tiền, tuy nhiên ảnh hưởng của nợ nhà nước và các thứ khác sẽ thể hiện trực tiếp lên tỉ lệ lạm phát. Kiềm chế lạm phát là điều rất quan trọng. Giảm lạm phát thì mất tăng trưởng và Full Employment, để lạm phát tăng một chút vì tăng lượng tiền lưu thông và tăng tín dụng để kích thích nền kinh tế thì sẽ tăng tăng trưởng nhưng sẽ có những hệ quả nguy hiểm. Ở Châu Âu, các doanh nghiệp trong đó có hãng sản xuất máy bay Airbus than phiền về việc đông euros quá cao, làm mất tính cạnh tranh so với các hàng hóa của Mỹ bán bằng USD rẻ hơn. Họ yêu cầu làm đồng euro giảm giá. Ngân hàng Trung Ương Châu Âu không đồng ý vì mục tiêu của họ là lạm phát bình ổn ở mức khoảng 2%, làm tiền euro trở nên cạnh tranh hơn cũng nghĩa là phải tăng lượng tiền tiêu thụ và tăng lạm phát. Còn ở Mỹ, ngân hàng trung ương Mỹ là Fed có nhiệm vụ không chỉ kiểm soát lượng tiền mà cả tăng trưởng nên họ bắt buộc phải tăng lạm phát khi cắt lãi suất để cứu nền kinh tế khỏi cơn khủng hoảng. Nói chung lạm phát là 1 con dao hai lưỡi.
 
Jonicute

Jonicute

Guest
21/3/08
495
1
0
Hanoi
Ý trà! Bạn đưa ra nhiều yếu tố vĩ mô quá! Bàn một lúc sẽ không thể hết và loãng mất! Do vậy, vì mình muốn lái thread này theo ý mình nên sẽ độc đoán một chút- nghĩa là phần nào mình cảm thấy cần bàn trước thì bàn trước. :012:.

Vấn đề mình hỏi đầu tiên là "tại sao giá dầu tăng luôn kéo theo giá vàng tăng?"

Theo mình thì sẽ có 2 hướng cần giải thích ở đây.

Hướng 1, giải thích căn cứ vào các yếu tố kinh tế vĩ mô như bạn nói (mình tổng kết và bổ sung thêm)

1/ Dầu thô và vàng là những hàng hoá hữu hình, là tài nguyên thiên nhiên quí hiếm, chúng có nguy cơ bị cạn kiệt dần theo thời gian khai thác. Do vậy, về mặt giá trị thì dầu thô và vàng rất khó mất giá theo thời gian.

dầu thô và vàng đều được xếp vào danh mục Commodities. Commodities là chỉ những gì thực chất, không vô hình.

Khi nền kinh tế Mỹ nói riêng và kinh tế toàn cầu nói chung ở trong trại thái hưng thịnh thì những đồng tiền mạnh như USD, EUR... có thể là nơi cất giữ giá trị an toàn. Một số quốc gia/ngân hàng thay vì tích trữ vàng, họ có thể tích trữ ngoại tệ mạnh.

Nền kinh tế hưng thịnh cũng có nghĩa là thị trường tài chính ổn định, thị trường chứng khoán tốt, nhà đầu tư có thể đem tiền đầu tư vào các tài sản tài chính. Tài sản tài chính của nhà đầu tư có thể là: cổ phiếu, trái phiếu, hợp đồng tương lai, quyền chọn, chứng chỉ quĩ...

Thị trường bất động sản tăng trưởng tốt, nhà đầu tư cũng có thể đầu tư vào bất động sản để kiếm lời.

Nói tóm lại, trong trạng thái kinh tế ổn định nhà đầu tư có xu thế đầu tư vào hoặc tài sản tài chính (cổ phiếu, trái phiếu), hoặc bất động sản, hoặc vàng, dầu, hàng hoá khác... miến sao tỷ suất sinh lời đáp ứng được yêu cầu của nhà đầu tư.

Còn thực tế hiện nay thì: (như bạn nói)

bên Mỹ đang có 1 cuộc khủng hoảng, ngân hàng trung ương liên tục cắt lãi suất để kích cầu. Trong 1 cuộc khủng hoảng và biến động giá cả, chỉ có vàng và kim loại quý là giữ giá tốt nhất. Có 1 sự chuyển đổi danh mục đầu tư từ các loại đầu tư khác sang mua vàng tích trữ để phòng chống rủi ro. Lí do chính của việc tăng giá vàng là do khủng hoảng tài chính và việc liên tục cắt lãi suất tại Mỹ đã làm kích cầu mua vàng khi những lo sợ về bất ổn tăng cao.

Như vậy đã có một sự luân chuyển luồng vốn đầu tư gián tiếp từ bất động sản và chứng khoán sang vàng nhằm giảm thiểu rủi ro trong môi trường kinh tế bất ổn.

2/ Giá dầu thô tăng và vàng tăng còn do một số nguyên nhân sau:

lí do chính của việc tăng giá là nhu cầu sử dụng trên thế giới tăng cao khi Trung Quốc, Ấn Độ và các nước Đông Nam Á như VN cộng với khối nước Đông Âu cũ ngày càng phát triển mạnh về công nghiệp và tiêu thụ.
. Dầu là nhiên liệu không thể thiếu trong gần như bất kỳ hoạt động sản xuất nào. Mọi máy móc vận hành đều cần nhiên liệu dầu, xăng, khí đốt. Đó là điều dễ hiểu tại sao nhu cầu về dầu luôn tăng. Trong khi cung dầu thì hạn chế, ko phải quốc gia nào cũng có mỏ dầu và cũng có thể tự khai thác được. Do đó, tăng giá dầu là vấn đề cung cầu nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế.

việc khai thác khó khăn
vì để tiến hành khai thác được mỏ dầu cần qua các bước từ tìm kiếm thăm dò, lắp đặt thiết bị khai thác...tất cả đều thực hiện trên biển, nguy hiểm và tốn kém.

và các biến động chính trị càng làm tăng giá dầu thô.

Mình copy cái bức tranh mô tả biến động giá dầu thô sau mỗi biến động chính trị vào đây để tham khảo và chứng minh cho ý bạn nói.

Chiến tranh Yom Kippur năm 73 dẫn tới cấm vận dầu mỏ, chiến tranh Iran Iraq năm 80 - 81 và chiến tranh Vùng Vịnh năm 90 đều khiến giá dầu tăng.

Năm 99-2000 một loại nc xuất khẩu dầu mỏ cắt giảm sản lượng khai thác 4.2 tỷ barrel cũng khiến giá dầu tăng. .... vân vân và vân vân...

oilprice1947.gif


Ngoài ra, đồng đô la suy yếu so với đồng Euro cũng là một nguyên nhân khiến giá vàng và dầu tăng. Lý do là vì mọi hợp đồng mua bán vàng và dầu đều lấy đồng USD làm đơn vị tiền tệ thanh toán. Khi đồng USD mất giá thì cần nhiều USD hơn mới mua được cùng một đơn vị vàng hoặc dầu. Đó là lý do khiến giá dầu tăng. Hình sau thể hiện mối quan hệ giữa giá đồng đô la và giá vàng. Đó luôn là mối quan hệ nghịch chiều. Đô la yếu thì giá vàng tăng và đô la tăng thì giá vàng giảm. (Đây là một số hình lấy trên trang web kitko biểu diễn mối quan hệ giá đô la và giá vàng)

apr282008_4.jpg


may052008_3.jpg


Hướng 2, giải thích tại sao giá dầu tăng thì luôn kéo theo giá vàng tăng

Quả là có 1 sự correlation giữa giá dầu thô và vàng. Hiện nay người ta thấy rằng giá dầu thô tăng nhanh hơn giá vàng.

Theo nguồn thông tin mình lượm lặt được thì sở dĩ giá dầu tăng luôn là bàn đạp giúp giá vàng tăng theo đó là vì trong khai thác vàng các công ty khai thác đã phải sử dụng rất nhiều dầu mỏ (phần lớn chi phí sản xuất là dầu). Nói theo thuật ngữ tài chính thì chi phí dầu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí khai thác. Lý do: các điểm khai thác mỏ vàng thường ở những vùng sâu vùng xa, việc khai thác diễn ra trong lòng đất nên các thiết bị khai thác, điện thắp sáng...đều dùng từ năng lượng dầu. Hơn nữa, sau khi khai thác vàng cần phải được trở về nhà máy để tinh luyện. Vận tải xa xôi cũng là nguyên nhân khiến sử dụng nhiều xăng dầu của công ty khai thác vàng.

Khẳng định này được một nhà phân tích đã chứng minh. Ông ta đã đi thu thập tất cả các báo cáo tài chính của các công ty khai thác vàng và phân tích cơ cấu chi phí sản xuất trong các công ty đó thì thấy rằng chi phí sản xuất luôn tăng cùng với sự gia tăng của giá dầu cùng kỳ. (Mình chưa thấy lý lẽ của bài phân tích này thuyết phục lắm nhưng đọc cũng thấy có lý)

Đây là kết quả nghiên cứu, đường chi phí khai thác 1 ounce vàng tăng qua các năm từ 2001 đến 2005

Zeal102805A.gif


Và đây là đường biến động giá vàng cũng trong cùng thời kỳ đó:

Zeal102805B.gif


Như vậy, mối quan hệ giữa giá dầu và giá vàng ngoài chịu tác động chung của toàn bộ nền kinh tế như suy thoái, khủng hoảng, lạm phát thì riêng giữa dầu và vàng luôn có quan hệ giá thuận chiều. Giá dầu tăng sẽ làm chi phí khai thác vàng tăng và kéo giá vàng tăng theo.

KẾT LUẬN SƠ KHAI:

A. Quan hệ giá vàng và dầu phần lớn là quan hệ đồng biến
B. Quan hệ giá đô la và vàng dường như chủ yếu là quan hệ nghịch biến


---------------------------------------------------------

PHẦN LẠM PHÁT VÀ TĂNG TRƯỞNG

Bạn nói nhiều lý thuyết quá, mình thấy loạn loạn. Tuy nhiên, sẽ thảo luận sau sau khi xem lý thuyết. Nhưng điều mình cần thảo luận là "Tại sao giảm chỉ tiêu tăng trưởng lại có thể kìm chế được lạm phát?". Bạn nêu ra nhiều lý lẽ về suy thoái, khủng hoảng, lạm phát quá! Mình muốn làm rõ mấy thuật ngữ sau trước khi thảo luận!

Phân biệt sự khác nhau giữa các thuật ngữ sau: "khủng hoảng - crisis", "suy thoái- recession", "đình trệ- depression", và "đại suy thoái- Great Depression".

Làm rõ mức độ nghiêm trọng của các từ sau: "economic downturn", "economic slowdown", "economic crisis", "economic recession", "economic depression"...

Sở dĩ cần làm rõ trước bởi đọc một số báo nước ngoài người ta chưa dùng nhiều đến từ "economic crisis- khủng hoảng kinh tế" hay "economic recession- suy thoái kinh tế" để chỉ tình trạng kinh tế Mỹ hiện nay. Trong khi báo VN lại hay dùng những từ này. Báo Tây họ chỉ nói "economic downturn- suy giảm kinh tế" và trước đây khi Bearsteam chưa đổ vỡ thì báo cũng chỉ dùng "credit crunch" chứ chưa dùng "credit crisis" như bây giờ.

Mình nghĩ có sự khác nhau giữa các thuật ngữ và dĩ nhiên có sự khác nhau về tiêu chí để khẳng định "nền kinh tế này mới chỉ là suy giảm hay suy thoái, hay đình trệ?"
 
Sửa lần cuối:
Jonicute

Jonicute

Guest
21/3/08
495
1
0
Hanoi
Bổ sung thêm vài ý nữa về quan hệ thuận chiều giữa giá dầu mỏ và giá vàng, quan hệ nghịch chiều giữa giá đô la và giá vàng, và suy ra quan hệ giá dầu mỏ, đô la, vàng :D

* Các quốc gia khai thác và xuất khẩu dầu mỏ, sau khi bán dầu xong thì họ thường có xu thế tích luỹ vàng (có lẽ là để giữ giá trị và tránh rủi ro, thực tế thì vàng và dầu đã là tài sản giữ giá tốt nhất trong mọi hoàn cảnh rồi, do vậy khi bán dầu thì dĩ nhiên họ sẽ dùng tiền bán dầu để mua vàng về)

* Đồng tiền để niêm yết giá vàng là đồng ĐôLa, do vậy biến động giá đồng ĐôLa luôn gây ra ảnh hưởng tới giá vàng. Khi ĐôLa yếu thì cần nhiều ĐôLa mới phản ánh được giá trị của 1 ounce vàng. Khi ĐôLa mạnh thì cần ít ĐôLa để phản ánh gái trị của 1 ounce vàng. Đó là quan hệ nghịch chiều (dĩ nhiên đôi khi có ngoại lệ là cả đô la mạnh và giá vàng vẫn tăng hoặc ngược lại)
 
L

lannhu

It's me!
14/10/04
1,372
2
0
43
~S~
Tớ có vài ý kiến cũng như khúc mắc phát sinh đối với hai vấn đề Jonicute đưa ra:

1. Cầu nối giữa giá dầu và vàng là đồng USD. Hai yếu tố này tác động lẫn nhau qua USD chứ ko thể tự chúng tác động lẫn nhau, trừ khi phương tiện thanh toán của dầu là vàng.

Dầu tăng dẫn đến vàng tăng do dầu là đầu vào để sx vàng. Đây chỉ là hiện tượng lạm phát do chi phí đẩy, ko liên quan gì đến biến động giá trong ngắn hạn do yếu tố cung cầu (cung cầu thật). Dầu tăng kéo theo sự tăng giá chung của nền kinh tế (gây ra lạm phát) do hầu hết các ngành nghề đều sử dụng dầu, chứ ko chỉ ảnh hưởng riêng đến giá vàng.

Các QG khai thác dầu thường mua vàng sau khi bán dầu cũng ko thể có tác động đủ mạnh đến giá vàng vì họ cũng chỉ là một bộ phận trong số đông nhu cầu, ko thể tạo ra xu thế cho giá vàng. Nếu có thì cũng chỉ tạo ra được trong ngắn hạn do đầu cơ chứ ko thể tạo thành quy luật. :D Hơn nữa, nguồn thu từ các QG này chủ yếu dựa vào dầu, vậy nếu đổi dầu lấy vàng thì người ta nuôi dạ dày bằng gì?! :D

Dầu <---> USD <---> Vàng: quan hệ thế nào? USD và vàng thì quan hệ nghịch biến là rõ rồi (hai yếu tố trong 1 danh mục đầu tư, tăng tỷ trọng cái này thì phải giảm tỷ trọng cái kia). Còn dầu và USD?? Ví dụ dầu tăng thì USD tăng hay giảm? Quy luật dầu tăng-vàng tăng thì đã rõ ==> USD trong quan hệ này phải giảm. Như vậy, có thể lý giải như thế nào cho: dầu tăng ---> USD giảm? Vì Mỹ phụ thuộc quá lớn vào dầu? hay vì????

Ngoài ra, khi giá dầu tăng, người ta sẽ cần nhiều USD hơn để nhập khẩu ==> cầu về USD sẽ tăng ==> giá USD tăng. Như vậy, quy luật "dầu tăng - USD giảm - vàng tăng" đã loại trừ sự tăng giá USD này trong yếu tố USD giảm của quy luật?

2. Tăng trưởng kinh tế luôn tạo ra lạm phát vì tăng GDP đồng nghĩa với tăng tiêu dùng, tăng sản xuất (tăng đầu vào), tăng chi tiêu của Chính phủ. Tất cả các yếu tố cấu thành GDP này tăng cũng chính là tác động dẫn đến lạm phát. Sau nhiều liều thuốc chống lạm phát ko mấy phát huy tác dụng, bay giờ CP đành phải dùng đến cách giảm tăng trưởng này. Tuy nhiên, khắc phục được lạm phát hay ko thì thời gian mới trả lời. Cắt giảm thì ko thể cào bằng cho mọi đối tượng, phải phân loại chi tiết rạch ròi, vấn đề là các bác nhà ta làm được tới đâu? khả năng chi tiết tới đâu? quản lý tới đâu? chưa kể đến những "tồn động" ăn sâu như gốc rễ ko thể sớm khắc phục một sớm một chiều. Thêm vào đó là các yếu tố ko thể lường trước như thiên tai dịch bệnh, biến động thế giới,... Tóm lại là dự đoán nào cho nền kinh tế VN thời gian tới???
 
Jonicute

Jonicute

Guest
21/3/08
495
1
0
Hanoi
To lannhu:

Uh, những gì mình cố gắng liệt kê ra về mối quan hệ đô la - vàng - dầu cũng chỉ là do đọc và tổng kết từ các bài phân tích trên báo chí, các ý kiến trên diễn đàn mà thôi lannhu à! Ý kiến của lannhu mình cũng thấy hợp lý! Mình thử cố gắng giải thích mọi thắc mắc của lannhu xem sao! NHƯNG mọi giải thích vẫn là từ đọc báo nhé!

1. Cầu nối giữa giá dầu và vàng là đồng USD. Hai yếu tố này tác động lẫn nhau qua USD chứ ko thể tự chúng tác động lẫn nhau, trừ khi phương tiện thanh toán của dầu là vàng.

Thực tế thì ở bài báo này (lannhu giành thời gian đọc qua nó 1 chút) có nói rằng:

Gold and crude oil prices tend to rise and fall in sympathy with one another. There are two reasons for this:

1. Historically, oil purchases were paid for in gold. Even today, a sizable percentage of oil revenue ends up invested in gold. As oil prices rise, much of the increased revenue is invested as it is surplus to current needs -- and much of this surplus is invested in gold or other hard assets.

2. Rising oil prices place upward pressure on inflation. This enhances the appeal of gold because it acts as an inflation hedge.


Vậy làm sao để tớ và lannhu tin được khẳng định "vàng là phương tiện thanh toán của các hợp đồng dầu mỏ"? Mình nghĩ có lẽ chỉ còn cách điều tra các hợp đồng mua bán dầu mỏ đó hoặc xem các báo cáo tài chính các công ty khai thác/ xuất khẩu dầu mỏ may ra mới biết được! Chẳng sure lắm! Nhưng có lẽ báo nước ngoài nói thì mình tin hơn báo VN!

Vậy, rõ ràng trong quá khứ thì vàng và dầu có mối liên hệ trực tiếp do dầu được thanh toán bằng vàng chứ ko phải USD.

Dầu tăng dẫn đến vàng tăng do dầu là đầu vào để sx vàng. Đây chỉ là hiện tượng lạm phát do chi phí đẩy, ko liên quan gì đến biến động giá trong ngắn hạn do yếu tố cung cầu (cung cầu thật)

OK đồng ý! Thì ở bài post trên mình có nói rằng mình ko cảm thấy thuyết phục lắm với lý lẽ mà bài phân tích "cash cost per ounce" tăng kéo theo giá vàng tăng (trong 2 sơ đồ thể hiện biến động giá từ 2001 đến 2005) rồi mà!

Các QG khai thác dầu thường mua vàng sau khi bán dầu cũng ko thể có tác động đủ mạnh đến giá vàng vì họ cũng chỉ là một bộ phận trong số đông nhu cầu, ko thể tạo ra xu thế cho giá vàng. Nếu có thì cũng chỉ tạo ra được trong ngắn hạn do đầu cơ chứ ko thể tạo thành quy luật.

Nếu các hợp đồng bán dầu ko còn được thanh toán bằng vàng (như nói ở trên nữa) thì nó sẽ được thanh toán bằng ngoại tệ mạnh (USD). Nhưng vì USD đang yếu nên việc giữ USD sẽ cực kỳ rủi ro, nên kiểu gì thì tiền thu về từ bán dầu sẽ dùng để mua vàng dự trữ trong ngắn hạn (hoặc dài hạn). Đoạn này mình suy đoán chủ quan, ko theo báo!

Hơn nữa, nguồn thu từ các QG này chủ yếu dựa vào dầu, vậy nếu đổi dầu lấy vàng thì người ta nuôi dạ dày bằng gì?! :D

Hii....hài hước nhỉ? Lannhu biết 1 tấn dầu thô có giá trị bằng bao nhiêu tấn gạo và bao nhiêu tấn cá tra, cá basa nhà mình vẫn xuất khẩu không? Mình không nghĩ chuyện ăn uống của Nam Phi, Venezuela lại tốn kém đến nhiều tiền như vậy! Hihi... có chăng thì họ dùng tiền đầu tư vào cái gì đó khác ăn uống!

Dầu <---> USD <---> Vàng: quan hệ thế nào?

Mình nghĩ nên nhóm tất cả cái gì được coi là "vàng" về một nhóm, cái gì là "tiền tệ" về một nhóm thì dễ đánh giá hơn. "Dầu" là "vàng đen" còn "Vàng" là "vàng kim loại" --> dầu và vàng là "VÀNG" (nhóm 1). Đô la là tiền tệ (nhóm 2). Mối quan hệ là "nhóm 2" giảm sẽ làm "nhóm 1" tăng.

Còn dầu và USD?? Ví dụ dầu tăng thì USD tăng hay giảm? Quy luật dầu tăng-vàng tăng thì đã rõ ==> USD trong quan hệ này phải giảm. Như vậy, có thể lý giải như thế nào cho: dầu tăng ---> USD giảm? Vì Mỹ phụ thuộc quá lớn vào dầu? hay vì????

Thì đúng rồi, dầu tăng do USD giảm mà! Mình giải thích rồi thây! Vì đồng USD là đồng ngoại tệ mạnh trong rổ tiền tệ nên đó được chọn làm phương tiện thanh toán quốc tế. Mọi hợp đồng mua bán dầu, nếu ko được thanh toán bằng vàng thì sẽ được thanh toán bằng USD. Khi USD giảm do viêc Fed cắt giảm lãi suất, do ktế Mỹ đang xấu... sẽ dẫn tới việc thì cần nhiều USD hơn mới thanh toán đủ đủ giá trị 1 barrel dầu (so với đồng tiền khác).

Ví dụ nhé, VN bán 1 lít dầu vào tháng 3, giá 1 lít dầu qui ra VNĐ là là 20.000VNĐ/lít. Giả sử khi đồng Đô la chưa mất giá thì tỷ giá USD/VNĐ là 15.000, nghĩa là 15.000 VNĐ mới mua được 1 đồng Đô La. Và như vậy 1 lít dầu thanh toán bằng Đô La khi Đô La chưa mất giá sẽ là 20.000/15.000=1.44USD/lít. Tháng Tư, Đô La bị mất giá so với VND, nghĩa là chỉ cần 10.000 VNĐ đã mua được 1 Đô La rồi. Và như vậy 1 lít dầu thanh toán bằng Đô La khi Đô La mất giá sẽ là 20.000/10.000=2USD/lít. Vậy rõ ràng, khi Đô La mất giá thì 1 lít dầu giá là 2Đô (cao hơn khi Đô La chưa mất giá so với VNĐ). Do vậy, cứ Đô La yếu (hay mất giá) thì giá dầu sẽ tăng. Nói Đô La yếu ở đây là yếu so với các ngoại tệ khác ấy lannhu à!

Ví dụ chứng minh luôn, ngày hôm nay 12-05-2008 giá vàng đã giảm, giá dầu cũng giảm do đồng Đô La đã mạnh nên chút ít so với đồng Yên và đồng Ơ.

May 12 (Bloomberg) -- Gold fell in New York as the dollar rose against the euro and oil declined, reducing demand for the metal as a hedge against inflation. Silver increased.


Ngoài ra, khi giá dầu tăng, người ta sẽ cần nhiều USD hơn để nhập khẩu ==> cầu về USD sẽ tăng ==> giá USD tăng. Như vậy, quy luật "dầu tăng - USD giảm - vàng tăng" đã loại trừ sự tăng giá USD này trong yếu tố USD giảm của quy luật?

Không! Chuyện so sánh USD như hàng hoá thế này mình nghĩ không ổn! USD là tiền, mà tiền thì FED hoàn toàn có thể in ra nếu họ thích! Do vậy chuyện cung cầu USD theo mình nghĩ sẽ không thể được coi là tác động khiến giá USD tăng!

Ở Tây chuyện mua bán ngoại tệ trên thị trường ngoại hối FOREX được cho là hợp pháp, nhà đầu tư có thể giao dịch trên FOREX để mua bán ngoại tệ vô tư và ăn chênh lệch. Nhưng ở VN thì chưa cho phép mua bán ngoại tệ nếu ko thông qua Ngân hàng. Ngoại tệ được kiểm soát bởi hệ thống ngân hàng, mà cụ thể là Fed hoặc như VN thì là Ngân hàng Nhà nước. Nên, lannhu không thấy rằng khi CPhủ VN thắt chặt tiền tệ, các nhà nhập khẩu chẳng kêu trời vì họ ko có ngoại tệ thanh toán hợp đồng quốc tế đó sao?

Và nữa, mình đọc báo được biết các ngân hàng thương mại muốn mua bán ngoại tệ thì cũng phải mua bán trong một biên độ cho phép (+/-1% ở vN, qui định mới).

Những thứ đó, ko thể khiến giá đô phải tăng hoặc giảm theo qui luật cung cầu đâu?

Mình nghĩ vậy!

Vừa rồi đọc một bài báo còn nói rằng "dầu và luôn vận động nghịch biến với vận động của Wall Street" nữa cơ! Hihi...

Nói chung cố gắng đọc báo rồi lượm lặt thông tin về đây!

P/S: tớ tạm chưa bàn lạm phát, tăng trưởng vì sợ tốn nhiều thời gian nhưng sẽ bàn sau... hihi...

Thank lannhu for your ideas!
 
Sửa lần cuối:
L

lannhu

It's me!
14/10/04
1,372
2
0
43
~S~
Hiii..., Joni chưa hiểu hết ý tớ rồi. Tớ gt lại tí nhé!

Thời kỳ vàng là phương tiện thanh toán, thời kỳ bản vị vàng đã qua lâu lắm rồi, bây giờ toàn dùng tiền giấy nên mình tạm khép lại cái phương tiện thanh toán này, ko lục lại nữa nhé!

Nếu các hợp đồng bán dầu ko còn được thanh toán bằng vàng (như nói ở trên nữa) thì nó sẽ được thanh toán bằng ngoại tệ mạnh (USD). Nhưng vì USD đang yếu nên việc giữ USD sẽ cực kỳ rủi ro, nên kiểu gì thì tiền thu về từ bán dầu sẽ dùng để mua vàng dự trữ trong ngắn hạn (hoặc dài hạn). Đoạn này mình suy đoán chủ quan, ko theo báo! ==> Các QG khai thác dầu thường mua vàng sau khi bán dầu cũng ko thể có tác động đủ mạnh đến giá vàng vì họ cũng chỉ là một bộ phận trong số đông nhu cầu, ko thể tạo ra xu thế cho giá vàng. Nếu có thì cũng chỉ tạo ra được trong ngắn hạn do đầu cơ chứ ko thể tạo thành quy luật.
Ý tớ là dù cho họ dùng tiền bán dầu để đầu tư vào vàng đi nữa thì nhu cầu của họ cũng chỉ là một phần trong tổng nhu cầu thế giới ==> ko thể tạo nên cán cân cung cầu được!

Mình nghĩ nên nhóm tất cả cái gì được coi là "vàng" về một nhóm, cái gì là "tiền tệ" về một nhóm thì dễ đánh giá hơn. "Dầu" là "vàng đen" còn "Vàng" là "vàng kim loại" --> dầu và vàng là "VÀNG" (nhóm 1). Đô la là tiền tệ (nhóm 2). Mối quan hệ là "nhóm 2" giảm sẽ làm "nhóm 1" tăng.
Tớ cho USD vào giữa, là cầu nối vàng dầu vì như đã nói, vàng ko thể tác động trực tiếp đến dầu và ngược lại, ví dụ dầu tăng kéo theo vàng tăng và lý do kéo theo này là do biến động của USD. Nếu đưa vàng-dầu vào một cặp thì biến động của chúng, giải thích và chứng minh dựa vào đâu?

Thì đúng rồi, dầu tăng do USD giảm mà! Mình giải thích rồi thây! Vì đồng USD là đồng ngoại tệ mạnh trong rổ tiền tệ nên đó được chọn làm phương tiện thanh toán quốc tế. Mọi hợp đồng mua bán dầu, nếu ko được thanh toán bằng vàng thì sẽ được thanh toán bằng USD. Khi USD giảm do viêc Fed cắt giảm lãi suất, do ktế Mỹ đang xấu... sẽ dẫn tới việc thì cần nhiều USD hơn mới thanh toán đủ đủ giá trị 1 barrel dầu (so với đồng tiền khác). <== Còn dầu và USD?? Ví dụ dầu tăng thì (--->) USD tăng hay giảm? Quy luật dầu tăng-vàng tăng thì đã rõ ==> USD trong quan hệ này phải giảm. Như vậy, có thể lý giải như thế nào cho: dầu tăng ---> USD giảm? Vì Mỹ phụ thuộc quá lớn vào dầu? hay vì????
Jonicute chú ý cái mũi tên kéo theo nhé! Ý tớ là lý do nào khiến dầu tăng kéo theo giá USD giảm? Tất nhiên mọi biến động của USD đều thể hiện sức khỏe của kinh tế Mỹ nhưng tớ muốn biết phân tích từ cái nguyên nhân gốc là giá dầu tăng cơ, giá dầu tăng ---> ???? ---> USD giảm. Vì Mỹ quá phụ thuộc vào dầu, tức một biến động nhỏ trong giá dầu hay nguồn cung dầu cũng có tác động xấu đến nền kinh tế Mỹ hay vì nhiều lý do khác nữa mà tớ chưa nghĩ ra lý do nào. :D

Không! Chuyện so sánh USD như hàng hoá thế này mình nghĩ không ổn! USD là tiền, mà tiền thì FED hoàn toàn có thể in ra nếu họ thích! Do vậy chuyện cung cầu USD theo mình nghĩ sẽ không thể được coi là tác động khiến giá USD tăng!

Ở Tây chuyện mua bán ngoại tệ trên thị trường ngoại hối FOREX được cho là hợp pháp, nhà đầu tư có thể giao dịch trên FOREX để mua bán ngoại tệ vô tư và ăn chênh lệch. Nhưng ở VN thì chưa cho phép mua bán ngoại tệ nếu ko thông qua Ngân hàng. Ngoại tệ được kiểm soát bởi hệ thống ngân hàng, mà cụ thể là Fed hoặc như VN thì là Ngân hàng Nhà nước. Nên, lannhu không thấy rằng khi CPhủ VN thắt chặt tiền tệ, các nhà nhập khẩu chẳng kêu trời vì họ ko có ngoại tệ thanh toán hợp đồng quốc tế đó sao?
Cung-cầu của Joni ở đây chỉ nhìn ở gốc độ một quốc gia, cụ thể là Mỹ và Việt Nam. Nhưng đồng USD đâu phải chỉ được dùng ở hai quốc gia này phải không nào, do đó phải xét trên cung cầu thế giới chứ ko chỉ cung-cầu ở một nước.

"dầu và luôn vận động nghịch biến với vận động của Wall Street và tất cả những gì có gắn mác Mỹ" Chẹp!
 
Sửa lần cuối:
Jonicute

Jonicute

Guest
21/3/08
495
1
0
Hanoi
Jonicute chú ý cái mũi tên kéo theo nhé!

Ôi, nhiều mũi tên, mũi đơn mũi kép mũi trái mũi phải tớ chẳng biết đường nào mà lần nữa! Cũng thấy loạn loạn khi thông tin đa chiều hơn!

Ý tớ là lý do nào khiến dầu tăng kéo theo giá USD giảm?

Mừn nghĩ cái này còn tuỳ vào từng thời điểm. Giữa dầu và USD không thể có quan hệ nhân quả "dầu tăng kéo theo giá USD giảm" như lannhu nói. Nhưng dầu tăng vì cái gì thì mình có đã nói rồi, giờ nói lại:

Dầu tăng do:
(1.1) Nhu cầu tăng để đáp ứng nhiệm vụ phát triển kinh tế của tất cả các quốc gia trong đó nhiều nhất là Trung, Ấn, Mỹ.

(1.2) Có sự di chuyển vốn đầu tư từ tài sản tài chính sang hàng hoá trong hoàn cảnh thị trường tài chính đang rủi ro.

(1.3) Do năng lực sản xuất hạn chế hoặc gặp khó khăn về sản lượng (yếu tố cung yếu).

(1.4) Do yếu tố chính trị (nếu có).

(1.5) Do khách quan (ví dụ mất điện kéo dài cũng có thể khiến sản lượng dầu giảm).

(1.6) Do đầu cơ

(1.7) Do tâm lý nhà đầu tư các chứng từ phái sinh liên quan đến dầu mỏ trên sàn.....

Tất nhiên mọi biến động của USD đều thể hiện sức khỏe của kinh tế Mỹ nhưng tớ muốn biết phân tích từ cái nguyên nhân gốc là giá dầu tăng cơ, giá dầu tăng ---> ???? ---> USD giảm.

Thì một vài nguyên nhân ở trên đó khiến giá dầu tăng! Ở thời điểm hiện nay thì nguyên nhân chính là sự dịch chuyển danh mục đầu tư, và nguyên nhân do cầu của Trung Quốc, Ấn Độ tăng.

tớ muốn biết phân tích từ cái nguyên nhân gốc là giá dầu tăng cơ, giá dầu tăng ---> ???? ---> USD giảm.

Sao cậu cứ kéo cái mũi tên từ dầu dính đến USD thế? Tớ cố giải thích vậy! Cấm có cười nhé!

Thế này! Kinh tế Mỹ lạm phát ngày càng tăng do chuyện FÉT đã 17 lần cắt giảm lãi suất nhằm kích thích tiêu dùng và cứu thị trường bất động sản (mục đích cắt giảm lãi và đưa ra các gói hỗ trợ của Fét là nhằm hỗ trợ tiêu dùng, vì dân Mỹ họ không chi tiêu khi giá cả tăng, khiến ngành sản xuất thiệt hại và kinh tế không thể tăng trưởng được). Nhưng khi lãi suất giảm thì lại là nguyên nhân khiến lạm phát vốn đã nhen nhói nay càng được đà gia tăng. Thấy báo nó nói nguy cơ lạm phát và tăng trưởng giảm đã tiềm ẩn trong lòng Mỹ đã ủ ấp từ suốt năm 2007 rồi!

USD yếu có thể là vì:

(2.1) FED in nhiều tiền quá so với nhu cầu thực tế trong lưu thông nhưng khi có biến thì không thu về kịp/ hoặc không thu về được

(2.2) Mỹ họ chủ định muốn giữ đồng Đô yếu so với các ngoại tệ khác thì sao (để nhằm gây thiệt hại tới các quốc gia siêu cường xuất khẩu như VN :D và để các doanh nghiệp Mỹ nhập được hàng rẻ hơn từ bên ngoài, dân Mỹ dùng hàng rẻ hơn, và cũng còn để khuyến khích xuất khẩu cho doanh nghiệp Mỹ trong thời kỳ kinh tế khó khăn)

(2.3) (Đánh ra đây rồi ko nghĩ ra nên để bạn bổ sung tiếp. Hii...)

Nhưng Đô yếu mạnh ko phải hoàn toàn do dầu. Nói túm lại, chịu khó đọc báo xem họ phân giải sao thôi!

Vì Mỹ quá phụ thuộc vào dầu, tức một biến động nhỏ trong giá dầu hay nguồn cung dầu cũng có tác động xấu đến nền kinh tế Mỹ hay vì nhiều lý do khác nữa mà tớ chưa nghĩ ra lý do nào. :D

Có lẽ để rõ hơn bạn có thể vào website FED và xem chi tiết chi tiêu của Chính Phủ Mỹ xem họ dùng tiền bao nhiêu để nhập khẩu dầu mỏ đáp ứng cho phát triển kinh tế! Và bạn có thể vào website OPEC để xem chuyện sản xuất, xuất khẩu của họ như thế nào! Như thế nhìn sẽ tổng quan hơn!

Giờ! Cứ bắt mình giải thích mấy cái mũi tên đó! Đau đầ...uuu... muốn offtopic và giơ hai tay đầu hàng!

I am not American fighting for nothing!
 
L

lannhu

It's me!
14/10/04
1,372
2
0
43
~S~
Oạch! Thread này là discussion, đúng ko nào? Thế thì phải làm cho nó đúng nghĩa như thế thôi. Tớ muốn phân tích, giải thích,...các nguyên do của các hiện tượng kinh tế đang xảy ra. Còn đó là các hiện tượng gì, nó xảy ra như thế nào thì các phương tiện thông tin đại chúng đầy ra đấy rồi, Joni bê nguyên si vào đây có tác dụng j đâu? Hiểu ý tớ ko? Có thể khi viết tớ diễn đạt ý kém quá hay ntn mà tớ thấy Joni cứ ko ko hiểu sao ý. Joni chịu khó đọc kỹ ý tớ tí nhé nếu ko cứ nói lòng vòng rất mất thời gian làm tớ dễ nản lắm, hichic, như bên cái topic "Trái phiếu"! Còn sở dĩ tớ dùng mũi tên đa chiều là vì các yếu tố vĩ mô luôn luôn tác động qua lại và chồng chéo lẫn nhau, nếu chỉ đơn chiều đơn giản thì các bác nhà ta không đâu đầu như bây giờ rồi!

Còn tớ, tớ chỉ thắc mắc ở mũi tên này thôi: "giá dầu tăng ---> ???? ---> USD giảm", thắc mắc nằm ở phần ???? ấy! Còn có quan hệ này hay ko, tớ chưa kiểm chứng, chỉ suy luận rằng: nền kinh tế Mỹ phụ thuộc nhiều vào dầu (xét chung thì ko riêng gì Mỹ mà tất cả các nền kinh tế, riêng Mỹ thì tiêu thụ nhiều nhất và đồng USD là đồng tiền thanh toán của dầu), bây giờ các QG xuất khẩu dầu đồng loạt tuyên bố ko cung cấp dầu cho Mỹ nữa, lúc này nền kinh tế Mỹ sẽ thế nào và đồng USD sẽ thế nào? Như vậy, dầu có ảnh hưởng trực tiếp đến USD ko?

Mặt khác khi phân tích dựa vào cung cầu USD, khi giá dầu tăng sẽ khiến USD giảm. Do đó sẽ tạo mâu thuẫn với quan hệ ở trên và một trong hai giả định này sẽ sai hoặc cả hai cùng sai.

Question của tớ là như vậy! Joni hiểu ý tớ ko? ;)
 
Jonicute

Jonicute

Guest
21/3/08
495
1
0
Hanoi
Còn tớ, tớ chỉ thắc mắc ở mũi tên này thôi: "giá dầu tăng ---> ???? ---> USD giảm", thắc mắc nằm ở phần ???? ấy!

Khổ quá!!!!!!! Tớ ko giải thích được nếu cậu cứ bắt dầu dính vào đô la! Đã bảu Đô La tăng hay giảm mạnh hay yếu thì ko liên can gì đến dầu rồi mà!

Còn ý của cậu có thể là có nhưng tớ chưa tìm ra! Để từ từ nghiên cứu! Cứ bắn tằng tằng như nã đại bác! Thì cậu cũng phải tìm hiểu đi chứ cứ rình "vặn răng" tớ là sao?

Question của tớ là như vậy! Joni hiểu ý tớ ko? ;)

Dzạ....hiểu ạ, thưa Quí ngài! :004:
 
Jonicute

Jonicute

Guest
21/3/08
495
1
0
Hanoi
Dollar Pares Gains; Retail Sales Report May Show Growth Slowing

By Kosuke Goto

May 13 (Bloomberg) -- The dollar traded near a one-week low against the euro before a U.S. government report that economists say will show retail sales declined, adding to evidence the world's biggest economy is slowing.

The dollar pared gains to trade at $1.5548 against the euro as of 6:44 a.m. in London from $1.5553 in New York yesterday. It was also at 103.76 yen from 103.75 yen. The euro was at 161.38 yen compared with 161.38.

To contact the reporter on this story: Kosuke Goto in Tokyo at kgoto2@bloomberg.net.
 
Jonicute

Jonicute

Guest
21/3/08
495
1
0
Hanoi
Còn tớ, tớ chỉ thắc mắc ở mũi tên này thôi: "giá dầu tăng ---> ???? ---> USD giảm", thắc mắc nằm ở phần ???? ấy! Còn có quan hệ này hay ko, tớ chưa kiểm chứng, chỉ suy luận rằng: nền kinh tế Mỹ phụ thuộc nhiều vào dầu (xét chung thì ko riêng gì Mỹ mà tất cả các nền kinh tế, riêng Mỹ thì tiêu thụ nhiều nhất và đồng USD là đồng tiền thanh toán của dầu), bây giờ các QG xuất khẩu dầu đồng loạt tuyên bố ko cung cấp dầu cho Mỹ nữa, lúc này nền kinh tế Mỹ sẽ thế nào và đồng USD sẽ thế nào? Như vậy, dầu có ảnh hưởng trực tiếp đến USD ko?

Bực cái dòng màu đỏ gạch chân nên quay sang cãi cùn với lannhu. Chưa kiểm chứng thì ko bàn mất thời gian! Tớ post báo vì nó đưa ra số liệu thống kê đàng hoàng, có kiểm chứng!

Ai đầu TO như Benknake mà ngồi tính nước bài được? Phạm vi bàn chỉ nhằm biết sự kiện mà phản ứng thôi. Ví dụ: Biết đồng đô đang giảm ktế Mỹ đang giảm, ktế VN đang lạm phát thì đi mua gạo về tích trữ, bán trứng ung đi, mua vàng về chôn gầm giường....Yên tâm ngồi học hành tích luỹ kiến thức kinh nghiệm, thị trường phất thì ta đi làm chỗ ngon, làm giàu cho gia đình, tiến tới làm giàu cho xã hội. Hihi...:biggrinda

Phạm vi tớ muốn bàn và tìm nhiều lý lẽ là thế? Chứ ko cần quá sâu như nhà hoạch định chính sách!

Động cơ đưa cái thread này là cty có đồng chí rất chăm đọc báo ngày nào cũng nói giá đô lại tăng, giá vàng lại tăng, giá dầu lại tăng. Ngày nào cũng vậy! Nói xong rồi chẳng hiểu trong đầu đồng chí đó sẽ làm gì nữa! Hỏi đồng chí "Tại sao dầu tăng thì vàng tăng?" Đồng chí đó trả lời "Báo nói!".

Chán quá post bài để nghe ý kiến các bạn, và cũng để có hứng tìm hiểu thôi! THực tế, mình cứ cãi nhau mới có động lực (vì cay cú). Đó là lý do.

Okie, need reason no need result!:biggrinda
 
L

lannhu

It's me!
14/10/04
1,372
2
0
43
~S~
Cái suy luận đấy tự dưng tớ nghĩ ra thôi, chưa thấy xuất hiện trên mặt báo nào, kiểu này xong về viết một bài báo cũng nên, hehe... Còn đi lục lại tin tức để chứng minh cho suy luận của mình thì hơi bị mất thời gian có khi là công dã tràng, hichic. Anyway, cái tớ đưa ra có thể có hoặc ko trong thực tiễn (vì đúng sai chưa biết mà), mọi người có thể dùng suy luận logic của mình để chứng minh và cho ý kiến về nó. Tớ chỉ xin comment thôi muh! ;)
 
Jonicute

Jonicute

Guest
21/3/08
495
1
0
Hanoi
Cái suy luận đấy tự dưng tớ nghĩ ra thôi, chưa thấy xuất hiện trên mặt báo nào, kiểu này xong về viết một bài báo cũng nên, hehe...

To: lannhu

Hôm nay, thứ Tư ngày Mười Tư tháng Tư + Một năm 2008. Đô mạnh vàng yếu nhưng dầu tăng (127đô/ba-re) do người ta lo lắng rằng Iran sẽ cắt giảm sản lượng sản xuất dầu.

Cái mối quan hệ này đã "vật lại" cái tỷ lệ nghịch lannhu và tớ đã confirm và đi ngược với lịch sử "dầu tăng kéo vàng tăng".

Đô mạnh do tin tốt về kinh tế Mỹ đã đè vàng xuống nhưng dầu vẫn cố ngoi nên :066:

In energy futures, crude oil jumped to a new record near $127 a barrel on concerns that Iran may consider cutting crude oil production.

Cho nên đọc báo là hữu ích chứ ko có chuẩn mực nào cả!
 
L

lannhu

It's me!
14/10/04
1,372
2
0
43
~S~
Background nào cho môn học Macro Econ.?

Cái gì cũng có nguyên lý của nó hết chứ Joni, nếu ko thì làm sao giải thích được hiện tượng? Hiện tượng nào đi lệch nguyên lý thì chỉ xảy ra nhất thời thôi và nó sẽ sớm trở lại với quy luật. Tại sao xác suất của hiện tượng "cả USD - dầu đều tăng" ít xảy ra? Trong khi Joni đọc báo ngày nào cũng thấy xuất hiện hiện tượng "dầu, vàng biến động ngược với USD"?

Cụ thể luôn cho hiện tượng xuất hiện trong bài báo hôm nay nhé!

Dầu tăng do người ta lo ngại Iran sẽ cắt giảm sản lượng. Đô lên do tuyên bố của ông Ben Bernenke. Chính cái tuyên bố này cũng như nhiều kết quả khả quan trong thời gian gần đây trong việc hồi phục hậu quả của cuộc khủng hoảng tín dụng đã giúp NĐT tin rằng nền kinh tế Mỹ sẽ hồi phục. Tin tốt này nó lấn át cả tin xấu do dầu lên khiến đô vẫn tiến lên (đừng bảo tớ dầu lên là tin tốt cho nền kinh tế Mỹ nhé, hihi). Do đó, tớ đã thắc mắc: giá dầu tăng thì có khẳng định được đô sẽ giảm nếu có các yếu tố khác lấn át ngược lại, ví dụ như cầu về USD sẽ tăng khi dầu tăng như đã nói. Bây giờ thì thêm cái ví dụ về yếu tố lấn át ngược lại nóng hổi này, he he

Tuy nhiên, tớ cược với Joni rằng đây chỉ là hiện tượng nhất thời. Giống như đợt cát giảm lãi suất lần thứ 5 hay 6 gì đó của FED tớ chả nhớ, ai cũng nghĩ rằng FED cắt giảm sẽ làm đồng USD xuống giá nhưng thực tế lại ngược lại vì đa số khoai Tây tin rằng lần cắt giảm này là quyết tâm cứu nền kinh tế của Mỹ nên USD lên giá nhưng chỉ duy trì được một hai hôm gì đấy thôi.

Tớ nhắc lại lần nữa, dầu ko trực tiếp kéo theo vàng (trừ các nguyên nhân tác động độc lập) mà phải thông qua USD. "USD - vàng" thì rõ ràng rồi. Còn "dầu - USD" thì .... Thế nên tớ mới muốn mổ xẻ cái này. Báo chí nhiều khi chỉ dẫn dắt hiện tượng thôi chứ ko phân tích sâu. Còn tớ, tớ muốn biết sâu vì khi đọc báo thấy hiện tượng là phải biết có nên "chạy đi mua gạo" ngay hay ko chứ ko đợi ai nhắc (mà nhắc sai thì lại càng chết). :p
 
Jonicute

Jonicute

Guest
21/3/08
495
1
0
Hanoi
Cái gì cũng có nguyên lý của nó hết chứ Joni, nếu ko thì làm sao giải thích được hiện tượng? Hiện tượng nào đi lệch nguyên lý thì chỉ xảy ra nhất thời thôi và nó sẽ sớm trở lại với quy luật

tớ cược với Joni rằng đây chỉ là hiện tượng nhất thời

ai cũng nghĩ rằng FED cắt giảm sẽ làm đồng USD xuống giá nhưng thực tế lại ngược lại vì đa số khoai Tây tin rằng lần cắt giảm này là quyết tâm cứu nền kinh tế của Mỹ nên USD lên giá nhưng chỉ duy trì được một hai hôm gì đấy thôi

Uh, đồng ý mọi ý kiến của lannhu! Mình cũng muốn nghiêu kíu nghiên kíu nghiên kíu...(nhưng nếu có thời gian mà).

Vấn đề là có 2 trường phái phân tích trên thị trường tài chính:

1/ Trường phái phân tích cơ bản (fundamental analysis) là trường phái phân tích dạng nghiêu kíu (phân tích các báo cáo tài chính và oánh giá dựa vào những gì phải quan nghiên kíu và trải nghiệm rồi)

2/ Trường phái phân tích kỹ thuật (technical analysis) là trường phái phân tích không dựa vào thông tin nghiên kíu trong quá khứ một cách hàn lâm học, mà họ nghiêu kíu dự báo. (mình rất thích trường phái này và có lẽ hôm nào có thời gian thì mở một box riêng. hihi...). Có mấy giả định của trường phái phân tích kỹ thuật:

Giả định 1: Mọi thông tin đều đc phản ánh trong giá chứng khoán
Giả định 2: Mọi biến động có tính xu thế
Giả định 3: Mọi xu thế có thể lặp lại

....

Thông tin: là yếu tố rất quan trọng trong phân tích kỹ thuật và trong "lướt sóng"

Ý mình! Là nghiên kíu theo chiều hướng đó!

Lannhu đi theo hướng fundamental còn tớ theo hướng technical nên thảo nào cứ choảng nhau nhỉ?
 
Jonicute

Jonicute

Guest
21/3/08
495
1
0
Hanoi
To lannhu:

Tớ tìm được một mối quan hệ giải thích cho chuyện đô la và giá vàng, dầu rồi nhé! Và hình như trong các post trước tớ cũng đã nhắc vấn đề này rồi! Chắc chỉ có 1 mối quan hệ đô la vàng dầu thôi!

Đó là bài báo sau

SAN FRANCISCO (MarketWatch) -- Gold futures closed lower Wednesday taking the metal's three-session loss to more than $19 an ounce after the Labor Department reported that U.S. consumer inflation moderated in April

Vàng giảm do tin lạm phát Mỹ giảm trong tháng Tư.


Gold for June delivery fell $3.10 to close at $866.50 an ounce on the New York Mercantile Exchange. It touched an intraday low of $864. The contract has now suffered a drop of $19.30, or 2.2%, since the end of last week.

"Despite the big picture fundamentals remaining extremely favorable to gold, it is finding it hard to get traction after this most recent sharp sell off," said Mark O'Byrne, a director at Gold and Silver Investments Ltd.

"Periods of consolidation are common after such sharp sell offs and this type of sideways movement can often frustrate bulls and bears alike, prior to the market reasserting its primary trend," he said in emailed comments.

And it's primary trend is "likely to be up as none of the fundamental macroeconomic, geopolitical and geological issues driving the gold markets have been resolved, he said.
Among the news influencing gold prices Wednesday, the Labor Department reported that U.S. consumer prices increased a moderate 0.2% in April with decelerating energy prices offsetting rising food prices. Excluding volatile food and energy prices, the core consumer price index increased 0.1%.

Giá vàng tăng giảm ngoài do tác động các nhân tố kinh tế vĩ mô căn bản mà còn do tác động của thông tin (tin tốt/tin xấu) về nền kinh tế Mỹ. (Thông tin này ảnh hưởng tới cung cầu của nhà đầu cơ, đầu tư chứ ko phải người tiêu dùng cuối cùng

"The inflation figures were bad, but not as bad as expected and this may have led some traders to take some money off the table and the shorts to press their recent advantage," said O'Byrne.
Economists were expecting both the CPI and the core rate to rise 0.2%. See Economic Report.

"Regardless of whether these softer-than-expected figures reflect the true story of inflation in the U.S. economy, they bear positive implications for risk appetite," said Ashraf Laidi, chief foreign exchange strategist at CMC Markets US, in a research note

"But the figures may temper the dollar's recent gains as they do not necessarily shut the door on a June rate cut," Laidi said.

Futures traders have increased their bets that the Federal Reserve will start raising rates in late October after a period of holding rates at the current 2% level. Read more.
On the currency markets, the dollar posted healthy gains against major rivals after a rally in stocks offset a calmer-than-anticipated reading on U.S. inflation. The euro resumed its slide vs. the dollar, with one euro buying $1.5459, less than the $1.5482 it fetched in late trading Tuesday.

Dollar strength typically pressures dollar-denominated commodities, such as gold and crude oil, because it makes them more expensive for holders of other currencies. See Currencies.

Đô la mạnh gây áp lực về giá tới các hàng hoá niêm yết bằng đồng Đô như vàng, dầu thô bởi đô mạnh đã đồng nghĩa với việc nhà đầu tư đang nắm giữ hàng hoá (dầu và vàng) đắt hơn so với các ngoại tệ khác

Mình đã ví dụ ở post trước về xuất khẩu 1 lít dầu lúc tỷ giá usd/vnd là 15000 và 10000 ấy!

Có lẽ đây là nguyên nhân phổ biến và là mối quan hệ phổ biến nhất thôi lannhu!

 
B

binh272

Trung cấp
31/10/07
86
0
6
tphcm
Tớ có vài ý kiến cũng như khúc mắc phát sinh đối với hai vấn đề Jonicute đưa ra:

2. Tăng trưởng kinh tế luôn tạo ra lạm phát vì tăng GDP đồng nghĩa với tăng tiêu dùng, tăng sản xuất (tăng đầu vào), tăng chi tiêu của Chính phủ. Tất cả các yếu tố cấu thành GDP này tăng cũng chính là tác động dẫn đến lạm phát. Sau nhiều liều thuốc chống lạm phát ko mấy phát huy tác dụng, bay giờ CP đành phải dùng đến cách giảm tăng trưởng này. Tuy nhiên, khắc phục được lạm phát hay ko thì thời gian mới trả lời. Cắt giảm thì ko thể cào bằng cho mọi đối tượng, phải phân loại chi tiết rạch ròi, vấn đề là các bác nhà ta làm được tới đâu? khả năng chi tiết tới đâu? quản lý tới đâu? chưa kể đến những "tồn động" ăn sâu như gốc rễ ko thể sớm khắc phục một sớm một chiều. Thêm vào đó là các yếu tố ko thể lường trước như thiên tai dịch bệnh, biến động thế giới,... Tóm lại là dự đoán nào cho nền kinh tế VN thời gian tới???

Ở đây mình thấy hình như bạn nói ngược, để tăng trưởng kinh tế thì thường chính phủ phải in tiền để có 1 mức lạm phát nằm trong kiểm soát để kích thích tăng trưởng theo khảo sát của các chuyên gia thì năm trong mức 5% là lý tưởng. Chứ việc gia tăng khối lượng hàng hóa tạo ra nhìu hơn rõ ràng sẽ làm giá hàng giảm mới đúng chứ không phải tăng trưởng tạo ra lạm phát :D
Xét trong tình hình kinh tế Việt Nam giai đoạn đầu năm 2008 lạm phát tăng cao là do hậu quả điều hành yếu kém của chính phủ trong giai đoạn năm 2007 trong điều kiện nền kinh tế tăng trưởng nóng trên 12% kết hợp luồng tiền đầu tư đầu tư phát triển quá nóng giai đoạn này với 2 yếu tố chính như sau:
- Xét về cân bằng cung cầu tiền: Dòng tiền trong năm 2007 khi đầu tư nước ngoài vào nhanh tập trung qua các kênh chính: Xuất khẩu, ngoại hối, đầu tư trực tiếp, gián tiếp,... khi lượng USD vào quá nhiều chính phủ tranh thủ mua USD vào dự trữ, tuy nhiên lại không quản lý ở dòng tiền VND bơm ra để mua USD chặt chẽ bằng các công cụ ít tác động từ xa như trái phiếu chính phủ chẵng hạn mà đến cuối 2007 CP mới thấy dc. khả năng lạm phát cao, khi đó công cụ nhanh nhất để rút tiền về là tăng tỷ lệ dự trữ bắt buột tại các ngân hàng, trong ngắn hạn rõ ràng sẽ rút tiền về ngay tức khắc nhưng tác động giảm lạm phát lại có độ trễ của nó trong khi tác động tức thời đến kinh tế đó là làm tăng chi phí vốn đồng thời ảnh hưởng mạnh làm đóng băng thị trường bất động sản và thị trường chứng khoán, dòng vốn tại 2 thị trường này ko vận động được mặc khác thị trường đi xuống làm tâm lý nhà đầu tư chán nãn thay vì bỏ tiền đầu tư vào nền kinh tế họ lại chuyển sang vàng, hàng hóa, ngoại tệ.

Xét về Yếu tố chi phí: trong giai đoạn 2007 đó khi USD vào quá nhiều tỷ giá giảm đã khuyến khích nhập khẩu cả thiết bị nguyên vật liệu lẫn tiêu dùng. Việc cầu tăng khá lớn các hợp đồng mua sắm tập trung thực hiện vào đầu năm làm nhu cầu USD tăng nhanh kết hợp Dòng tiền từ đầu tư nước ngoài, ngoại hối cũng bị chững lại, do thị trường chứng khoán sụt giảm, kinh tế toàn cầu đi xuốngdẫn đến thiếu USD (trong khi nhà nước không bán USD dự trữ ra vì sợ rủi ro tuy nhiên lại cố định tỷ giá với biên độ 1% một cách vô lý - kiểm soát bằng hành chính chứ không phải điều hành kinh tế bằng công cụ tài chính) trong khi giá USD trên thị trường hàng hóa thế giới đang giảm do suy giảm kinh tế mỹ càng làm giá cả quy ra tiền VND càng cao. Tình hình giá cả nguyên vật liệu cơ bản trên thế giới tăng đầu năm càng làm giá hàng hóa bị tác động kép kết hợp lực lượng đầu cơ gây cho nền kinh tế rối loạn như hiện nay.

Rõ ràng để đảm bảo chỉ tiêu kinh tế và giảm lạm phát hiện nay sẽ ít hiệu quả và theo dự báo sang 2009 mới có khả năng khắc phục được. Thủ tướng chính phủ ta giỏi về ngoại giao nhưng ban tư vấn phía dưới thì rất yếu kém đặc biệt là bộ tài chính. Chuyến thăm Mỹ gặp gở các chuyên gia như greenspan, có lẽ cũng không có giải pháp nào khắc phục ngay được. Mà các giải pháp hiện nay là rút tiền về qua phát hành trái phiếu, tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tăng lãi chiết khấu - giảm bớt đầu tư công không hiệu quả điều được áp dụng.

Về yếu tố tác động qua lại giữa USD, vàng, dầu. Đây là 3 kênh đầu tư trên thị trường trong đó nó tác động qua lại lẫn nhau tuy nhiên lại có điều đặc biệt là việc định giá dầu, vàng hiện nay lại hầu hết bằng USD. Tác động rõ ràng là khi USD yếu thì 2 thằng kia định giá thị trường so tương đối với USD sẽ tăng. Ngoài ra xét về giá trị thì đây là 2 nguồn vật liệu có giới hạn trong khi USD in gần như là vô hạn. Các yếu tố làm USD tăng rất ít so với giảm vì FED luôn muốn giữ đồng USD yếu để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, trong khi đó yếu tố làm vàng dầu tăng thì nhìu công với đầu cơ giá của nó sẽ tăng mãi theo thời gian. Còn tác động giữa vàng và dầu mình nghĩ sẽ có rất nhìu mặt để xem xét. Một mặt nó phản ứng ngược chìu nhau vì đây là 2 kênh đầu tư giống như bình thông nhau khi thằng này tăng thằng kia sẽ giảm, nhưng nó lại có cùng đặc điểm giống nhau là đều là tài nguyên được khai thác có giới hạn, nhưng khác nhau là: dầu nhu cầu cấp thiết cho cuộc sống sẽ bị ảnh hưởng giá rất nhìu khi các tổ chức sản xuất cắt giảm sản xuất, cầu tăng nhanh hơn cung. Vàng thì có giá trị bền vững, nhu cầu trang sức thì tăng giảm trong năm, nhưng nhu cầu tích trữ, đầu cơ giá lên thì ảnh hưởng theo giá USD, khi USD mất giá trị với chính bản thân nó, hay mất giá tương đối so với 1 hàng hóa chính trên thị trường thì giá vàng cũng sẽ tăng lên đồng thời. Đây hầu như là yếu tố chính làm giá vàng tăng hiện nay, dân cầm USD sẽ chuyển sang vàng, các chính phủ cũng tung USD ra tích trữ dầu, vàng càng làm USD mất giá. Rõ ràng có liên quan mật thiết đến giá dầu.
 
Sửa lần cuối:
Jonicute

Jonicute

Guest
21/3/08
495
1
0
Hanoi
Ở đây mình thấy hình như bạn nói ngược, để tăng trưởng kinh tế thì thường chính phủ phải in tiền để có 1 mức lạm phát nằm trong kiểm soát để kích thích tăng trưởng theo khảo sát của các chuyên gia thì năm trong mức 5% là lý tưởng. Chứ việc gia tăng khối lượng hàng hóa tạo ra nhìu hơn rõ ràng sẽ làm giá hàng giảm mới đúng chứ không phải tăng trưởng tạo ra lạm phát :D

Thui thui các bạn ơi! Chẳng biết niềm tin của các bạn mạnh mẽ như thế nào nhưng với riêng mình thì chỉ số niềm tin của mình đối với các chính sách kinh tế vĩ mô gần như là âm mất rồi! Niềm tin mất hẳn khi một ngày mình đi chợ và mua một củ khoai môn về để phụ thêm vào cái nồi lẩu! Mình chọn mãi mới được một củ tròn trĩnh và ngon nhất, thả vào túi, kêu thanh toán. Bà chủ hàng rau quát 50 ngàn/củ/1kg trong khi chính cái củ đó với kích thước và hình dáng y chang như vậy cách đấy 1,5 tháng giá chỉ có 15 ngàn. Thế là hôm đó cắn răng nuốt nồi lẩu trị giá lên tới 250 ngàn cho 3 người ăn! :004: Từ hôm mất niềm tin đó mình cũng chánh xa trợ búa luôn! Đi xe máy thì cũng không dám phóng nhanh phanh gấp như mọi khi sợ tốn xăng và hại máy rồi lại chết tiền :004:

Về chuyện tính mức tăng trưởng bao nhiêu là hợp lý thì cũng khó có cơ sở lắm! Mình vừa đọc một bài báo nói về các chỉ số của Mỹ. Báo có nói đến chuyện lãi suất nên duy trì mức bao nhiêu % thì hợp với mức lạm phát?

Năm 1968, mức lạm phát của United State of America là 4% thì Fed duy trì mức lãi suất 5% là hợp lý và thành công trong việc kiềm chế lạm phát. Năm 1989, mức lạm phát Hoa Kỳ cũng là 4% nhưng thời điểm đó Fed lại phải duy trì lãi suất là 10% mới gìm nổi lạm phát. Câu hỏi các nhà kinh tế Mỹ đang đặt ra là "Năm 2008 mức lạm phát cũng đang ở mức 4%. Vậy lãi suất Fed nên duy trì là bao nhiêu" thì hợp lý? Với quyết định giữ lãi suất 2% trong ngày 20/06/2008 vừa rồi liệu có phải đi ngược với lý thuyết của Friedman và John Taylor vào năm 2002 (mình chẳng rõ lý thuyết của hai bác này nói gì :004: thấy báo nói mình cũng nói lại)

Như vậy, rõ ràng là chuyện các nhà phân tích dự báo vừa rồi cứ đưa ra nhận định nọ, nhận định kia dựa vào các kinh nghiệm trong quá khứ ở các quốc gia khác nhau để áp vào Việt Nam mình nghĩ hơi quá đáng và chủ quan! Chẳng tin được! Mỗi cây mỗi hoa mỗi nhà mỗi cảnh! Do vậy không nên tin các con số dự báo!

À, tiện nói con số dự báo. Mình đang thắc mắc các con số về CPI mà Tổng cục Thống kê tuyên bố cho tháng 6 vừa qua!

Trích nguyên đoạn báo viết:
Con số 2,14% này đã giảm khá nhiều so với con số 3,91% của tháng trước, và là tháng có tốc độ tăng CPI thấp nhất kể từ đầu năm (tháng 1 là 2,38%, tháng 2 ở mức 3,56%, tháng 3 tăng 2,99% và tháng 4 là 2,2%)

Thực ra thì CPI có giảm đâu? Xem trong báo cáo CPI load về từ Tổng cục Thống kê thì tăng CPI tháng 6/2008 so với tháng 12/2007 còn lớn hơn tăng CPI tháng 5/2008 so với tháng 12/2007. (Mình attached 2 báo cáo Tổng cục Thống kê theo sau). Vậy thực sự có mâu thuẫn nghi ngờ (chỉ cần nhìn trên phép toán học) khi đoạn quote trên cho rằng tình hình CPI của VN đã được cải thiện để làm an lòng dân. Nó vẫn tăng và tăng mạnh hơn so với mốc 12/2007 rất nhiều! Đấy mới là số phản ánh thực!

Ui, còn mấy ý nữa mai bàn tiếp vậy! Càng bàn càng mất niềm tin...Hiii...Mà mất niềm tin thì đúng là không làm được cái gì nên món nên miếng cả!

Ghét! :004:
 
Jonicute

Jonicute

Guest
21/3/08
495
1
0
Hanoi
Ở đây mình thấy hình như bạn nói ngược, để tăng trưởng kinh tế thì thường chính phủ phải in tiền để có 1 mức lạm phát nằm trong kiểm soát để kích thích tăng trưởng theo khảo sát của các chuyên gia thì năm trong mức 5% là lý tưởng. Chứ việc gia tăng khối lượng hàng hóa tạo ra nhìu hơn rõ ràng sẽ làm giá hàng giảm mới đúng chứ không phải tăng trưởng tạo ra lạm phát :D

Thui thui các bạn ơi! Chẳng biết niềm tin của các bạn mạnh mẽ như thế nào nhưng với riêng mình thì chỉ số niềm tin của mình đối với các chính sách kinh tế vĩ mô gần như là âm mất rồi! Niềm tin mất hẳn khi một ngày mình đi chợ và mua một củ khoai môn về để phụ thêm vào cái nồi lẩu! Mình chọn mãi mới được một củ tròn trĩnh và ngon nhất, thả vào túi, kêu thanh toán. Bà chủ hàng rau quát 50 ngàn/củ/1kg trong khi chính cái củ đó với kích thước và hình dáng y chang như vậy cách đấy 1,5 tháng giá chỉ có 15 ngàn. Thế là hôm đó cắn răng nuốt nồi lẩu trị giá lên tới 250 ngàn cho 3 người ăn! :004: Từ hôm mất niềm tin đó mình cũng chánh xa trợ búa luôn! Đi xe máy thì cũng không dám phóng nhanh phanh gấp như mọi khi sợ tốn xăng và hại máy rồi lại chết tiền :004:

Về chuyện tính mức tăng trưởng bao nhiêu là hợp lý thì cũng khó có cơ sở lắm! Mình vừa đọc một bài báo nói về các chỉ số của Mỹ. Báo có nói đến chuyện lãi suất nên duy trì mức bao nhiêu % thì hợp với mức lạm phát?

Năm 1968, mức lạm phát của United State of America là 4% thì Fed duy trì mức lãi suất 5% là hợp lý và thành công trong việc kiềm chế lạm phát. Năm 1989, mức lạm phát Hoa Kỳ cũng là 4% nhưng thời điểm đó Fed lại phải duy trì lãi suất là 10% mới gìm nổi lạm phát. Câu hỏi các nhà kinh tế Mỹ đang đặt ra là "Năm 2008 mức lạm phát cũng đang ở mức 4%. Vậy lãi suất Fed nên duy trì là bao nhiêu" thì hợp lý? Với quyết định giữ lãi suất 2% trong ngày 20/06/2008 vừa rồi liệu có phải đi ngược với lý thuyết của Friedman và John Taylor vào năm 2002 (mình chẳng rõ lý thuyết của hai bác này nói gì :004: thấy báo nói mình cũng nói lại)

Như vậy, rõ ràng là chuyện các nhà phân tích dự báo vừa rồi cứ đưa ra nhận định nọ, nhận định kia dựa vào các kinh nghiệm trong quá khứ ở các quốc gia khác nhau để áp vào Việt Nam mình nghĩ hơi quá đáng và chủ quan! Chẳng tin được! Mỗi cây mỗi hoa mỗi nhà mỗi cảnh! Do vậy không nên tin các con số dự báo!

À, tiện nói con số dự báo. Mình đang thắc mắc các con số về CPI mà Tổng cục Thống kê tuyên bố cho tháng 6 vừa qua!

Trích nguyên đoạn báo viết:
Con số 2,14% này đã giảm khá nhiều so với con số 3,91% của tháng trước, và là tháng có tốc độ tăng CPI thấp nhất kể từ đầu năm (tháng 1 là 2,38%, tháng 2 ở mức 3,56%, tháng 3 tăng 2,99% và tháng 4 là 2,2%)

Thực ra thì CPI có giảm đâu? Xem trong báo cáo CPI load về từ Tổng cục Thống kê thì tăng CPI tháng 6/2008 so với tháng 12/2007 còn lớn hơn tăng CPI tháng 5/2008 so với tháng 12/2007. (Mình attached 2 báo cáo Tổng cục Thống kê theo sau). Vậy thực sự có mâu thuẫn nghi ngờ (chỉ cần nhìn trên phép toán học) khi đoạn quote trên cho rằng tình hình CPI của VN đã được cải thiện để làm an lòng dân. Nó vẫn tăng và tăng mạnh hơn so với mốc 12/2007 rất nhiều! Đấy mới là số phản ánh thực!

Ui, còn mấy ý nữa mai bàn tiếp vậy! Càng bàn càng mất niềm tin...Hiii...Mà mất niềm tin thì đúng là không làm được cái gì nên món nên miếng cả!

Ghét! Nói chung bàn vĩ mô giờ là chán và đau đầu vì không hiểu :004:
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA