Macroeconomic discussion

  • Thread starter Jonicute
  • Ngày gửi
L

lannhu

It's me!
14/10/04
1,372
2
0
43
~S~
:028:mad:Binh: để tớ giải thích cụ tỉ hơn cho ấy được rõ hơn tại sao tăng trưởng luôn đi kèm tác dụng phụ là gây ra lạm phát! Tăng trưởng sẽ gây ra các hệ lụy sau:

1. Tăng chi tiêu của Chính phủ: Chính phủ lấy nguồn thu nào để chi: thuế, ĐTNN vào, các khoản thu xã hội khác,...Nhưng khi thu không đủ chi thì thế nào? => in thêm tiền.

2. Tăng sản xuất (chắc ấy hiểu nhầm chỗ này :quiet:): khi gia tăng, mở rộng sản xuất, doanh nghiệp phải đầu tư MMTB đúng ko nào? sản phẩm đầu ra muốn có phải có một độ trễ thời gian trong khi đầu vào thì phải chi ra ngay. ==> Chi nhiều hơn thu so trong thời điểm hiện nay. Cộng hưởng vào chi còn là giá nguyên nhiên liệu đầu vào của thế giới tăng khủng khiếp => càng làm thêm thâm hụt.

3. Tiêu dùng của Binh:talk: :Lượng tiền trong lưu thông nhiều hơn tất nhiên sẽ làm tiền trong túi Binh vô hình chung sẽ nhiều hơn. Ngoài ra, nếu Bình là nhà đầu tư chứng khoán hay BĐS trúng mùa thì tiền trong túi lại càng rủng rỉnh. Tiền nhiều => nhu cầu tiêu tất cũng sẽ nhiều lên, trong khi sản phẩm hàng hóa thì ko kịp sản xuất để đáp ứng nhu cầu của Binh ==> Binh bỏ ra nhiều tiền hơn để cạnh tranh mua hàng với tớ ==> giá hàng cứ thế mà đội lên ==> Hậu quả: Lạm phát! Hết!

@Jonicute: Tớ thấy số liệu TCTK công bố trên gso. khớp với số liệu báo chí đấy chứ! Tớ check thêm mức tăng CPI của tháng 4 nữa cũng ok với số trên Vn-economy. Cái này người ta không thể nào làm ẩu được đâu. So với các tháng trong năm 2008 thì tháng 6 này có mức tăng thấp nhất (Joni so với tháng 12/2007 thì tất nhiên nó phải khác xa rồi vì so như vậy là con số cộng gộp của cả 6 tháng nay, tức nó là tốc độ tăng giá đến T6/2008 so với T12/2007)

Chỉ có điều, đó chỉ là con số. Lý do tháng 6 có tốc độ tăng chậm lại và là ít nhất so với các tháng trước của năm nay thì phải xem lại, liệu đó có phải xuất phát từ lý do tích cực như đã công bố hay ko hay do đặc điểm của tháng 6 là tháng có nhu cầu tiêu dùng thấp, ví dụ thế:028:.
 
Sửa lần cuối:
Khóa học Quản trị dòng tiền
B

binh272

Trung cấp
31/10/07
86
0
6
tphcm
:028:mad:Binh: để tớ giải thích cụ tỉ hơn cho ấy được rõ hơn tại sao tăng trưởng luôn đi kèm tác dụng phụ là gây ra lạm phát! Tăng trưởng sẽ gây ra các hệ lụy sau:

1. Tăng chi tiêu của Chính phủ: Chính phủ lấy nguồn thu nào để chi: thuế, ĐTNN vào, các khoản thu xã hội khác,...Nhưng khi thu không đủ chi thì thế nào? => in thêm tiền.
việc tiêu dùng chính phủ là phụ thuộc vào chính sách vĩ mô chứ hè, để tăng trưởng chính phủ cần kích thích qua các việc đầu tư cơ sở hạ tầng, bơm kích thích tiêu dùng. Tuy nhiên nguồn vốn đầu tư thì không hẵn chỉ có in tiền mà có các công cụ khác như thuế, phát hành trái phiếu trong dân, vay nước ngoài qua ODA IDA, cắt giảm chi tiêu công không hiệu quả
Chính phủ phải phân bổ ngân sách, cân đối thu chi để điều hành kinh tế, việc in tiền phải theo kế hoạch trong tầm kiểm soát dựa trên dự báo tăng trưởng kinh tế thường cao hơn chút so với tăng trưởng GDP (lạm phát có kiểm soát) . Chứ không phải chính phủ in tiền thoải mái để tiêu dùng đâu nhé, nếu vậy thì thành zimbaque mất
Việc in tiền một là để cung đủ tiền đủ để lưu thông hàng hóa khi tăng trưởng
, hai nữa là thay thế đồng tiền cũ nát. Chứ không chính phủ nào dám in tiền chỉ dùng để tiêu xài cả. Khi nền kinh tế lạm phát cao thì rút tiền ra lưu thông là phương pháp hữu hiệu tuy nhiên điều này lại giảm tốc độ tăng trưởng, tuy nhiên vẫn có trường hợp chính phủ Mỹ từng bơm tiền vào lưu thông qua cách tặng tiền trực tiếp cho người dân để gia tăng tiêu dùng kích thích sản xuất và đã hiệu quả do khi tăng trưởng thì tăng trưởng hàng hóa còn nhanh hơn nhìu lần của việc in thêm tiền - việc này chỉ hiệu quả khi tâm lý người tiêu dùng còn lạc quan về nền kinh tế họ sẵn sàng tiu tiền khi mà nghĩ tương lai sẽ không còn khó khăn nữa.
còn nói rằng tăng trưởng làm lạm phát tăng là do tiêu dùng chính phủ tăng, vậy khi nềy kinh tế suy giảm mà chính phủ gia tăng tiêu dùng (ví dụ như phải chi trả nợ vay, trợ giá nhiên liệu, đầu tư tràn lan) vậy khi đó không lạm phát chăng
2. Tăng sản xuất (chắc ấy hiểu nhầm chỗ này :quiet:): khi gia tăng, mở rộng sản xuất, doanh nghiệp phải đầu tư MMTB đúng ko nào? sản phẩm đầu ra muốn có phải có một độ trễ thời gian trong khi đầu vào thì phải chi ra ngay. ==> Chi nhiều hơn thu so trong thời điểm hiện nay. Cộng hưởng vào chi còn là giá nguyên nhiên liệu đầu vào của thế giới tăng khủng khiếp => càng làm thêm thâm hụt.

Việc gia tăng sản xuất từ đầu tư trong nước thì không ảnh hưởng gì đến dòng tiền vào hay ra cho nền kinh tế. Cần xác định rằng Lạm phát ảnh hưởng trên các yếu tố: cân đối giữa luồng tiền và hàng hóa trên nguyên tắc: GDP = M x T = Q x P
M: Lượng tiền
T: Vòng quay tiền
Q: Lượng hàng
P: Giá hàng (tương đối giữa tiền và hàng)
yếu tố thứ 2 là Giá thành cấu nên giá hàng hóa: ảnh hưởng bởi nguyên nhiên vật liệu trên thế giới, tỷ giá (sức mạnh của bản tệ) cũng ảnh hưởng đến chi phí sản xuất
Gia tăng sản xuất trong 2007 chỉ ảnh hưởng gián tiếp đến lạm phát thông qua lượng USD từ đầu tư trực tiếp và gián tiếp nước ngoài, mà chính phủ bơm VND lưu thông để mua như mình đã nói ở trên. Chứ nếu dùng tiền vay từ ngân hàng hay nhà đầu tư trong nước nói chung là trong dân thì hoàn toàn ko ảnh hưởng đến lạm phát. Việc lạm phát này thật ra là do chính phủ ko dự báo được mà thôi.

3. Tiêu dùng của Binh:talk: :Lượng tiền trong lưu thông nhiều hơn tất nhiên sẽ làm tiền trong túi Binh vô hình chung sẽ nhiều hơn. Ngoài ra, nếu Bình là nhà đầu tư chứng khoán hay BĐS trúng mùa thì tiền trong túi lại càng rủng rỉnh. Tiền nhiều => nhu cầu tiêu tất cũng sẽ nhiều lên, trong khi sản phẩm hàng hóa thì ko kịp sản xuất để đáp ứng nhu cầu của Binh ==> Binh bỏ ra nhiều tiền hơn để cạnh tranh mua hàng với tớ ==> giá hàng cứ thế mà đội lên ==> Hậu quả: Lạm phát! Hết!

Lượng tiền tiêu dùng à đúng là cũng có ảnh hưởng tức thời đến giá cả, tuy nhiên chỉ ảnh hưởng đến một phần nhỏ sản phẩm tiêu dùng như xe hơi, điện tử, các sản phẩm đầu cơ (đầu tư ngắn hạn) như đất đai chứng khoán mà thôi. Trước kia thay vì tiền nằm phân tán trong dân chúng nay được tập trung lại 1 phần vào các cty cổ phần qua IPO, phần khác thì từ túi người nọ sang túi người kia, việc này là đúng làm ảnh hưởng nhỏ đến lạm phát vì khi có tiền một cách nhanh chóng thường họ tiêu dùng rất phí phạm, tuy nhiên lượng này không đáng kể đâu. Có chăng chỉ là do các Cty khi thu hút vốn từ thị trường chứng khoán đầu tư 1 cách ồ ạt không hiệu quả như đầu tư chéo, che dấu các khoản thua lỗ trước kia thì rõ ràng đồng tiền đầu tư không đúng chỗ không tạo ra thặng dư. Chứ đầu cơ từ chứng khoán trên thị trường thứ cấp người này giầu lên thì người kia nghèo đi chứ đâu phải ai ai cũng giàu đâu mà gia tăng tiêu dùng, Gia tăng tiêu dùng có tăng trên phạm vi toàn quốc gia chỉ khi tâm lý tiêu dùng tăng do thu nhập tăng hay không.
Còn các sản phẩm thiết yếu như dầu mỏ, lương thực, SP tiêu dùng, công nghiệp thì không bị ảnh hưởng mà nguyên nhân chính rõ ràng nhất trong năm 2008 là từ giá nguyên vật liệu, chi phí vốn,...
 
Sửa lần cuối:
T

Tuấn Giang

Học lại từ đầu!!!
13/1/06
158
0
16
Mama said
Gia tăng sản xuất trong 2007 chỉ ảnh hưởng gián tiếp đến lạm phát thông qua lượng USD từ đầu tư trực tiếp và gián tiếp nước ngoài, mà chính phủ bơm VND lưu thông để mua như mình đã nói ở trên. Chứ nếu dùng tiền vay từ ngân hàng hay nhà đầu tư trong nước nói chung là trong dân thì hoàn toàn ko ảnh hưởng đến lạm phát. Việc lạm phát này thật ra là do chính phủ ko dự báo được mà thôi.
1. Tiền này ở đâu ra vậy bạn?

2. Tiền này có làm tăng lượng tiền lưu thông không?

3. Nếu làm tăng tiền lưu thông thì đồng tiền có mất giá không?

4. Và nếu như huy động hết tiền nhàn rỗi trong dân hay từ ngân hàng mà vẫn không đủ để tiêu dùng thì CP sẽ làm gì???

5. Câu hỏi nữa: NH luôn có sẵn tiền để cho bạn vay???
 
B

binh272

Trung cấp
31/10/07
86
0
6
tphcm
1. Tiền này ở đâu ra vậy bạn?

2. Tiền này có làm tăng lượng tiền lưu thông không?

3. Nếu làm tăng tiền lưu thông thì đồng tiền có mất giá không?

4. Và nếu như huy động hết tiền nhàn rỗi trong dân hay từ ngân hàng mà vẫn không đủ để tiêu dùng thì CP sẽ làm gì???

5. Câu hỏi nữa: NH luôn có sẵn tiền để cho bạn vay???

mình không rõ một số câu hỏi của bạn lắm
Thứ nhất tiền vay từ ngân hàng hay từ trong dân chúng, đó là vòng quay của đồng tiền từ Thu nhập -> Gửi ngân hàng, tiết kiệm -> đầu tư vào doanh nghiệp -> Tạo ra sản phẩm, thu nhập
Trên lý thuyết rõ ràng không tăng tiền lưu thông. Tuy nhiên khi sản xuất tăng trưởng thì nhà nước cần thiết phải in thêm tiền để hàng hóa được lưu thông,
Tiền từ ngân hàng ở đây bạn nên biết là các ngân hàng thương mại, nguồn vốn cho vay chính của nó là tư huy đông từ tiền nhàn rỗi trong dânchứ không phải là ngân hàng nhà nước dùng tiền in ra để cho vay. Mà khi đó ngân hàng thương mại còn phải ký quỹ 1 lượng tiền từ vốn kinh doanh để đảm bảo khả năng thanh toán mà nhà nước gọi là tỷ lệ dự trữ bắt buột, đây là công cụ ngân hàng nhà nước rút tiền ra khỏi lưu thông trong thời gian hiện nay, tuy nhiên khi thừa vốn hay cần để bơm tiền kích thích tăng trưởng, đảm bảo lưu thông thì ngân hàng nhà nước có thể cho các NH thương mại vay.
Câu hỏi thứ 2 của bạn: rõ ràng là tiền huy động từ trong dân ko tăng thêm dòng tiền.
Dòng tiền trong dân khi được huy động tốt chỉ có ảnh hưởng làm tăng lạm phát khi bản thân nó được vận động tốt hơn thay vì được chuyển đổi thành vàng nằm trong lu chôn dưới gầm giường như ông bà xa xưa

câu số 4 của bạn nên hỏi chính phủ chứ sao lại hỏi mình :D, nhà nước phải cân đối thu chi một cách hiệu quả, khi ko đủ để trang trải thì vay nước ngoài, việc tăng trưởng cũng tạo thêm thu nhập chính phủ từ thuế, cổ phẩn chuyển đổi vốn doanh nghiệp cũng rút tiền về giúp chính phủ thêm tiền cho đầu tư công, nói chung là rất nhìu biện pháp chứ bạn có thấy bao giờ chính phủ bảo là in tiền để tiêu xài hay chưa (chắc chắn là có nhưng đó lại khoản nhà nước cảm thấy tạo mức lạm phát chấp nhận được và dùng để đầu tư vào hạ tầng vào con người,... cũng để thúc đẩy tăng trưởng - đây là vấn đề mà chính phủ phải quản lý ngân sách như thế nào để hiệu quả)
Câu hỏi số 5 của bạn thì mình ko rõ ý lắm, ngân hàng luông có sẵn tiền? chắc chắn là không khi mà lạm phát như hiện nay thì nhà nước rút tiền về để điều tiết, khi đó thị trường thiếu tiền thì ảnh hưởng của nó là giảm tăng trưởng dòng tiên sẽ đi từ các doanh nghiệp không hiệu quả sẽ cắt giảm sản xuất thải thể, sát nhập vào các ngành các doanh nghiệp hiệu quả hơn. Đâu phải bạn muốn vay tiền là vay dc. đâu phải có điều kiện ràng buộc cầm thế từ ngân hàng, khả năng tài chính, chi trả của bạn nữa chứ, chứ chẵng lẽ bạn muốn vay muốn xài bao nhiu thì xài ngồi chơi ăn hưởng thì thế giới loạn à.

Mình nghĩ bạn nên cho ý kiến thiết thực hơn về kinh tế, chứ không nên chỉ hỏi những câu hỏi suông không có ý nghĩa lắm
những ý kiến mình đưa ra kể cả mọi người chắc chắn không thể nào hoàn toàn chính xác được vì đó là ý kiến nhất thời vừa nghĩ vừa gõ vàng mang tính chủ quan nhìu hơn. Tuy nhiên càng xem được nhìu ý thì mọi người càng đúc kết được kinh nghiệm góp thêm kiến thức cho mình
 
T

Tuấn Giang

Học lại từ đầu!!!
13/1/06
158
0
16
Mama said
Mình đặt câu hỏi mở để gợi hướng suy nghĩ cho mọi người. Có ích chứ nhỉ???

việc tiêu dùng chính phủ là phụ thuộc vào chính sách vĩ mô chứ hè, để tăng trưởng chính phủ cần kích thích qua các việc đầu tư cơ sở hạ tầng, bơm kích thích tiêu dùng. Tuy nhiên nguồn vốn đầu tư thì không hẵn chỉ có in tiền mà có các công cụ khác như thuế, phát hành trái phiếu trong dân, vay nước ngoài qua ODA IDA, cắt giảm chi tiêu công không hiệu quả
Chính sách vĩ mô của CP xuất phát từ thực tế tình hình phát triển, tăng trường của Quốc Gia? Thế có phải là tăng chi tiêu CP không? Còn hệ lụy đằng sau thì bạn lannhu đã nói.

Việc gia tăng sản xuất từ đầu tư trong nước thì không ảnh hưởng gì đến dòng tiền vào hay ra cho nền kinh tế. Cần xác định rằng Lạm phát ảnh hưởng trên các yếu tố: cân đối giữa luồng tiền và hàng hóa trên nguyên tắc: GDP = M x T = Q x P
Cái này bạn nói đúng, nhưng là khi Quốc Gia đó thực hiện chính sách đóng cửa, tự cung tự tiêu. Còn một QG bình thường, hàng hóa sản xuất ra bạn có muốn xuất khẩu không? Nếu xuất khẩu thì bạn thu cái gì về? Và nếu ngoại tệ thu về nhiều thì sao?

Mình chưa nói đến việc ảnh hưởng của các yếu tố NVL, MMTB nhập khẩu đâu nhé. Còn mấy cái khác nói sau. :D
 
T

trangnam

Sơ cấp
7/8/08
31
1
0
Hanoi
Theo mình thì yếu tố ảnh hưởng tới lạm phát xuất phát từ 4 nguồn: chi tiêu cá nhân, đầu tư doanh nghiệp, chi tiêu chính phủ và thặng dư cán cân xuất nhập khẩu.
Dĩ nhiên, ở đây xét thêm các yếu tố sốc cung, ví dụ như giá dầu tăng đột ngột- là yếu tố rất nguy hiểm gây stagflation.
Không thể coi lạm phát xảy ra là do chính phủ không lường trước được - đó là theo quan điểm Feedback policy của Keynes thì sẽ chính xác hơn khi phát biểu như vậy.
 
L

latrang267

Guest
19/8/07
9
0
0
Hanoi
1. Trả lời câu hỏi về giá dầu - vàng - đô la Mỹ.
* Giá dầu và vàng: diễn biến tỷ lệ thuận.
Vì dầu là nguyên/ nhiên liệu tạo ra 24 (nhóm) sản phẩm trong nền kinh tế => khi giá dầu tăng => NĐT tin rằng nền kinh tế trong thời gian tới sẽ khó khăn (giá cả hàng hóa tăng => lạm fát...) => tích trữ vàng => giá vàng tăng.
Ngược lại khi giá dầu giảm: kỳ vọng về nền kinh tế sẽ tăng trưởng tốt hơn => bán vàng ra để đầu tư (trực tiếp, gián tiếp) => giá vàng giảm.

Theo giải thích ở trên, giá vàng và dầu diễn biến cùng chiều tuy nhiên, cần có thời gian từ khi giá dầu thay đổi để giá vàng thay đổi theo. Nghĩa là xét trong dài hạn 1 chút thì sẽ thấy nó theo quy luật này, còn trong 1 thời điểm bất kỳ thì có thể ko chính xác vì giá vàng chưa kịp thay đổi khi giá dầu đã thay đổi.
(đây là theo giải thích của TS Trần Công Hòa - VDB)

Mặt khác, em thấy kinh tế ko fải là khoa học tự nhiên nên ko thể có câu trả lời chính xác tuyệt đối. Giải thích nêu trên nghe cũng có lý, nhưng nó lại mâu thuẫn với lý thuyết lượng cầu tài sản. Theo đó, dầu và vàng là những tài sản/ công cụ đầu tư thay thế cho nhau nên khi giá cái này tăng thì cái kia sẽ giảm.

* Giá (dầu + vàng) và đô la:
Nếu coi như đây là 2 nhóm công cụ để đầu tư: Khi đồng đô la yếu => NĐT quay sang đầu tư vàng + dầu => giá vàng + dầu tăng. Và ngược lại. (theo lý thuyết lượng cầu tài sản)
Thực tế, khi đồng đô la yếu đi thì đương nhiên phải mất nhiều đô hơn để mua được cùng 1 lượng dầu + vàng như trước đây => đương nhiên giá dầu + vàng tăng (khi yết giá theo USD).

2. Em thấy ý tưởng topic này rất hay (tiếc là bây giờ mới thấy). Em nghĩ, chúng ta có nên đặt ra câu hỏi/vấn đề thảo luận theo từng tuần (hoặc tháng), sau đó tổng kết lại rồi chuyển sang vấn đề mới, cho rõ ràng và tiện theo dõi?
 
T

trangnam

Sơ cấp
7/8/08
31
1
0
Hanoi
Mình thì không dùng các thông tin "cao siêu" như ở trên. Theo mình dùng mô hình AD-AS là ra kết quả thôi.
Khi giá dầu tăng-yếu tố đầu vào của sản xuất-sẽ làm dịch chuyển đường AS ngắn hạn lên trên (do Chi phí đầu vào tăng, các nhà sản xuất sẽ thu hẹp sản xuất để giảm thiểu chi phí). AD chưa phản ứng kịp với sự dịch chuyển của AS. Kết quả là sản lượng giảm, còn giá lại tăng. Cái này người ta gọi là stagflation- lạm phát khi gặp cú sốc cung dẫn tới vừa giảm sản lượng vừa tăng giá.
Lúc này, giá của các mặt hàng tăng. Chi tiêu của người tiêu dùng phụ thuộc vào các yếu tố: giá hiện tại, kỳ vọng tiêu dùng tương lai..Các yếu tố này đều làm giảm tiêu dùng hiện tại của người dân dẫn tới nhu cầu tiết kiệm gia tăng, tiêu dùng hạn chế. Người dân sẽ tìm kiếm các mặt hàng mà đảm bảo giá trị nhất (ít giảm giá trị nhất) và như vậy, vàng là nơi bảo đảm giá trị lớn nhất.
Điều này lý giải vì sao cầu vàng tăng->giá vàng tăng.
 
L

latrang267

Guest
19/8/07
9
0
0
Hanoi
Vâng, em thấy bản chất giống nhau thôi ạ. Có điều lúc đầu em cứ nghĩ rất đơn jản là: dầu vs vàng là hàng hóa thay thế nên khi dầu tăng thì vàng fải giảm và ngược lại. Sau khi được thầy jải thích cho thì mới hiểu :D.
 
T

trangnam

Sơ cấp
7/8/08
31
1
0
Hanoi
Không thể coi đó là hai hàng hóa thay thế được. Hàng hóa thay thế là những hàng hóa có tính năng sử dụng giống như. ví dụ như bếp ga và bếp dầu chẳng hạn. Khi giá bếp ga tăng, mọi người sẽ quay sang sử dụng bếp dầu để tiết kiệm chi phí.
Ở đây, vàng không thể thay thế cho dầu vì nó chỉ là nơi bảo quản giá trị (chế độ hối đoái bản vị vàng).Còn dầu là yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất mà không thể thay thế được.
Do vậy, chừng nào còn chưa tìm được nguyên liệu khác thay thế thì khi giá dầu thay đổi (cầu của dầu ít co dãn) kinh tế thế giới sẽ còn phải gặp nhiều cú sốc cung hơn nữa.
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA