Tính giá thành

  • Thread starter ngoclan
  • Ngày gửi
SUNF

SUNF

Trung cấp
2/10/03
176
4
0
52
Hà Nội
SUNF e rằng SUNF sẽ phải làm theo chị Nhung và Quick thôi, Hyper à. Có nghĩa là, SUNF sẽ chuyển quách cái phần mềm đóng gói thành một phần nhỏ trong cái hợp đồng bán phần mềm. Nghĩa là coi cái hợp đồng bán phần mềm là hợp đồng Dịch vụ. Từ đó SUNF sẽ trích dần cái 154 sang các hợp đồng bán dịch vụ này.

Tuy nhiên, chị Nhung à, nếu em bán dịch vụ, và cái phần mềm đóng gói của em chỉ là một phần nhỏ trong cái dịch vụ đó, thì chi phí nghiên cứu phát triển phần mềm có thể coi là lợi thế kinh doanh của em chứ nhỉ. Lúc đó thì coi nó là TSCĐ Vô hình chắc cũng có thể, phai không chị?
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
Vualua

Vualua

Geosynthetics
18/12/03
307
8
18
51
Hà Nội
www.asx.com.au
Lâu rối mới lên lại thấy đủ anh tài có mặt ở đây nên chiến chút nhỉ. hehe, Vualua chưa đọc được hết tất cả nhưng thấy chị Nhung có làm rõ một phần chân lý. Thui thì thế này, ta đi từ A Bờ Cờ về kế toán vậy :

Trước hết, SÙN nhà ta cãi nhau mãi với VL rồi mà chưa xác định được mấy vấn đề sau :
1.Vậy cái vụ SX phần mềm của SÙN là sản xuất phần mềm hay dịch vụ? (VL thì coi nó là SX)
2. Ai nói là vụ tính giá thành này là kế toán tài chính vậy? Dĩ nhiên công việc tính giá thành là công việc của kế toán quản trị. SÙN nên hiểu kỹ điều này.
3.Vấn đề đề cập ở trên theo VL hiểu là giá thành đơn vị sản phẩm .Về nguyên tắc tính giá thành thì bằng cách nào cũng đi đến một tiệm cận là : Yêu cầu tính càng chính xác về giá thành càng tốt (Có nghĩa là kêt quả tính toán tiệm cận với giá thành thực tế của đơn vị sản phẩm tính giá thành). Quan điểm như vậy OK?

Theo như những cái như trên, việc SÙN nhà ta định coi là TSCĐ trích theo đừơng thẳng chi phí vào từng kỳ nghe có vẻ không ổn. Nếu theo cái cách này thì rõ ràng biên độ về giao động của giá thành đơn vị do khoản chi phí cố định 1 tỷ kia rất lớn. Điều này có nghĩa là nếu SÙN trúng mánh bán được nhiều thì giá thành đơn vị SP sẽ thấp và nếu bán đựoc ít thì nó nhảy tưng tưng lên gấp năm mười lần nếu DS sụt giảm tương ứng. Biên độ lớn như vậy thì vấn đề lớn nhất là các quyết định về giá không biết đâu mà lần. Đến năm thứ N thì dĩ nhiên bác SÙN cũng trích hết cái số 1 tỷ kia và từ năm thứ N+1 thì giá vốn =0 (Chỉ tính riêng khoản 1 tỷ thôi nhé không tính chi phí triển khai và các chi phí khác phát sinh, giả định như vậy vì chúng ta đang nghiên cứu cái 1 tỷ của bác SÙN).Theo cách này dĩ nhiên giá thành chính xác k dạt được kết quả như mong muốn

- Cách tính của VL :Đó là cách tính dựa theo A Bờ Cờ về Fixed cost và Variable cost cho đơn vị SP tiêu thụ ước tính trong N kỳ (Giả định theo cách tính trên N kỳ SÙN cũng trích hết 1 tỷ).

Để tính theo cách này, trước hết phải có sale forcast về số lượng sẽ bán được trong N kỳ,loại trừ các chi phí bán hàng, chi phí triển khai và các chi phí biến đổi. Bản forcast này làm sao càng sát với thực tế càng tốt và hoàn toàn có thể thực hiện đuợc.các chi phí cố định mang tính hạn kỳ cũng k tính trong phép tính này vì nó được tính trực tiếp trong kỳ (Ngăn hạn) Duy nhất chỉ có khoản 1 tỷ và 1,5 tỷ tiếp theo mang tính dài hạn là thuộc pham vi của phép tính này mà thôi.

VD : Trong các năm thứ tự 1-2-3-4-5-6 ..n SÙN forcast số lượng phần mềm sẽ bán đựợc và cố gắng bán đựợc như dự tính tương ứng là 50-100-200-250-500-900...8000 cả thảy là 10,000 SP.

Nếu gọi chi phí biến đổi 1 đơn vị SP là Vi, Chi phí cố định trong hạn kỳ không thuộc 1 tỷ là Fy, Chi phí cố định phân bổ cho 1 đơn vị SP là Fi, Sai số của forcast là R(%) ta có :

Fi = 1tỷ/10,000 = 100.000 Đồng

Giá thành 1 đơn vị SP = Vi +Fy + Fi x R% = A

Giá vốn hàng bán của năm 1 = SL x A = 50A

Đến năm thứ n điều chỉnh Rn vào kết quả năm đó. Cuối năm thứ n đảm bảo SÙN trích đủ 1 tỷ.

Với cơ quan thuế : Thực ra cả hai cách theo đường thẳng và tính giá thành đơn vị trên đến năm thứ n SÙN đều trích đủ hết số 1 tỷ vào chi phí hợp lý xác đinh TN chịu thuế. Cần phải giải thích cho cơ quan thuế phương án thứ hai thuế có lợi hơn vì những năm đầu dĩ nhiên trích theo đường thẳng thì chi phí những năm đó sẽ cao và SÙN mà lỗ thì thời gian ân hạn thuế lại càng lâu thêm, cơ quan thuế k thu đuợc thuế. Chắc cú thì đăng ký hẳn hoi về phương pháp tính giá thành với cơ quan thuế kèm theo thuyết minh, đảm bảo họ sẽ chấp nhận. Với thuế, chẳng qua đằng nào DN nếu có đầy đủ chứng từ họ phải chấp thuận khoản trích đó trong n kỳ mà thôi, cái nào có lợi cho họ thì họ làm. Tuy nhiên cách tính của VL và tính giá thành đơn vị nói chung chỉ mang tính quản trị nhiều hơn vì SÙN biêt giá thành thực tế là bao nhiêu.

Phần còn lại hạch toán chắc đơn giản rồi đúng k? Chỉ còn là việc thể hiện trên TK như thế nào cho đúng quy định hiện hành về kế toán nợ nơ có có.

Quickqickslow này, sắp đến tết rồi mà cái vụ nhờ của VL vẫn chưa thấy hồi âm, mất điểm vụ này nhiều đấy.
 
Vualua

Vualua

Geosynthetics
18/12/03
307
8
18
51
Hà Nội
www.asx.com.au
Ý quên mất, trên đây chỉ là mô phỏng cách tính thôi nhé, thực tế có lẽ phức tạp hơn và cái công thức phải dài hơn nhiều.Có vậy SÙN mới tính đựoc tối đa hoá lợi nhuận ở mức giá và Sl bán bao nhiêu và Added value gồm những cái gì để ra giá bán.Với VL thì càng rẻ càng tốt :)
 
K

ketoangiachat

Lão già ham vui
8/10/04
246
3
0
Nơi bình yên Chim hót
Kính gởi: Bác Vualua, Bác sunf
Lão già bận quá, nhưng nghe bác vualua nói cũng thấy hay hay. Tuy nhiên, nếu làm theo bác vualua thì chắc bọn kế toán chết vì phải nâng cao trình độ quá. Kể cả các đơn vị chức năng khi kiểm tra cũng không có cơ sở đâu là lần tìm.
Theo Lão già, chúng ta đứng dưới giác độ là Kế tóan già của Công ty anh sunf và lo giải quyết hạch tóan 1 tỷ mà anh sunf đã dại dột chi ra. Không nói chuyện theo giác độ là sếp của anh sunf khi phán quyết về vấn đề bán buôn.
Trình tư thực hiện:
1. Khi anh sunf nghiệm thu xong phần mềm cùng lúc với việc chi hết số tiền 1 tỷ. Chúng ta đóng dự án này lại để tính giá thành. Việc IN ra đĩa để bán cũng như việc bán hàng, nâng cấp sửa chữa là chi phí trong kỳ kế tóan mà có phát sinh nghiệp vụ bán hàng đó.
Vậy: Giá thành của pm này (sau khi nghiên cứu xong) là 1 tỷ. Đây là tài sản của Công ty anh sunf, anh ta bắt đầu khai thác (bán) tài sản này.
Việc định giá tài sản này có hai cách:
- GT tài sản : 1 tỷ
- GT tài sản = 1 tỷ + lợi thế thương mại do tài sản mang lại .
Thông thường, các Lão già như tui thì dùng cách 1.
Hạch tóan: Nợ TSCD vo hình/có 154
2. Giai đọan 2: Bán hàng
Với lọai TSCĐ này, Lão già khấu hao trong năm năm.
Phương pháp khấu hao thông thường: Cân đối cho từng năm tùy theo Kế họach doanh số.
Giá một bản khi cài đặt cho khách hàng: Tùy xem mặt mà bắt hình dong, tùy theo khả năng sẵn sàng chi trả của khách hàng mà hét giá cho phù hợp. Ví dụ thằng nào không mơ màng tới thì đừng hét cao, nó chạy mất, thằng nào đang "phê" thì đâm một nhát cho sướng tay. Vụ này Lão già có kinh nghiệm lắm. Đã từng bán cao gấp 8 lần.
Các chi phí nghiên cứu, cải tiến, cài đặt rao bán.... đưa hết vào chi phí trong kỳ (641,642).
3. Bây giờ mới tới việc của KTT nhà anh sunf: Nghiên cứu cân chỉnh làm sao để BCTC ra được mức lãi hợp lý nhất.
4. Nếu trong kỳ bán được nhiều bản hay ít bản thì lại là chuyện khác.

Tóm lại: Theo lão già thì đừng nên tính giá thành của từng bản theo cách:

Giá thành 1 bản = 1 tỷ/số bản dự kiến bán được.
Tính như vậy thì chỉ có nước ...khóc hận.
 
Sửa lần cuối:
H

hong hot

Cao cấp
ơ cái chỗ này nổ kinh phết nhỉ, HH thấy đại gia nào nói cũng hay, mỗi chỗ đúng một ít nên cộng mấy cái đoạn của các pác vậy như này nhé.

Muốn tính, ghi chép thì phải hiểu về quá trình hình thành nên đối tượng ghi chép, tính toán, nói cho đỡ vòng vèo là ta phải tìm hiểu quy trình để sản xuất ra một cái sản phẩm phần mềm như thế nào (không biết package hay pac kiếc gì vì nó cũng vậy thôi). Theo tôi thì việc sản xuất phần mêm có thể khái quát thành 3 giai đoạn sau:
1) Giai đoạn tiền dự án - gồm các công viêc: xây các phương án, cơ sở của dự án; đánh giá các phương án đó; xác định các yếu tố kỹ thuật cần thiết; và lựa chọn một phương án thực hiện.
2) Triển khai - gồm các việc: thiết kế chi tiết, giao diện, cấu trúc, cấu hình ...; Coding (sử dụng một ngôn ngữ lập trình nào đó để cho máy tính hiểu ý tưởng của mình); Cài đặt phần mềm vào máy tính; và chạy thử nghiệm.
3) Giai đoạn sau quá trình triển khai - gồm các việc đào tạo vận hành và duy tu bảo dưỡng sản phẩm.

Ngoài ra, các bác có thể cho thêm vào đây giai đoạn Upgrade and Enhancement nhưng theo tôi thì để nó ở chỗ khác, bàn sau.

Bác Sunf thấy có gì cần làm rõ hơn thì cho thêm vào giúp.

Về cơ bản, chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất phần mềm được phân loại là chi phí nghiên cứu và triển khai đến khi tính khả thi về mặt kỹ thuật đã được hình thành. Yếu tố kỹ thuật đối với việc sản xuất phần mềm có ảnh hưởng quyết định đến cái dự án sản xuất đó nên nó là điều kiện tiên quyết để xem chi phí có defer hay không. Tôi không rành về sản xuất phần mêm nhưng nghĩ rằng tính khả thi về mặt ký thuật có được khi công ty đã hoàn thành toàn bộ công đoạn lập kế hoạch, thiết kế chi tiết phần mềm.v.v

Sau đó, chi phí để hình thành sản phẩm (product master) ở giai đoạn 2 của quy trình sản xuất sẽ được vốn hoá và trình bày theo giá thấp hơn giữa giá trị còn lại và giá trị thuần có thể thực hiện được. Các khoản chi bao gồm chi cho việc mã hoá (coding) và chi cho quá trình thử nghiệm (testing), các chi phí này sẽ chấm dứt vốn hoá khi có một sản phẩm hoàn chỉnh về mặt tổng thể để chuyển giao cho khách hàng. Chi phí duy tu và hỗ trợ khách hàng sau đó sẽ được tính vào chi phí SXKD khi có doanh thu liên quan hoặc chi phí phát sinh. Chi phí sao chép, làm tài liệu hướng dẫn sử dụng.v.v. được tính giá và ghi nhận như hàng tồn kho.

Chi phí đã được vốn hoá này sau đó được chuyển dịch vào chi phí trong tương lai theo giá trị lớn hơn giữa phương pháp đường thẳng dựa trên thời gian khai thác còn lại của phần mềm và hệ số phân bổ theo doanh thu thực hiện và doanh thu dự tính trong tương lai của phần mềm đó.

Chắc là ở công ty phần mềm nào cũng tổ chức các bộ phận chức năng theo từng giai đoạn của quá trình sản xuất phần mềm và việc xác định thời gian làm việc của nhân viên cho từng công việc cụ thể cũng được quản lý tốt nên việc xác định chi phí cho từng giai đoạn không đến nỗi khó lắm. sau khi đã xác định được từng loại chi phí rồi thì việc hạch toán chỉ là recording thôi nhỉ?
 
SUNF

SUNF

Trung cấp
2/10/03
176
4
0
52
Hà Nội
ketoangiachat nói:
...Tùy xem mặt mà bắt hình dong, tùy theo khả năng sẵn sàng chi trả của khách hàng mà hét giá cho phù hợp. Ví dụ thằng nào không mơ màng tới thì đừng hét cao, nó chạy mất, thằng nào đang "phê" thì đâm một nhát cho sướng tay. Vụ này Lão già có kinh nghiệm lắm. Đã từng bán cao gấp 8 lần...
Ôi, ôi. SUNF tha thiết mời Lão gia về bán phần mềm với SUNF. SUNF chỉ xin đúng 1 lần giá bán. 7 lần còn lại xin gửi lại Lão gia (Dĩ nhiên là đã trừ lại 10% thuế thu nhập cá nhân thu hộ Thuế). :)
 
K

ketoangiachat

Lão già ham vui
8/10/04
246
3
0
Nơi bình yên Chim hót
To hong hot: Bac noi chinh xác, hoan hô có người nói giống lão
Cái vụ vốn hoá của bác chính là kết thúc giai đoạn 2 đó
Từ giai đoạn 3 là chi phí kinh doanh trong ky
Kính bác 1 ly
Tuy nhiên, 90% mem là dân kế toán chính hiệu, tức là "thợ ghi số" đó. Vì vậy, bác cố gắng dùng từ bình dân một tí, chứ hàn lâm quá tội nghiệp mọi người.. hề ..hề,
Nếu minh chứng bằng một số bút toán theo HTTKKTVN thì càng tốt, chứ cứ phán theo kiểu Kế toán quốc tế thế này thì bọn trẻ tha hồ mà bàn tán vì lại có thêm mục tranh luận là hạch toán như thế nào.
 
SUNF

SUNF

Trung cấp
2/10/03
176
4
0
52
Hà Nội
Lão gia vậy là lờ tịt cái lời mời chào hấp dẫn của SUNF rồi. Mà hôm nay mệt quá. Mai sẽ vô học hỏi tiếp cao kiến của các chuyên gia.

Chúc mừng Vua lừa đã trở lại sau một thời gian dài vắng bóng.
 
iso

iso

Guest
1/5/04
222
1
0
Nguyên văn bởi ketoangiachat
...Tùy xem mặt mà bắt hình dong, tùy theo khả năng sẵn sàng chi trả của khách hàng mà hét giá cho phù hợp. Ví dụ thằng nào không mơ màng tới thì đừng hét cao, nó chạy mất, thằng nào đang "phê" thì đâm một nhát cho sướng tay. Vụ này Lão già có kinh nghiệm lắm. Đã từng bán cao gấp 8 lần...

---------
Cách bán hàng như của bác thì em goodbye luôn nhá. Làm thế, chắc chắn sản phẩm không có chỗ đứng vững chắc trên thị trường về lâu về dài được đâu bác ạ. :)
 
H

hong hot

Cao cấp
Tính gía như thế được chưa nhỉ, để ta chuyển sang cái vụ doanh thu cái? chắc Van sơ có nhiều chuyện muốn nói về doanh thu bán phần mềm nhỉ?
 
V

VNacc

Guest
20/8/04
128
0
0
Hanoi
Em ủng hộ và tâm đắc cách tính của bác VL. Cách tính này khá khoa học và hợp lý với business plan của từng công ty. Vả lại khá chủ động (kế toán quản trị mà).
Còn đối với kế toán thuế thì....làm sao cho nó hợp lý là được.
Làm sao để cán bộ thuế họ không bắt làm lại sổ sách, nộp phạt này nọ thôi. Anh em phần mềm được ưu đãi có gì phải ngại nhỉ.
 
K

ketoangiachat

Lão già ham vui
8/10/04
246
3
0
Nơi bình yên Chim hót
To ISo: Nghệ thuật bán hàng là nghệ thuật móc túi khác hành mà, khách hàng vui vẻ trả tiền mà còn cám ơn nữa chứ. Tuy nhiên điều kiện đầu tiên là hàng của mình phải tốt.
To Sunf: "Rất hân hạnh được đón tiếp quý khách, Rất hân hạnh được đón tiếp quý khách". Hôm nào bác sunf có đi demo cho khách hàng nào trong SG, Lão gia có thể thuyết khách cho (tính trên % doanh thu của hợp đồng nhé).
To hong hot: Chuyện doanh thu này không công bố công khai được, đó là bí mật khai thác khách hàng mà.
 
V

VNacc

Guest
20/8/04
128
0
0
Hanoi
Khách hàng nào mà đọc được dòng này của lão ketoangiachat này thì họ chạy mất dép. Có vẻ như họ bị lừa
 
K

ketoangiachat

Lão già ham vui
8/10/04
246
3
0
Nơi bình yên Chim hót
To VNacc: Vấn đề là mình phải đưa cho khách hàng một sản phẩm vượt quá sự mong đợi của khách hàng
Nếu VNacc có được một sản phẩm như thế thì cũng có người tư vấn cho VNacc làm như thế mà. vả lại từ đầu Lão gia cũng đã nói l2 PM là một sản phẩm không tự định giá được, nó chỉ có thể so sánh với một sản phẩm có giá và cùng chức năng mà thôi
 
iso

iso

Guest
1/5/04
222
1
0
ketoangiachat nói:
To VNacc: Vấn đề là mình phải đưa cho khách hàng một sản phẩm vượt quá sự mong đợi của khách hàng
Nếu VNacc có được một sản phẩm như thế thì cũng có người tư vấn cho VNacc làm như thế mà. vả lại từ đầu Lão gia cũng đã nói l2 PM là một sản phẩm không tự định giá được, nó chỉ có thể so sánh với một sản phẩm có giá và cùng chức năng mà thôi
Bác ketoangiachat ạ, em nghĩ nếu bác có brand name thành danh rồi thì hẵng nghĩ đến chuyện bắt người ta bỏ tiền nhiều ra mua. Chứ còn, thật sự với bác, sản phẩm của bác có cực hay, vô số tính năng thì chưa chắc là khách hàng đã sẵn sàng mua với giá cao đâu. Họ cần phải có lòng tin đã bác ạ, với một sản phẩm mới, một cái tên mới, bác cần thời gian để tạo dựng lòng tin chứ không thể một sớm một chiều được. Trong nhiều lĩnh vực, VN cho ra đời sản phẩm chẳng thua kém gì Tây, nhưng tại sao người tiêu dùng vẫn chọn đồ Tây với giá cao hơn? Ở đây, tâm lý sùng ngoại chỉ là 1 phần, behind nó chính là sự tin tưởng vào chất lượng, tin tưởng vào cái brand name.

Cho nên, theo em bác không nên có một cái pricing policy kiểu gặp gà thì ta hét giá cao, gặp thằng nào biết thì ta down giá xuống. Đây là kiểu bán hàng mang tính chụp giật mà rất nhiều DN ở VN đã từng làm, và họ không thể tồn tại lâu dài trên thị trường được.
 
P

pnghi

Guest
6/10/04
5
0
0
44
Quan 5
Xin chao ca nha! E la thanh vien moi, em moi duoc phan cong lam ke toan tinh gia thanh, nhung ve cai vu nay thi em khong ranh lam. E nho cai anh chi giup gium em nhe. Cty em lam ve mat hang dau nhot, khi nhap hang ve tinh bang xa va duoc chua trong bon (don vi tinh tren hd nhap la kg). Sau do moi duoc rot vao phuy la thanh pham don vi tinh luc nay la lit (moi phuy nhu vay la 200 lit). Nhu vay khi tap hop chi phi va phan bo chi phi the nao cho hop ly de tinh gia thanh. E thiet la roi mong cac anh chi chi giup em. Cam on nhieu nhieu...Dau goc nhap ve la cung mot loai nhu khi thanh pham duoc chia ra lam 3 loai san pham.
 
H

hong hot

Cao cấp
Trường hợp này nghe có vẻ như bạn đang băn khoăn về Kg, lít đại để là vấn để đơn vị đo lường? nếu đúng như vậy thì vấn đề này chẳng liên quan gì đến tính giá thành cả. bạn phải có được hệ số quy đổi các đơn vị đo lường ra một đơn vị thống nhất.

Về cái vụ cùng NVL chính mà sản xuất ra 3 loại sản phẩm khác nhau thì đơn gỉan bạn chỉ cần theo dõi chi phí riêng cho 3 loại sản phẩm là có thể làm rõ được giá thành của từng loại hàng. Để có được chi phí riêng, bạn phải xác định được các mục chi nào là chủ yếu và trực tiếp liên quan đến thành phẩm. Các chi phí chung thì phân bổ theo một tiêu thức phù hợp và nhất quán là được.

Nếu bạn mô tả quy trình sản xuất kỹ hơn nữa thì anh em ở đây sẽ giúp được nhiều đấy, mấy đại gia như ISO, QuickQuickSlow có nhiều cảm hứng và ý tưởng trong lĩnh vực này mà.

Lần sau bạn gõ có dấu cho cả nhà nhờ nhé.
 
H

hong hot

Cao cấp
À, Quick Sì-lâu ơi, xuất cho anh em mấy "chưởng" về cái vụ doanh thu phần mềm đi nào? Tôi cũng đã tìm hiểu mấy cái chữ viết tắt của Quick rồi mà... không hiểu??
 
V

VNacc

Guest
20/8/04
128
0
0
Hanoi
Bác ISO nói đúng rồi, phần mềm của mình đã ra đời được bao lâu? cái nào giỏi lắm thì được 5-7 năm. Vả lại, cách làm ăn cũng chưa bài bản, do đó phần lớn là dịch vụ kém đối với khách hàng. Mà chất lượng, dịch vụ đã kém rồi thì làm sao mà dám trường mặt ra để make name.
Thực ra các lĩnh vực càng có nhiều giá trị "ảo" càng cần phải có "Name". Khách hàng họ trả giá cao vì cái name đó vì họ tránh rủi ro. Còn bác ketoangiachat bán được giá cao là vì bản thân bác có Name tốt với các công ty ứng dụng phần mềm kế toán chứ chưa phải sản phẩm.
Nhưng mà để có cái name tốt thì....còn phải cày sâu quốc bẫm thôi.
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA